Làm thế nào để nhanh đi tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận, cũng như biến chứng của các bệnh khác lên thận như:tăng huyết áp, đái tháo đường…

Không giống xét nghiệm máu, thông thường sẽ do nhân viên y tế lấy mẫu và bảo quản, xét nghiệm nước tiểu chủ yếu là do bệnh nhân tự lấy mẫu, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt nhân viên y tế mới trực tiếp lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm.Chính vì vậy, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện lấy mẫu nước tiểu đúng để làm xét nghiệm vô cùng quan trọng. Việc lấy nước tiểu không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm đem đến những khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Tùy theo từng bệnh lý mà Bác Sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy nước tiểu khác nhau. Các cách lấy nước tiểu thường gặp là:

Đây là cách lấy nước tiểu thường gặp nhất.

Cách làm như sau: Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó đi tiểu bình thường và dùng lọ vô trùng hứng nước tiểu giữa dòng nghĩa là không lấy nước tiểu lúc bắt đầu và lúc kết thúc đi tiểu [xem hình].

Mẫu nước tiểu giữa dòng sẽ dùng để thực hiện hầu hết các xét nghiệm như : tổng phân tích nước tiểu để phát hiện tiểu đạm, tiểu máu, tiểu bạch cầu, soi nước tiểu, cấy nước tiểu.

Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu, nhân viên y tế có thể thực hiện lấy nước tiểu bằng cách đặt sonde tiểu. Hay các trường hợp đặc biệt hơn không thể đặt sonde tiểu như chấn thương niệu đạo, Bác sĩ sẽ phải dùng kim chọc dò vào bàng quang [bọng đái] để lấy nước tiểu.

Để thực hiện xét nghiệm này thông thường người bệnh sẽ được chuẩn bị dụng cụ là bình chứa nước tiểu và chất bảo quản và sẽ được dặn dò lấy nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Cách làm như sau: 6h sáng hôm bắt đầu lấy nước tiểu bạn thức dậy và đi tiểu bỏ lần đầu tiên [không lấy nước tiểu lần này], từ sau lần đi tiểu đầu tiên, toàn bộ nước tiểu cả ngày và đêm hôm đó sẽ phải giữ lại và bỏ vào bình chứa nước tiểu đã có sắn chất bảo quản. Cho đến 6h sáng hôm sau, ban đi tiểu lần cuối đúng vào giờ này và lấy vào bình chứa. Mang toàn bộ bình chứa nước tiểu đến phòng xét nghiệm. Lưu ý rằng trước khi đi tắm hoặc đi đại tiện, bạn phải lấy nước tiểu trước bỏ vào bình chứa để đảm bảo lấy đủ nước tiểu cả ngày đêm hôm đó vì thừa hoặc thiếu nước tiểu đều sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Mẫu nước tiểu 24 giờ sẽ được sử dụng để xác định lượng đạm, hoặc một số chất khác mất qua nước tiểu trong một ngày, hay kết hợp với xét nghiệm máu để ước đoán chức năng thận.

Một số cách lấy nước tiểu khác như lấy nước tiểu 3 giờ, lấy nước tiểu 12 giờ qua đêm cách làm cũng tương tự, chỉ khác về thời gian lấy nước tiểu.

KẾT LUẬN: Kết quả xét nghiệm nước tiểu phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy nước tiểu, kết quả xét nghiệm chính xác rất quan trong trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, khi thực hiện xét nghiệm, nên lưu ý cách lấy nước tiểu và chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để có được kết quả xét nghiệm chính xác.

ThS. BS. Nguyễn Thị Thu Thủy
PKĐK Ngọc Minh

Sản phụ sau khi sinh con có thể gặp nhiều biến chứng, vừa ảnh hưởng đến tinh thần, vừa không tốt cho sức khỏe. Và khó đi tiểu sau sinh là một trong số đó. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân và hướng điều trị của tình trạng này.

1. Tìm hiểu tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Khó đi tiểu sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Có khoảng 13,5% sản phụ sau sinh mắc phải tình trạng này, và hầu hết đều không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Khó đi tiểu sau khi sinh là cảm giác mắc tiểu nhưng không thể đi tiểu. Tình trạng này thường xảy ra sau 3 - 4 giờ sinh con, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến các sản phụ cảm thấy bức bối, khó chịu, đau đớn, nhất là khi ấn vào vùng bụng dưới rốn.

Chẩn đoán khó đi tiểu sau sinh như thế nào?

Khó tiểu hay bí tiểu sau sinh là biểu hiện lâm sàng của một dạng rối loạn đường tiết niệu. Để chẩn đoán sản phụ có bị mắc chứng khó tiểu sau sinh không, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

Trong 2 - 8 giờ sau sinh, sản phụ phải đi tiểu ít nhất một lần. Nếu không đi tiểu lần nào, rất có thể sản phụ đã bị bí tiểu. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng để xem lượng nước tiểu trong bàng quang như thế nào.

Trường hợp sản phụ có đi tiểu nhưng tiểu rất ít, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để rút hết nước tiểu trong bàng quang và đo thể tích lượng nước tiểu này. Nếu thể tích quá 150ml thì sản phụ đã bị bí tiểu, khó tiểu.

Có khoảng 13,5% sản phụ bị tình trạng khó tiểu sau sinh

2. Nguyên nhân gây khó đi tiểu sau sinh

Dù sinh thường hay sinh mổ thì sản phụ vẫn có nguy cơ bị khó đi tiểu sau sinh. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khác nhau ở các mẹ sinh thường và sinh mổ.

Đối với sản phụ sinh thường

  • Quá trình sinh con qua đường âm đạo, các bộ phận như bàng quang, niệu đạo của sản phụ sẽ bị đầu của thai nhi đè lên, khiến bàng quang căng giãn ra và ứ đọng nước tiểu tại đây. Trong những giờ đầu sau khi sinh con, bàng quang vẫn chưa co lại nên nước tiểu vẫn tiếp tục ứ đọng, khiến sản phụ không thể đi tiểu được.

  • Sản phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh khiến thời gian sinh con kéo dài. Điều này vô tình làm thai nhi chèn ép lên bàng quang trong một khoảng thời gian lâu, dẫn đến tình trạng phù thũng và khó đi tiểu sau sinh.

  • Sản phụ sinh thường sẽ bị rạch tầng sinh môn [để tạo độ rộng cho em bé chui ra], và sau khi tầng sinh môn được khâu lại, nhiều mẹ cảm thấy đau đớn, không dám đi tiểu hoặc không dám rặn tiểu, dẫn đến bí tiểu, khó tiểu.

  • Quá trình mang thai, sản phụ bị nhiễm trùng đường tiểu nên sau khi sinh con, ống dẫn tiểu bị sưng huyết, phù nề, gây khó tiểu, bí tiểu.

Đối với sản phụ sinh mổ

  • Bàng quang vô tình bị tổn thương trong quá trình mổ cũng có thể gây ra hiện tượng bí tiểu, khó tiểu sau sinh.

  • Thao tác đặt và rút ống thông tiểu thực hiện sai kỹ thuật.

  • Thường thì sau khoảng 8 tiếng, thuốc gây mê, gây tê mới hết tác dụng. Trong thời gian này, sản phụ còn bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê và gây tê nên các cơ quan vùng bụng dưới bị mất cảm giác.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau khi sinh

3. Biến chứng và hướng điều trị tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Mặc dù được đánh giá là không nguy hiểm, tuy nhiên, khó đi tiểu sau sinh có thể ảnh hưởng đến tinh thần của sản phụ cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được can thiệp, điều trị tích cực.

Biến chứng của tình trạng khó đi tiểu sau sinh

  • Tổn thương và liệt dây thần kinh bàng quang.

  • Trương lực bàng quang bị suy giảm hoặc mất khả năng.

  • Viêm nhiễm bàng quang và thận.

  • Nước tiểu bị ứ và tắc nghẽn khiến thận bị tổn thương [gây ra tình trạng thận ứ nước].

  • Suy thận, giảm chức năng của thận, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe về sau.

Điều trị tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Tình trạng khó đi tiểu sau sinh có thể khác nhau ở mỗi sản phụ. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào sự khác nhau này để có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp nhẹ, sản phụ sẽ được khuyến khích uống nhiều nước, kèm theo đó là chườm ấm bụng kết hợp với tập đi tiểu theo lịch đã định trước để tạo phản xạ đi tiểu trở lại.

Sản phụ được khuyến khích uống thật nhiều nước để dễ đi tiểu hơn sau khi vượt cạn

Bên cạnh đó, sản phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ cùng một số loại vitamin nhóm B như B1, B6 và B12. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng viêm, chống phù nề cũng như giúp sản phụ mau chóng hồi phục hơn.

Đặc biệt, chăm sóc và vệ sinh kỹ vết khâu tầng sinh môn cũng là cách phòng tránh và giảm thiểu tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau sinh. Bởi nếu vết khâu tầng sinh môn bị viêm nhiễm, sản phụ sẽ đau rát và nóng buốt khi đi tiểu, sinh ra cảm giác sợ đi tiểu, hình thành thói quen nhịn tiểu.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định đặt một đầu của ống thông tiểu vào niệu đạo rồi đi sâu vào bàng quang của sản phụ, đầu còn lại của ống nối với túi đựng nước tiểu. Ống thông tiểu nhỏ, mỏng, vô trùng bằng nhựa, cùng với đó, thủ thuật thực hiện nhanh gọn, an toàn nên sản phụ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không gặp phải tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau sinh

Tóm lại, để điều trị và cũng là phòng tránh tình trạng khó đi tiểu sau sinh, sản phụ hãy uống thật nhiều nước, tuyệt đối không nhịn tiểu, không nằm một chỗ mà hãy vận động [đi lại] nhẹ nhàng.

Cùng với đó, vệ sinh vết khâu tầng sinh môn và vùng kín cẩn thận, mặc quần áo thoáng mát và thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ cho vùng cơ thể này luôn sạch và không ẩm ướt, từ đó tránh tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động đi tiểu. Những biện pháp này sẽ giúp việc đi tiểu không còn là nỗi ám ảnh của các sản phụ.

Sự gia tăng kích thước tuyến tiền liệt là nguyên nhân khiến cho nam giới gặp tình trạng tiểu khó và kéo theo nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt, lời giải đáp nằm ngay trong nội dung được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

1.1. Thế nào là phì đại tuyến tiền liệt?

Tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý tăng sinh lành tính thực thể mô bệnh đặc hiệu gồm tế bào niêm mạc tuyến và mô nền khiến cho tuyến tiền liệt to hơn và có thể chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây rối loạn tiểu tiện. Tuy bệnh lý này không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng những rối loạn tiểu tiện trong đó có việc tiểu khó do bệnh gây ra sẽ làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh hơn rất nhiều.

1.2. Những dấu hiệu cho thấy nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt khác nhau ở từng bệnh nhân bởi nó phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Về cơ bản, theo thời gian, dấu hiệu bệnh có xu hướng trầm trọng hơn và người bệnh thường gặp hiện tượng:

- Đi tiểu gấp.

- Tiểu tiện nhiều lần buổi đêm.

- Phải rặn khi tiểu tiện [tiểu khó].

- Luôn có cảm giác bị mót tiểu.

- Khi tiểu tiện sẽ thấy dòng nước tiểu bị ngắt quãng hoặc yếu.

- Không thể kiểm soát việc tiểu tiện.

Ngoài những dấu hiệu phổ biến trên thì có một số dấu hiệu ít gặp là:

- Đi tiểu kèm theo máu.

- Có những dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu.

1.3. Vì sao nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến?

Muốn tìm được cách làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt thì trước tiên nam giới cần phải biết vì sao mình mắc bệnh lý này. Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến hiện chưa được làm rõ nhưng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định nó có liên quan đến những bất thường ở tinh hoàn và yếu tố lão hóa.

Tiểu tiện khó khăn là một trong các dấu hiệu thường gặp ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Theo đó, những nam giới đã cắt bỏ tinh hoàn từ khi còn bé sẽ không bị phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài ra, khi tuổi tác càng cao thì nồng độ testosterone trong máu càng giảm xuống và làm tăng tỷ lệ estrogen nam, điều này là nguyên nhân sinh ra là làm trầm trọng hơn bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Mặt khác, cũng có giả thuyết cho rằng hormone sinh dục nam tự nhiên giúp phát triển các đặc tính phái mạnh. Tuy nhiên, khi tuổi tác gia tăng, nồng độ testosterone trong máu sẽ giảm dần đi còn lượng hormone dihydrotestosterone lại vẫn tích tụ ở tiền liệt tuyến. Do đó nó có thể trở thành cơ hội thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong tuyến này. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra nam giới không có khả năng sản xuất dihydrotestosterone thì không bị tuyến tiền liệt phì đại.

2. Nam giới làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt?

2.1. Vì sao nam giới gặp chứng tiểu khó khi mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu. Một trong số đó chính là tình trạng gặp khó khăn khi đi tiểu. Nhiều khi họ rất buồn tiểu tiện nhưng lại không thể đi tiểu được khi vào nhà vệ sinh trong khi cảm giác buồn tiểu vẫn còn, thậm chí nó còn khiến cho họ cảm thấy đau đớn.

Nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu khó không phải chỉ do sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt mà nó còn phụ thuộc vào nhân cứng ở tuyến này. Ngoài ra, hiện tượng tiểu khó còn có thể xuất phát từ: sỏi thận, sỏi bàng quang, sẹo ở cổ bàng quang, niệu đạo hẹp, viêm tiền liệt tuyến,...

2.2. Biện pháp giúp khắc phục tiểu khó ở những người bị phì đại tuyến tiền liệt

Muốn tìm ra giải pháp làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt nam giới cần sự thăm khám và giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa. Điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề này nằm ở việc giảm kích thước của tuyến tiền liệt.

Nam giới cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám thì mới tìm ra giải pháp làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt

Thực tế cho thấy đã có nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh từ rất lâu rồi nhưng vẫn không thể tìm ra giải pháp thoát khỏi tình trạng tiểu khó. Điều này có thể xuất phát từ việc bệnh nhân đang điều trị sai cách, quên đi việc cần thiết là khiến cho kích thước của tuyến tiền liệt được giảm xuống.

Để tìm ra cách làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của từng người mà đưa ra phương án phù hợp nhằm làm cho kích thước của tuyến này giảm xuống. Có những trường hợp chỉ cần dùng thuốc can thiệp là sẽ ổn nhưng cũng có trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Ngoài những biện pháp điều trị chính đó, nam giới cũng có thể áp dụng một số cách sau để việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn:

- Thay đổi thói quen ăn uống sao cho lành mạnh sẽ hạn chế diễn tiến của bệnh nhờ đó mà chứng tiểu khó cũng dễ được khắc phục.

- Duy trì vận động thể chất đều đặn bởi việc vận động ít dễ làm cho nước tiểu bị giữ lại trong cơ thể và sinh ra tiểu tiện khó khăn. Người bệnh có thể lựa chọn những loại hình vận động nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ,... để giúp các vấn đề tiểu tiện nhanh chóng được cải thiện.

- Tập bài tập Kegel ngồi hoặc đứng trên bồn cầu và co cơ để giúp cho dòng nước tiểu được kiểm soát tốt hơn.

- Hạn chế hoặc tránh dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin cũng là giải pháp cho những ai chưa biết làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt. Sở dĩ nói như vậy là bởi các loại thuốc đó khiến cho các cơ xung quanh niệu đạo bị thắt chặt hơn từ đó gây ra hiện tượng tiểu khó.

- Tuyệt đối không nhịn tiểu mà thay vào đó hãy đi tiểu ngay khi buồn tiểu và cố gắng thải hoàn toàn nước tiểu có trong bàng quang.

- Không dùng hoặc hạn chế rượu, caffeine vì chúng dễ làm tăng sản xuất nước tiểu và kích thích bàng quang.

Nếu đang chưa biết làm thế nào để đi tiểu dễ hơn khi bị phì đại tuyến tiền liệt, bạn cũng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất.

Bệnh viện là một trong số ít cơ sở y tế tư nhân được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại bậc nhất phục vụ khám chữa các bệnh lý nam khoa và là nơi làm việc của đội ngũ bác sĩ đầu ngành. Bằng việc lựa chọn nơi đây làm địa chỉ khám chữa bệnh, mọi nỗi lo về phì đại tuyến tiền liệt sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ.

Ngoài ra, mọi băn khoăn khác có liên quan đến các bệnh lý Nam khoa, bạn đọc cũng có thể chia sẻ qua tổng đài 1900 56 56 56. Đây là tổng đài trực tuyến hoạt động 24/7 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe chia sẻ của bạn để đưa ra những tư vấn hữu ích và xác đáng nhất về vấn đề sức khỏe mà bạn đang quan tâm.

Video liên quan

Chủ Đề