Vì sao chữ viết của người phương Đông cổ đại xuất hiện sớm

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về môn Lịch sử 6 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.

C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Trả lời:

Đáp án đúng A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

Nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớmlàdo nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

Giải thích:

- Bắt nguồn từ nền kinh tế chính của cư dân các nước phương Đông là kinh tế nông nghiệp làm gốc. Hơn nữa, do sống ở cạnh các con sông lớn nên cư dân nơi đây có nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Đây là những công việc lớn cần có sự liên kết với nhau, một vài người không thể tự hoàn thành. Vì thế, các bộ lạc có mối quan hệ thân thuộc với nhau đã liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc → Nhà nước sau đó được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Đứng đầu bộ máy chuyên chế là vua nắm mọi quyền hành trong tay.

Kiến thức tham khảovề các quốc gia cổ đại Phương Đông

1. Xã hội cổ đại phương đông nghĩa là gì?

a. Xã hội

– Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 3 tầng lớp: nông dân công xã, Quý tộc quan lại và Nô lệ. Do bị bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo thường xuyên nổi dậy đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.

b. Thể chế nhà nước

– Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức dựa trên: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Trong đó đứng đầu là nhà vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội… Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

– Nhà vua còn được coi là người đại diện của thần linh. Điển hình như: Trung Quốc gọi các vị vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, còn Lưỡng Hà là Ensi.

– Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị của nhà nước đó. Tiêu biểu nhất là bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà.

2. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở lưu vực các con sông lớn như: Sông Nin [Ai Cập], Sông C – phơ – rát và Ti – gơ – rơ [Lưỡng Hà], sông Ấn và Sông Hằng [Ấn Độ]; Hoàng Hà và Trường Giang [Trung Quốc],… cư dân ngày càng đông vào cuối thời nguyên thuỷ .

- Đất đai ở lưu vực các con sông lớn thuận lợi cho trồng trọt. Vì thế nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính. Con người cũng bắt đầu biết làm thuỷ lợi, đắp đê, đào kênh,… làm cho thu hoạch lúa ổn định hàng năm. Cuộc sống ngày càng được ổn định và nâng cao, trong xã hội xuất hiện kẻ giàu, người nghèo.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN. Nhà nước cổ đại đầu tiên ra đời ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những giai cấp chính nào?

* Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

– Giai cấp thống trị:

+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

– Giai cấp bị trị:

+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

4. Loại hình chữ viết nào ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

- Sự ra đời của chữ viết là một trong những thành tựu nổi bật về văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông, bên cạnh thành tựu về lịch pháp thiên văn học, kiến trúc,…

- Chữ viết ra đời do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Ban đầu là chữ tượng hình [hình vẽ những gì mà họ muốn nói], sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

- Người Ai Cập viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và hữu ích do Top lời giảitổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ tượng ý.

C. Chữ tượng thanh.

D. Chữ Phạn.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Chữ tượng hình.

Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ tượng hình

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về các quốc gia cổ đại phương Đông nhé!

Kiến thức mở rộng về các quốc gia cổ đại phương Đông

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

-Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.

­­- Những quốcgia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thànhở lưu vực các dòng sông lớn như:

+Ai Cập: sông Nin.

+Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.

+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

+Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.

* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:

+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu [điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại].

+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.

+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.

- Vì vậy,do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.

- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông[khoảng thiên nhiên ky VI - III TCN]

- Nếu như các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở gần các vùng biển lớn với điều kiện tự nhiên không quá thuận lợi thì ngược lại, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dọc theo lưu vực những con sông lớn. Tại các khu vực này đất đai màu mỡ và rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III [TCN], các quốc gia lớn được lần lượt hình thành bao gồm Ai Cập ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà ở lưu vực sông Owphorat, Ấn Độ ở sống Hằng và Trung Quốc ở sông Hoàng Hà. Đây chính là 4 quốc gia cổ đại đầu tiên và lớn nhất ở phương Đông.

- Trong quá trình phát triển, các quốc gia cổ đại này cũng bắt đầu hình thành lên những thể chế xã hội và có sự phân biệt các tầng lớp. Về cơ bản, xã hội của các quốc gia này phân ra làm 3 tầng lớp chính là nông dân công xã giữ vai trò sản xuất chủ đạo giúp tạo ra của cải cho xã hội. Tầng lớp thứ 2 là giai cấp thống trị gồm quý tộc và quan lại giữ vai trò nắm giữ của cải và có quyền thế. Cuối cùng là giai cấp nô lệ với thân phận hèn kém và bị bóc lột. Nếu xếp theo thứ tự đúng sẽ là tầng lớp nô lệ – tầng lớp nông dân công xa – tầng lớp quý tộc, quan lại.

3. Xã hội cổ đại phương Đông

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã:bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

- Giai cấp thống trị:đứng đầu là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.

+ Đó là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lí bộ máy nhà nước, địa phương...

+ Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.

- Nô lệ:là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.


4. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấpvà nhà nước đã được hình thànhở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.

=> Nhà nước lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước mang tính chất một nhà nước chuyên chếtrung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi làPharaôn[cái nhà lớn], người Lưỡng hà gọi làEnxi[người đứng đầu], Trung Quốc gọi làThiên Tử[con trời].

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêugồm quý tộc, đứng đầu là Vidia [Ai cập], Thừa tướng [Trung Quốc], họ thu thuế, xây dựng cáccông trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

Video liên quan

Chủ Đề