Tại sao tóc lại dựng đứng

Mình ghét mùa đông cực luôn ý. Không phải chỉ vì mùa đông lạnh lẽo trong khi mình thì sợ lạnh mà mình ghét mùa đông vì đông tới tóc mình nó cứ dựng đứng hết cả lên ý. Thế nên là mùa đông mình toàn phải để tóc dài chút chút rồi buộc gọn lên. Chứ mà thả ra là nó dựng đứng lên, trông như dở hơi ý. Rồi mỗi lần mặc đồ len là y như rằng lại bị điện giật. Các chị ở cơ quan mình sợ nhất là mỗi khi mình ‘chạm nhẹ’ vào các chị một chút thôi. Mùa đông mình cứ như kiểu bị tách ra khỏi xã hội loài người ý, có khổ không cơ chứ.

Bài chia sẻ của mẹ Thu Hà khiến dân tình 'dậy sóng'. Ảnh chụp màn hình

Mà không phải mỗi mình người lớn mới bị đâu, trẻ con cũng bị nữa nha. Mình vừa mới thấy một mẹ có tên là Nguyễn Thu Hà [ở Hà Nội] chia sẻ lên facebook về hình ảnh của cô con gái nhỏ. Theo đó, chị Hà cho biết: ‘Mùa này mọi người có bị vậy không? Còn hai vợ chồng tớ cứ chạm vào con là lại bị giật tê người’. Bên dưới dòng trạng thái là những bức ảnh cô con gái của chị Hà với mái tóc dựng đứng.

Bé Sam với mái tóc dựng đứng. Ảnh: FBNV

Được biết, con gái của chị Hà tên là Sam, năm nay 2,5 tuổi. Cứ mỗi lần trời rét đậm phải mặc áo len là tóc bé Sam lại dựng ngược hết cả lên. Bố mẹ mỗi lần chạm vào người Sam là y như rằng lại bị điện giật. Khi Sam chạm vào người khác thì bé cũng bị giật khiến cô bé ngây người ra một lát. Tóc Sam cứ thường xuyên dựng đứng như vậy một lúc rồi mới tự xuôi xuống như bình thường.

Nhìn hình ảnh này, rất nhiều người thấy đồng cảm với bé Sam. Ảnh: FBNV

Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tĩnh điện. Nó thường xảy ra do sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Ông John Burkhauser – Giám đốc các chương trình giáo dục ở Bolt Technology cho biết: sự mất cân bằng điện tích tùy thuộc vào hành động của chúng ta như vô tình đẩy chân qua thảm, cởi áo len…

Hiện tượng mà Sam và nhiều người khác gặp phải được gọi là tĩnh điện. Ảnh: FBNV

Tại sao chúng ta lại có thể bị tĩnh điện vào mùa đông?

Theo các chuyên gia, điện tích tích tụ trên bề mặt 1 đối tượng cùng sự cộng hưởng của quá trình ma sát. Khi 2 vật tiếp xúc với nhau thì điện tích sẽ được chuyển từ vật này sang vật kia. Khi ấy sẽ xuất hiện hiện tượng dư thừa điện tích dương trên 1 vật và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Trong khi đó, cơ thể của con người lại là một bộ máy điện hóa cực đặc biệt. Nó có thể tạo ra lượng điện năng siêu nhỏ, đủ để gây tê tê khi vô tình ma sát với đồ vật nào đó. Thế nên mỗi khi bạn chải tóc, mặc quần áo… sẽ xuất hiện những tiếng nổ tanh tách, tóc dựng đứng lên một cách kỳ quặc. Đây chính là do hiện tượng tĩnh điện.

Khi bạn vô tình chạm tay lên nắm cửa kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên tới khi nó đủ để sản sinh là lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy tia lửa đột nhiên lóe lên và bị tê tê tay.

Dòng điện này rất yếu, không ảnh hưởng tới sức khỏe hay tới mức giật tê sốc với người bị tác động nhưng nó ảnh hưởng tới sức khỏe thường ngày.

Trở lại với vấn đề chính, hiện tượng tĩnh điện tại sao lại chỉ xảy ra vào mùa đông? Lý do là vì vào mùa đông thì độ ẩm trong không khí sụt giảm. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nước chính là chất dẫn điện rất tốt. Do đó, độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể trước khi chúng tích tụ quá nhiều và gây ra hiện tượng tĩnh điện. Tuy nhiên, vào mùa đông thì độ ẩm trong không khí thấp nên điện tích bị dư ra và gây nên tình trạng ‘phóng điện’ tứ tung.

Để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia cho biết, vào mùa đông bạn nên:

+ Tăng cường độ ẩm không khí để làm giảm thiểu sự tĩnh điện.

+ Chọn quần áo với chất liệu vải cotton, tránh dùng đồ len, nilon.

+ Sử dụng kem dưỡng ẩm cho cơ thể, nhất là da tay sẽ giúp giữ được độ ẩm cho làn da, từ đó hạn chế hiện tượng tĩnh điện.

+ Không sử dụng giày dép bằng chất liệu cao su.

+ Dùng các loại giấy dryer sheet. Loại giấy này hay được dùng khi sấy khô quần áo với công dụng làm mềm sợi vải và cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô, ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tóc bị dựng đứng mà không biết là nguyên nhân là do đâu. Cho dù các mẹ có tạo nếp kiểu gì đi chăng nữa thì sau khi tóc khô, nó lại trở về dựng đứng. Vậy tóc trẻ dựng đứng lên là sao? Cách làm tóc hết dựng cho trẻ như thế nào? Nếu các mẹ quan tâm, cùng theo dõi bài viết sau đây.

Tóc trẻ dựng đứng lên là sao?

Có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tóc bị dựng đứng mà không biết là nguyên nhân là do đâu. Cho dù các mẹ có tạo nếp kiểu gì đi chăng nữa thì sau khi tóc khô, nó lại trở về dựng đứng. Vậy tóc trẻ dựng đứng lên là sao? Cách làm tóc hết dựng cho trẻ như thế nào? Nếu các mẹ quan tâm, cùng theo dõi bài viết sau đây.

Tại sao tóc trẻ dựng đứng lên?

Vị trí, hình dạng, màu sắc tóc trẻ em cũng như người trưởng thành là do gen quy định. Nếu chúng ta không có sự can thiệp bên ngoài thì những đặc điểm này của tóc thể hiện rất tự nhiên. Ví dụ, như tóc mọc thẳng, chéo, nằm sát xuống da hay mọc thẳng dựng ngược như cháu nội nhà bác hoàn toàn là do kiểu gen chi phối.

Tóc dựng ngược hay nằm sát xuống da liên quan chặt chẽ đến điểm bám của cơ dựng tóc nằm ngay dưới chân tóc. Nếu cơ này bám dọc chân tóc với một góc bám hẹp thì luôn có xu hướng dựng đứng tóc lên.

Mặt khác, do vị trí và chiều hướng mọc của chân tóc. Nếu chân tóc mọc có hướng thẳng thì tóc sẽ mọc thẳng và chân tóc mọc xiên thì tóc sẽ nằm sát xuống da đầu. Tất nhiên, ngoài yếu tố chân tóc còn có yếu tố tóc khỏe hay không. Sợi tóc không khỏe thì sẽ luôn có xu hướng rủ xuống và nằm sát trên da đầu của trẻ. Khi em bé lớn, các tuyến nhờn sẽ phát triển và điều chỉnh lại cơ dựng tóc, tóc sẽ dần ngả xuống.

Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, việc tóc trẻ bị dựng ngược có thể là do cơ thể đang bị thiếu hụt Canxi. Tình trạng này có thể do chế độ dinh dưỡng của bé sai khoa học hoặc cũng có thể do bé bị thiếu Canxi khi ở trong bụng mẹ.

Tình trạng tóc trẻ dựng đứng không nguy hiểm, cha mẹ không cần phải lo lắng. Khi lớn lên, tóc sẽ phát triển tự nhiên, tự điều chỉnh và ngã xuống. Nhiều trường hợp tóc trẻ dựng đứng lên, mẹ nghi ngờ do con thiếu canxi nhưng khi đi khám bác sĩ lại nói trẻ hoàn toàn bình thường, không cần bổ sung thêm.

Tình trạng tóc dựng đứng chỉ có thể do thiếu Canxi khi đi kèm theo một số triệu chứng khác:

  • Ngủ hay bị giật mình
  • Quấy khóc
  • Chân tay hay bị co cứng
  • Nấc cụt
  • Trớ sữa...

Nếu trẻ bị thiếu Canxi nặng có thể ảnh hưởng đến nhịp thở cũng như nhịp tim, rất nguy hiểm. Trong trường hợp này, cha mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ bằng các cách sau:

Tắm nắng cho trẻ

Tóc trẻ có thể bị dựng đứng là do thiếu Canxi, vì thế việc tắm nắng thường xuyên cho bé, giúp bổ sung Vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ Canxi là rất cần thiết. Khi cơ thể bé nhận đủ Canxi, tóc sẽ tự xẹp xuống, vì thế đây được xem là cách làm tóc hết dựng cho trẻ đơn giản mà hiệu quả. Hơn thế nữa, việc tắm nắng cho trẻ còn giúp bé hình thành hệ xương chắc khỏe hơn.

Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 8 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì rất ít tác dụng.

Đối với trẻ nhỏ Canxi là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển. Chính vì thế, khi trẻ bị thiếu hụt Canxi, các mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Canxi cho bé, việc này không những giúp bé phát triển khỏe mạnh, mà còn là cách làm tóc hết dựng cho trẻ tại nhà nữa nhé.

Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa.

Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D.

Vitamin D tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù trẻ có được uống vitamin D thì cơ thể cũng không hấp thu được. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Bổ sung bằng thuốc

Cha mẹ có thể cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi kết hợp với một số vitamin như: B1 - B2 - B6: 1 - 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

Xem thêm :

  • Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?
  • Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh rụng tóc sau gáy
  • Nhận diện 6 “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Video liên quan

Chủ Đề