Ví dụ về thủ tục tư pháp

Thứ Tư, 22/09/2021, 09:00

Tăng giảm cỡ chữ:

Nhắc đến thủ tục là nhắc đến quy trình, trình tự giải quyết một công việc nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thủ tục hành chính là gì?

1. Khái niệm thủ tục hành chính

Căn cứ: khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP

1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Như vậy, thủ tục hành chính gồm:

- Các bước tiến hành [của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cư quan giải quyết thủ tục hành chính] trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.<p>- Các&nbsp;loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.</p><div>- Những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.</div><p>Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.</p><div class="advHolder" data-positionid="351"><div class="advsapa"><script async srx="//pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js">[adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]].push[{}];

Khi xây dựng, ban hành, thủ tục hành chínhphải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.

2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.


2. 8 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đủ 8 bộ phận tạo thành cơ bản sau:

- Tên thủ tục hành chính;

- Trình tự thực hiện;

- Cách thức thực hiện;

- Thành phần, số lượng hồ sơ;

- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

- Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.

Như vậy, một thủ tục hành chính phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.


3. Các loại thủ tục hành chính và ví dụ về thủ tục hành chính

Đối với mỗi tiêu chí khác nhau mà thủ tục hành chính được phân thành các loại khác nhau. Chẳng hạn:

- Phân chia theo lĩnh vực thì có thủ tục hành chính về hộ tịch [ví du: Thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn...], thủ tục về kinh doanh [thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục phá sản...].

- Nếu phân chia theo cơ quan thực hiện thì có thủ tục hành chính cấp xã [gồm thủ tục đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài...];, thủ tục hành chính cấp huyện 9thur tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài..]; thủ tục hành chính cấp tỉnh [xin lý lịch tư pháp...].

- Nếu phân chia theo quan hệ công tác sẽ chia thành:

+ Thủ tục hành chính nội bộ: thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước [Thủ tục ban hành quyết định quy phạm; Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt; Thủ tục bổ nhiệm cán bộ…].

+ Thủ tục hành chính văn thư: gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp, lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ giải quyết công việc...

4. Đặc điểm của thủ tục hành chính

Nhìn chung các thủ tục hành chính đều mang những đặc điểm chung như:

- Được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.

- Có tính mềm dẻo, linh hoạt.

- Chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện và thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

- Thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật.

Trên đây, LuatVietnam đã giải đáp thủ tục hành chính là gì và các vấn đề chính xung quanh thủ tục hành chính. Nếu vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> Các loại thủ tục hành chính đang áp dụng hiện nay

>> Kiểm soát thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục tư pháp là gì ví dụ?

Thủ tục tư pháp được hiểu hoạt động quản lý hành chính nội bộ trong các cơ quan tư pháp như hoạt động quản lý hành chính, điều hành công việc nội bộ; quản lý công sản; tài chính ngân sách, văn thư giấy tờ. Thủ tục tư pháp chính là thủ tục tố tụng [hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, trọng tài].

Thủ tục hành pháp là gì?

Hành pháp là hoạt động thực thi pháp luật. Thủ tục hành pháp được thể hiện thông qua hoạt động của Chính phủ và hoạt động của bộ máy hành chính. Ví dụ: Luật tổ chức chính phủ năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012,…. Tư pháp là hoạt động xét xử dựa trên pháp luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp.

Thể chế tư pháp là gì?

Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật. Ngoài ra, Tư pháp còn từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp.

Thủ tục hành chính là gì nếu 01 ví dụ?

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.

Chủ Đề