Đấu thầu kiểu đa giá là gì

Theo điều 4 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP quy định: “ Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Bảo đảm dự thầu về bản chất là một biện pháp bảo đảm trách nhiệm tham gia dự thầu của Bên bảo đảm [nhà thầu, nhà đầu tư] cho Bên nhận bảo đảm[Bên mời thầu] trong suốt quá trình tham gia đấu thầu bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và nộp thư bảo lãnh. BĐDT phải được

Phạm vi áp dụng của BĐDT trong đấu thầu được quy định tại khoản 1, điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP trong các trường hợp sau:

  • Một là, Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
  • Hai là, Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Giá trị BĐDT được Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP Quy định như sau:

  • Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị Bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
  • Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị BĐDT được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự
  • Bên cạnh đó, tại điều 64 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP còn quy định giá trị của BĐDT đối với những gói thầu có quy mô nhỏ [gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng] thì BĐDT có giá trị từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.

Hiệu lực của BĐDT: chính là khoảng thời gian mà Bên dự thầu thực hiện nghĩa vụ tham gia dự thầu đối với Bên mời thầu. Thời gian có hiệu lực của BĐDT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT, HSĐX cộng thêm 30 ngày.

Hoàn trả BĐDT: Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP.

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP;

    Nhiều gói thầu tuy lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng theo tổng hợp của phóng viên Báo Đấu thầu, giá trúng thầu lại trùng khớp hoàn toàn với giá gói thầu, không sai khác dù chỉ một đồng lẻ. Thực tế này xảy ra ở gói thầu tư vấn, mua sắm  hàng hóa và đặc biệt là cả ở gói thầu xây lắp. Có nhà thầu đã ví von đây là những “kỳ tích” trong đấu thầu.

    Bệnh viện Thanh Nhàn vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 29 gói thầu thuộc Dự án Mua vật tư tiêu hao, hóa chất năm 2016 [từ Gói thầu số 1 đến Gói thầu số 29]. Trong đó, Công ty CP Giải pháp y tế Hà Nội trúng cùng lúc 4 gói thầu. Cụ thể, đó là Gói thầu số 25: Hóa chất cho máy B121, Cobas 501, Cobas Tagman 48, với giá gói thầu là 6.706.677.063 đồng. Gói thầu số 26: Hóa chất NT – pro BNP dùng cho máy Cobas E601, với giá gói thầu là 5.733.705.600 đồng. Gói thầu số 27: Hóa chất Pro-Calcitonin dùng cho máy Cobas E601, với giá gói thầu là 5.430.297.600 đồng. Gói thầu số 28: Hóa chất cho máy Cobas E601 và hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng trên máy miễn dịch, PCR, với giá gói thầu là 8.840.494.377 đồng. Cả 4 gói thầu đều lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và giá trúng thầu cả 4 gói khớp hoàn toàn so với giá gói thầu!

    Tương tự, Gói thầu Thiết kế lập quy hoạch thuộc Dự án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Vĩnh Phước [khu vực phía Đông đường 2-4], thành phố Nha Trang do Phòng Quản lý đô thị thành phố Nha Trang là bên mời thầu cũng đã lựa chọn được nhà thầu là Công ty CP Tư vấn kiến trúc và xây dựng Khánh Hòa. Dù qua đấu thầu rộng rãi, nhưng giá trúng thầu của nhà thầu này đúng bằng giá gói thầu là 1.083.155.040 đồng.

    Đặc biệt, sự trùng khớp kỳ lạ này còn xảy ra ở cả gói thầu xây lắp. Gói thầu số 01 – Xây lắp công trình, thuộc Dự án Trạm y tế xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được Ban QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Thái Thụy đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà thầu. Công ty TNHH 27/7 Xuân Bắc trúng thầu với giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu là 2.220.633.000 đồng. Một sự trùng hợp nữa là nhà thầu này cũng có trụ sở tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

    “Kỳ tích” này còn diễn ra ở rất nhiều gói thầu khác mà Báo Đấu thầu đã nhiều lần đề cập đến.

    Cần xem xét lại quá trình chấm thầu

    Qua đấu thầu rộng rãi mà chỉ giảm giá vài triệu đồng hoặc tỷ lệ tiết kiệm chỉ khoảng 1% là “kiểu gì cũng có vấn đề” rồi, chưa nói đến trúng thầu nguyên giá.

    Đại diện một bên mời thầu lập luận rằng, giá gói thầu đã công khai trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thì việc nhà thầu chào giá y nguyên giá gói thầu cũng không phải khó hiểu.

    Không tiện nêu tên vì còn phải đi đấu thầu nhiều, nhưng giám đốc một công ty xây dựng đã có nhiều năm đấu thầu cũng thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi rằng, lập luận trên của bên mời thầu có thể đúng, nếu cuộc thầu toàn “gà nhà” hoặc quân xanh, quân đỏ.

    Theo nhà thầu này, nếu như đi đấu thầu thực chất, dù biết giá gói thầu, nhà thầu cũng không dám liều bỏ giá y hệt giá gói thầu, không giảm một đồng, vì nếu bỏ nguyên giá thì khả năng cao sẽ có đối thủ khác bỏ giá thấp hơn. Nhà thầu đấu thầu thực sự thường phải cân nhắc, tìm phương án kỹ thuật tối ưu, tiết giảm chi phí,… để có thể giảm giá gói thầu, tăng cơ hội trúng thầu. Có lẽ chỉ khi biết bỏ giá nào cũng trúng thì nhà thầu mới bê nguyên giá gói thầu vào cho nhanh!

    Nhà thầu này còn khẳng định: Đối với gói thầu xây lắp, khả năng xây dựng giá dự thầu y nguyên giá gói thầu gần như là không thể, vì có rất nhiều khối lượng, đơn giá, hạng mục công việc, nhiều nguyên vật liệu khác nhau, chi phí nhân công,… Nhà thầu có thể chào y nguyên giá và trúng thầu chỉ có thể coi là kỳ tích và rất có thể có thông thầu giữa bên mời thầu với nhà thầu hoặc giữa các nhà thầu với nhau.

    Đi sâu phân tích, ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu đấu thầu thực chất, quy trình xét thầu bình thường, thì rất khó xảy ra, thậm chí có thể nói là không thể xảy ra chuyện giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu.

    Theo ông Dương Văn Cận, việc giá dự thầu của nhà thầu y nguyên giá gói thầu đã rất khó xảy ra, việc giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu lại càng khó xảy ra hơn. Bởi vì giá trúng thầu là giá đã qua quá trình chấm thầu, trong đó đã sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá [nếu có],… mà vẫn có thể giống y giá gói thầu do chính chủ đầu tư công bố, không sai khác một đồng, là rất khó có thể xảy ra. Ông Dương Văn Cận nhận định, trong trường hợp này có thể nghi ngờ thông thầu và người có thẩm quyền cần xem xét lại quá trình chấm thầu để xem chủ đầu tư/bên mời thầu có thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu hay không.

    Một chuyên gia khác cũng cho rằng, qua đấu thầu rộng rãi mà chỉ giảm giá vài triệu đồng hoặc tỷ lệ tiết kiệm chỉ khoảng 1% là “kiểu gì cũng có vấn đề” rồi, chưa nói đến trúng thầu nguyên giá.

Chủ Đề