Ví dụ về căn cứ xác lập quyền sở hữu

5. Được thừa kế tài sản;6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vôchủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bịthất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liêntục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247của Bộ luật này;8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.Ta phân tích cụ thể vào từng trường hợp:1] Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:Theo điều 233 BLDS – 2005 : “Người lao động, người tiến hành kinh doanh hợppháp có quyền sở hữu đối với tài sản, thành quả do lao động, hoạt động sản xuất, kinhdoanh hợp pháp của mình kể từ thời điểm có được tài sản đó”.Sản phẩm do quá trình lao động tạo ra có thể là vật chất như người nông dân là chủ sởhữu đối với sản phẩm nông nghiệp, thợ thủ công có quyền sở hữu hàng hóa do mình sảnxuất ra. Sản phẩm tạo ra có thể là đối tượng sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học, côngtrinh khoa học, sáng chế…Đó cũng có thể là tiền công, tiền lương của người lao động sau khi đã hoàn thànhxong công việc, nhiệm vụ.Ví dụ: Bà A là nhân viên trong một công ty tư nhân và được trả lương vào cuối tháng.Thì số tiền lương bà A nhận được là thuộc quyền sở hữu của bà A . Căn cứ để bà A xáclập quyền sở hữu đối với số tiền này là từ hành vi “ lao động “ của mình.2] Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyềnỞ đây ta có 2 căn cứ để xác lập quyền sở hữu:a] Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận:Quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của các bên chủ thể thông qua hợp đồng dânsự. Hợp đồng chuyển quyền sở hữu là sự thỏa thuận có sự thống nhất ý chí của các chủthể nhằm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác và làm phátsinh các quyền và nghĩa vụ của các bên.Đó là các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi , cho vay…Hai điểm cần lưu ý đối với căn cứ xác lập này là hiệu lực của hợp đồng và thời điểmchuyển quyền sở hữu:• Hiệu lực của hợp đồng:Những hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu có hiệu lực khi chúng phù hợp với cácquy định Bộ luật Dân sự , không trái với những quy định để giao dịch dân sự có hiệu lựctại điều 122 BLDS – 2005 .• Thởi điểm chuyển quyền sở hữu:Đối với động sản , thời điểm chuyển quyền sở hữu chính là thời điển tài sản đượcchuyển giao cho chủ sở hữu mới .18 Đối với bất động sản hay những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyềnsở hữu , thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm khi người mua hoặc người tặngcho… đã thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu.Ví dụ 1: A bán nhà cho B. A đã làm xong thủ tục sang tên trước bạ nhà cho B, nhưngchưa giao nhà thì không may sét làm hỏng nhà, trong trường hợp này dù B chưa nhậnnhà, nhưng về pháp lý B đã là chủ sở hữu căn nhà đó, do đó B phải chịu rủi ro.Ví dụ 2: A bán cho B con lợn giống, B đã trả tiền cho A nhưng chưa nhận lợn của A,con lợn tự nhiên bị chết. Trong trường hợp này không cần xem A có lỗi hay không có lỗi,vì dù A đã nhận đủ tiền, nhưng chưa giao lợn cho B thì quyền sở hữu về con lợn đó vẫnchưa phát sinh đối với B, A vẫn là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro. Nếu A không cócon lợn khác trả cho B hoặc có con lợn khác nhưng không được B đồng ý thì A phải trảlại tiền cho B.b] Được chuyển quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền:Quyền sở hữu có thể được xác lập qua những bản án, quyết định của Tòa Án hoặctheo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.Ví dụ: Công nhận quyền sở hữu của cá nhân khi chia tài sản chung hợp nhất của vợchồng sau khi ly hôn hay các quyết định hóa giá nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, hay bất kỳ một tranh chấp nào cần đến sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định…3] Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:Trước hết ta cần hiểu, thế nào là hoa lợi, lợi tức.Hoa lợi là sản vật tự nhiên do tài sản sinh ra. [ Ví dụ: Bí, ngô, khoai , sắn, … là hoa lợiđược thu từ cây trồng, trứng do gia cẩm đẻ ra…].Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận[lãi, lời] thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiếtkiệm tai ngân hàng. Trong các trường hợp khác nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau,trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳhạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức cóthể gọi là lợi nhuận, lời...Hay ta có thể tìm được một đinh nghĩa chung nhất tại Điều 175 BLDS – 2005 : “Lợitức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”.Theo điều 235 BLDS – 2005 : “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữuđối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc quy định theo pháp luật , kể từ thời điểm thuđược hoa lợi, lợi tức đó” .19 Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:“Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi , lợi tức sinh ra từ tài sản gốc tính từthởi điểm thu được hoa lợi, lợi tức nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các chủthể không có thỏa thuận khác. Thời điểm thu hoa lợi được tính là thời điểm hoa lợi táchkhỏi tài sản gốc, trở thành tài sản độc lập. Trường hợp này phải phân biệt hoa lợi với bộphận của tài sản [ ví dụ, quả cam trên cây cam vẫn là bộ phận của cậy cam, khi cắt quảcam ra khỏi cây cam thì trở thành hoa lợi]”4Ví dụ: Ông A là cổ đông của công ty Ông B. Cuối năm ông A được thanh toán 10triệu đồng cổ tức . Vậy 10 triệu đồng này là thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”4] Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;a] Tạo thành vật mới do sáp nhập:Trước hết ta cần hiểu: Thế nào là sáp nhập ? Sáp nhập là việc gắn một vật vào một vậtkhác tạo thành một vật mới có thể chia được hoặc không chia được. Tài sản sáp nhập cóthể là động sản hoặc bất động sản.Trong khoản 1 Điều 236 BLDS – 2005 quy định :“Trong trường hợp tài sản có nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhautạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chínhhoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sởhữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thànhthuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm mới được tạo thành; chủ sở hữu mới phảithanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa thuậnkhác.- Trường hợp sáp nhập bất động sản:• Trường hợp sáp nhập bất động sản với bất động sản:Vật chính ở đây là đất, hay nói đúng hơn là quyền sử dụng đất. Các bất động sản hữuhình nếu không là đất, thì đều là những tài sản gắn liền với đất và đều là những vật phụcvụ cho việc khai thác công dụng của đất. Với đặc điểm đó, các tài sản gắn liền với đấtphải được coi là vật phụ so với đất.Ví dụ: Anh A và Anh B là 2 anh em ruột có 2 miếng đất cạnh nhau và thuộc quyền sởhữu riêng của mỗi người. Do 2 miếng đất quá nhỏ nên 2 anh em quyết định gộp 2 mảnhđất lại để xây nhà cho bố mẹ ở. Như vậy, căn nhà được xây trên 2 mảnh đất đó thuộcquyền sở hữu chung của anh A và anh B.• Trường hợp sáp nhập bất động sản với động sản:Ví dụ: Cánh cổng được lắp ghép vào ngôi nhà hay gắn cố định một bức tượng cổ vàotường của ngôi nhà.4 Bình luận khoa học bộ luật dân sự _ TS. Nguyễn Minh Tuấn.20 Sáp nhập bất động sản cũng có thể xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp di chuyển tựnhiên của vật nuôi dưới nước nhưng có khi sự sáp nhập là rõ ràng về mặt tự nhiên nhưnglại không được coi là sáp nhập về mặt pháp lý trong luật Việt Nam [ví dụ như sự bồi đắpcủa phù sa...]. Sự sáp nhập cũng có thể xảy ra một cách nhân tạo.Ví dụ : Một đàn cá tự nhiên [chưa thuộc sự sở hữu của ai ] di chuyển đến ao hồ nhàông C và sinh sống tại đó. Như vậy, đàn cá đó thuộc quyền sở hữu của ông C.Trong trường hợp sáp nhập bất động sản, tài sản sau khi sáp nhập luôn là bất độngsản.Trường hợp sáp nhập động sản:Do đối tượng ở trường hợp này là động sản nên vật chính ở đây không còn cụ thể làđất hay quyền sử dụng đất nữa, mà ta tìm đến khái niệm rộng hơn : Điều 176 – BLDS2005 : “Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng.” Và “vật phụlà vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, nhưng có thể táchrời vật chính”Ví dụ : Trong lúc đóng tủ sach, anh A làm rơi mất đinh nên dùng đinh của anh B đểđóng tủ sách. Như vậy anh A có quyền sở hữu toàn bộ chiếc tủ sách đó và phải có nghĩavụ thanh toán chi phí của chiếc đinh đó cho anh B.Trong trường hợp này, tài sản sau khi sáp nhập có thể là động sản hoặc bất động sản.-Trong trường hợp người sáp nhập tài sản không ngay tình :• Theo khoản 2 – Điều 236 – BLDS – 2005:“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản củamình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng khôngđược sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sap nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập cómột trong các quyền sau đây:a.Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sápnhập giá trị tài sản đó.b.Yêu cầu người sáp nhập tài sản thaưnh toán giá trị phần tài sản của mình và bồithường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.”Như vậy, đối với trường hợp một người sáp nhập tài sản là động sản của ngườikhác vào tài sản là động sản của mình một cách không ngay tình thì người có tài sản bịsáp nhập có 2 lựa chọn, hoặc trở thàn chủ sở hữu tài sản mới và thanh toán cho chủ sởhữu kia phần giá trị tài sản của họ. Hai là không nhận tài sản mới và yêu cầu người chủsở hữu kia thanh toán giá trị tài sản của mình.Tình huống: Ông A lắp đường ống nước ra sân sau để tưới cây, sau khi lắp xongống nước thì ông A phát hiện vòi nước bị lỗi, nhìn thấy bên sân nhà ông B có cái vòinước không sử dụng vứt ở góc, ông A sang hỏi xin nhưng không có ai trả lời. Đang vộiông A bèn lấy luôn vòi nước bên nhà ông B về lắp thử vào của mình thì dùng được.Trong trường hợp này, nếu ông B phát hiện ra ông A lấy vòi nước của mình về mà khônghỏi trước, với việc vòi nước và đường ống nước không thể phân biệt vật chính vật phụ thìdựa vào khoản 2 điều 236 BLDS 2005, ông B có quyền một là yêu cầu ông A thanh toán-21 phần giá trị vòi nước cho mình và bồi thường thiệt hại, hai là ông B có quyền lấy lại toànbộ tài sản mới và thanh toán giá trị vòi nước cho ông ATheo khoản 3 – Điều 236 – BLDS – 2005:“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bấtđộng sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đo không phải là của mình vàcũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bịsáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản cuamình và bồi thương thiệt hại.”Ví dụ: Anh A lấy thóc của anh B trồng trên mảnh ruộng nhà mình. Anh A phảithanh toán tiền thóc và bồi thường thiệt hại cho anh B•b] Tạo thành vật mới do trộn lẫn:Trộn lẫn là trường hợp hai hay nhiều tài sản trộn vào nhau trở thành tài sản mới –một khối tài sản không thể phân chia được.Theo điều 237 – BLDS – 2005, ta có được nguyên tắc xác lập quyền sở hữu trongtrường hợp trộn lẫn như sau:- Khi các tài sản được trộn lẫn tạo thành vật mới không thể chia được thì vậtmới đó là tài sản chung của các chủ sở hữu , trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác.- Trong trường hợp một người trộn lẫn tài sản của người khấc vào tài sản củamình mà không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu của tài sản bịtrộn lẫn thì có thể giải quyết bằng các cách:“ a] Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanhtoán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đób]Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản củamình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới”c] Tạo thành vật mới do chế biến:Chế biến là một quá trình sử dụng một số tài sản làm nguyên vật liệu để tạo ra mộttài sản mới có tính năng, đặc điểm, công dụng hoàn toàn khác biệt so với nguyên liệu banđầu. Vật chế biến lẫn là động sản.Thường có sự can thiệp của quy trình công nghệ khoa học, có các phản ứng nhằmbiến những nguyên liệu ban đầu thành những tài sản mới phục vụ cho nhu cầu conngười .Theo điều 238 – BLDS – 2005:1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũnglà chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.2. Người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu cua người khác để chế biến mà ngaytình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trịnguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.Qua đó ta có thể rút ra được cách xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chế biến:22 --Chủ sở hữu của nguyên vật liệu tạo ra vật là chủ sở hữu của vật chế biếnđó. Có thể là một chủ sở hữu mà cũng có thể là nhiều chủ sở hữu[ Nếunguyên vật liệu thuộc sự sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu ] .Trong trường hợp chế biến mà người chế biến ngay tình [ tức là không biếtvà không thể biết chủ sở hữu thực sự của nguyên vật liệu chế biến là ai] thìngười chế biến sẽ là chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp không ngay tìnhthì theo khoản 3 – Điều 238 :“Trong trường hợp người chế biến khôngngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới;nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủsở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành , tương ứng với giá trịnguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biếnkhông ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.”Một ví dụ của trường hợp chỉ một người chủ sở hữu nguyên vật liệu chếbiến:Ông A trộm gỗ của ông B để đóng bàn thì ông B có quyền yêu cầu giao lạichiếc bàn đó.• Một ví dụ phân biệt chế biến với trộn lẫn: nếu trộn lẫn xi măng, cát, sỏi thìtạo được vật mới gọi là vật trộn lẫn. Còn nếu hỗn hợp trộn lẫn này thêmnước tạo thành khối bê tông sẽ là vật mới do chế biến.•Ta có bảng so sánh.Đối tượngĐặc điểm của tàisản mớiSáp nhậpTrộn lẫnChế biếnĐộng sản hoặc Bấtđộng sảnĐộng sảnĐộng sản_ Có thể là bất độngsản hoặc động sản._ Tài sản sau khisáp nhập có mốiquan hệ gắn bó vớinhau, nhưng khôngcó sự pha trộn vềtính chất của mỗi tàisản. Tài sản mớiđược tạo thành cóthể là vật chia đượchoặc không chiađược._ Là động sản._ Là một khối hỗnhợp tài sản._Được hình thànhmà không xuất hiệngiá trị thặng dư haynói cách khác khốitài sản mới có giá trịkhông cao hơn sovới tài sản ban đầu_ Không thể phânchia được_ Là động sản ._ Là một tài sản mớikhác biệt hoàn toànvới tài sản ban đầu._ Cần một quá trìnhđể tạo ra sản phẩmhay nói cách khác làgiá trị nó mang lạicó thể cao hơn rấtnhiều nguyên liệuban đầu của nó._ Không thể phânchia được.23 5] Được thừa kế tài sản:Thừa kế được quy định trong phần thứ tư của BLDS – 2005 : Từ điều 631 đến điều687.Thừa kế là việc cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản từ một cá nhân khác bịchết.Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế hợp pháp tức phải tuân thủ và khôngtrái với những quy phạm đã được quy định trong bộ luật này. Người thừa kế có thể đượchưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế xác lập quyềnsở hữu đối với di sản kể từ thời điểm nhận. Đối với trường hợp phải đăng ký quyền sởhữu thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế tại thời điểm đăng ký.6] Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vậtbị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôidưới nước di chuyển tự nhiêna] Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sởhữu:Theo điều 239 – BLDS – 2005:“Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã pháthiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật;nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước”Như vậy, để khẳng định tài sản là vật vô chủ thì phải xác định được việc từ bỏ quyềnsở hữu tài sản của chủ sở hữu. Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏlại tài sản phải là cố ý. Nếu chủ sở hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xácđịnh là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Việc xác lập quyền sở hữu cho người nhặtđược tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Dânsự.Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu và không có căn cứ để xác định việcchủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu thì tài sản được coi là "vật không xác định được chủ sởhữu". Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong trường hợp này được thực hiệntheo quy định tại Khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự.b] Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìmthấy:Vật bị chôn giấu là những vật được tìm thấy trong lòng đất. Vật chìm đắm lànhững vật được tìm thấy nằm sâu dưới đáy sông, ao , hồ biển. Vật bị chôn giấu, bị chìmđắm có thể là vật vô chủ [Ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chônxuống đất hoặc ném xuống sông] hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu [Ví dụ:phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu,không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa]. Hay ta có thể nói vậtbị chôn giấu do 2 nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan [ ý chí của con người] , nguyênnhân khách quan [ như động đất, lũ lụt…]. Những vật bị chôn giấu, chìm đắm lâu năm[ hàng trăm, nghìn năm] sẽ trở thành di tích lịch sử văn hóa.24 Việc xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện ra vật bị chôn giấu, bị chìm đắmđược thưc hiện theo quy định tại điều 240 Bộ luật Dân sự.Sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác địnhnhư sau:- Nếu vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấyvật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;- Nếu vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mườitháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vậttìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì ngườitìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phầngiá trị còn lại thuộc Nhà nước.Ví dụ: Ông A phát hiện ra một vật bị chôn giấu có trị hơn 40 tháng lương tối thiểu ,sau khi đã trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản. Phần giá trị còn lại bằng 40 tháng lương tốithiểu sẽ được xác định như sau: Ông A hưởng giá trị 10 tháng lương tối thiểu, phần giá trịbằng 30 tháng lương tối thiểu còn lại chia đôi Nhà nước một nửa, ông A hưởng một nửa. Tuy nhiên trong một số trường hợp khó có thể phân biệt giữa vật bị chôn giấu, bịchìm đắm với vật vô chủ. Ví dụ: Một người trên tàu rơi một chiếc vòng cổ xuốngbiển thì chiếc vòng cổ ấy là vật vô chủ, vật bị đánh rơi hay vật bị chìm đắm ??Không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi được những khái niệm ấy màcách xử lý từng trường hợp lại khác nhau, vậy làm sao để có thể phân biệt cho phùhợp.c] Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên:Vật bị đánh rơi, bỏ quên là những vật mà chủ sở hữu vô ý đánh rơi nơi công cộnghoặc bỏ quên ở chỗ của người khác [ hay nói cách khác, đây là việc ngoài mong đợi và ýchí của chủ sở hữu]Người tìm thấy vật bị đánh rơi, bỏ quên có nghĩa vụ :- Thông báo hoặc trả lại vật cho chủ sở hữu, nếu trên vật bị đánh rơi có ghi thông tinvề chủ sở hữu.- Nếu trên vật bị đánh rơi, bỏ quên không ghi thông tin về chủ sở hữu thì người nhặtđược phải có nghĩa vụ thông báo, giao nộp cho chính quyền địa phương hoặc côngan cơ sở gần nhất để thông báo công khai tìm chủ sở hữu.Tương tự như đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm, nếu vật bị đánh rơi bị bỏ quêncó giá trị thấp hơn 10 tháng lương tối thiểu, sau 1 năm nếu không tìm thấy chủ sởhữ, vật thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật có giá trị vượt quá 10 thánglương tối thiểu thì sau khi trừ đi chi phí bảo quản, thì người tìm thấy được hưởnggiá trị 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu,phần còn lại thuộc về Nhà nước.25 Nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử, văn hóa thì quyền sở hữu được xáclập cho Nhà nước, người nhạt được sẽ được thưởng một khoản tiền thưởng theoquy định của pháp luật và được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc bảo quản tàisản [ nếu có].Một trường hợp xác lập quyền sở hữu trong thực tiễn: Chắc hẳn các bạn hay đọctin tức thời sự sẽ biết đến vụ vợ chồng buôn bán ve chai phát hiện được 5 triệu yên trongkhi tháo dỡ chiếc thùng loa mua được.Thì trước hết, vợ chồng buôn bán ve chai phải cótrách nhiệm thông báo và giao nộp số tiền cho công an . Và theo nhóm, trong trường hợpnày áp dụng quy định tại khoản 2 điều 239 BLDS là phù hợp. Bởi lẽ, điều 239 là quyđịnh chung, còn điều 241 [ xác lập quyền sở hữu với vật đánh rơi, bỏ quên] là quy địnhriêng. Nếu quy định riêng không thỏa mãn các điều kiện khi áp dụng thì quay về áp dụngquy định chung. Pháp luật bảo vệ sở hữu của người chủ sở hữu đồng thời bảo vệ quyềnsở hữu đươc xác lập của người phát hiện. Trường hợp người ve chai tìm thấy số tiền trênthì áp dụng khoản 2 điều 239 BLDS là ổn hơn. Áp dụng như vậy, thời gian kể từ khithông báo là một năm, đủ để người chủ sở hữu thật sự nhận lại. Nếu không thì người muave chai có thể hưởng toàn bộ số tiền trên cũng là hợp lý, hợp tình.d] Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạcĐối với tài sản là gia súc, gia cầm bị thất lạc: Có thể nói gia súc gia cầm vốn có vàitrò quan trọng đối với các gia đình thuần nông Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sảnxuất kinh tế đối với các hộ gia đình. Do tập quán nhiều vùng có thói quen thả rông giasúc, gia cầm để tiện cho việc chăn nuôi nên dễ xảy ra trường hợp thất lạc.-Khi 1 người tìm thấy gia súc gia cầm thất lạc, được xác lập quyền sở hữu đối vớichúng dựa trên các yêu cầu sau:•Thứ nhất, sau khi đã thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thểlà UBND xã phường, thị trấn, để chính quyền có biện pháp tìm kiếm côngkhai, đối với gia súc, còn với gia cầm, người tìm thấy chỉ cần lien tục côngkhai tìm kiếm chủ sở hữu•Thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với gia súc là 6 tháng, gia súc thả rônglà 1 năm, gia cầm là 1 tháng, nhưng phải lien tục công khai tìm kiếm-Nếu chủ sở hữu đến nhận lại thì người tìm thấy gia súc, gia cầm thất lạc cóquyền: yêu cầu chủ sở hữu thanh toán chi phí chăm sóc trong suốt thời gian giasúc, gia cầm thất lạc, yêu cầu được thưởng 1 nửa số hoa lợi, 1 nửa số con củagia súc, gia cầm thất lạc trong thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, nếu người tìmthấy gia súc, gia cầm làm chết chúng, phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữuVí dụ: Bà A tìm được 1 con vịt bị thất lạc ngoài ruộng, trong suốt 20 ngày tìm kiếmchủ sở hữu, bà A thu về được 10 quả trứng vịt và ấp được 4 con vịt con. Tuy nhiên convịt mắc phải dịch cúm gia cầm từ đàn vịt của bà A. Đến ngày thứ 21,bà B, chủ sở hữu của26 con vịt biết tin bà A tìm được con vịt của mình đến nhận lại thì con vịt chết, Mặc dù cócông chăm sóc con vịt nhưng bà A chỉ được nhận lại 1 nửa số hoa lợi là 5 quả trứng và 2con vịt con, vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bà B.e] Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước di chuyển:Vật nuôi dưới nước là các động vật được nuôi trong môi trường nưới [ như: cá,tôm, cua…]Theo điều 244 – BLDS – 2005:“ Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của ngườikhác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao , hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dướinước có dấu hiệu riêng biệt để xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì ngườicó ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau mộttháng , kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dướinước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó”Qua quy định trên, ta có thể dễ dàng xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi di chuyểntrong nước.7] Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, côngkhai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này:Điều 247 – BLDS 2005 quy định:1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưngngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, bamươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thờiđiểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứpháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là baolâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó”Quay về khái niệm “thời hiệu”. Theo điều 154 – BLDS 2005: “Thời hiệu là thờihạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dânsự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầugiải quyết việc dân sự” . Đó là một khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểmkết thúc.Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được áp dụng cho hai chủ thể là người chiếmhữu và người được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Tàisản ở đây thường là những vật thuộc quyền sở hữu của người khác, không biết rõ nguồngốc.Người chiếm hữu, người được hưởng hoa lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu khi thỏa mãn nhưng điều kiện sau:1. Người chiếm hữu phải năm giữ, quản lý tài sản theo cung cách của chủ sở hữuđối với tài sản đó một cách công khai, minh bạch không giấu diếm.2. Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.27 Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu mà người chiếm hữu không và cũng khôngthể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.Ví dụ: Ông A mua chiếc điện thoại của Ông B mà không hề biết chiếc điệnthoại đó không thuộc sở hữu của ông B chỉ biết là ông B đã chiếm hữu nótrong một thời gian dài trước khi bán cho ông A.3. Tài sản chiếm hữu không thuộc hình thức sở hữu của Nhà nước.Ví dụ :đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước…]4. Thời gian chiếm hữu phải liên tục trong vòng 10 năm đối với động sản và 30năm đối với bất động sản.Theo điều 190 – BLDS – 2005 có giải thích rõ về khái niệm chiếm hữu liên tục: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian màkhông có tranh chấp về tái sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản đượcgiao cho người khác chiếm hữu”Thời điểm bắt đầu thời hạn được quy định tại điều 247 – BLDS 2005 đó là thờiđiểm bắt đầu chiếm hữu. Ý NGHĨA XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:Các căn cứ xác lập quyền sở hữu và các quan hệ pháp luật dân sự có mối quan hệ phụthuộc, chi phối lẫn nhau. Giao dịch dân sự là một trong những căn cứ phổ biến để xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản thông qua thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, trongkhi đó, muốn tham gia giao dịch dân sự thì chính các chủ thể đó phải có tài sản, và tài sảnđó phải được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định. Vì vậy, việc qui địnhđầy đủ và chi tiết các căn cứ xác lập quyền sở hữu là hết sức cần thiết để xác định quyềnsở hữu tài sản của công dân cũng như các chủ thể khác. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu đòihỏi khách quan trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử.Tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ chính trị khác nhau mà các căn cứ làm phátsinh quyền sở hữu trong các chế độ đó cũng được qui định khác nhau. Các căn cứ nàyphản ánh bản chất và xu thế phát triển của mỗi chế độ xã hội. Nội dung các căn cứ có baoquát hay hạn hẹp, cụ thể hay khái lược đều thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị vàphù hợp với thực tế của xã hội ở thời điểm nhất định. [5]2.Chấm dứt quyền sở hữuChấm dứt quyền sở hữu là gì ? Theo cách hiểu thông thường , ta có định nghĩa :Chấm dứt quyền sở hữu là việc thôi hẳn sự chiếm hữu, khai thác, sử dụng và hưởng thụcủa một của cải vật chất nào đó. Còn theo từ điển Luật học : “Chấm dứt quyền sở hữu” làkết thúc quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản nhất định tức khi có sự kiện pháp lý làcăn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản khôngcòn nữa.5 “Quyền sở hữu và quyền năng” – TS Trần Thị Huệ28

Video liên quan

Chủ Đề