Ve sầu sinh sản như thế nào

Loài ve sầu chỉ thường xuất hiện vào mùa hè ở những cây xanh, thế còn các mùa khác thì chúng ở đâu?

* Loài ve sầu chỉ thường xuất hiện vào mùa hè ở những cây xanh, thế còn các mùa khác thì chúng ở đâu?

Hoàng Tuấn Minh, Phú Mỹ, Bình Định

Ve sầu là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè.

Ve sầu sinh sản như thế nào

Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh.

Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống.

Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất.

Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm.

Những vòng đời dài như thế là một sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như loài ong bắp cầy ăn ve và bọ ngựa, bởi vì các loài ăn thịt này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve. 

Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm (1 ft) đến 2,5 m (khoảng 8½ ft). Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Vỏ xác ve sẽ vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây. 

* Vì sao lại bị hói tóc và hói tóc là hiện tượng của bệnh gì, thưa Giáo sư? Có loại dược phẩm hay thảo dược nào có thể giúp người hói tóc mọc được tóc không?

Nguyễn Ngọc Kiên, Yên Hưng, Quảng Ninh

Hói đầu có hai dạng là rụng tóc kiểu nam giới và rụng tóc từng phần, do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân ở dạng thông thường nam giới có liên quan đến adrogen, có trường hợp hói bẩm sinh, có liên quan đến bệnh toàn thân, do stress, do bệnh ngoài da, do duy dinh dưỡng, hoặc bệnh nhân dùng một số thuốc có thể làm rụng tóc, ví dụ các thuốc chống ung thư, heparin, verapamil…

Rụng tóc kiểu nam giới: Rụng tóc ở phần trên trán, thường rõ theo tuổi, cũng có tình trạng tương tự ở những phụ nữ có nồng độ androgen trong máu cao.

Rụng tóc từng vùng: Là bệnh tự nhiên, tóc chỉ rụng ở một chỗ xác định, kích thước vùng rụng thay đổi, có thể nhỏ (1 cm2) cho đến cả đầu (hói hoàn toàn) và toàn thân (rụng hết lông tóc).

Rụng tóc kiểu nam giới: Dùng minoxidil bôi ngoài, nhưng cũng không được như ý.

Rụng tóc từng vùng: Nếu có một vùng rụng lông tóc nhỏ, không cần phải điều trị. Nếu sự rụng tóc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thì cần điều trị như dùng corticosteroid tiêm tại chỗ, quang hoá học dùng tia tử ngoại A kèm theo hoặc prosalen dùng toàn thân.

Hiện Trung Quốc tuyên truyền nhiều về thuốc mọc tóc 101. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm ban đầu của Cơ quan Kiểm soát thực phẩm và thuốc (SFDA) cho thấy, một vài sản phẩm thuốc mọc tóc do Cty TNHH Zhangguang 101 sản xuất để bán sang Singapore và Hong Kong có chứa Minoxidil, một thành phần của thuốc có tác dụng chống tăng huyết áp.

Theo các nghiên cứu lâm sàng, loại thuốc này dùng để kích thích mọc tóc và làm chậm quá trình rụng tóc. Mặt khác, thuốc gây ra các phản ứng phụ như ngứa, chuyển màu tóc sang màu đỏ và gây rát da.

Đặc biệt Minoxidil là thành phần bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Thông báo của SFDA cho biết, Zhangguang 101 gặp các vấn đề khác như: Chưa hoàn thành thủ tục đăng ký sản xuất và thủ tục liên quan đến thử nghiệm...  

Trong thế giới côn trùng, ve sầu được coi là loài có tuổi thọ cao. Thông thường, ve sầu có vòng đời từ 3 đến 5 năm, một số khác có vòng đời dài hơn. Ve sầu định kỳ Magicicada là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất, lên tới 17 năm. Giai đoạn ấu trùng chiếm phần lớn vòng đời và trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng trong suốt 17 năm dưới lòng đất.

Với chu kỳ sống khác thường đó, chúng sẽ chui lên mặt đất để thực hiện quá trình lột xác cuối cùng để trở thành ve trưởng thành vào khoảng tháng 4 – 5. Sau đó, chúng gặp nhau, kết đôi và cho ra đời những thế hệ tương lai. Mùa giao phối của ve sầu thường kéo dài 15 – 20 ngày, khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ duy trì nòi giống, chúng sẽ chết.

Ve sầu sinh sản như thế nào


Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng, thời gian sinh trưởng dưới lòng đất của ve sầu là các số nguyên tố 3, 5, 13 và 17. Sự thích ứng với cuộc sống dài đằng đẵng trong lòng đất giúp chúng tránh được các mối nguy hiểm từ ong bắp cày, bọ ngựa hoặc chính các con ve khác.

Như bạn đã biết, khi mùa hè đến, ve sầu sẽ bất chấp mọi nguy hiểm để tìm bạn tình trong khoảng thời gian vô cùng eo hẹp. Có lẽ, lời lý giải cho tất cả những hành vi kỳ lạ đều nhằm mục đích thu hút những con cái. Đánh đổi cuộc sống trong lòng đất an toàn bằng những ngày ngắn ngủi trên mặt đất để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản – đó là nhiệm vụ quan trọng nhất và là mục đích duy nhất của ve sầu.

Ve sầu có khả năng khuếch đại âm thanh lớn bởi có bụng của chúng có cấu tao rỗng. Chỉ cần lắc mình, dùng cách tạo nhịp cho bài hát độc đáo của chúng. Các loài ve khác nhau tạo ra âm thành khác nhau với cường độ và độ cao khác nhau để thu hút bạn tình.

Sau khi giao phối, ve sầu cái sẽ đào những rành nhỏ trên vỏ cây rồi đẻ trứng vào đó. Chúng có thể đào đi đà lại những rãnh tương tự cho tới khi đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống đất, tiếp tục đào những đường hầm dưới lòng đất để trú ngụ. Độ sâu của các đường hầm này từ 30 cm cho tới 2.5 m. Chúng hút nhựa cây và các chất dinh dưỡng khác trong đất để sinh trưởng và phát triển.

Một con ve sầu sẽ trải qua 5 lần lột xác trong đời, 4 lần trong lòng đất và 1 lần trên mặt đất. Sau khi hoàn thành 4 lần lột xác đầu tiên, nó sẽ chui lên mặt đất, hoàn thành lần lột xác thứ 5 và phát triển thành con trưởng thành.

Nói chung, ve sầu thường chui lên khỏi mặt đất sau trận mưa vào mùa hè, lúc này đất tương đối ẩm và tơi xốp, thích hợp cho việc xông đất. Ngay khi con trưởng thành trở lại mặt đất, chúng bắt đầu kế hoạch sinh sản của chính mình, bởi vì không còn nhiều thời gian nữa.

Ve sầu sinh sản như thế nào


Tại sao ve sầu lại có sự sắp đặt cuộc đời vô lý như vậy?


Rõ ràng, điều này chỉ là phi lý từ quan điểm của con người, nhưng đối với một con ve sầu, đây có thể là kế hoạch sinh tồn tốt nhất mà nó đã tìm ra và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng chứng là chúng đã và đang sinh trường và phát triển theo cách này qua hàng tỷ năm tiến hóa.

Đây là loài côn trùng phải trải qua 5 lần lột xác, có thể thấy trước khi biến thái chúng rất yếu và dễ tổn thương. Nếu lúc lựa chọn cuộc sống trên mặt đất thì quá nguy hiểm, chúng có thể bị ăn thịt trước khi trưởng thành.

Không chỉ các loài động vật khác muốn ăn ve sầu mà con người chúng ta cũng luôn muốn tìm bắt loài côn trùng thơm ngon này.

Cuộc sống dưới lòng đất có đủ thức ăn, ít thiên địch, an toàn hơn trên mặt đất, giúp chúng sống sót qua mùa đông lạnh giá hay những ngày hè nóng bức.


Sự sống bị kiểm soát bởi nấm ký sinh


Môi trường sinh sống của ve sầu rất đặc biệt, chúng sử dụng lối sống đặc biệt đó để bí mật thực hiện kế hoạch sinh sản của chúng.

Có một loại nấm ký sinh đã lây nhiễm ve sầu trước khi chúng được chui lên mặt đất.
Ve sầu bị nhiễm bệnh sẽ không biểu hiện bệnh trong suốt thời gian sống trong lòng đất. Chỉ một tuần sau lần lột xác cuối cùng, phần bụng của nó sẽ bị ăn mòn và rụng đi, thay vào đó là lớp bào tử màu vàng của nấm, ngụy trang thành bụng.

Lúc này, ve sầu chưa chết, vẫn đang bay lượn với chiếc “bụng giả” không thuộc về mình, tìm bạn tình để hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.

Ve sầu chỉ có một mục đích duy nhất, đó là sinh sản, và nấm chỉ có một mục đích, lây lan qua quá trình sinh sản của ve sầu.

Dưới sự kiểm soát của nấm, ve sầu trở nên bất thường. Ve sầu đực thậm chí sẽ hoạt động vượt quá giới hạn, tìm mọi cách để thu hút những con ve sầu cái, thậm chí là cả với ve sầu đực. Ngay cả khi không có bụng, việc sinh sản sẽ không dừng lại, và để thực hiện mục đích duy nhất là lây lan mầm bệnh.


Cuộc sống vô cùng khắc nghiệt


Dường như cuộc đời của loài ve sầu rất khắc nghiệt, mới nhìn thấy thế giới này được vài ngày đã phải đối mặt với cái chết. Và trong lần sung sướng duy nhất này lại bị nấm ký sinh kiểm soát khiến nó trở nên vô cùng khốn khổ.

Nhưng dù sao thì đây cũng là một cách sinh tồn của riêng chúng và đã trải qua rất nhiều thế hệ trong hệ sinh thái tự nhiên.

Thiên nhiên đòi hỏi sự cộng sinh của các sinh vật khác nhau để phát triển ổn định. Ve sầu là một trong những mắt xích, nấm và người cũng là một mắt xích, mắt xích này kết nối với mắt xích khác tạo thành một chuỗi thức ăn.

Source:Wiki Cabinet