Vacxin mũi 5 bệnh là thuốc gì mua ở đâu năm 2024

TTO - Theo các chuyên gia về y tế, việc tiêm vắc xin mũi 5 phòng COVID-19 phụ thuộc vào biến chủng, nguy cơ lây lan tiềm ẩn của dịch COVID-19. Thời điểm hiện nay có cần tiêm mũi 5 và nếu có thì ai cần?

Vacxin mũi 5 bệnh là thuốc gì mua ở đâu năm 2024

Người dân TP.HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trạm y tế phường - Ảnh: THU HIẾN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thạc sĩ Đỗ Cao Vân Anh - phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho biết việc nên tiêm vắc xin mũi 5 hay không phụ thuộc mức độ tiềm ẩn của dịch, biến chủng của vi rút COVID-19.

Tại Việt Nam hiện nay dịch COVID-19 đã giảm về mức thấp, mỗi ngày chỉ vài trăm ca mắc mới, biến chủng Omicron chiếm chủ yếu, biến chủng Delta rải rác, do vậy chúng ta nên khuyến cáo tiêm mũi 4 cho những người có yếu tố nguy cơ, người già, có bệnh nền.

"Việc tiêm vắc xin mũi 5 phụ thuộc vào biến chủng nguy cơ xảy ra dịch nhiều hay ít thì chúng ta mới quyết định được chiến lược chủng ngừa ra sao, vắc xin phòng COVID-19 luôn thay đổi", thạc sĩ Vân Anh cho biết.

Theo bà Vân Anh, hiện tại Trung Quốc đang bùng dịch COVID-19, nguồn lây gần Việt Nam do giao lưu đi lại giữa hai nước, vì vậy phải chú ý các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ vắc xin tại Việt Nam cao, các vắc xin COVID-19 được sử dụng là vắc xin thế hệ mới, do vậy khả năng đáp ứng miễn dịch cao.

Bà Vân Anh cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại những khu vực có dịch COVID-19 đang xảy ra, đeo khẩu trang ở những nơi đông người.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM - cho biết hiện nay không cần thống kê số ca nhiễm COVID-19 vì thực sự không cần thiết. Những trường hợp mắc COVID-19 đa số đều rất nhẹ, khi tiêm ba mũi đã có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể. Nếu tiêm mũi 5 phải có loại vắc xin chuyên dành cho biến chủng Omicron.

Theo báo cáo Bộ Y tế, hiện nay tại Việt Nam đang tiến hành bảy nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19.

Dù chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin, nhưng Bộ Y tế cho hay có thể dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới. Hiệu quả của vắc xin sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong đạt 86% (ở tháng thứ nhất sau tiêm).

Sau tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong từ 9-28%.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

  • Đã tiêm viêm gan B có cần tiêm 6 trong 1
  • Bị co giật sau khi tiêm vắc - xin 5 trong 1 có bất thường hay không?
  • Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Tiêm vaccine nhằm tăng cường sức đề kháng cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm một cách toàn diện. Ảnh: VGP/HM

Ngay sau kỳ nghỉ Tết dương lịch 2024, một số địa phương đã triển khai tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ trong độ tuổi tiêm và những trẻ tiêm bù, tiêm bổ sung. Số vaccine này do Chính phủ Australia viện trợ.

Vaccine 5 trong 1 phòng các bệnh gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Vaccine này được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, miễn phí cho trẻ em.

Trước đó, vaccine này bị thiếu trên phạm vi cả nước từ tháng 3/2023. Tháng 8/2023 và thời điểm hiện nay, vaccine này được bổ sung và triển khai tiêm cho trẻ tại các tỉnh, thành từ nguồn viện trợ.

Tuy nhiên, số vaccine sẽ được ưu tiên sử dụng tiêm mũi 1 cho trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi, sau đó có thể sử dụng tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vaccine này.

Để triển khai tiêm cho trẻ, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các địa phương đã chủ động rà soát, lên danh sách và thông báo tới các gia đình có trẻ trong độ tuổi đến tiêm chủng.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế, trung bình mỗi tháng, công suất tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng mở rộng ở nước ta có thể thực hiện tiêm được khoảng 200.000 liều, do đó với số vaccine 5 trong 1 do Chính phủ Austraila tài trợ (490.600 liều), dự kiến sẽ tiêm trong khoảng 2,5 tháng.

Sau thời gian này, nhiều người dân có con trong độ tuổi tiêm vaccine 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng băn khoăn và lo lắng liệu có tiếp tục thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian tới không?

Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, để ổn định nguồn cung vaccine 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước, Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để mua sắm, đấu thầu 2,8 triệu liều vaccine này.

Dự kiến, số vaccine này sẽ tiếp nhận trong tháng 3-4/2024 và đáp ứng đủ 100% nhu cầu tiêm cho trẻ, ít nhất trong 6 tháng của năm 2024. Viện sẽ tiếp tục mua sắm đấu thầu rộng rãi, đáp ứng nhu cầu vaccine tiêm chủng mở rộng tại các tỉnh, thành.

"Theo quy định, từ thời điểm đặt hàng đến khi hoàn tất cả thủ tục và có được vaccine phải mất từ 3-5 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi đang gấp rút hoàn thành các quy trình. Dự kiến, tháng 3-4 tới có thể cung cấp lô vaccine đầu tiên. Số vaccine này đủ tiêm cho toàn bộ trẻ thiếu mũi năm 2023 và trẻ sinh 6 tháng đầu năm 2024", PGS Dương Thị Hồng cho biết.

Hiện nay, ngoài vaccine 5 trong 1, còn có 9 vaccine khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã bắt đầu được phân bổ, chuyển đến các viện, viện Pasteur, viện dịch tễ, khu vực bằng đường bộ và đường hàng không. Dự kiến, trong vòng 1 tuần nữa, vaccine sẽ "bao phủ" đến các tỉnh, thành để tiêm miễn phí cho trẻ.

9 vaccine này gồm: vaccine phòng lao (BCG), vaccine viêm gan B, vaccine bại liệt uống (OPV), vaccine sởi, vaccine phối hợp sởi-rubella, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT), vaccine uốn ván và vaccine phối hợp uốn ván – bạch hầu (Td).

Các vaccine này sẽ triển khai tiêm bù mũi cho trẻ em chưa được tiêm trong năm 2023 và trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024.

Riêng vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp - vaccine mới trong Chương trình tiêm chủng mở rộng dự kiến được triển khai từ quý 2 năm nay.

Bộ trưởng Y tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về đảm bảo nguồn vaccine

Để bảo đảm kinh phí mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 224/NQ-CP. Nghị quyết nêu rõ: Bố trí ngân sách nhà nước năm 2024 bảo đảm thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương tổ chức mua vaccine tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định của pháp luật; việc quản lý, sử dụng vaccine bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, đúng quy định. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nguồn vaccine tiêm chủng cho trẻ em.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 cho Bộ Y tế để mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo đảm đúng quy định.

Tiêm mũi 5 trong 1 mất bao nhiêu tiền?

Hiện vắc xin 5 trong 1 Pentaxim mà anh hỏi tại VNVC có giá 785.000 đồng. Lưu ý là khách hàng chỉ mất phí mua vắc xin, không mất thêm bất kỳ khoản phí nào khác bao gồm cả việc tư vấn và khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm. Chính sách này được áp dụng đối với tất cả khách hàng đăng ký tiêm vắc xin theo gói và tiêm mũi lẻ.

Tiêm mũi 5 trong 1 sau bao lâu thì sốt?

Đến đây, câu hỏi được đặt ra là “Trẻ tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày” hay “Trẻ tiêm mũi 5 trong 1 sốt bao lâu sẽ khỏi?”. Theo các bác sĩ, tình trạng sốt nhẹ sau tiêm sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày rồi tự hết.

Văcxin 5 trong 1 cần tiêm bao nhiêu mũi?

Khi tìm hiểu thông tin về vắc-xin, việc “trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1” cũng là vấn đề mà cha mẹ quan tâm. Theo lịch tiêm chủng, tất cả các loại vắc-xin 5 trong 1 đều cần tiêm 03 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Tiêm văcxin 5 trong 1 ở đâu?

Hiện vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim (Pháp) và Quinvaxem (Hàn Quốc). Trong đó, mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 được tiêm phòng ở các trạm y tế phường, xã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ (miễn phí).