Uống thuốc tây nóng ăn gì cho mát

Nóng trong người nên uống gì cho mát? Chắc hẳn đang là câu hỏi băn khoăn của nhiều người trong những ngày hè oi bức này? Nóng trong người có phải chỉ là do thời tiết, hay ẩn sâu bên trong còn do những bệnh lý khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây, để có chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Nguyên nhân gây nóng trong người

Cơ thể con người chịu tác động của cả yếu tố bên trong hệ miễn dịch và bên ngoài của môi trường. Nóng trong người là hiện tượng cơ thể tăng sinh nhiệt, gây nóng trong, khó chịu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể chia làm 2:

1. Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong cơ thể gây nên hiện tượng nóng trong nguời là do chức năng gan suy giảm. Gan là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ lọc lọc, chuyển hóa các chất độc hại bên trong ra ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu như chức năng gan suy giảm, sẽ dẫn đến các chất độc hại không được đào thải hết ra ngoài, tích tụ lại gan và phát ban ra ngoài với những biểu hiện như nổi mẩn ngứa, mọc mụn…

Nóng trong người có thể do suy giảm chức năng gan

2. Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên ngoài gây nên hiện tượng nóng trong có thể do tác động từ môi trường, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt.

Do thực phẩm: nếu như cơ thể hàng ngày tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều chất đạm, đường… sẽ làm thừa lượng calo bị đốt cháy, sinh nhiệt cao trong cơ thể.

Uống nhiều nước có ga, cồn, chất kích thích: sử dụng nhiều rượu, bia, nước ngọt, nước có ga sẽ khiến cho gan không thể giải độc kịp thời, dẫn đến tình trạng chức năng gan suy giảm, nóng trong người.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh liều cao: sử dụng nhiều thuốc kháng sinh liều cao, sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây nguy cơ táo bón, tích tụ chất độc tại gan, do không thể đào thải hết. Từ đó gây nên bệnh nóng trong người.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể: nước chiếm 70% trong cơ thể, việc cung cấp đủ nước hàng ngày từ 1,5 đến 2l là điều cần thiết, để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể đào thải độc tố. Cơ thể thiếu nước không chỉ gây nên hiện tượng nóng trong, mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như suy gan, thận…

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân phổ biến gây nóng trong người

Tác hại của bệnh nóng trong người

Nóng trong người tưởng chừng không nguy hiểm, tuy nhiên nếu như để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu, sẽ gây nên những hệ quả không tưởng.

  • Suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu hóa
  • Thiếu và mất nước nhiều, rối loạn chất điện giải, ure trong máu cao gây co giật, hôn mê; hoặc có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh.
  • Có thể dẫn đến sốt cao do chứng huyết nhiệt, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch
  • Viêm loét miệng do nhiệt, môi khô, da sần sùi, nổi mụn nhọt

Những triệu chứng của bệnh nóng trong người

Nóng trong người thường được biểu hiện cụ thể ra ngoài với những dấu hiệu như:

  • Mẩn ngứa, mụn nhọt
  • Xuất hiện quầng thâm quanh mắt, thường xuyên thấy mỏi mắt do gan suy yếu
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Tiểu tiện có màu vàng
  • Môi đỏ và khô
  • Chảy máu chân răng khi đánh răng
  • Ăn nhiều mà không tăng cân
  • Khó ngủ về đêm

Nóng trong người nên uống gì cho mát?

Để điều trị nóng trong, phải tìm được căn nguyên gây bệnh và phối hợp điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài. Nghĩa là nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tốt cho gan, giúp gan hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ thanh lọc của mình tốt hơn.

Giải pháp thanh nhiệt được nhiều người lựa chọn để chữa trị nóng trong người chính là uống nhiều nước có tính mát, hỗ trợ chức năng gan, hạ nhiệt, làm mát cơ thể.

Vậy nóng trong người nên uống gì? Những thức uống nào được khuyên dùng cho người đang bị nóng trong người?

1. Nước lọc

Đây là một trong những cách đơn giản nhất để giải nhiệt và giữ cho cơ thể luôn mát mẻ. Nó không chỉ giúp chúng ta giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, mà còn giải độc và cung cấp các chất khoáng, điều hòa cơ thể. Vì thế, các bạn nên duy trì bổ sung đủ nước mỗi ngày và nhiều hơn vào những ngày nắng nóng.

Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước ion kiềm giàu hydro Atica được tạo ra từ công nghệ điện phân 2 lần của Nhật Bản. Với cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, chỉ bằng 1/5 so với phân tư nước thường, nước Atica nhanh chóng thẩm thấu vào trong cơ thể, giúp bù nước nhanh chóng, giải độc và thanh lọc cơ thể. Uống nước Atica hàng ngày sẽ giúp cơ thể đẩy lùi tình trạng nóng trong người.

2. Nước Atiso

Hoa atiso có tác dụng bổ tim gan, lọc máu, chống độc và lợi tiểu, thích hợp với những người thường hút thuốc, uống rượu bia, hít nhiều khói bụi. Uống trà atiso hoặc nước atiso tươi sẽ loại bỏ độc tố trong cơ thể, bảo vệ gan rất tốt đồng thời làm mát cơ thể, giúp ngăn chặn mụn tấn công.

Nước Atiso giúp mát gan, giải nhiệt cơ thể

3. Nước rau má, rau nhấp cá

Rau má và rau nhấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc đã được cha ông áp dụng từ xa xưa. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần xay ra làm đồ uống hàng ngày thay nước sẽ rất mát và tốt cho cơ thể. Nếu thấy khó uống, bạn có thể thêm chút đường cho dễ uống.

4. Nước chanh

Uống 1 ly nước chanh tươi với dưỡng chất vitamin C vào buổi sáng và những khi trời nắng nóng sẽ giúp bạn đào thải độc tố trong cơ thể, giải độc gan thận, làm mát cơ thể và làm đẹp da.

5. Nước khổ qua

Khổ qua có vị đắng, tính hàn là một thảo dược giúp giải nhiệt cực tốt. Bạn có thể phơi khô rồi pha như trà để uống hoặc ép lấy nước, uống thường xuyên hàng ngày để có hiệu quả cao nhất

6. Nước bí đao

Bí đao có tính mát, vị ngọt tự nhiên nên giúp thanh nhiệt cơ thể. Có thể đem bí đao ép lấy nước cốt hoặc nấu nước uống hàng ngày sẽ cải thiện được tình trạng nóng trong người, chống nắng và giảm mụn nhọt, rôm sảy.

7. Nước nha đam

Nha đam nấu với đường phèn là thức uống thanh lọc và giải nhiệt cơ thể được ưa chuộng và trở nên quen thuộc trong những ngày hè oi bức. Bạn có thể tự tay nấu nước nha đam đường phèn tại nhà để dùng hàng ngày cũng là một cách làm mát cơ thể, trị mụn rất hay.

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, nước nha đam giúp giải độc gan, làm mát cơ thể

9. Nước đậu đen

Nước đậu đen rang là thức uống gần như phổ biến trong ngày hè, có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, hạn chế nóng trong người. Chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả cao, nước đậu đen được xem là một trong những thức uống hàng đầu chữa bệnh nóng trong người.

Nóng trong người nên uống gì để làm mát cơ thể? Chắc hẳn bạn đã tìm ra một loại thức uống riêng cho gia đình. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và thể thao đều đặn, để giúp hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh.

Kháng sinh là một loại thuốc phổ biến trong điều trị những bệnh lý nhiễm trùng do tác nhân vi khuẩn gây ra. Thuốc cũng có một số tương tác với những loại thực phẩm nhất định và có thể ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến sức khỏe. Vì vậy người dùng cần lưu ý vấn đề uống kháng sinh nên ăn gì và không nên ăn gì để dùng thuốc theo cách an toàn nhất.

Thuốc kháng sinh được định nghĩa là thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, hoạt động dựa trên việc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể người bệnh. Trên lâm sàng hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh, có thể là kháng sinh phổ rộng loại bỏ được nhiều loại vi khuẩn hoặc chỉ là những kháng sinh đánh vào một số loại vi khuẩn nhất định. Mặc dù có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh nhưng thuốc kháng sinh cũng gây ra không ít những tác dụng phụ nặng nề, điển hình là phá hủy tế bào gan, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột cũng như làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiêm trọng hơn, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho việc dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khuyến cáo rằng nên dùng men vi sinh hoặc những sản phẩm có chứa vi khuẩn có lợi để làm giảm nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Thực tế đã cho thấy rằng nếu uống men vi sinh cùng lúc với uống kháng sinh sẽ giảm được tỷ lệ tiêu chảy rất nhiều. Ngoài ra, men vi sinh cũng cần được dùng sau khi uống kháng sinh khoảng vài giờ, vì có thể giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột.

Những loại thực phẩm lên men cũng được khuyên dùng để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột sau khi dùng thuốc kháng sinh. Vì thực phẩm lên men có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi như Lactobacilli nên mang đến nhiều lợi ích cho đường ruột của người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Một số loại thực phẩm lên men phổ biến đó là sữa chua, phomai, kim chi, đậu nành lên men... Những loại thực phẩm lên men này góp phần làm giảm tình trạng tiêu chảy do thuốc kháng sinh gây ra.

Sử dụng sữa chua khi uống kháng sinh giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở người bệnh

Uống kháng sinh nên ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vì chất xơ giúp kích thích những vi khuẩn đường ruột hoạt động nên có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Chất xơ cũng giúp cho việc phục hồi những vi khuẩn đường tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh một cách nhanh chóng hơn. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ đó là ngũ cốc nguyên hạt, đậu, bông cải xanh, đậu Hà Lan, chuối... Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ không những kích thích vi khuẩn có lợi hoạt động mà còn làm giảm đi sự phát triển của những vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, chất xơ có thể làm chậm tốc độ rỗng dạ dày nên hấp thu thuốc kém, vì vậy không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ trong thời gian đầu dùng thuốc mà nên bổ sung chúng sau khi đã ngừng uống kháng sinh.

Trong quá trình điều trị với thuốc kháng sinh nên tránh ăn những loại thực phẩm làm giảm hiệu quả của thuốc như bưởi hoặc nước ép bưởi. Nguyên nhân được tìm thấy là do nước bưởi khi được đưa vào cơ thể sẽ bị enzyme cytochrome P450 phân hủy, khiến thuốc cũng bị phân hủy không đúng cách từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe người bệnh. Thực tế nhiều khảo sát đã chứng minh rằng nếu uống nước bưởi khi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ làm cho hàm lượng thuốc kháng sinh trong máu tăng lên rất cao, chứng tỏ thuốc đã bị phân hủy sai cách.

Ngoài ra, những thực phẩm bổ sung calci cũng làm giảm sự hấp thu thuốc trong cơ thể, nhất là kháng sinh Ciprofloxacin hoặc Gatifloxacin. Tuy nhiên, vẫn cần bổ sung calci cho cơ thể nhưng lưu ý rằng không nên ăn những thức ăn có chứa hàm lượng calci quá cao.

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn hiệu quả nhưng vẫn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để đảm bảo được hiệu quả dùng thuốc cũng như an toàn cho người dùng thì cần quan tâm đến vấn đề uống kháng sinh nên ăn gìuống kháng sinh kiêng ăn gì.

Người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh không nên ăn bưởi

Quan trọng hơn là trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dù là kê đơn hay không kê đơn, người dùng cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để có những chỉ định phù hợp. Bởi việc tự ý dùng thuốc luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe người dùng.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể cập thường xuyên vào website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để biết thêm nhiều thông tin về các loại thuốc, bệnh do chính các bác sĩ, giáo sư, chuyên gia chia sẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề