Trong các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với thi thể

154350 điểm

trần tiến

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? 1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki 2. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới 3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn 5. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN 6. Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu A. 3 B. 4 C. 5

D. 6

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C. Trong 6 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản [số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi]. Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở quá trình nhân đôi của tất cả các phân tử ADN.  Trong 6 đặc điểm trên thì có 5 đặc điểm chung. [Ở đặc điểm số [6], nhân đôi ADN sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu là vì hình thành đoạn ARN mồi cần 4 loại nucleotit A, U, G, X].

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động làm gen điều hòa R không phiên mã. Chủng 2. Gen điều hòa R đột biến làm prôtêin do gen này tông hợp mất chức năng, Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm mất chức năng vùng này Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm mất chức năng vùng này, Chủng 5. Gen cấu trúc Z đột biến làm prôtêin do gen này quy định mất chức năng, Các chủng đột biến có operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ là A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 5.
  • Khi nghiên cứu ở ruồi giấm Moocgan nhận thấy ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, lông cứng ra, trứng đẻ ít đi, tuổi thọ ngắn...Hiện tượng này được giải thích: A. Gen cánh cụt đã bị đột biến. B. Tất cả các tính hạng ứên đều do gen cánh cụt gây ra. C. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động trực tiếp của môi trường lên gen quy định cánh cụt. D. Gen cánh cụt đã tương tác với gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác.
  • Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt [P], tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ . B. Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. C. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM. D. F1 có 10 loại kiểu gen.
  • Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật. II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất. IV. Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
  • Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen: 1. Có nhiều nguyên nhân xảy ra đột biến, có thể là do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào 2. Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở trạng thái không thuận nghịch: dạng thường hoặc dạng hiếm 3. Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp trong quá trình nhân đôi ADN 4. 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A – T thành G – X 5. Để tạo đột biến thay cặp A – T thành G – X bằng 5 BU phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN 6. Acridin là chất khi chèn vào mạch mới sẽ tạo đột biến thêm cặp nucleotit Số phát biểu sai: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến: 1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. 2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng. 3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp. 4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến. 5. Đa số đột biến là trung tính. 6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen. 7. Phần lớn alen đột biến là alen trội. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Đặc điểm nào sau không phải của tác động gen không alen? A. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh. B. Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. C. Xảy ra hiện tượng gen trội lấn át gen lặn alen với nó. D. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở đời con.
  • Ở người trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tớc nơ. C. Hội chứng XXX. thường. D. Hội chứng Claiphentơ.
  • Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật luỡng bội: Cột A Cột B 1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường. a. Phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân giao tử. 2. Các gen nằm trong tế bào chất. b. Thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. 3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. c. Thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. 4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể. d. Phân li đồng đều về giao tử trong quá trình giảm phân. 5. Các cặp gen thuộc các locut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. e. Thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào sau đây đúng: A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.
  • Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Gieo đậu hạt vàng thuần chủng và hạt xanh thuần chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F1 và cho chúng tự thụ phấn thu được các hạt F2. Cho các nhận định sau: [1] Ở thế hệ hạt lai F1 ta sẽ thu được toàn bộ là các hạt vàng có kiểu gen dị hợp. [2] Trong số toàn bộ hạt thu được trên các cây F1 ta sẽ thấy tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh [3] Nếu tiến hành gieo các hạt F2 và cho các cây F2 tự thụ phấn nghiêm ngặt, sẽ có những cây F2 chỉ tạo ra hạt xanh. [4] Hạt lai F2 có 2 loại kiểu gen, một loại kiểu gen quy định kiểu hình hạt vàng, một loại kiểu gen quy định kiểu hình hạt xanh. Có bao nhiêu nhận định đúng? A.1 B.2 C.3 D.4

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì

Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?

Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?

Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là

Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?

Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?

Ti thể không có chức năng nào sau đây?

Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong bào quan:

Lục lạp không có cấu trúc nào sau đây:

 Lục lạp có chức năng nào sau đây?

Các bào quan có axit nucleic ngoài nhân là

Video liên quan

Chủ Đề