Chính quyền chúa nguyễn kéo dài trong bao lâu

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN

Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử Việt Nam

Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản [công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội] tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:

- Bộ Lịch sử VN [15 tập]

- Văn hoá biển đảo VN.

- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [60 tác phẩm].

-  400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN.

- Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...

Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.

Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.

Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội VN, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội VN thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử VN, lịch sử văn hoá VN, lịch sử văn học VN, lịch sử tư tưởng VN.

Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội VN. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử VN với 15 tập.

Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở VN, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000.

PGS. TS Trần Đức Cường

* Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?

- Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm.

Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.

Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.

* Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?

- Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.

Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.

Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.

Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.

Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước.

Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.

Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện.

Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ.

Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á.

Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy.

Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ.  

Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...

Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang.

Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây.

PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN

* Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?

- Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.

Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác... Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN.

Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược.

Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc.

* Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?

- Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.  

Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.

Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.

Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.

* Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”?

- Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ.

Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe...

Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được.

* Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?

- Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.

Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.

Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm... thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.

Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được. 

VŨ VIẾT TUÂN ghi

Tuy nhiên, sự đánh giá đối với vương triều Nguyễn có vẻ đặc biệt hơn so với các triều đại khác trong lịch sử nước ta. Đặc biệt ở chỗ nhiều người chưa có được sự nhất trí trong nhận thức và sự giống nhau trong quan điểm. Chẳng hạn có người cho rằng nhờ có nhà Nguyễn nên nước ta mới có được một đất nước rộng lớn và hoàn chỉnh như ngày nay, cũng có người lên án nhà Nguyễn là một triều đại “bán nước”.

Phóng to
Đà Nẵng lấy tên chúa Nguyễn Hoàng đặt cho một con đường ở quận Hải Châu trung tâm thành phố -Ảnh: Đoàn Cường

Thịnh rồi suy

Vương triều Nguyễn chỉ mới được thành lập một cách chính thức vào đầu thế kỷ 19, nhưng sự chuẩn bị để đi đến kết quả đó đã bắt đầu từ rất lâu, muộn lắm là cũng vào thế kỷ 17. Theo bước thăng trầm của lịch sử mọi triều đại phong kiến, ngai vàng của các chúa Nguyễn Đàng Trong đã bị lung lay ngay sau cái chết của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1765. Từ đó, Quốc phó Trương Phúc Loan, một con người vừa tham quyền vừa tham tiền, đã khuấy động cả triều đình Phú Xuân.

Bằng mọi thủ đoạn gian ác, ông đã đưa hoàng tử thứ 16 của vị chúa thứ 8 Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Phúc Thuần mới 11 tuổi lên nối ngôi để lợi dụng. Sự lộng quyền của Trương Phúc Loan đã làm bộ máy cai trị của nhà chúa yếu kém dần và lâm vào tình trạng “dột từ nóc dột xuống”.

Đó chính là lý do khiến ba anh em nhà Tây Sơn nổi dậy ở Quy Nhơn vào năm 1771. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vào đánh Gia Định, chúa tôi nhà Nguyễn phải chạy xuống Định Tường, Cần Thơ rồi Long Xuyên. Quân Tây Sơn đuổi theo, bắt được chúa và đoàn tùy tùng, họ đều bị giết, chỉ trừ Nguyễn Phúc Ánh kịp thời rời đất liền ra trốn tránh ở đảo Thổ Châu.

Sau đó, ông trở về Long Xuyên tụ tập được một số người thân tín và tái khởi binh đánh chiếm lại Sài Gòn. “Rồi từ đó, suốt 24 năm trời, từ năm 1778 - 1802, Nguyễn [Phúc] Ánh liên tiếp chống lại kẻ thù họ Nguyễn. Cuối cùng ông gây dựng được cơ đồ cũ, lên ngôi với đế hiệu Gia Long, cai trị trên một lĩnh thổ to rộng hơn bao giờ hết về trước, và lĩnh thổ này chính ông đã đặt cho tên Việt Nam” [Nguyễn Phương, 82 năm Việt sử, 1802-1884, Đại học Sư phạm Huế xuất bản, 1963].

Nếu nói công bằng thì sự thống nhất quốc gia vào đầu thế kỷ 19 không phải là công riêng của ông vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, mà nó đã được đặt sẵn nền tảng trước đó trên dưới hai thập niên với việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh khi quân Trịnh mở cuộc Nam chinh vào đầu năm 1775, và nhất là lúc hoàng đế Quang Trung mở cuộc Bắc phạt vào năm 1788. Việc thiết lập vương triều Nguyễn cũng dựa trên nền tảng của một số triều đại tiền nhiệm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, mà căn cơ và quan trọng nhất của vương triều này vẫn là thời của các chúa Nguyễn.

“Thà làm dân một nước độc lập”

Gia Long là vị vua khai sáng vương triều Nguyễn, kéo dài 143 năm [1802-1945] qua 13 đời vua. Nay nhìn lại lịch sử 143 năm trải qua 13 đời vua ấy, các nhà sử học dễ nhất trí với nhau rằng có thể chia đại khái ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn độc lập tự chủ tồn tại dưới đời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và một phần đời vua Tự Đức. Nhưng sau cái chết của vị vua thứ tư này thì thực dân Pháp đã có thể gây áp lực trực tiếp lên chính triều đình Huế, buộc Nam triều phải ký hiệp ước Patenôtre [6-6-1884] và tước đoạt nền độc lập của Việt Nam.

Mặc dù ngay sau đó, ngọn lửa giành lại chủ quyền có lóe lên vào năm 1885 dưới thời Hàm Nghi, rồi Thành Thái và Duy Tân, nhưng lực bất tòng tâm, kinh đô thất thủ, Việt Nam hoàn toàn bị đặt dưới quyền cai trị của người Pháp. Vương triều Nguyễn đã để mất nước [cho đến năm 1945], như chính Bảo Đại đã tuyên bố khi thoái vị: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Khi đang viết bài này, tôi đọc được một cuộc phỏng vấn ngắn với nhà thơ Nguyễn Duy trên báo Lao Động ra ngày 16-7-2008, với nhan đề “Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”. Đây là câu thơ mà Nguyễn Duy dùng để mở đầu kịch bản phim Đi tìm dấu tích ba vua do Đài truyền hình TP.HCM thực hiện. Khi trả lời câu hỏi tại sao lại phải “khơi dòng lịch sử bị nghẽn” vào thời điểm này, nhà thơ Nguyễn Duy thổ lộ: “Cho đến bây giờ nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa”.

Nhìn chung, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, kể cả “tấm huy chương” mà một số sử gia, trong đó có các nhà bỉnh bút ở Quốc Sử Quán, Nội các và Hàn Lâm viện triều Nguyễn đã gắn cho vua Gia Long nói riêng và vương triều Nguyễn nói chung. Nhưng vì chính vua Gia Long là người muốn giành lại vương quyền cho dòng họ mình để thành lập triều Nguyễn với bất cứ giá nào, kể cả việc cầu viện ngoại bang, cho nên con cháu ông sau đó đã phải trả một cái giá rất đắt khi quân đội thực dân Pháp đến xâm lược nước ta.

Trong bài “Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế và vị thế lịch sử của nó” đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 5-6 năm 1987, giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định đầy công tâm và chính xác về nhà Nguyễn: “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có được một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay”. Và trong ngót hai thập niên qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần đem lại một cái nhìn rộng mở hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều Nguyễn.

13 đời vua triều Nguyễn

STT

HÚY DANH

NIÊN HIỆU

THỜI GIAN TRỊ VÌ

1

Nguyễn Phúc Ánh

Gia Long

1802-1819

2

Nguyễn Phúc Ðảm

Minh Mạng

1820-1840

3

Nguyễn Phúc Miên Tông

Thiệu Trị

1841-1847

4

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Tự Ðức

1848-1883

5

Nguyễn Phúc Ưng Chân

Dục Ðức

1883 [3 ngày]

6

Nguyễn Phúc Hồng Dật

Hiệp Hòa

1883 [4 tháng]

7

Nguyễn Phúc Ưng Ðăng

Kiến Phúc

1884

8

Nguyễn Phúc Ưng Lịch

Hàm Nghi

1885

9

Nguyễn Phúc Ưng Ðường

Ðồng Khánh

1886-1888

10

Nguyễn Phúc Bửu Lân

Thành Thái

1889-1907

11

Nguyễn Phúc Vĩnh San

Duy Tân

1907-1916

12

Nguyễn Phúc Bửu Ðảo

Khải Ðịnh

1916-1925

13

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy

Bảo Ðại

1926-1945

___________________________

Các tin bài liên quan:

Kỳ 1: Hùng cứ một phương Kỳ 2: Chuyện về một công nữ họ NguyễnKỳ 3: Trung tâm giao thương Kỳ 4: Trên miền đất dựng nghiệpKỳ 5: Dinh xưa, cảng cũ bây giờKỳ 6: “Kinh đô kháng chiến”Kỳ 7: Sự tưởng niệm lặng lẽ

PHAN THUẬN AN

Video liên quan

Chủ Đề