Hạn sử dụng bỉm moony ghi ở đâu

Khi chọn mua sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ thì hạn sử dụng phải là yếu tố tiên quyết cần được xem xét kỹ. Thế nhưng đối với sản phẩm bỉm tã, nhiều mẹ thường bỏ qua bước này vì sản phẩm ngoại nhập thường có cách đọc khác biệt khiến nhiều mẹ lúng túng.

Dưới đây, bài viết sẽ chia sẻ thông tin hữu ích giúp mẹ biết cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries dễ dàng.

Mách mẹ cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries chuẩn nhất

Khác với những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bỉm Merries được sản xuất từ Nhật dẫn đến những thông tin trên bao bì cung cấp thông tin về lô sản xuất, ngày sản xuất và thời gian sử dụng rất đặc trưng và nếu mẹ không quen thuộc với cách đọc hạn sử dụng này thì rất khó để xác định chính xác hạn sử dụng.

Bài viết sẽ cung cấp cho các mẹ cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries đúng cách nhanh chóng nhất. Đầu tiên, mẹ cần chú ý đến dãy ký tự có định dạng là: XXXX-YYYY-Z. Ý nghĩa của dãy ký tự này bao gồm những thông tin sau:

Các dãy số ký hiệu

- 4 ký tự đầu tiên [XXXX]: Đây là thông tin về dây chuyền sản xuất sản phẩm. Phần số này sẽ được sử dụng như một đoạn mã giúp nhà sản xuất dễ dàng xác định được thông tin sản phẩm. Tuy nhiên, với vai trò là người tiêu dùng, nếu các mẹ có bất kỳ bối rối về thông tin và chất lượng sản phẩm, hoặc trong trường hợp sản phẩm bị lỗi thì khi thông báo với nhà sản xuất mẹ cần cung cấp thông tin về mã dây chuyền của sản phẩm.

- 3 ký tự tiếp theo [YYY]: Đây là thông tin cho biết sản phẩm được sản xuất vào ngày thứ bao nhiêu của năm. Ví dụ, dãy số này là 123 thì đây là ngày thứ 123 trong 365 ngày của năm được sản xuất.

- Z: Đây là năm sản xuất ra sản phẩm

Lưu ý: Hạn sử dụng của các lô hàng bỉm Merries sẽ là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để sử dụng sản phẩm là trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở túi.

Mẫu mã bao bì có thể thay đổi sau các năm

Cho đến năm 2015, các lô hàng chỉ có một dòng ký hiệu trên bao bì. Còn tới năm 2016 đến nay thì ngoài ký hiệu về lô hàng ở dòng đầu tiên, hãng bỉm Merries in thêm thông tin ngày sản xuất ở phía dưới hàng thứ hai.

Ví dụ cụ thể: Giả dụ lô hàng có mã là E0711329 [E0711-132-9] thì cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries đúng sẽ là dây chuyền sản xuất lô hàng bỉm Merries này là: E0711. Ngày sản xuất: ngày thứ 132 của năm > Tức là ngày 12/05, năm sản xuất: 2019

Vậy ngày sản xuất của lô bỉm Merries dây chuyền E0711 này là ngày 12/05/2019, đây cũng là dãy số trên lô bỉm [20190512 > đọc ngược lại sẽ ra ngày sản xuất 12/05/2019]. Vậy hạn sử dụng của lô hàng này sẽ là ngày 12/05/2022.

Sử dụng ứng dụng để đọc hạn sử dụng bỉm Merries 

Việc đọc hạn sử dụng dù đã biết cách vẫn gây khó khăn bởi hàng ký tự này thường rất nhỏ và khó tìm. Hơn nữa, đôi khi sự thay đổi mẫu mã trong bao bì và các ký tự cũng sẽ gây bối rối cho người sử dụng.

Chính từ nguyên nhân này, nhiều nhà phân phối bỉm nhập khẩu lớn tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ truy xuất thông tin sản phẩm để tiện cho người tiêu dùng. Trên mỗi bao bì sản phẩm đều có một mã vạch riêng, các mẹ có thể dùng đoạn mã này để tra cứu về sản phẩm.

Với một chiếc điện thoại thông minh, các mẹ có thể download phần mềm icheck scanner  hoặc barcode trên CH Play hoặc appstore. Sau khi down về, các mẹ mở ứng dụng và quét mã vạch, thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ được cung cấp ngay lập tức.

Không chỉ gói gọn trong những cách đọc hạn sử dụng của bỉm Merries, phần mềm còn hiển thị tên của sản phẩm đầy đủ, giá bán niêm yết trên thị trường của sản phẩm, hình ảnh giúp nhận biết sản phẩm chính hãng, màu sắc [mã màu, mã số sản phẩm], tên công ty / thương hiệu...

Bỉm Merries bao gồm nhiều đặc điểm ưu trội và đã trở thành sự lựa chọn số một của nhiều mẹ trẻ. Chất lượng sản phẩm vượt trội với sự an toàn da làn da non nớt, thoáng khí và chất liệu mềm mịn đã khẳng định thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, việc đóng gói bao bì của Nhật Bản lại khác biệt so với sản phẩm thông thường tại Việt Nam. 

Trên đây là cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries giúp mẹ dễ dàng biết nên dùng trong khoảng thời gian nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi mẹ chọn mua bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hạn sử dụng luôn là một yếu tố được các mẹ quan tâm hàng đầu. Vậy với bỉm Merries, cách đọc hạn sử dụng như thế nào? Hãy cùng Blogmeyeucon tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

Hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries đúng cách

Không giống như những sản phẩm thông thường, bỉm Merries Nhật Bản có xuất xứ từ Nhật có các ký tự đặc biệt về lô sản xuất, ngày sản xuất và thời gian sử dụng được in trên bao bì sản phẩm và nếu mẹ không biết cách đọc hạn sử dụng này thì rất khó để biết được thông tin cần thiết.

Để giúp các mẹ có thể dễ dàng trong việc tìm hiểu thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng bỉm Merries đúng. Dưới đây, blogmeyeucon sẽ hướng dẫn các mẹ cách đọc hạn sử dụng của bỉm Merries qua chuỗi ký tự được in trên bao bì bịch bỉm. Cụ thể:

Thông thường ký hiệu lô sản xuất bỉm Merries sẽ có định dạng là: BBBB-MMM-C. Trong đó:

  • 4 ký tự đầu tiên [BBBB]: Đây là ký hiệu về dây truyền sản xuất sản phẩm. Thông tin này sẽ được sử dụng để nhà sản xuất có thể kiểm soát được thông tin sản phẩm. Còn đối với người dùng, nếu các mẹ có bất kỳ những thắc mắc gì về chất lượng sản phẩm, sản phẩm bị lỗi thì khi thông báo với nhà sản xuất mẹ cần cung cấp thông tin về mã dây truyền của sản phẩm.
  • 3 ký tự tiếp theo [YYY]: Ký hiệu này thể hiện sản phẩm được sản xuất vào ngày thứ bao nhiêu của năm [tinh trong 365 ngày/năm]
  • Z: Là ký tự cuối cùng của năm sản xuất.
  • Lưu ý: Hạn sử dụng của các lô hàng bỉm Merries sẽ là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên sử dụng bịch bỉm trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở túi.

Nếu như trước đây, đối với các lô hàng sản xuất từ năm 2015 thì sẽ chỉ có 1 dòng chữ ký hiệu cho lô hàng đó. Còn tới năm 2016 đến nay thì bên dưới ký hiệu lô hàng thì hãng bỉm Merries có ghi thêm thông tin chính xác về ngày sản xuất của lô hàng.

Ví dụ cụ thể: Như hình ảnh phía dưới, lô hàng bỉm Merries này là E0711329 [E0711-132-9] có nghĩa là:

  • Dây truyền sản xuất lô hàng bỉm Merries này là: E0711
  • Ngày sản xuất: ngày thứ 132 của năm > Tức là ngày 12/05
  • Năm sản xuất: 2019

Kết quả: Vậy ngày sản xuất của lô bỉm Merries trên dây truyền E0711 này là ngày 12/05/2019, trùng với dãy số phía dưới của lô sản xuất bỉm này [20190512 > đọc ngược lại sẽ ra ngày sản xuất 12/05/2019]. Vậy hạn sử dụng của lô hàng này sẽ là ngày 12/05/2022.

Hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng bỉm Merries

Và cũng tương tự như vậy, mẹ có thể đọc và kiểm tra thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng của bất kỳ sản phẩm bỉm Merries nội địa Nhật nào.

Sử dụng các ứng dụng truy xuất mã vạch để kiểm tra thông tin sản phẩm

Hiện nay, có rất nhiều các nhà phân phối bỉm nhập khẩu lớn tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ truy xuất thông tin sản phẩm để tiện cho người tiêu dùng. Theo đó, trên mỗi bao bì sản phẩm sẽ được gắn một mã vạch, dòng mã vạch này đã được mã hoá với rất nhiều những thông tin đi kèm sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng.

Điều các mẹ cần làm chỉ là sử dụng các ứng dụng quét mã vạch như iCheck Scanner hay Barcode Việt để quét mã vạch sản phẩm. Khi đó, các mẹ có thể kiểm tra được các thông tin về sản phẩm. Các thông tin đó bao gồm:

  • Tên đầy đủ của sản phẩm
  • Giá bán niêm yết sản phẩm
  • Hình ảnh giúp nhận biết sản phẩm chính hãng
  • Chủng loại [màu sắc, mã màu, mã số sản phẩm]
  • Tên công ty / thương hiệu
  • Địa chỉ quốc gia, công ty sản xuất sản phẩm
  • Thành phần của sản phẩm
  • Danh mục các sản phẩm liên quan
  • Đánh giá của khách hàng về sản phẩm đó
  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm….

Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có gắn mã vạch đều có thể check được thông tin này nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

📣Những câu hỏi các mẹ hay hỏi Tokyo Baby và Thiên An Japan về BỈM NỘI ĐỊA NHẬT

1. Bỉm nội địa Nhật đang có những loại nào?

Bỉm nội địa Nhật hiện Tokyo Baby và Thiên An Japan đang cung cấp có 3 loại là Merries của hãng Kao, Moony của hãng Unicharm và Goon của hãng Elleair. Đây là 3 thương hiệu bỉm uy tín, rất nổi tiếng của Nhật, được không chỉ các bố mẹ ở Nhật mà ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam tin tưởng sử dụng cho bé.

2. Trong 3 loại bỉm này loại nào là tốt nhất?

Lựa chọn bỉm tốt cũng giống như các mẹ chọn sữa cho con vậy. Theo kinh nghiệm đã sử dụng cho con và chia sẻ của rất nhiều mẹ thì em thấy BỈM TỐT NHẤT chính là bỉm bé dùng phù hợp đấy ạ.

- Merries, Moony và Goon nội địa đều là những dòng bỉm chất lượng cao chỉ khác nhau mỗi loại sẽ tạo cho mình ưu điểm riêng để tạo thế mạnh cũng như đáp ứng nhu cầu của rất nhiều mẹ bỉm sữa khác nhau.

- Nếu như Merries được biết đến là loại bỉm luôn đứng đầu với độ thấm hút cao với giá thành cao hơn các loại khác 1 chút xíu, thì Moony lại được ghi nhận là dòng bỉm với độ mềm mại và mượt mà hơn hẳn, còn Goon mỏng hơn thấm hút kém hơn chút với giá thành rẻ hơn trong 3 loại nhưng đó lại là ưu thế cho sự thoáng mát rất cần trong những ngày nắng nóng ạ.

3. Bé sơ sinh thì nên dùng miếng dán hay dùng bỉm thì tốt hơn? Và dùng size bỉm nào ạ chị?

Có rất nhiều mẹ sử dụng miếng dán giống như miếng băng vệ sinh để dán vào quần đóng cho bé mới sinh do tâm lý là các bé mới thường đi ít nhưng xì xoẹt nhiều thì dùng miếng dán sẽ rẻ hơn nhưng thật ra khi sử dụng miếng tã dán sẽ có nhiều nhược điểm đó là: độ thấm hút kém, dễ bị xô lệch, dễ tràn ướt, dễ bị hăm, bẩn quần áo bé và người chăm sóc và khiến bé khó chịu, bé ngủ sẽ không được sâu giấc ban đêm, mẹ cũng sẽ vất vả hơn vì phải thay miếng dán thường xuyên...

Ở Nhật không sản xuất miếng dán cho bé sơ sinh mà chỉ sản xuất bỉm dán, khi dán lại thì thành luôn cái quần lót, các mẹ không phải mặc quần lót cho con nữa. Tầm 3-4 tiếng thì thay bỉm cho con 1 lần, nếu bé ị thì thay sớm nhất có thể để tránh cho con không bị hăm

- Tất cả các hãng bỉm dán đều có sản xuất bỉm cho bé từ sơ sinh với size newborn SS sử dụng cho bé dưới 5kg ạ.

4. Bỉm cho bé sơ sinh là bỉm dán hay quần?

=> Trả lời: Bé mới sinh chưa hoạt động nhiều nên đóng bỉm rất dễ nên các size bỉm cho bé sơ sinh của các hãng đều là bỉm dán các mẹ nhé!

5. Khi nào thì nên sử dụng bỉm dán và khi nào nên sử dụng bỉm quần? Cách chọn bỉm quần có khác gì bỉm dán không ạ?

=> Trả lời: Bỉm dán hay bỉm quần thì chất lượng bỉm đều như nhau. Sử dụng bỉm dán thì sẽ tiết kiệm hơn bỉm quẩn vì cùng 1 size bỉm với cùng số tiền thì bỉm dán có số miếng bỉm trong bịch sẽ nhiều hơn bỉm quần. Nhưng vì 1 số lý do như sở thích của mẹ, sự tiện lợi khi thay bỉm hay bé không chịu nằm yên cho mẹ đóng bỉm dán hoặc bé hoạt động nhiều bỉm dán dễ bị xộc xệch, hay bé hiếu động có thể tự kéo miếng dán bỉm 2 bên hông của bé ra thì mẹ nên đổi sang bỉm quần nhé.

- Lưu ý do bỉm quần sẽ có các đường chun mềm nhỏ ôm bụng, ôm hông nên sẽ có cảm giác bỉm quần nhỏ hơn bỉm dám hoặc bó chặt hơn bỉm dán. Bỉm dán và bỉm quần quy định size bỉm về cân nặng hầu như gần tương đương nhau nhưng nếu như mẹ thấy đùi và bụng của bé nhà mình to, bị hằn vết chun khi đóng bỉm quần thì mẹ nên chọn bỉm quần nhỉnh hơn 1 size so với size bỉm dán bé đang đóng.

Ví dụ bé đang sử dụng bỉm dán size M cho bé từ 6-11kg thì mẹ nên chọn bỉm quần size L cho bé từ 9-14kg ạ.

6. Bỉm nội địa Nhật có phân biệt trai gái không?

=> Trả lời: Trong 3 loại bỉm hiện có tại Tokyo Baby thì chỉ có Merries tất cả các size bỉm dán và quần đều không phân biệt bỉm cho bé trai hay gái.

- Moony và Goon bỉm dán tất cả các size không phân biệt nhưng bỉm quần từ size L trở lên sẽ phân biệt cho bé trai riêng và bé gái riêng nên các mẹ đi mua bỉm chú ý nhé.

7. Bỉm quần cho bé trai và bé gái khác gì nhau?

Về chất lượng thì bỉm bé trai và bé gái giống hệt nhau nhưng do cách đi vệ sinh của bé trai và bé gái khác nhau nên 1 số hãng bỉm như Moony và Goon sản xuất bỉm cho bé trai và bé gái riêng.

- Bé trai khi đi tiểu thường có xu hướng ướt về phía trước, cũng chính vì vậy mà các loại bỉm tã dành riêng cho bé trai thường được “đắp” thêm một lớp phía trước. Điều này nhằm giúp hiệu quả thấm hút và chống tràn của bỉm tốt hơn.

- Bé gái khi đi vệ sinh lại có xu hướng ướt về phía sau hoặc ở giữa. Chính vì vậy, khi thiết kế bỉm tã, các nhà sản xuất đã chú ý bổ sung lớp chống tràn về phía sau để giúp bé gái luôn thoải mái, dù là đang vận động hay đang “trong giấc nồng”.

8. Các loại bỉm date tính như thế nào?

Trên bao bì bỉm có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng sẽ tính là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Nhưng các mẹ lưu ý khi mua bỉm tích trữ dùng dần cho bé thì các mẹ nhớ bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh không được để nơi nóng ẩm, bỉm dính nước, ẩm sẽ ảnh hưởng đến độ thấm hút của bỉm.

9. Làm thế nào để biết được đâu là mặt trước và mặt sau của bỉm quần vậy chị?

Có nhiều Mom khi sử dụng bỉm quần nội địa Nhật lần đầu thường lúng túng không biết đâu là mặt sau và đâu là mặt trước để đóng cho bé. Các mẹ chú ý là bỉm quần thường sẽ có 1 miếng nilon nhỏ dán lên, mặt có miếng nilon nhỏ đó chính là mặt sau. Miếng nilon vừa là dấu hiệu các mẹ nhận biết mặt trước, mặt sau vừa dùng để khi mẹ thay bỉm cho bé thì cuộn lại rồi dùng miếng nilon kéo ra sẽ có keo dính trên miếng nilon dán chặt phần bỉm đã cuộn lại để bỏ đi cho sạch sẽ và gọn gàng mẹ nhé.

10. Bé nhà em đi vệ sinh chưa nhiều nhưng em không hiểu sao lại bị tràn bỉm chị ạ?

Đóng bỉm cho bé các mẹ chú ý dán bỉm hay mặc quần bỉm cho bé thì không được để riềm bỉm dưới chân bé cuộn vào trong, mẹ hãy luồn ngón tay kéo hết lớp lót bên trong phần dưới chân bé ra ngoài nếu không thì bé mới đi có chút thôi đã theo đường riềm, hay lớp lót này chảy ra ngoài mà không kịp thấm hút xuống bỉm đâu ạ.

Nhiều mẹ dán bỉm quá rộng nên khi con nằm sẽ bị tràn ra ngoài. Khi đóng bỉm cho con mẹ cho 2 ngón tay vào được là ok, rộng hơn 2 ngón tay sẽ dễ bị tràn nhé.

11. Chị ơi con em đang dùng bỉm Merries, em mới đổi lên size XXL nhưng em thấy miếng bỉm không có vạch báo như các bỉm trước em mua ạ?

=> Trả lời: Một trong những ưu điểm của bỉm nội địa Nhật chính là có vạch báo thông minh đổi từ màu vàng sang xanh đậm khi có hút ẩm để các mẹ nhận biết bé đã đi vệ sinh nhiều hay ít để thay bỉm cho bé. Nhưng riêng size XXL thì hãng lại không để vạch báo vì các bé đóng bỉm size XXL thường là các bé lớn thì bé đi rất nhiều và bé đã biết nói, bé có thể báo với mẹ để mẹ thay cho bé không cần đến vạch báo nữa, đây cũng là ngụ ý để tập thói quen chủ động cho bé chuẩn bị bước vào giai đoạn bỏ bỉm đấy ạ.

12. Dùng bỉm nội địa Nhật có đảm bảo cho bé 100% không bị hăm không?

Bé bị hăm có rất nhiều nguyên nhân nên trước tiên bố mẹ cần thực hiện tốt các bước sau để giảm nguy cơ hăm bỉm cho con. + Thay bỉm thường xuyên cho con. Tầm 3-4 tiếng thay 1 lần. Nếu đêm bé ngủ thì bé sẽ ít tè, ít ị nên có thể để lâu hơn. + Khi thay bỉm cho con, dù con không ị cũng nên dùng giấy ướt lau cho con. Hằng ngày cần tắm cho con. + Dùng giấy ướt loại an toàn để tránh việc bị kích ứng do giấy ướt, hoặc giấy ướt thô cứng gây xước da bé dẫn đến hăm. + Khi bé đi ị, cần dùng giấy ướt lau thật kĩ hoặc rửa sạch cho bé. Nếu không vệ sinh kĩ thì nguy cơ bị hăm khi đóng bỉm sẽ tăng rất cao. + Khi bé bị tiêu chảy, phân rất chua, nhiều axit dễ làm bé hăm, giai đoạn này nên thường xuyên rửa cho con. Nếu con có dấu hiệu đỏ da thì có thể dùng nước trà xanh để rửa, sẽ giảm được tình trạng này.

+ Những bé béo, háng của bé dễ thành ngấn, cần vệ sinh chỗ ngấn thịt đó thật kĩ.

Nếu làm tốt các bước trên rồi mà con vẫn bị hăm khi đóng bỉm thì mẹ nên đổi sang bỉm của hãng khác, có thể da bé không hợp với chất liệu bỉm của hãng đó.

2 bé sinh đôi Ao Cá nhà mình dùng bỉm Merries, Goon, Moony mấy năm nhưng không bao giờ bị hăm nhưng bé Minato thì dùng bỉm nào cũng bị hăm, da bé quá nhạy cảm, không dùng được cả giấy ướt lúc mới sinh, lần nào thay bỉm cũng phải rửa. Trong 3 loại bỉm thì Minato dùng Merries là đỡ hăm nhất. Khi Minato lớn dần, da đỡ nhạy cảm dần thì hết hăm và dùng được giấy ướt để lau.

13. Khi con bị hăm bỉm thì nên làm gì?

Khi con bị hăm bỉm thì mẹ nên rửa sạch cho con mỗi lần thay bỉm, bôi kem trị hăm Sato của Nhật rất nhạy, nhanh khỏi.
Nếu tình trạng hăm không đỡ thì mẹ cân nhắc đến việc đổi loại bỉm hoặc rèn cho con bỏ bỉm sớm nhất có thể.

14. Mấy tuổi thì nên bỏ bỉm cho con?

Độ tuổi bỏ bỉm cho con thì tuỳ từng bé. Việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng hay ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, chỉ tốn tiền của bố mẹ thôi ạ.

Các mẹ Nhật không xi con tè sớm như mẹ Việt vì nhiều nghiên cứu chỉ ra là lúc nhỏ nên để cho bé tích đầy nước tiểu ở bàng quang, khi căng đầy thì bé tự đi tiểu theo nhu cầu như thế bàng quang mới có thể phát triển tốt và chứa được lượng tối đa. Việc này cũng làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang sau này.

Theo kinh nghiện của gia đình Ao Cá thì gia đình và các thầy cô mẫu giáo Nhật sẽ cùng nhau rèn cho bé để bé bỏ bỉm. Khi Ao Cá đi mẫu giáo, các cô giáo sẽ gửi cho gia đình phiếu thăm dò là đã muốn bỏ bỉm cho con chưa? Nếu bố mẹ đồng ý thì ở lớp sẽ có giờ tập bỏ bỉm, đến giờ cô dạy các bé tự cởi bỉm và vào nhà vệ sinh ngồi. Vào nhà vệ sinh thì có bé sẽ đi tè, đi ị nhưng có bé không đi. Sau nhiều ngày thì việc các bé tè, ị ra bỉm sẽ giảm dần.

Ngày nghỉ, không đi mẫu giáo thì bố mẹ cũng phối hợp giống lịch ở trường để rèn con tự đi vệ sinh, bố mẹ theo dõi một thời gian thấy bé giảm dần tè, ị ra bỉm thì thay cho con dùng quần lót.

Ở Nhật có loại quần lót dày, nếu bé không tự chủ được thì tè ra quần lót cũng không làm ướt quần bên ngoài vì quần lót dày thấm hút nước tiểu và lớp ngoài chống thấm.

Sau khi 2 bạn Ao Cá bỏ bỉm thì có dùng quần lót này một thời gian thì rèn được thói quen khi muốn đi vệ sinh sẽ nói với cô giáo hoặc bố mẹ.

15. Bé lớn rồi mà vẫn tè dầm lúc nửa đêm thì có nên đóng bỉm cho bé không?

Trẻ con tè dầm lúc nhỏ nhưng lớn lên sẽ giảm dần rồi hết nên bố mẹ đừng sốt ruột. Bé tè dầm đừng mắng con, con sẽ mặc cảm, bố mẹ cứ cho con đóng bỉm cũng không sao.

Với những bé lớn rồi hay tè dầm thì trước khi đi ngủ nên nhắc bé đi tiểu 1-2 lần.

Nhà Phương có 2 bạn sinh đôi Ao Cá thì Cá bỏ bỉm từ rất sớm, tuyệt đối không bao giờ tè dầm lúc nửa đêm. Trước khi đi ngủ 2 bạn uống 1 cốc sữa đầy, nếu nửa đêm mót tè thì Cá tự đi vào nhà vệ sinh để tè rồi ngủ tiếp.

Ao thì ngủ rất say và hay tè dầm nên buổi đêm lúc nào cũng đóng bỉm. Vợ chồng mình cũng thử cách là nửa đêm gọi con dậy để đi tè nhưng phá giấc ngủ của con thì khá đáng thương, nhưng quan trọng là trước khi đi ngủ cho con đi tè rồi, nửa đêm gọi dậy đi tè rồi
mà vẫn tè dầm.

Phương theo dõi bỉm mỗi buổi sáng Ao thay ra thì thấy càng lớn thì tỉ lệ tè dầm lúc nửa đêm càng giảm. Nhiều hôm bỉm không ướt tẹo nào.

Phương chia sẻ kinh nghiệm thực tế này để các mẹ tham khảo.

👉Có bất cứ thắc mắc gì về bỉm, cần chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng bỉm cho con thì các bạn liên lạc với Tokyo Baby và Thiên An Japan nhé.


 

Video liên quan

Chủ Đề