Cục phó c45 là ai

Nguyễn Hải Dương - hung thủ chính trong vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước năm 2015 - bị lực lượng hình sự Bộ Công an lột vỏ bọc, bắt giữ sau 3 ngày gây án - Ảnh: GIA MINH

Những vụ thảm sát ở Bắc Giang, Yên Bái, Nghệ An, Bình Phước, Vũng Tàu hay những vụ cướp ngân hàng ở Huế, Trà Vinh và hàng loạt vụ án lớn khác, lâu nhất là 2 tuần, nhanh thì chỉ trong 36 giờ hung thủ đã lộ mặt và bị bắt.

Chừng đó đã đủ đánh giá về lực lượng cảnh sát hình sự trên cả nước, đặc biệt là Cục Cảnh sát hình sự [C45] - đơn vị tham gia hầu hết các vụ đại án, thảm án, cũng là lực lượng thường giữ vai trò “chìa khóa” mở ra những bí ẩn, gian manh của tội phạm, buộc đối tượng phải cúi đầu thừa nhận.

Dấu ấn trong phần lớn các vụ án này hầu hết là những trinh sát ngại nêu tên, luôn phải giấu mặt.

Những đêm trắng ở hiện trường phá án

Một trinh sát của C45 - người trực tiếp tham gia phá vụ án thảm sát ở Bình Phước - nhớ lại khi vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước [rạng sáng 7-7-2015] được thông tin, cả nước chấn động trước sự tàn nhẫn, dã man của hung thủ.

Ngay sáng 7-7-2015, hầu hết các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tại phía Nam đã được huy động tối đa tới hiện trường để khám nghiệm, thu thập dấu vết và triển khai các hướng điều tra truy tìm hung thủ.

Lực lượng nòng cốt được giao nhiệm vụ chính phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Phước là các trinh sát, cán bộ, lãnh đạo từ cấp phòng tới cấp cục của C45.

“Thi thể ở nhiều nơi trong nhà, công tác khám nghiệm hiện trường cực kỳ phức tạp, vì chỉ sơ suất một chút là mất đi những dấu vết quan trọng để vừa là cơ sở lần tìm đầu mối, vừa là chứng cứ khoa học để chứng minh tội phạm.

Từ lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, lãnh đạo C45 túc trực liên tục ở hiện trường, vừa kiểm tra thu thập dấu vết vừa triển khai từng nhánh đi theo các hướng điều tra khai thác được từ hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường kéo dài tới 2h sáng hôm sau, nhưng xong rồi cũng không ai ngủ, họp ban chuyên án xong lại mỗi người mỗi hướng, lao đi với tinh thần tìm cho ra manh mối, bắt cho được hung thủ” - trinh sát này nhớ lại.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng C45, kể: “Từ những dấu vết ở hiện trường, ban chuyên án đánh giá đây là một vụ giết người cướp tài sản, hoặc bịt đầu mối để cướp tài sản, hung thủ có ít nhất hai người và phải là người thân quen với gia đình nạn nhân, không loại trừ có người trong nhà giúp sức, sau đó bị giết để bịt đầu mối luôn.

Qua từng giờ, từng phút loại trừ các đối tượng, yếu tố nghi vấn, cuối cùng tôi phát hiện một nghi vấn liên quan tới các số điện thoại gọi đi và đến của các nạn nhân trước vụ thảm sát vài ngày và cả trong đêm xảy ra vụ án.

Tôi giao đầu mối này cho Quân [Lường Tiến Quân, phó trưởng Phòng 4, C45] triển khai. Quân và anh em làm nhanh lắm, qua các đơn vị nghiệp vụ phối hợp làm rõ tới đâu báo cáo tới đó, vừa đi vừa báo cáo, mở rộng điều tra và khoanh vùng từng đối tượng làm rõ. Cuối cùng có đủ cơ sở chứng minh hung thủ, bắt giữ”.

“Suốt ba ngày đêm từ khi xảy ra vụ thảm sát tới khi tìm ra hung thủ, toàn bộ anh em từ lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát tới các trinh sát của C45 vẫn chỉ mặc trên người một bộ đồ, gần như không được ngủ, ăn uống thì qua loa cho có. Cứ có đầu mối thông tin, có nghi vấn mới lại tổ chức họp ngay gần hiện trường, cùng nhau phân tích, đánh giá, truy tìm và loại trừ dần từng nghi vấn một.

Hầu hết công việc này giao cho anh em ở Cục Hình sự và Công an Bình Phước. Anh em làm hết mình, quên ăn quên ngủ. Nghĩ tới là tôi thấy thương lắm!” - thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, chia sẻ.

“Anh em chiến đấu hết mình, hi sinh tất cả cho công việc là trách nhiệm thôi. Nhưng cũng phải nói thật, ông Tiến [thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến] lúc nào cũng vào tận hiện trường, dù là núi cao, rừng sâu, trèo đèo, lội suối, thức cả đêm trắng để lần từng dấu vết, lắng nghe từng ý kiến anh em, chỉ đạo từng li từng tí, ai mà dám lơ là.

Nhiều khi mệt quá, anh em tôi muốn ngồi nghỉ lấy sức mà thấy ổng cứ lao ầm ầm đi làm, mình cũng phải cố, rồi tự thấy mình còn dư sức làm được, làm miết thành thói quen thôi” - một lãnh đạo cấp phòng của C45 tâm sự.

Không chấp nhận “nợ” án

Nói về lực lượng cảnh sát hình sự, thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng là người dành rất nhiều tình cảm trân trọng.

Ông nói: “Vụ án băng cướp dùng súng bắn người, cướp nhiều tiệm vàng ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam những năm 2000-2005 là một gánh nặng tâm lý đè lên Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát. Mỗi lần họp, lãnh đạo cấp bộ, Tổng cục Cảnh sát đều nêu ra: “Chúng ta còn nợ nhân dân một món nợ phải trả”.

Mọi hi vọng trao cho anh em ở C45 và họ kiên trì ngày đêm mày mò, hơn 10 năm sau vụ cướp đầu tiên mới tìm ra manh mối của băng cướp. Cũng nhờ anh em hình sự tận tâm đeo bám, không bỏ lỡ một manh mối nhỏ nào”.

Chỉ từ một lá đơn tố cáo vu vơ về thông tin liên quan tới một băng cướp giết người, cướp tiệm vàng, cũng bắt đầu từ thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến [lúc này là phó cục trưởng C45] phân tích mọi thông tin để giao việc cho từng cán bộ, chiến sĩ từ Bắc vào Nam xác minh thông tin.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - phó Phòng 5, C45 [khi đó là phó đội trưởng, thuộc Phòng 5] nhớ lại: Qua nhiều nguồn tin và các biện pháp nghiệp vụ, C45 xác định được hai nghi can chính của vụ án và tổ chức mọi biện pháp, đóng đủ vai để tiếp cận các đối tượng này.

Từ đầu tới cuối, dù ông Tiến lúc đó là cục phó, nhưng lúc nào cũng cùng ông Phương [đại tá Nguyễn Tri Phương, giám đốc Công an Tây Ninh, nguyên phó C45, phụ trách khu vực phía Nam] trực tiếp tham gia họp bàn, chỉ đạo, cũng có khi trực tiếp đi cùng anh em tới tận nơi để đánh giá tình hình, mở rộng hướng điều tra” 
Ông Nguyễn Tiến Dũng

Chỉ từ một câu chuyện, các đối tượng kể “mơ thấy bốn anh em mình dựa cột”, sự nhạy cảm nghề nghiệp cho thấy hướng điều tra đã đúng và quyết tâm hơn nữa trong việc đeo bám.

Cuối cùng, băng cướp khét tiếng năm nào bị bắt khi đang giao nhận súng, chuẩn bị thực hiện một vụ cướp mới tại TP.HCM.

Lần theo từng chi tiết

Một trinh sát tham gia phá vụ án cướp ngân hàng ở Trà Vinh vào tháng 5-2017 kể lúc xảy ra vụ cướp ngân hàng ở Trà Vinh, ông Tiến cử một tổ công tác từ Hà Nội vào phối hợp cùng anh em ở phía Nam và Công an Trà Vinh, vì lúc đó ông đi Tây Nguyên “làm án” trên đó. “Ông ấy “chọn mặt gửi vàng”, mỗi người giỏi một lĩnh vực và ổng cử ai làm vụ gì là hiệu quả vụ đó” - trinh sát này nói.

Theo lời của trinh sát, điểm mấu chốt là tìm hình ảnh qua các camera của ngân hàng, các hướng đường đi hung thủ có thể đi để loại trừ dần. Nói thì tưởng dễ, nhưng đi tìm được camera ở từng nhà dân trong khu vực tương đối khó khăn là không đơn giản. 

Tìm được rồi phải tập hợp lại, chia nhau ra các hướng phân tích từng đặc điểm nhận dạng, xe trong vô số hình ảnh, thông tin mới thu hẹp dần hướng di chuyển của đối tượng. Ngày nào cũng lần tìm từ sáng tới khuya, ngủ vạ ngủ vật đâu đó xong lại lao đi khi nghe tin về đầu mối mới.

“Ông Phương [phó Phòng 5, C45 - người được thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cử từ Hà Nội vào - PV] rất tài, cả ngày ông ấy ngồi theo dõi hình ảnh qua camera rồi khi tìm được đúng đối tượng khả nghi, ổng cùng anh em trinh sát đi bộ từ tối tới sáng, mang theo các thiết bị chuyên dùng lần theo dấu vết nghi can để lại, qua đó dần khép chặt mọi đầu mối đổ về nghi can chính là Lê Lâm Hưng [kỹ sư, 29 tuổi, làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải].

Thời điểm quyết định có bắt Hưng hay không, ông Tiến cũng từ Tây Nguyên về tới, ngồi cùng anh em C45 và Công an Trà Vinh phân tích, đánh giá tài liệu, chứng cứ.

Ông Tiến cùng ban chuyên án ra quyết định thực hiện lệnh bắt nghi can. Lúc anh em tôi vào vỗ vai Lâm Lê Hưng thông báo những gì chúng tôi có là Hưng cúi đầu thừa nhận ngay” - trinh sát này nói.

GIA MINH

Năm 2013 đánh dấu bước chuyển biến trên nhiều mặt của Cục C45. Để phòng ngừa tội phạm, C45 đặc biệt coi trọng công tác tham mưu chiến lược, xây dựng nhiều kế hoạch, biện pháp và giải pháp vĩ mô để giải quyết những vấn đề về tội phạm đang nổi lên. Công tác nắm tình hình tội phạm hình sự, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm được tổ chức tốt, với việc tập trung vào số băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp, tội phạm có tổ chức, đối tượng sử dụng vũ khí nóng, vật liệu nổ gây án và các đường dây buôn bán người, các tổ chức cờ bạc có quy mô lớn…

Trong việc đấu tranh với các băng nhóm tội phạm hình sự có tổ chức, nhất là tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, phòng- chống tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, C45 luôn kịp thời báo cáo tham mưu đề xuất lên lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát PCTP triển khai kế hoạch, đồng thời bố trí sỹ quan liên lạc tại địa bàn trọng điểm. Ngoài ra, Cục Cảnh sát Hình sự còn chủ động triển khai nhiều kế hoạch phòng chống tội phạm theo chuyên đề như: Phòng, chống tội phạm liên quan đến tín dụng đen; phòng, chống tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội; phòng, chống tội phạm cướp, cướp giật, tội phạm trộm cắp trên các container, tội phạm cờ bạc, mại dâm, phòng chống tội phạm ở lứa  tuổi vị thành niên, trẻ em bị xâm hại và tham mưu cho Tổng cục triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm buôn bán người trên tuyến biên giới.

Một thành tích nổi bật của C45 là công tác chỉ đạo và trực tiếp điều tra, trấn áp tội phạm, hoặc phối hợp, hướng dẫn Công an các địa phương khám phá nhiều vụ án phức tạp, khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra xử lý. Trong đó, có 11 vụ án giết người, 3 vụ giết người cướp tài sản, 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. v.v… Các cán bộ, chiến sĩ của Cục C45 đã trực tiếp thụ lý điều tra 44 vụ án [giảm 18 vụ án, bằng 29 % so với cùng kỳ năm 2012].

Với sự tận tụy, sáng tạo, mưu trí và đầy hy sinh của từng cán bộ chiến sĩ, đã mang đến kết quả là đấu tranh 63 chuyên án với tỉ lệ phá án đạt cao trong năm 2013, C45 đã lặng lẽ ghi danh vào sự nghiệp gìn giữ an ninh trật tự. Trong đó các anh đã liên tiếp phá nhiều chuyên án lớn như bắt nhóm đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại nhà nghỉ Tuấn Sơn ở khu phố Chùa Dận, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh do Dương Anh Đức [Đức “vẩu”], sinh năm 1964 cầm đầu, bắt giữ 104 đối tượng, thu giữ tại chiếu bạc hơn 5 tỷ đồng và một số công cụ, phương tiện khác dùng để đánh bạc; triệt phá nhóm đánh bạc tại khu vực giáp ranh giữa xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn với phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc, do Nguyễn Văn  Tú [tức Tú “trố”], sinh năm 1977, trú tại xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cầm đầu, bắt 68 đối tượng, thu 2,4 tỷ đồng, tang vật gây án, 2 khẩu súng, 29 viên đạn.

Đặc biệt, bằng quyết tâm cao, C45 đã triệt phá băng, nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do Phạm Khắc Tú [tức “Tú khỉ”] cầm đầu. Nhóm này chuyên tổ chức cưỡng đoạt tài sản, bảo kê bến bãi, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh phía Bắc. Lực lượng Công an đã bắt giữ 10 đối tượng, thu giữ 4 khẩu súng, 14 viên đạn, 17 dao, kiếm, 200 triệu đồng, 1 xe ôtô. Việc xóa băng nhóm côn đồ này đã khiến nhân dân hết sức phấn khởi, vì chúng đã hoành hành tác oai tác quái nhiều năm, gây xáo trộn an ninh trật tự ở nhiều nơi. Cũng chính vì chúng hoạt động chuyên nghiệp, nên lực lượng trinh sát, điều tra viên Cục C45 đã hết sức vất vả trong việc đấu tranh, xác minh từng hành vi phạm tội của chúng để phá án. Sau đó, tiếp tục mở rộng vụ án, nhằm giải quyết triệt để mầm mống tội phạm.

Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trao thưởng cho các tập thể và cá nhân Cục Cảnh sát hình sự có thành tích năm 2013.

Ngay khi nắm bắt thông tin về nhóm hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt, cho vay nặng lãi, cố ý gây thương tích tại khu vực bến xe miền Đông do Nguyễn Trọng Ngôn [Tý “điên”], sinh năm 1974, trú tại phường 27, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cầm đầu, lãnh đạo C45 đã lên kế hoạch triệt phá. Đây là tổ chức tội phạm có trên 30 đối tượng, hoạt động nhiều năm và có tổ chức chặt chẽ. Chúng cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích. Chúng còn bảo kê cho các hãng xe khách, để thu tiền phí, ép khách phải mua vé hoặc đi xe do chúng bảo kê, rồi bắt các nhà xe nộp tiền hàng tháng cho chúng; hoặc gây áp lực rồi đứng ra dàn xếp. Bên cạnh đó, chúng tổ chức cho vay lãi với mức cắt cổ, sẵn sàng hành hung, gây thương tích với những ai có mâu thuẫn và có người đã phải chịu hậu quả thương tích vĩnh viễn gần 60%. Vì thế, nhóm Tý “điên” trở thành nỗi kinh hoàng của giới kinh doanh vận tải trong bến xe miền Đông.

Nhiều tháng trời, hàng chục trinh sát hình sự của Cục C45 thường xuyên có mặt ở bến xe Miền Đông, thu thập tài liệu, chứng cứ, làm rõ các hành vi phạm tội của chúng. Để rồi, C45 đã tổ chức một cuộc đột kích qui mô vào “sào huyệt” của bọn tội phạm, bắt giữ 10 đối tượng và thu được cả súng hơi, đạn, roi điện, mã tấu vv… Thắng lợi của chuyên án này, góp phần quan trọng vào gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như quyền lợi cho người dân. Đặc biệt, thành công của chuyên án đã góp phần làm trong sạch lực lượng Công an, lấy lại niềm tin của quần chúng với Công an nhân dân.

Một chiến công nữa của C45 là đã triệt phá “Đường dây chuyên tổ chức đánh bạc và đánh bạc liên tỉnh” bằng thủ đoạn cá độ bóng đá qua mạng internet và đánh bài xì, poker, cưỡng đoạt, xiết nợ vv… do Trần Văn Đỉnh, 29 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh cầm đầu. Sau một thời gian thu tập tài liệu chứng cứ, lúc 17h00 ngày 7/1/2013, Ban chuyên án đã quyết định huy động các lực lượng để phá án, đã tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp 7 đối tượng chính cầm đầu trong đường dây, bước đầu đã thu giữ 80 triệu đồng, gần 40 tờ phơi ghi số tiền thắng thua của các con bạc, 7 máy tính xách tay dùng để đánh bạc và nhiều hung khí, tang vật khác có liên quan. Sau đó, lực lượng Cảnh sát hình sự C45 tiếp tục triệt phá băng, nhóm tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức chơi xóc đĩa do đối tượng Nguyễn Văn Thành [tức Thành vổ], sinh năm 1960, trú tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cầm đầu, bắt 28 đối tượng, thu trên chiếu bạc 288,38 triệu đồng, 1 xe ôtô, 16 xe máy, 20 ĐTDĐ, 1 máy phát điện và nhiều tang vật khác.

Chuyên án triệt phá tổ chức đánh bạc trên mạng thông qua trang web M88.com với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc thành công, đã đánh dấu khả năng phá án ở lĩnh vực công nghệ cao của lực lượng Cảnh sát hình sự. Mất hơn một năm theo dõi, xác minh, tìm hiểu, C45 đã xác định Cù Huy Giáp là người nắm vai trò điều hành trang web cá độ M88.com tại Việt Nam. Đây là trang cá độ có nguồn gốc từ nước ngoài, hoạt động tại Việt Nam từ đầu năm 2011. Với hệ thống chân rết được tổ chức chặt chẽ, trang M88.com nhanh chóng thu hút số lượng lớn dân cá độ tham gia với số tiền đánh bạc chuyển ra nước ngoài đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng những thủ đoạn rất tinh vi. Nhưng bằng quyết tâm cao, nỗ lực phá án, C45 đã kiên trì theo dõi hàng năm trời, để triệt phá thành công đường dây đánh bạc này, thu giữ gần 7 tỷ đồng và khởi tố 59 bị can. Với những chiến công to lớn và liên tiếp, C45 càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với tội phạm, gìn giữ an ninh trật tự.

Ngoài công tác trực tiếp chiến đấu, C45 đã tham gia chỉ đạo, phối hợp với Công an các địa phương điều tra thành công hàng chục vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình là vụ giết người xảy ra tại xã Song Khê, TP Bắc Giang; vụ giết người tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; vụ giết chết 5 người, cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật tại khu vực biên giới Việt- Lào [Quảng Trị]; vụ giết người chặt đầu cướp của tại Hà Giang; vụ hiếp dâm trẻ em tại Lạc Sơn, Hòa Bình; phối hợp đấu tranh triệt phá băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” tại Đắk Nông. Ngoài ra, Cục C45 còn chỉ đạo phối hợp điều tra triệt phá các băng nhóm tội phạm phức tạp tại Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An…Lực lượng Cảnh sát hình sự còn xác lập nhiều chuyên án đấu tranh với tội phạm buôn bán người, giải cứu được 159 nạn nhân và tiếp tục điều tra mở rộng.

Theo Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục C45: Với những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc”, gìn giữ trật tự trị an, năm 2013, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát PCTP trao nhiều phần thưởng cao quí cho tập thể và cá nhân của Cục C45: tập thể cán bộ chiến sĩ Cục C45 và 1 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, một cá nhân được thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng III. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 2 cá nhân; Bộ Công an tặng Bằng khen cho 24 lượt tập thể và 17 lượt cá nhân; Tổng cục Cảnh sát PCTP tặng Giấy khen cho 28 lượt tập thể và 40 lượt cá nhân; Cục tặng giấy khen cho 18 lượt tập thể và 84 lượt cá nhân thuộc các đơn vị C45 và hàng chục Thư khen, Điện khen của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát PCTP cho các thành tích đột xuất trong điều tra, phá án. Đặc biệt, mới đây, Chính phủ đã tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho tập thể Cục C45. Cá nhân đồng chí Cục trưởng Hồ Sĩ Tiến vừa được Chính phủ phong hàm Thiếu tướng. n

Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trao thưởng cho các tập thể và cá nhân Cục Cảnh sát hình sự có thành tích năm 2013

Dạ Miên

Video liên quan

Chủ Đề