Trên răng dưới cát tút là gì

Trắng tay, nghèo khổ, không còn chút của cải, tài sản hoặc chức vụ nào: Vừa đi lão ta vừa lẩm bẩm: Sợ cái đếch! Trên răng dưới dái, chú làm ông lí, ông phó gì mà phải sợ ông đội Tế (Đỗ Quang Tiến).Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt

Bọn trẻ bây giờ nhiều đứa không biết cát tút là gì. Còn thế hệ chúng tôi, rất nhiều đứa trẻ biết. Là một thứ làm bằng đồng để đựng một đầu đạn.

Trên răng dưới cát tút là gì

Trên răng dưới cát tút là gì

Y Ban Tên khai sinh: Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961. Quê quán Ninh Bình, nơi ở hiện nay: Hà Nội. Hiện là phóng viên báo Giáo dục và Thời đại. Tác phẩm đã xuất bản: “Người đàn bà có ma lực” (truyện ngắn, 1983), “Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm” (truyện ngắn, 1995), “I am đàn bà” (truyện ngắn, 2006), “Xuân từ chiều” (tiểu thuyết, 2008)...

Đầu đạn đó có thể để giết chết kẻ thù, có thể giết chết bạn ta và giết chết chính ta. Khi đầu đạn được phóng đi cát tút rơi ra. Thời chiến tranh cát tút là thứ đồ chơi được lũ trẻ chúng tôi rất mê. Mỗi đứa có một chiếc cát tút trong túi áo. Chỉ thi thoảng chúng tôi mới đem nó ra thổi. Còn lại thời gian nó được chiếc gấu áo mài cho sáng loáng. Màu đồng vàng óng. Không chỉ là đồ chơi của bọn trẻ. Với những cái cát tút đạn pháo lớn, người lớn còn dùng làm bình cắm hoa hoặc để bày...

Anh cu bên cạnh nhà tôi nhập ngũ. Anh tên là gì tôi không biết. Cả nhà gọi anh là anh cu. Cả xóm gọi anh là anh cu. Anh rất hiền. Đúng ngày anh nhập ngũ nhà anh bị mất chiếc nồi đồng. Chiếc nồi đồng duy nhất để nấu cơm. Tối ấy chị anh rửa bát. Nồi cơm um rơm quá lửa bị cháy chắc dưới đáy nồi. Chị ngâm ở cầu ao. Sáng chị dậy sớm nấu cơm tiễn em ra chiến trường, chiếc nồi mất rồi. Chị bưng mặt ngồi ở cầu ao khóc hu hu.

Chiến thắng. Một nửa anh cu làng tôi hi sinh, một nửa anh cu về làng. Những anh cu về làng vẫn chiếc balô trên vai. Thêm một con búp bê, mắt to tròn, lông mi dày biết nhắm mở mắt. Dân làng ai cũng nhìn thấy con búp bê vì nó được buộc lủng lẳng phía ngoài balô. Những thứ phía trong balô dân làng không nhìn thấy nên tha hồ kháo nhau. Có thể là lương khô. Lũ trẻ chúng tôi rất khoái món lương khô. Nó quí như chiếc cát tút vậy. Có thể là vàng và đồng hồ sen-kô. Vàng chỉ để kéo vòng Tàu tặng cô dâu. Còn đồng hồ sen–kô đeo rất oách. Có người muốn đổi cả một mảnh vườn trồng rau chỉ để lấy một chiếc đồng hồ sen-kô.

Anh cu cạnh nhà tôi về sau cùng. Trên balô của anh không có con búp bê. Balô của anh xẹp lép nhưng có một chiếc hộp sắt trên tay anh rất nặng. Đến rặng tre lối rẽ vào nhà anh đã hò thật to:

- Chị ơi, u ơi thầy ơi con đã về rồi.

Vì cái sự ồn ào của anh nên hàng xóm cùng nhau chạy sang nhà anh. Họ vui mừng được đón anh về nhà không sứt mẻ và họ tò mò muốn tận mắt nhìn thấy có những gì trong balô người lính ngày chiến thắng trở về. Tôi cũng chạy vội sang nhà anh. Thầy u anh cu khóc như mưa. Ngày tiễn anh đi tôi không thấy giọt nước mắt nào. Một lúc sau nước mắt tạnh. Anh hỏi:

- Chị đâu?

U anh bảo:

- Chị đi lấy chồng rồi.

U anh nhìn thấy tôi liền sai:

- Cái gái, mày nhanh chân chạy đến nhà chị Nụ bảo anh cu đã về. Khổ thân nó chờ mãi không thấy em về, nó khóc cạn nước mắt.

Tôi chạy chân không bén đất. Chị Nụ đang cho con bú. Tôi hò từ cổng:

- Chị chị, anh cu về, anh cu về.

Chị dứt con đang bú đưa cho chồng rồi vừa chạy vừa cài cúc áo. Chị ào vào nhà ôm anh cu khóc. Nước mắt lại rơi như mưa rào. Anh cu bỗng dứt tay chị Nụ ra đến bên hộp sắt nặng anh để ở bên thềm:

- Chị, cái này cho chị. Chị mở ra xem chị sẽ biết vì sao em về muộn. Em phải ở lại để nhặt chúng đấy. Bằng này phải đổi được hai chiếc nồi đồng.

Anh cu mở chiếc hộp đạn, chính xác tên gọi chiếc hộp sắt mà anh cu bê về là chiếc hộp đựng đạn. Trong chiếc hộp đựng đầy cát tút vàng chóe. Tôi nhìn thấy mắt anh cu sáng lấp lóe. Mắt tôi cũng sáng lên. Tôi chạy đến bên hộp cát tút. Tôi định thò tay vào lấy một chiếc. Anh cu chặn tay tôi lại:

- Gái, quà của mày đây. Anh đã khắc một con chim cho mày.

Anh cu rút trong túi áo đưa cho tôi chiếc cát tút. Nó vàng chóe và có hình một con chim khuyên nhỏ đậu trên cành na. Có cả một quả na nhỏ.

Chị Nụ đã ngừng khóc lại khóc òa lên. Chị kể lể:

- Sao khổ thân em thế. Sao em không về nhà ngay. Em còn phải ở lại để đi nhặt cát tút làm gì hở em?

- Thì chị không thấy à. Bằng này cát tút chị đổi được hai cái nồi đồng đấy. Việc gì chị phải khóc. Thầy, con cũng có quà cho thầy cho u.

Anh cu lấy chiếc balô xẹp của anh dốc ngược ra đất. Mấy bộ quần áo lính bạc màu của anh rơi ra đất. Anh lục trong mấy bộ đồ lính một chiếc bật lửa zip po. Anh đưa cho bố:

- Thầy, để thầy hút thuốc lào.

- U, đây của u. Anh đưa cho mẹ một chiếc khăn lụa đen.

Những người hàng xóm tò mò nhìn đống đồ của anh cu. Một ông còn cầm chiếc balô của anh cu nhòm vào trong. Nhòm mãi cũng không thấy gì. Ông bèn hỏi anh cu:

- Không có đồng hồ sen-kô à?

Anh cu ngơ ngác:

- Đồng hồ sen–kô con không được phát ông ạ.

Mọi người ai về nhà nấy.

-------

Mời ăn

Ngờ làm cái nghề luôn được ở bên cạnh những quan rất rất to. Vì vậy cũng lắm kẻ cầu cạnh. Một lần về Q công tác Ngờ gặp một doanh nghiệp lớn đang làm ăn phát đạt như diều gặp gió. Vậy nhưng vẫn biết cài số lùi để nhỡ gặp vận xui. Bằng chứng là việc đến cầu thân với Ngờ. Ngờ cũng không cành cao cành thấp cành la cành bổng, chắc là do được thân cận với các quan rất rất to nên học được phong cách gần gũi với dân. Cái việc Ngờ gần gũi với dân đã được đền đáp ngay. Chỉ một tuần sau doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt đã sai người mang lên biếu quà cho Ngờ, toàn những sơn hào, đắt khét nơi thị thành. Tay chân của doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt là kẻ thức thời. Mượn ngay cái việc mang quà đến biếu để cầu thân với Ngờ. Ngờ cũng chẳng cành cao cành thấp.

Trên răng dưới cát tút là gì

Một hôm Ngờ đi công tác, gần về đến nhà thì được mời Ngờ đi ăn tối. Ngờ đang chán cái mặt mụ vợ, mặt cứ sưng vù như bị ong đất đốt nếu Ngờ đi công tác về mà không có phong bì hoặc quà. Ngờ đồng ý luôn. Ngờ lại còn nảy ra ý hay. Đó là chẳng vội về thành phố, toàn những món ăn quen, mà tấp ngay vào xóm núi. Lại còn gọi điện cho mấy người quen, đã từng mời Ngờ ăn mấy bận. Thì cũng phải trả nợ miệng chứ, chả lẽ cứ vác cái mồm đi ăn chạc uống gỡ mãi. Tay văn phòng của công ty ấy bắt taxi lên xóm núi.

Bữa ăn rôm rả. Bia bật bôm bốp. Tất cả các món ăn của nhà hàng đều được đưa lên. Xong tiệc kẻ tay chân còn bảo nhà hàng làm 5 con gà chạy bộ, cho vào 5 túi để mang về làm quà. Ngờ vui như tết. Có túi quà mặt mụ vợ lại xí xớn hơn hớn. Đêm nằm cái đít lại chổng vào lòng chồng.

Năm ngày sau, bỗng có số điện thoại lạ gọi vào máy của Ngờ. Ngờ nhấc máy. Phía đầu máy xưng danh là nhà hàng xóm núi. Ngờ nhớ ra ngay vì con gà của nhà hàng được vợ Ngờ cứ tấm tắc khen đến 3 ngày. Giọng ngờ vui vẻ:

- A, nhà hàng Hoa Móng Trâu đấy a. Gà ngon lắm nhớ. Lần sau công tác qua bọn này lại vào.

- Cám ơn ông bác đã nhớ nhà hàng chúng em. Nhưng em có chuyện muốn thưa với ông bác thế này. Hôm ăn uống ở nhà hàng của ông bác có chú lái xe ra thanh toán. Chú ấy bảo, cơ quan ông bác có luật không phải một người trả tiền hết mà chia ra. Chú ấy xin trả món ít tiền nhất là rau dưa cơm canh là 500.000 ngàn đồng a. Còn phần bia uống thì chú ấy ghi điện thoại của bạn bác, người ở vùng quê chúng em. Bác ấy đã đến trả tiền rồi a. Còn phần bác a, là 5 con gà mái ghẹ của chúng em là 2.100.000 ạ. Phiền bác chuyển qua tài khoản giúp chúng em. Hay là chúng em lên tận cơ quan bác để lấy ạ.

Ngờ nghe cái từ a của con mẹ chủ quán mà chỉ muốn vả đốp vào mồm nó một cái. Lại muốn vả thêm cái nữa vào mồm con mụ vợ. Quà quà quà... Lúc nào cũng chỉ quà.

Còn cái thằng mang quà, không hiểu nó là cái loại gì. Ngờ rút điện thoại ra định gọi cho nó. Nghĩ thế nào lại thôi. Thì nó chỉ là thằng phọt phẹt mang quà. Ngờ thở dài đến mấy chục cây số, đến tận tai con mẹ chủ quán:

- Đọc số tài khoản đi, tí tôi chuyển cho. Không phải lên đây làm gì, phiền phức ra.

- Vâng, vâng a. Nhà chúng em cảm ơn ông bác lắm a.

- A a cái gì, mày bỏ cái a a nhà mày đi cho tao nhờ.

- Gớm bác mất lịch sự thế. Hôm vào nhà hàng chúng em trông bác com lê ca vát lịch sự thế cơ a.

- Nhà mày có muốn tao trả tiền không?

- Có có có a.

------

Lại chuyện tặng sách

Ở đất này văn chương cũng như hạt giống. Có hạt giống rất tốt nhưng rơi vào vùng đất văn chương địa phương thì chẳng có cơ may mọc mũi sủi tăm. Có hạt giống xấu nhưng được rơi vào văn chương thủ đô thì cứ tự dưng được ủn đít lên cao. Vậy nên mới có chuyện. Có anh nhà văn địa phương in được cuốn sách mới khăn gói lên thủ đô để tặng cho các nhà văn tên tuổi ở thủ đô. Trong căn nhà có cái tên gọi là ban sáng tác của hội nhà văn thủ đô anh nhà văn địa phương gặp một nhà văn thủ đô to cao lừng lững, tên tuổi cũng chỉ sâm sấp. Anh nhà văn địa phương trịnh trọng rút trong ca táp cuốn sách bìa cứng mới cóng khúm núm đưa tặng nhà văn thủ đô:

Trên răng dưới cát tút là gì

- Dạ thưa anh, em mới in cuốn sách này. Đây là cuốn thứ 9 của em đấy a. Anh đọc giùm em xem có được không a?

Nhà văn thủ đô cầm sách trên một bàn tay, liếc qua cái tít sách một cái rồi vứt toẹt xuống ghế:

- Tao đéo đọc. Thời gian đéo đâu mà đọc của chúng mày.

Anh nhà văn địa phương mặt ngẩn ngơ như cái thời bao cấp đánh mất sổ gạo. Mồm đang mở nụ cười đàn em ham học hỏi bỗng như hình ảnh bị kẹt băng. Mồm há hốc không ngậm hai cánh môi vào được. Lát sau lập cập xách ca táp bước ra khỏi phòng. Xuống đến cầu thang mới gặp một người. Người này trông không giống nhà văn, mà trông giống như người làm thợ. Người này bảo anh nhà văn địa phương:

- Anh cho tôi xin một cuốn sách của anh. Lần trước tôi đã gặp anh nhưng anh không nhớ tôi đâu. Tôi cũng xin anh một cuốn sách. Tôi đã đọc hết rồi. Tôi nói thật với anh nhớ, anh đừng tặng sách các nhà văn nhà thơ ở đây, họ chẳng đọc của ai đâu. Mà tôi cũng nói thật với anh. Văn của anh hay hơn nhiều của cái ông nhà văn lúc nãy anh tặng sách mà ông ấy bảo ông ấy đéo đọc. Tùy anh, anh tin hay không tôi cũng chả làm sao. Nhưng tôi xin anh một cuốn sách.

Y Ban vẫn thế, sôi nổi, nói nhiều nhưng gần đây lại thích viết rất ngắn, dù chị chủ yếu viết truyện ngắn. Ngay cả cuốn tiểu thuyết “Xuân từ chiều” cũng không dài, hình như “bị ám” bởi cái tên tác phẩm, hay cơ bản là phong cách viết của chị?

Y Ban khoe với tôi rằng, chị có hàng trăm loạt truyện (rất) ngắn này. Có lẽ, như lời chị viết trong “Lại chuyện tặng sách” rằng các nhà văn nhà thơ chẳng đọc nhau, nên lại càng thương người đọc hiện nay ít thì giờ chăng? Y Ban cười nói suốt ngày được, nhưng tiếng cười trong những truyện (rất) ngắn của chị thường ý nhị, kín cạnh và ẩn chứa sâu xa nhưng gợi buồn về thế sự mà không “giấu được” sự trắc ẩn, thương cảm với kiếp người.