Tôn giáo chính của người ai cập cổ đại là gì?

Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là

Câu hỏi: Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là

A. Bái hỏa giáo

B. Đa thần giáo

C. Đạo vật tổ

D. Sikh giáo 

Trả lời

Đáp án đúng: B. Đa thần giáo

Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là Đa thần giáo

Người Ai Cập theo chủ nghĩa đa thần, có nghĩa là họ thờ rất nhiều thần, nhiều đến mức họ thường chia các thần thành nhóm, mỗi nhóm từ 3 tới 9 thần có mỗi liên hệ với nhau như là cùng làm 1 chức năng hoặc có quan hệ cha - con, cháu - chắt. Ví dụ như thần Atum có con là Shu và Tefnut, cháu là Nút và Geb… Những vị thần này hiện thân qua các loài trong tự nhiên như chim, thú hoặc bò sát. Đơn cử như thần Anubis hiện thân qua loài chó rừng và có nhiệm vụ bảo vệ các xác ướp hay thần Bes hiện thân qua sư tử có nhiệm vụ bảo vệ các phụ nữ có thai.

Sự tôn trọng dành cho các vị thần không phụ thuộc vào con vật hiện thân là sư tử, đại bàng hay ếch nhái mà điều đó phụ thuộc vào yếu tố chính trị. Việc Pharaoh lúc đó xuất thân từ vùng nào thì thần địa phương của vùng đó sẽ trở thành thần quốc gia và nó thay đổi theo thời kỳ.

Trong thời kỳ khởi nguyên, lúc Menes thống nhất miền thượng và hạ Ai cập để xây dựng triều đại đầu tiên thì thần chim ưng Horus trở thành thần quốc gia và được thờ phượng nhiều nhất

Nhưng qua triều đại thứ 5 khi các Pharaoh xuất thân từ vùng Heliopolis là vùng tôn thờ thần mặt trời thì thần Ra trở thành thần đứng đầu các thần của Ai Cập. 

Còn trong vương quốc trung đại và vương quốc mới thì thần Amun trở thành thần quốc gia, vì lúc này các Pharaoh xuất thân từ Thebes. 

Tuy nhiên người Ai Cập không bao giờ chỉ thờ 1 mình thần quốc gia mà thôi, đối với nông dân Ai Cập thì thần địa phương là quan trọng nhất. Họ tin rằng mọi phúc lợi của họ đều đến từ 1 vị thần nào đó. Như sự màu mỡ của đất và sinh sản của súc vật là do thần Wadj-wer ban cho, chiến thắng hay thất bại trong chiến trận là do thần Anhur quyết định. 

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Ai Cập được xem là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất của nhân loại, vậy trong suốt bề dày lịch sử đó, tín ngưỡng của người Ai Cập tin vào điều gì, nó có gì khác so với dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài nét đặc trưng về tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại trong video này nhé.

1. Người Ai Cập theo chủ nghĩa đa thần

Đặc điểm đầu tiên và cực kỳ đối lập [với dân Israel] đó là người Ai Cập theo chủ nghĩa đa thần, có nghĩa là họ thờ rất nhiều thần, nhiều đến mức họ thường chia các thần thành nhóm, mỗi nhóm từ 3 tới 9 thần có mỗi liên hệ với nhau như là cùng làm 1 chức năng hoặc có quan hệ cha-con, cháu-chắt. Ví dụ như thần Atum có con là Shu và Tefnut, cháu là Nút và Geb v.v.

2. Các vị thần hiện thân qua các loài trong tự nhiên

Đặc điểm thứ 2 là những vị thần này hiện thân qua các loài trong tự nhiên như chim, thú hoặc bò sát. Đơn cử như thần Anubis hiện thân qua loài chó rừng và có nhiệm vụ bảo vệ các xác ướp hay thần Bes hiện thân qua sư tử có nhiệm vụ bảo vệ các phụ nữ có thai.

3. Vị thế của các vị thần do yếu tố chính trị quyết định

Đặc điểm tiếp theo là sự tôn trọng dành cho các vị thần không phụ thuộc vào con vật hiện thân là sư tử, đại bàng hay ếch nhái mà điều đó phụ thuộc vào yếu tố chính trị. Việc Pharaoh lúc đó xuất thân từ vùng nào thì thần địa phương của vùng đó sẽ trở thành thần quốc gia và nó thay đổi theo thời kỳ.

Trong thời kỳ khởi nguyên, lúc Menes thống nhất miền thượng và hạ Ai cập để xây dựng triều đại đầu tiên thì thần chim ưng Horus trở thành thần quốc gia và được thờ phượng nhiều nhất

Nhưng qua triều đại thứ 5 khi các Pharaoh xuất thân từ vùng Heliopolis là vùng tôn thờ thần mặt trời thì thần Ra trở thành thần đứng đầu các thần của Ai Cập. 

Còn trong vương quốc trung đại và vương quốc mới thì thần Amun trở thành thần quốc gia, vì lúc này các Pharaoh xuất thân từ Thebes. 

Tuy nhiên người Ai Cập không bao giờ chỉ thờ 1 mình thần quốc gia mà thôi, đối với nông dân Ai Cập thì thần địa phương là quan trọng nhất. Họ tin rằng mọi phúc lợi của họ đều đến từ 1 vị thần nào đó. Như sự màu mỡ của đất và sinh sản của súc vật là do thần Wadj-wer ban cho, chiến thắng hay thất bại trong chiến trận là do thần Anhur quyết định. 

4. Chấp nhận dung nạp thêm các thần khác

Đặc điểm thứ 4, chấp nhận dung nạp thêm các thần khác. Người Ai Cập sẵn sàng dung nạp thêm các thần mới vào danh sách các vị thần của họ, dù cho trước đó họ chưa biết gì về vị thần này. Vì vậy việc phân tích chức năng của từng vị thần trong văn hoá Ai Cập là điều bất khả thi với nhiều thế hệ nghiên cứu sinh, do nó nhiều vô kể. 

5. Tin có đời sau

Và đặc điểm cuối cùng xin được đề cập tại đây là người Ai Cập cổ đại tin có đời sau. Đó là lý do vì sao trong lăng mộ của Pharaoh luôn chôn theo đồ ăn, nước uống, vàng bạc, thậm chí có người giết đầy tớ để chôn cùng. Và họ tin những việc tốt họ làm lúc còn sống sẽ giúp họ bất tử ở đời sau. 

Vừa rồi là 5 điểm đặc trưng về văn hoá của Ai Cập cổ đại. Có thể tóm tắt và làm 1 phép so sánh với niềm tin của người Y-sơ-ra-ên qua bảng sau.

Ai CậpDo Thái
Đa ThầnChỉ thờ một mình Đức Giê-hô-va
Các thần hiện thân qua
các loài chim, thú
Con người không thể
biết được hình tựng của Ngài
Thay đổi theo chính trịLuôn chỉ có 1 mình Đức Giê-hô-va
Mỗi thần 1 chức năngMọi thứ do Đức Giê-hô-va
Dung nạp thần mớiKhông dung nạp
Được cứu nhờ việc làmĐược cứu bởi đức tin
[So sánh với Cơ Đốc Giáo]

Một chút suy ngẫm:

1. Mình có đang thờ đa thần [Thần tiền, thần game, thần công việc v.v] hay 1 mình Đức Giê-hô-va

2. Động cơ mình thờ Chúa có phải do Ba Mẹ, Vợ Chồng hay 1 sự giúp đỡ nào đó, và mình vẫn còn 1 thần địa phương khác.

3. Mình có tin mọi thứ do Đức Giê-hô-va chu cấp?

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi 

Tôn giáo Ai Cập cổ đại bao gồm các niềm tin tôn giáo và nghi thức khác nhau tại Ai Cập cổ đại qua hơn 3.000 năm, từ thời kỳ Tiền Triều Đại cho đến khi du nhập Kitô giáo trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Những niềm tin này tập trung vào thờ cúng các vị thần đại diện cho nhiều khía cạnh, ý tưởng và chức năng quyền lực khác nhau của thiên nhiên, thể hiện qua các nguyên mẫu phức tạp và đa dạng. Vào thời kỳ của triều đại thứ 18, người Ai Cập đã có nâng vị thế một số đơn vị thần như Amun lên hàng đấng sáng tạo vũ trụ với nhiều biểu hiện, tương tự như khái niệm kinh tế cũng được tìm thấy trong đạo Ki-tô: niềm tin rằng một Thượng đế có thể tồn tại trong nhiều hơn một người [1].

Những vị thần được tôn thờ với các nghi lễ và cầu nguyện, trong các ngôi đền địa phương và đền thờ gia đình cũng như trong ngôi đền chính thức quản lý bởi các giáo sĩ. Các vị thần khác nhau đã được nổi bật ở giai đoạn khác nhau của lịch sử Ai Cập, và các huyền thoại liên quan đến họ thay đổi theo thời gian, do đó, Ai Cập chưa bao giờ có một hệ thống thứ bậc các vị thần chặt chẽ hay một thần thoại thống nhất. Dù vậy, trong tôn giáo Ai Cập có nhiều niềm tin bao quát. Trong số đó có sự tôn thờ của pharaon - đã giúp thống nhất quốc gia về mặt chính trị [2], và niềm tin phức tạp về một thế giới bên kia, mà đã dẫn đến việc gia tăng tục chôn cất công phu của người Ai Cập.

Mục lục

  • 1 Các vị thần
    • 1.1 Thần Ra
    • 1.2 Osiris và Seth
    • 1.3 Cuộc chiến căng thẳng giữa Horus và Seth
  • 2 Câu chuyện về âm phủ và thế giới bên kia
  • 3 Các kim tự tháp và việc thờ cúng
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo
  • 6 Đọc thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Các vị thầnSửa đổi

Truyền thuyết về các vị thần của Ai Cập cổ đại khá đặc biệt. Thần Mặt Trời, hay Thần Thái Dương là Ra, sinh ra hai vị thần, nam thần Shu - thần không khí và nữ thần Tefnut, thần hơi nước [3]. Shu và Tefnut cưới nhau rồi sinh ra đôi thần trai gái là Nut và Geb. Nut và Geb cũng yêu nhau, nhưng bị cha cấm hẹn hò vì vậy họ phải lén lút với nhau. Một hôm, thần Shu bắt gặp, ném Nut lên trời, đạp Geb xuống sâu trong mặt đất [4]. Từ đó, Nut là nữ thần bầu trời, Geb là nam thần mặt đất. Nhưng nhờ có thần Thoth, cả hai cũng được cưới nhau và bên nhau chỉ trong năm ngày [Thot thắng 72 ván cờ với thần mặt trăng Khonsu nên đã làm cho lịch dương chuyển thành 365 ngày nhờ ánh sáng của mặt trăng].

Nut sinh ra năm vị thần là: Osiris, Isis, Seth, Nephthys và Horus [một số thần thoại xưa]. Cả năm vị thần đều là những vị thần quan trọng trong thế giới Ai Cập, được ghi chép lại trong cuốn "Book of The Dead" nghĩa là Sách của Người Chết.

Thần RaSửa đổi

Thần Ra, Thần Mặt trời của Ai Cập.

Thần Ra là Thần Mặt trời của Ai Cập. Trong "Sách của Người Chết" có miêu tả thần Ra vào buổi sáng biến thành một em bé, buổi trưa trở thành một thanh niên lực lưỡng và về chiều tối, thần trở thành một ông cụ [5].

Truyền thuyết kể lại rằng, Isis, vợ của Osiris, ghen tỵ với thần Ra, nàng liền nặn một con rắn bằng đất ở chỗ thần Ra vẫn thường đi lại. Khi thần Ra tới, nàng núp sau một tảng đá, hóa phép cho con rắn thức dậy, con rắn liền cắn thần Ra một nhát chí mạng. Thế là, mọi quyền của thần Ra đều thuộc về Isis [6].

Osiris và SethSửa đổi

Bốn người con của Horus, tên của bốn vị, từ trái sang: Imsety, Duamutef, Hapy, và Qebehsenuef.

Osiris cưới Isis rồi Isis sinh ra Horus. Osiris được nối ngôi Thần thái dương, trở thành thần nông nghiệp, thần sinh đẻ và thần hạnh phúc đem hạnh phúc cho nhân loại, cải tạo nông nghiệp, dạy dân trồng nho, làm rượu, trồng ngũ cốc và chăn gia súc [7]. Osiris cũng dạy con người cách xây đền thờ, xây kim tự tháp nguy nga, tráng lệ. Osiris đi đâu cũng được mọi người kính trọng và yêu quý. Tuy nhiên, thần Seth, em trai của thần Osiris, lại ghẻ lạnh và căm ghét Osiris chỉ vì anh được nối ngôi, được mọi người kính trọng. Rồi Seth đã nghĩ ra kế hiểm độc đó là giết chết anh trai bằng cách dụ Orisis nằm vào quan tài rồi đóng đinh và thả xuống biển. Sau đó, Seth chiếm đoạt ngôi vị của anh trai và làm bao điều bạo tàn, ác độc khiến cho dân chúng và các vị thần khác bất bình [8]. Isis biết chuyện, đau khổ vô cùng và tìm mọi cách để tìm thân thể Osiris. Sau khi tìm thấy thân thể chồng, Isis kể lại cho con trai Horus nghe. Từ đó, Horus nung nấu ý định giết Seth, trả thù cho cha.

Cuộc chiến căng thẳng giữa Horus và SethSửa đổi

Khi đã lớn, Horus triệu tập nhiều trai tráng trong vùng để tập võ, thành lập một đội để trả thù Seth. Ngày càng có nhiều người vào đội của Horus. Ngày nọ, Horus đến tuyên chiến với Seth nhưng thất bại. Lần hai, Horus đã bẫy được Seth bằng cách cho thuộc hạ núp ở tòa lâu đài rồi căng lưới ra mà bắt. Nhưng Isis tốt bụng đã tha cho Seth, Horus chặt đi một đuôi tóc của Isis [9] rồi lại tuyên chiến lần nữa, nhưng lần này, cả hai đều lên trời nhờ 9 vị thần trên bầu trời xử giúp. Cả chín vị thần đều biết câu chuyện xấu số của Orisis nên đều nói rằng Horus được nối ngôi.

Nhưng Seth vẫn không chịu thua, Horus cũng tuyên chiến với Seth lần nữa. Sau những gian nan hiểm trở, cuối cùng, Horus được nối ngôi cha và Seth bị Thần thái dương Ra sai làm nô tì cho thần.

Câu chuyện về âm phủ và thế giới bên kiaSửa đổi

Thần Osiris, Anubis và Horus trong bức bích họa ở một kim tự tháp, Ai Cập.

Con quái vật Ammit, người Ai Cập tin rằng con quái vật sẽ ăn trái tim của người chết nếu người đó nói dối.

Người Ai Cập tin rằng ở thế giới bên kia, các vị thần chờ những người đã mất ở đó để đón lên cõi vĩnh hằng. Khi qua thiên đường, phải gặp thần Anubis, Anubis dẫn người chết đi đến chiếc cân trái tim, để cân xem người đó tốt hay khôn. Nếu tim họ nặng hơn chiếc lông đà điểu thì chứng tỏ họ là người xấu, sẽ bị Ammit, con quái vật hình cá sấu ăn thịt họ. tim họ nhẹ hơn cá lông đà điểu, họ sẽ được tiếp đón hậu hĩnh bởi thần Osiris ở cõi vĩnh hằng.

Các kim tự tháp và việc thờ cúngSửa đổi

Bài chi tiết: Kim tự tháp

Kim tự tháp Kheops ở Giza, Ai Cập.

Mặt nạ bằng vàng của vua Tutankhamun.

Người Ai Cập cổ đại thường quan niệm rằng nếu xác chết được đặt trong kim tự tháp, linh hồn sẽ được bất tử. Nhưng chỉ có các pharaoh và hoàng hậu mới có vinh dự được nằm trong kim tự tháp. Người dân tẩm ướp xác chết, móc lấy não từ đầu mũi, lấy nội tạng ra ngoài, cho vào nhiều hũ bằng gỗ hoặc vàng và tắm rửa sạch sẽ cho xác. Rồi họ bôi dầu thơm và sáp vào xác pharaoh. Sau đó, người ta sẽ bọc xác bằng nhiều lớp vải lanh, rồi cho vào nhiều lớp quan tài bằng gỗ hoặc vàng và lắp mặt nạ của họ vào đầu quan tài để trông giống như người thật. Khi chôn cất, người ta còn mang theo châu báu, hương hoa và đặt bẫy để những linh hồn xấu không quấy rầy vị pharaoh của họ.

Việc xây dựng kim tự tháp không phải là việc dễ chút nào khi họ phải kéo những tảng đá to đùng lên cao và mài cho nó nhọn hoắt như hình tam giác. Kim tự tháp được xây dựng trước khi các pharaoh chết và vào mùa hè, đó là khi nước sông Nile dâng lên. Công việc hết sức khó khăn. Các hòn đá nặng có khi đến hàng tấn được kéo bằng dây chõng lên cao. Sau khi xây xong bằng các hòn đá tảng, kim tự tháp như một cầu thang khổng lồ. Vì vậy, công việc tiếp theo là ốp đá cho kim tự tháp nhọn hoắt.

Việc thờ cúng là một nghi lễ ở Ai Cập cổ. Sau khi chôn cất, người dân mang đồ lễ, hương hoa, đèn, lương thực... đến đền thờ các vị thần và đền thờ pharaoh để cầu phước cho mình được bất tử ở thế giới bên kia.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Allen [2000], pp.43–45
  2. ^ Fleming and Lothian [1997], p. 12
  3. ^ Thần thoại Ai Cập, chương 1
  4. ^ Thiên văn học Ai Cập cổ đại, p.69
  5. ^ Ancient Egyptian legend, chapter 3
  6. ^ Thần Ra., truyền thuyết
  7. ^ Thần Osiris
  8. ^ Ác thần Seth, wikipedia tiếng Việt.
  9. ^ Nữ thần Isis, wikipedia tiếng Việt.

Tham khảoSửa đổi

  • Allen, James P. [2000]. Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs. Cambridge University Press. ISBN0521774837.
  • Assmann, Jan [2005]. Death and Salvation in Ancient Egypt. Cornell University Press. ISBN0801442419.
  • Assmann, Jan [2001]. The Search for God in Ancient Egypt. Cornell University Press. ISBN0801487293.
  • David, Rosalie [2002]. Religion and Magic in Ancient Egypt. Penguin. ISBN0140262520.
  • Draper, Robert [tháng 2 năm 2008]. “Black Pharaohs”. National Geographic. 213 [2].
  • Fleming, Fergus [1997]. The Way to Eternity: Egyptian Myth. Amsterdam: Duncan Baird Publishers. ISBN0705435032. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]
  • Hornung, Erik [1999]. The Ancient Egyptian Books of the Afterlife. Cornell University Press. ISBN0801485150.
  • Pinch, Geraldine [1995]. Magic in Ancient Egypt. University of Texas Press. ISBN0292765592.
  • Quirke, Stephen [1992]. The British Museum Book of Ancient Egypt. Thames and Hudson. ISBN0500279020. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= [gợi ý |author=] [trợ giúp]
  • Redford, Donald B. biên tập [2002]. The Oxford Essential Guide to Egyptian Mythology. Berkley Publication Group. ISBN042519096X.
  • Shafer, Byron E. biên tập [1991]. Religion in Ancient Egypt: Gods, Myths, and Personal Practice. Cornell University Press. ISBN0801497868.
  • Shafer, Byron E. biên tập [1997]. Temples of Ancient Egypt. I. B. Tauris. ISBN1850439451.
  • Shaw, Ian biên tập [2000]. The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford, England: Oxford University Press. ISBN0198150342.
  • Taylor, John [2001]. Death and the Afterlife in Ancient Egypt. University of Chicago Press. tr.25. ISBN0226791645.
  • Wilkinson, Richard H. [2003]. The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt. Thames & Hudson. ISBN0500051208.
  • Wilkinson, Richard H. [2000]. The Complete Temples of Ancient Egypt. Thames & Hudson. ISBN0500051003.

Đọc thêmSửa đổi

  • Schulz, R. and M. Seidel, "Egypt: The World of the Pharaohs". Könemann, Cologne 1998. ISBN 3-89508-913-3
  • Budge, E. A. Wallis, "Egyptian Religion: Egyptian Ideas of the Future Life [Library of the Mystic Arts]". Citadel Press. ngày 1 tháng 8 năm 1991. ISBN 0-8065-1229-6
  • Clarysse, Willy; Schoors, Antoon; Willems, Harco; Quaegebeur, Jan, "Egyptian Religion: The Last Thousand Years: Studies Dedicated to the Memory of Jan Quaegebeur", Peeters Publishers, 1998. ISBN 90-429-0669-3
  • Harris, Geraldine, John Sibbick, and David O'Connor, "Gods and Pharaohs from Egyptian Mythology". Bedrick, 1992. ISBN 0-87226-907-8
  • Hart, George, "Egyptian Myths [Legendary Past Series]". University of Texas Press [1st edition], 1997. ISBN 0-292-72076-9
  • Osman, Ahmed, Moses and Akhenaten. The Secret History of Egypt at the Time of the Exodus, [December 2002, Inner Traditions International, Limited] ISBN 1-59143-004-6
  • Bilolo, Mubabinge, Les cosmo-théologies philosophiques d'Héliopolis et d'Hermopolis. Essai de thématisation et de systématisation, [Academy of African Thought, Sect. I, vol. 2], Kinshasa-Munich 1987; new ed., Munich-Paris, 2004.
  • Bilolo, Mubabinge, "Les cosmo-théologies philosophiques de l’Égypte Antique. Problématique, prémisses herméneutiques et problèmes majeurs, [Academy of African Thought, Sect. I, vol. 1]", Kinshasa-Munich 1986; new ed., Munich-Paris, 2003.
  • Bilolo, Mubabinge, "Métaphysique Pharaonique IIIème millénaire av. J.-C. [Academy of African Thought & C.A. Diop-Center for Egyptological Studies-INADEP, Sect. I, vol. 4]", Kinshasa-Munich 1995; new ed., Munich-Paris, 2003.
  • Bilolo, Mubabinge, "Le Créateur et la Création dans la pensée memphite et amarnienne. Approche synoptique du Document Philosophique de Memphis et du Grand Hymne Théologique d'Echnaton, [Academy of African Thought, Sect. I, vol. 2]", Kinshasa-Munich 1988; new ed., Munich-Paris, 2004.
  • Pinch, Geraldine, "Egyptian Mythology: A Guide to the Gods, Goddesses, and Traditions of ancient Egypt". Oxford University Press, 2004. ISBN 0-19-517024-5

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Ancient Egyptian Gods - Aldokkan
  • Hare, J.B., "ancient Egypt". [sacred-texts.com]
  • "Ancient Egyptian architecture: temples". University College London.
  • O'Brien, Alexandra A., "Death in ancient Egypt".
  • Scarabs: The History, Manufacture and Symbolism of the Scarabæus tại Dự án Gutenberg

Chủ đề Ai Cập cổ đại

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tôn giáo Ai Cập cổ đại.

Video liên quan

Chủ Đề