Tiêm hpv cách bao lâu

Nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và quan hệ tình dục. Một trong số những thắc mắc đó là tiêm HPV có được quan hệ không? Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai thì sao?

Ung thư cổ tử cung được xếp loại ung thư ở phái nữ phổ biến thứ 4 trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ước tính mỗi ngày có đến 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Giải pháp toàn cầu cho căn bệnh này là phòng ngừa và kiểm soát. Trong đó, tiêm phòng HPV là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Vậy tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV là gì? Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không? Các chị em cần làm gì để cân bằng giữa đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản? Mời bạn cùng tham khảo những thông tin tổng hợp được trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để cập nhật kiến thức về tiêm phòng HPV và quan hệ tình dục an toàn.

Xem thêm: Lợi ích và rủi ro khi tiêm vaccine HPV

Tìm hiểu về vắc xin phòng HPV và ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung hầu hết đều có liên quan đến virus gây u nhú ở người là HPV [Human papillomavirus]. Đây một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục [STIs] phổ biến.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại virus này. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất trong chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung trên toàn cầu là tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư. Vậy, khi nào các bé gái hay phụ nữ có thể tiêm phòng HPV?

Theo khuyến cáo từ giới chuyên môn, nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho các bé gái và phụ nữ độ tuổi từ 9-26 tuổi. Và để được hưởng lợi tối ưu từ vắc xin thì tốt nhất nên tiêm phòng cho các bé gái trong độ tuổi từ 11-12 tuổi. Bởi đây là thời điểm mà hầu hết các bé gái đều chưa quan hệ tình dục, hạn chế nguy cơ phơi nhiễm virus trước khi tiêm phòng.

Vậy liệu phụ nữ quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Người tiêm HPV xong có được quan hệ không?

Tiêm HPV có được quan hệ không và các vấn đề liên quan

1. Tiêm HPV có được quan hệ không?

Nhiều chị em thắc mắc tiêm HPV có được quan hệ được không? Giới chuyên gia không có khuyến cáo cụ thể về việc sau khi tiêm HPV có được quan hệ không. Mặc dù vậy, để tránh nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV mới khi cơ thể đang sản sinh kháng thể sau tiêm, các chị em nên hạn chế sinh hoạt tình dục hoặc nhất định dùng bao cao su khi giao hợp.

Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

2. Trong thời gian tiêm HPV có được quan hệ không?

Tiềm HPV có cần kiêng quan hệ không? Các loại vắc xin phòng HPV thường gồm 3 mũi, thường được tiêm trong vòng 6 tháng. Điều này khiến nhiều người băn khoăn về đời sống tình dục trong khoảng thời gian này. Hay tiêm phòng HPV mũi thứ nhất, mũi thứ hai sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?

Hiện tại, chưa có khuyến cáo nào về việc không được quan hệ tình dục trong khoảng thời gian tiêm vắc xin phòng HPV. Do đó, nếu tình trạng sức khỏe cho phép bạn vẫn có thể sinh hoạt tình dục như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

2. Phụ nữ đã quan hệ tình dục có thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Như đã nói, theo các khuyến cáo hiện nay, việc chích ngừa ung thư cổ tử cung nên được hoàn thành ở các trẻ em gái và cả trẻ em trai đến trước tuổi có thể sinh hoạt tình dục, thông thường là từ 11-12 tuổi. Khuyến cáo này dựa trên lý thuyết về hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt mức tối ưu ở thời điểm trước khi có cơ hội phơi nhiễm virus HPV qua quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc phụ nữ đã quan hệ tình dục thì không thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.Bởi vì, phụ nữ đã quan hệ tình dục chưa hẳn sẽ bị phơi nhiễm HPV ngay, đặc biệt là mắc phải các chủng nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ dù đã quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các căn bệnh do các chủng virus HPV gây ra.

3. Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục? Điều này ảnh hưởng thế nào đến kế hoạch sinh sản của bạn?

Đối với việc mang thai, theo khuyến cáo bạn nên hoãn kế hoạch thụ thai lại ít nhất 3 tháng sau khi tiêm phòng mũi cuối cùng để tốt cho cả mẹ và bé. Do các biện pháp tránh thai đều không tuyệt đối, vậy nếu sau khi bạn đã được tiêm phòng HPV đủ số mũi thì cần kiêng quan hệ tình dục trong bao lâu? Điều này hiện nay cũng chưa có lời khuyên nào cụ thể. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục an toàn trong khoảng thời gian này.

Mặt khác, cũng có một vài người băn khoăn khi họ đã tiêm phòng HPV mũi đầu tiên mới phát hiện có thai thì cần làm gì? Đừng quá lo lắng nếu bạn gặp phải tình huống này. Theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC Hoa Kỳ], bạn có thể hoãn lại việc tiêm phòng cho đến sau khi sinh em bé và thông báo với trung tâm tiêm ngừa của bạn biết về thông tin này.

4. Vắc xin phòng HPV có hiệu quả trong bao lâu?

Hiện nay, theo một số nghiên cứu, vắc xin phòng HPV sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm virus HPV lên đến hơn 10 năm sau khi hoàn thành lịch trình tiêm ngừa. Do đó, các chị em phụ nữ hoàn toàn yên tâm có thể nhận được sự bảo vệ của vắc xin dài lâu trước nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Lưu ý, dù đã được tiêm phòng HPV và vắc xin có hiệu lực dài đến bao lâu thì sau đó, các chị em phụ nữ cũng nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và có quan hệ tình dục lành mạnh. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cũng là một phần của chiến lược đẩy lùi căn bệnh này trên toàn cầu.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp bạn và “đối tác” biết tiêm HPV có được quan hệ không. Từ đóm bạn có thể đưa ra quyết định được cần chờ đợi bao lâu sau khi tiêm phòng HPV nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

UTCTC có nguyên nhân chính là do nhiễm vi rút HPV, 99,7% UTCTC có sự hiện diện của HPV týp sinh ung thư. Tuy nhiên căn bệnh hiểm nghèo này có thể phòng ngừa được. Và đặc biệt là hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đã có vắc xin phòng ngừa những týp HPV sinh ung thư phổ biến nhất là HPV 16 và 18.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?   

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung dưới nhiều dạng: chồi, sùi, loét, polyp, hoặc thâm nhiễm, dễ chảy máu.   

Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. UTCTC có thể là ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể và gây tử vong.

2. Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung?       

Theo các nghiên cứu, 99.7 % các trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của vi rút gọi là Human Pappiloma Virus thuộc týp nguy cơ cao.  

Human Papilloma Virus [còn gọi là vi rút HPV] là loại vi rút với hơn 100 týp, trong đó có khoảng 15 týp có khả năng gây ung thư gọi là týp “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các týp HPV 16 và 18 gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu, kế đến là týp 31 và 45.

3. Cách lây truyền HPV? 

HPV là loại vi-rút lây truyền qua quan hệ tình dục và ngay cả khi chỉ tiếp xúc ngoài da cũng đã có thể lây nhiễm. Vì vậy, hầu như bất cứ phụ nữ nào có sinh hoạt tình dục đều có thể nhiễm HPV. Nguy cơ lây nhiễm HPV bắt đầu từ lần quan hệ tình dục đầu tiên và kéo dài suốt cuộc đời. Người ta ước tính rằng có đến 80% phụ nữ có hoạt động tình dục, không kể tuổi tác, sẽ có 1 đợt nhiễm HPV trong đời. Nói cách khác, trong suốt cuộc đời mình, mọi phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ mắc phải loại vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung.

4. Triệu chứng nhiễm HPV?    

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không gây triệu chứng gì và có thể tự khỏi sau đó vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm HPV týp nguy cơ cao có thể tồn tại lâu dài, làm biến đổi tế bào cổ tử cung một cách bất thường, không kiểm soát, gây ra các tổn thương từ mức độ thấp và cao rồi tiến triển dần thành ung thư. Tiến trình này có thể mất hơn 10 năm.

5. Phòng ngừa như thế nào?  

Có hai biện pháp dự phòng: dự phòng cấp 1 và dự phòng cấp 2. Dự phòng cấp 1 là tiêm ngừa bằng vắc-xin ngăn chặn sự lây nhiễm virút HPV nguy cơ cao. Dự phòng cấp 2 là tầm soát định kỳ bằng phết tế bào CTC [còn gọi là tế bào CTC – âm đạo] và xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm nhiễm HPV nguy cơ cao và các tổn thương bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển ở những giai đoạn muộn thì khả năng tử vong cao.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung cấp 1: là ngăn chặn nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa lây nhiễm HPV nguy cơ cao.

6. Hiện nay có vaccine nào ngừa ung thư cổ tử cung?   

Chính xác là hiện nay có vaccine ngừa nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.        - Cervarix: vaccine nhị giá ngừa nhiễm HPV type 16 và 18 [chiếm 70% UTCTC]

- Gardasil: vaccine tứ giá ngừa nhiễm HPV type 16, 18 và HPV type 6, 11 [gây bệnh mào gà].

7. Đối tượng nào có thể tiêm vaccine HPV?   

- Cervarix: nữ từ 10 đến 25 tuổi 
- Gardasil: nữ từ 9 đến 26 tuổi         

8. Nếu đã có quan hệ tình dục có tiêm vaccine HPV được không? 

- Phụ nữ từ 9, 10 đến 25, 26 tuổi cho dù có quan hệ tình dục, đã có con hoặc đã từng nhiễm HPV vẫn có thể tiêm ngừa vaccine HPV

9. Lịch tiêm vaccine như thế nào?

Tiêm vaccine HPV 3 mũi đủ bảo vệ và lịch tiêm sẽ là:   - Cervarix: 0, 1, 6 tháng    

- Gardasil: 0, 2, 6 tháng

10. Nếu không tiêm đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 

Tốt nhất thực hiện đúng lịch hẹn, nếu bận có thể tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất > 1 tháng [đối với cervarix] và > 2 tháng [đối với gardasil]. Mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất > 6 tháng. Tuy nhiên nên hoàn tất 3 mũi tiêm trong 2 năm.

11. Khi mang thai có tiêm vaccine HPV được không?    

Không tiêm vaccine HPV khi mang thai, nếu đang tiêm vaccine HPV mà có thai thì nên ngưng lại và chờ sau sinh sẽ tiêm những mũi kế tiếp.    

Nếu lỡ tiêm vaccine HPV và phát hiện mang thai thì cũng không có khuyến cáo phải bỏ thai.

12. Có cần làm xét nghiệm Pap smear và HPV trước khi tiêm vaccine HPV?

Không cần làm xét nghiệm HPV và pap smear trước khi quyết định tiêm vaccine HPV.

13. Tiêm vaccine HPV có tác dụng phụ gì?    

Vaccine HPV khá an toàn, đã được nghiên cứu và vẫn đang tiếp tục theo dõi. Tác dụng phụ có thể có:  

- Sưng nóng, đỏ đau nơi tiêm    

- Sốt nhẹ  

Những tác dụng phụ này thường nhẹ và thoáng qua. Những tác dụng phụ hiếm gặp khác như nhức đầu, ngất xỉu, viêm tủy cắt ngang [rất hiếm].

14. Sau tiêm vaccine có cần làm xét nghiệm tế bào CTC [Pap smear] và HPV tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tiêm vaccine HPV không thay thế được việc tầm soát UT CTC bằng HPV và Pap smear. Để bảo vệ toàn diện ung thư cổ tử cung cần kết hợp tiêm vaccine HPV và tầm soát định kỳ bằng HPV test và xét nghiệm tế bào CTC [Pap smear]. Ngoài ra việc khám phụ khoa định kỳ còn có thể phát hiện các bệnh lý phụ khoa khác [u xơ tử cung, u buồng trứng, viêm nhiễm đường sinh dục]...

15. Sau tiêm 3 mũi vaccine HPV có cần tiêm nhắc không?    
Hiệu quả bảo vệ của vaccine HPV kéo dài sau khi hoàn tất 3 mũi tiêm. Không có khuyến cáo cần thiết phải tiêm nhắc lại sau 3 mũi tiêm này.

Tổng hợp và trình bày: PGS.TS. Đặng Công Thuận

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Video liên quan

Chủ Đề