Thông tư 23 về cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Theo phản ánh của ông Nguyễn Hồng Phước [Long An], trước đây, khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm SEAMEO RETRAC; Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh.

Ngày 29/9/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Điều 4 của Quy chế đã nêu rất rõ về đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, tuy nhiên một số địa phương cho rằng chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc theo tham tham chiếu Châu Âu phải do 10 đơn vị [trường] nêu trên mới có giá trị pháp lý.

Ông Phước hỏi, trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo khắc phục như thế nào?

Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ. Cụ thể, mẫu chứng chỉ ngoại ngữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành… Tuy nhiên hiện nay các cơ sở, đơn vị [trường] tổ chức thi có nơi cấp “Giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có trường thi cấp “Chứng chỉ năng lực tiếng Anh” của Trường Đại học Sài Gòn, có trường thì cấp “Chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ B1, theo khung tham chiếu Châu Âu” của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Kích thước của chứng chỉ, giấy chứng nhận cũng khác nhau không theo một mẫu nhất định.

Ông Phước hỏi, việc thực hiện quy định tại Điều 3 của Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ở một số cơ sở giáo dục [trường], đơn vị như vậy là đúng hay sai? Nếu sai thì sẽ chỉ đạo khắc phục như thế nào? Và các giấy chứng nhận, chứng chỉ đã cấp chưa đúng theo mẫu được quy định thì sẽ thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Sau khi Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, 10 đơn vị được công nhận có đủ năng lực khảo thí trước đây đã tạm ngừng việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng để xây dựng và chờ thẩm định Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 5543/BGDĐT-QLCL, 5544/BGDĐT-QLCL, 5545/BGDĐT-QLCL, 5546/BGDĐT-QLCL ngày 6/12/2018, trong đó thông báo 4 đơn vị gồm Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Để tăng cường nhận thức của công chúng và công bố rộng rãi thông tin về các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá ngoại ngữ theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đăng tải thông tin về các đơn vị này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và đồng thời yêu cầu các đơn vị đăng tải Đề án trên Cổng thông tin điện tử của của đơn vị mình. Các đơn vị này cũng được yêu cầu cấp phát, quản lý chứng chỉ theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi được công nhận đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT, các đơn vị sẽ tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo đúng hướng dẫn của Thông tư này [có mẫu chứng chỉ chung].

Về giá trị Giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ do 10 đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận [Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia HN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trường Đại học Cần Thơ, SEAMEO RETRAC] đã cấp trước đây, Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 3/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền] xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc”.

Các chứng chỉ/chứng nhận do các đơn vị đào tạo bồi dưỡng [chưa được công nhận đủ điều kiện theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT] tự ban hành có giá trị nội bộ và không được tuyên bố là chứng chỉ theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Chinhphu.vn


Chứng chỉ tiếng Anh ngày càng có một vai trò quan trọng trong đời hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, mỗi một đối tượng khác nhau sẽ có những Quy định chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau. Hãy cùng Edulife tìm hiểu những thông tin quy định về cấp chứng chỉ ngoại ngữ sau đây nhé!

Quy định mới về chứng chỉ tiếng Anh

Quyết định 177 về chứng chỉ tiếng Anh

Theo Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT [có hiệu lực từ ngày 15/01/2020] bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Theo đó, các chứng chỉ đã cấp theo quyết định này vẫn có giá trị sử dụng.

Riêng đối với những khóa đào tạo, đánh giá và cấp theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai trước 15/01/2020 thì tiếp tục thực hiện việc đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 do Bộ GD&ĐT ban hành có đề cập về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ. Cụ thể, theo khuyến nghị của Hội đồng thẩm định, Bộ GD&ĐT đề xuất như sau:

  • Trình độ A theo Quyết định 177/QĐ.TCBT ngày 30/01/1993 và trình độ A1 theo Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 1 của KNLNN 6 bậc.
  • Trình độ B theo Quyết định 177 và trình độ A2 theo Quyết định 66 tương đương bậc 2 của KNLNN 6 bậc.
  • Trình độ C theo Quyết định 177 và trình độ B1 theo Quyết định 66 tương đương bậc 3 của KNLNN 6 bậc.
  • Trình độ B2 theo Quyết định 66 tương đương bậc 4 của KNLNN 6 bậc.
  • Trình độ C1 theo Quyết định 66 tương đương bậc 5 của KNLNN 6 bậc. Trình độ C2 theo Quyết định 66 tương đương bậc 6 của KNLNN 6 bậc.
Quy định chứng chỉ tiếng Anh

>>> Xem thêm: Chứng chỉ tiếng anh quốc tế

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể [ Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT].

Điều 3. Chứng chỉ ngoại ngữ

1. Chứng chỉ ngoại ngữ được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam từ bậc 1 đến bậc 6.

2. Mẫu chứng chỉ ngoại ngữ do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ ngoại ngữ do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể.

Với những chứng chỉ được cấp theo Quyết định 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành ABC và Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành thì sẽ được quy đổi theo KNLNN 06 bậc.

Thời hạn áp dụng của chứng chỉ tiếng Anh là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo [nếu được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền] xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc. [theo mục 1 Công văn 3755/BGDĐT-GDTX ngày 03/8/2016].

Quy định về chứng chỉ tiếng Anh mới

Quy định về trình độ ngoại ngữ tương đương: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo KNLNN 06 bậc dùng cho Việt Nam, thay thế cho các loại chứng chỉ tiếng Anh A,B,C truyền thống. Bộ GD&ĐT đã có Công văn 3755/BGDĐT-GDTX hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thực hiện quy đổi theo đề xuất của Bộ GD&ĐT tại Công văn 6089/BGDĐT-GDTX đối với trình độ tiếng Anh như sau:

Đối với Tiếng Anh

Cấp độ [CEFR]IELTSTOEFLTOEICCambridge ExamBECBULATSKhung Châu Âu
Cấp độ 34.5450 ITP

133 CBT 45 iBT

450PETPreliminary40B1

Đối với một số tiếng khác

Khung năng lực ngoại ngữ Việt NamTiếng NgaTiếng PhápTiếng ĐứcTiếng TrungTiếng Nhật
Cấp độ 3TRKI IDELF B1

TCF niveau 3

B1

ZD

HSK cấp độ 3JLPT N4

Quy định về trình thời hạn sử dụng của bằng tiếng Anh: Trên các văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh theo KNLNN 6 Bậc không ghi thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của chứng chỉ tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng đơn vị chủ quản. Bạn cần lưu vấn đề này trong yêu cầu tuyển dụng của đơn vị mình công tác. Từ đó có kế hoạch học, thi chứng chỉ hợp lý.

>>> Xem thêm: Chứng chỉ biên phiên dịch tiếng anh

Quy định về trình độ ngoại ngữ đối với công chức

Bắt đầu từ 20/3/2021, khi 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn, xếp lương của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chính thức có hiệu lực thì giáo viên đón nhận nhiều thay đổi lớn.

Giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Căn cứ các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23 [hiện đang có hiệu lực], Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên trung học phổ thông [THPT], trung học cơ sở [THCS], tiểu học, mầm non phải có một trong các loại chứng chỉ ngoại ngữ sau đây:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam như giáo viên THPT hạng I, THCS hạng I phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 03; giáo viên THPT hạng II, tiểu học hạng II phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 02…
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc.

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trừ giáo viên mầm non, giáo viên THPT, THCS, tiểu học phải có chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai đáp ứng điều kiện quy định như giáo viên THPT hạng I yêu cầu đạt bậc 03, hạng II yêu cầu đạt bậc 02…

Với việc ban hành 04 Thông tư mới số 01, 02, 03, 04 thay thế các Thông tư liên tịch nêu trên, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho thầy cô giáo trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thay vào đó là đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Yêu cầu về ngoại ngữ là có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;
  • Yêu cầu về tin học là có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tương ứng với hạng, cấp học.

Từ ngày 20/3/2021, yêu cầu trình độ ngoại ngữ không còn quy định bắt buộc phải đạt bậc 1 bậc 2, bậc ba theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về KNLNN 06 bậc dùng cho Việt Nam;

Bên cạnh đó, yêu cầu về trình độ tin học không còn bắt buộc phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

Thông tư quy định về trình độ ngoại ngữ

Với việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đồng nghĩa sẽ “xem nhẹ” việc sử dụng ngoại ngữ, tin học của các thầy cô khi giảng dạy cho học sinh. Thực tế cho thấy, yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học chỉ tạo ra nhiều bất cập trong việc học và thi chứng chỉ của các giáo viên. Vì thế việc bãi bỏ này là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo viên các cấp trong công cuộc giảng dạy.

Như vậy thông qua bài viết này các bạn đã được nắm rõ những thông tin quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, cụ thể là quy định chứng chỉ tiếng Anh còn hiệu lực đến nay. Từ đó để biết mình đang cần sở hữu những loại văn bằng chứng chỉ nào. Mọi chi tiết về các khóa học luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quý học viên vui lòng liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh Edulife

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096 999 8170

Web: Edulife.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề