Lí luận văn học về truyền thuyết

[Chuyên luận của Trần Thị An. NXB KHXH, H., 2014; 430 trang]

TS. Đặng Quốc Minh Dương

Đại học Văn Hiến, TP Hồ CHí Minh.

So với các thể loại tự sự dân gian khác, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, truyền thuyết dân gian được các nhà nghiên cứu quan tâm muộn hơn cả. Hơn nữa, tư liệu về truyền thuyết dân gian Việt Nam hầu hết tản mát trong tín ngưỡng hoặc trong các tác phẩm văn học thành văn. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu nhưng các ý kiến bàn luận về thể loại truyền thuyết dân gian chưa thống nhất, nguyên nhân cơ bản là do có các ý kiến khác nhau về đặc trưng thể loại…

Qua tên gọi Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam[1] cũng có thể đoán định được nhiệm vụ của chuyên luận là nhận diện đặc trưng thể loại truyền thuyết và nghiên cứu việc văn bản hóa truyền thuyết - nhiệm vụ thứ nhất thiên về lý thuyết, nhiệm vụ thứ hai thiên về tính thực tiễn. Để giải quyết nhiệm vụ, chuyên luận chia thành 3 chương:

- Chương 1: Truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian [tr.11-122] không phải là chương mang tính đề dẫn mà nó đã nhập cuộc và làm tròn một nhiệm vụ quan trọng là xác lập được thể loại truyền thuyết với những đặc trưng như cảm hứng tôn vinh lịch sử, cảm hứng trải nghiệm thế giới siêu hình hay một số đặc trưng thi pháp về thời gian, không gian, nhân vật. Như vậy, không dừng lại việc định danh hay bàn về “những vấn đề tổng quan” mà chương này đã giải quyết các vấn đề định tính, định lượng của thể loại.

- Chương 2: Văn bản hóa truyền thuyết dân gian trong sử và thần tích [tr.123-200] khảo sát và lý giải về việc văn bản hóa truyền thuyết trong sử và thần tích. Do hoàn cảnh lịch sử, truyền thuyết dân gian Việt Nam được các sử gia quan tâm từ rất sớm và đã được chép vào sử để bổ sung cho thời khuyết sử. Từ niềm tin về sự linh thiêng và hiện hữu của linh khí núi sông, của các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước, của các vị thần mà phép thiêng luôn được tin là hiện hữu ở cõi trần, truyền thuyết đã được chép vào thần tích để được dân chúng thờ tự.

- Chương 3: Văn bản hóa truyền thuyết dân gian trong văn xuôi trung đại [tr.201-268] tìm hiểu những đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian trong văn xuôi trung đại và vai trò của nó trong sự hình thành và phát triển của các giai đoạn văn xuôi trung đại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giai đoạn thế kỉ X-XIV người ghi chép chỉ chấp nhận cách kể truyền thuyết theo hướng tôn vinh lịch sử một cách tuyệt đối; sang thế kỉ XVIII-XIX, các văn bản truyền thuyết đã chấp nhận nhiều cách kể với tinh thần khảo cứu, phân tích cao.

Ngoài nội dung chính, chuyên luận còn cung cấp cho độc giả danh mục các type truyện truyền thuyết [độc giả đã có dịp tiếp cận trong công trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam[2]]. Ngoài mảng truyền thuyết của dân tộc Kinh, Bảng tra cứu còn cung cấp thêm bản kể của các dân tộc anh em. Đây là nguồn tài liệu rất đáng quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu, nghiên cứu về các lĩnh vực khác của truyền thuyết dân gian Việt Nam.

Ấn tượng lớn nhất về công trình này là sự hàm súc, sự phong phú về hàm lượng thông tin khoa học. Điều này trước hết thể hiện sự chịu đọc của tác giả. Ngoài việc tiếp cận văn bản truyện kể, tác giả còn nghiền ngẫm cả sách lý luận về folklore, về văn học trung đại và cả các tài liệu tiếng Anh như các công trình của W. Bascom, L. Dégh, A. Dundes, S. Thompson, F. Boas…

Trước mỗi vấn đề, tác giả thường dẫn nhận định của một nhà khoa học nào đó để định hướng cho vấn đề, trong đó mỗi nhận định lại là một thông tin khoa học. Chẳng hạn như khi xác định khung phân tích của thể loại truyền thuyết, tác giả dẫn nhận định của G.N. Pospelov cho rằng, lịch sử văn học thế giới được triển khai theo 4 loại hình nội dung là: thần thoại, dân tộc – lịch sử, thế sự và loại hình nội dung đời tư; trong đó loại hình nội dung dân tộc – lịch sử thể hiện mối quan hệ giữa cộng đồng với cộng đồng hoặc quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng nhằm lý giải sự hình thành dân tộc, biểu hiện sức mạnh và sự cố kết cộng đồng trong việc củng cố và bảo vệ quốc gia. Từ sự khái quát đó nhà nghiên cứu cho rằng: truyền thuyết thuộc loại hình nội dung này [tr.48-49]. Dẫn liệu này làm cơ sở để tác giả phân tích “cảm hứng nội dung thể loại” ở phần sau. Không dừng lại ở việc trích dẫn thông tin một cách đơn thuần, tác giả còn cho thấy sự nhạy bén, sâu sắc của mình qua một số nhận định đầy thuyết phục. Chẳng hạn, khi lý giải thời đại nảy sinh truyền thuyết về sự hình thành dân tộc, việc tổ chức cuộc sống cộng đồng dưới hình thức một nhà nước sơ khai, nhà nghiên cứu cho rằng: các truyền thuyết này chủ yếu “tập trung ở những vùng được coi là đất tổ” [tr.56].

Do đặc trưng trong việc nghiên cứu folklore cũng như do đặc thù của chuyên luận, bên cạnh việc am hiểu chuyên môn về văn học dân gian, văn học trung đại, tác giả còn phải nghiên cứu cả sử học, văn hóa học. Ngoài việc nghiên cứu trên văn bản, tác giả còn phải đi điền dã nữa. Hàm lượng thông tin này cũng là kết quả của một quá trình gần 20 năm miệt mài nghiên cứu. Công trình này vốn là luận án tiến sĩ, sau khi đã được bảo vệ [năm 2000], tác giả tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn đang dang dở, mà sản phẩm cụ thể là hơn 20 bài báo khoa học được công bố. Các bài báo này vẫn tiếp nối mạch nghiên cứu và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận án nhưng đã “mở rộng việc nghiên cứu truyền thuyết trên văn bản sang nghiên cứu truyền thuyết trong bối cảnh của nhiều mối quan hệ: truyền thuyết trong các văn bản, truyền thuyết trên văn bản và truyền thuyết truyền miệng, truyền thuyết và di tích, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian” [tr.32]. Là sản phẩm của một quá trình như vậy nên chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào tính khoa học của chuyện luận.

Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí về văn phong của một công trình khoa học, chuyên luận của Trần Thị An được xem là giàu chất văn. Chất văn trước hết thể hiện ở nghệ thuật dẫn dắt vấn đề. Cảm giác đầu tiên của tôi khi cầm một cuốn sách dày, lại là sách nghiên cứu về thể loại – một lĩnh vực khá khô là ngán! Nhưng thú thật, khi vừa đọc tôi bị cuốn hút liền bởi tài kể chuyện, kể rất khéo, ma mị của Trần Thị An. Thông thường, tác giả không đi thẳng vào vấn đề mà từ từ mời gọi, dẫn dắt người đọc nhập cuộc. Chẳng hạn như trong Mục 2 của Chương 1 là Cảm hứng nội dung thể loại, nhưng trước khi giải quyết nhiệm vụ, tác giả lần lượt khai mở các vấn đề liên quan như khung phân tích, mối quan hệ giữa đề tài và thông điệp của người kể truyền thuyết,… Nghệ thuật này vừa làm cho người đọc hồi hộp, mặt khác cũng giảm bớt sự bỡ ngỡ, qua đó chuẩn bị tâm thế cho người đọc “tiêu thụ” nội dung chính một cách tốt nhất. Cuối mỗi chương, mục, tiểu mục tác giả đều có phần mời gọi chuyển tiếp sang phần sau. Một kết cấu có nét hao hao tiểu thuyết chương hồi rất phù hợp với một công trình nghiên cứu folklore và cũng là cách tạo phong cách riêng của tác giả.

Đây đó trong chuyên luận, người đọc có thể gặp nhiều nhận xét đầy chất văn như: “Bắt nguồn từ thần thoại, tồn tại dai dẳng như một ký ức nghệ thuật của nhân loại, ý nghĩa biểu tượng không gian sống lâu hơn cuộc đời của những người sáng tạo ra chúng” [tr.110], hay như: “Khả năng nhìn thấy sự cao cả trong những câu chuyện đời thường và khả năng nhìn thấy sự phi thường ở những con người cụ thể đã làm cho truyền thuyết thấm đẫm chất thơ của tưởng tượng, đã tạo nên những vầng hào quang lung linh quanh những nhân vật lịch sử” [tr.271],… Bên cạnh đó, chuyên luận cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc qua cách đặt tên tiêu đề như “đá – sự sống trong trạng thái tĩnh” [tr.97], “cây – sự sống trong trạng thái động” [tr.101], “sông và sóng nước – sức mạnh của cả khối” [tr.107],…

Công trình Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam có thể chưa đáp ứng hết mọi vấn đề mà người đọc mong muốn, như còn một số lỗi chính tả như Texax à Texas [tr.68], thực à thực hiện [tr.115], motip à motif [tr.188] và chưa nhất quán trong cách ghi tài liệu tham khảo… Tuy nhiên, một số lỗi vừa nêu không ảnh hưởng đến chất lượng khoa học của công trình. Tóm lại, có thể kết luận đây là một chuyên luận có bố cục hợp lý, logic, có hàm lượng khoa học cao nhưng cũng đầy chất văn. Chuyên luận thể hiện sự công phu, niềm say mê, tâm huyết và trí lực của tác giả, vừa có giá trị thực tiễn vừa mang tính khoa học cao.

___________

  1. Trần Thị An: Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H., 2014. Các trích dẫn trong bài đều theo sách này.
  2. Nguyễn Thị Huế [Chủ biên]: Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, Nxb. Lao động, H., 2012.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 2/ 2017, trang 111-114.

Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc. Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Việc phân loại và nghiên cứu về đặc trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là chưa được đặt ra. Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng ĐBSCL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP Hồ Chí Minh – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 62.22.32.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHÁT TP Hồ Chí Minh – 2013 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc. Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Việc phân loại và nghiên cứu về đặc trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là chưa được đặt ra. Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng ĐBSCL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vì đề tài có liên quan đến vấn đề lý thuyết thể loại truyền thuyết nên ở phần này chúng tôi sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết và những công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyền thuyết dân gian người Việt được hình thành và lưu truyền ở vùng ĐBSCL. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án hướng tới những mục tiêu chính sau đây: Xác định cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Phân tích và đề xuất được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Phân tích và xác định đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. 3.3. Phạm vi nghiên cứu LA chủ yếu giới hạn sự nghiên cứu ở việc xác định đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL dựa trên việc khảo sát và phân tích đặc 4 trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của hai loại truyền thuyết có số lượng văn bản lớn đó là: Truyền thuyết địa danh và truyền thuyết nhân vật. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp sưu tầm điền dã. 5. Đóng góp của luận án: Luận án có những đóng góp cụ thể như sau: - Xác định được những cơ sở lịch sử - xã hội, cơ sở văn hóa góp phần hình thành nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. - Xác lập được một số tiêu chí cơ bản để nhận diện và phân loại truyền thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL nói riêng. - Tổng hợp và giới thiệu được bức tranh tổng quan và mô tả đặc điểm của các tài liệu sưu tầm, sưu khảo, các công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. - Hệ thống và phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL [gồm 3 loại và 11 tiểu loại]. Bổ sung vào kho tàng truyền thuyết Việt Nam 210 tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. - Là công trình đầu tiên tìm ra những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong một chỉnh thể vừa đa dạng vừa thống nhất. Từ đó góp phần khẳng định giá trị, vị trí của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chương 1 TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI 1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] 1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội: Luận án [LA] đã xác định được những cơ sở lịch sử - xã hội cơ bản góp phần hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL như đặc điểm dân cư và thành phần dân tộc, 5 lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm v.v. 1.1.2. Cơ sở văn hóa: LA đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm dân cư, thành phần dân tộc, đặc điểm tâm lý, tính cách, đặc điểm tôn giáo, đặc điểm môi trường tự nhiên của vùng ĐBSCL. Những đặc điểm này đã có tác động, ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo, lưu truyền, tiếp nhận đồng thời góp phần tạo nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian trên vùng đất mới phía Nam. 1.2. Một số tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 1.2.1. Cơ sở xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian LA khảo sát và phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu bàn về vấn đề đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian để làm cơ sở xác định các tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. 1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL Thứ nhất, xét về mặt nội dung, truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL phải chứa đựng nội dung dân tộc – lịch sử. Thứ hai, trong thể loại truyền thuyết, tác giả dân gian bao giờ cũng thể hiện những quan điểm, thái độ, tình cảm của mình đối với các nhân vật lịch sử, các vấn đề, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. Thứ ba, mặc dù ở thể loại truyền thuyết có vấn đề thiêng hóa thực tại, có các yếu tố kỳ ảo nhờ các biện pháp nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng, phóng đại của tác giả dân gian trong quá trình kể lại diễn biến cốt truyện nhưng ở thể loại truyện này, bao giờ cũng phải chứa đựng các yếu tố thuộc về niềm tin. Thứ tư, một điểm cơ bản được coi như là một tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL đó là nội dung dân tộc - lịch sử của truyền thuyết phải được thể hiện cụ thể bằng những vấn đề có liên quan đến lịch sử cộng đồng vùng ĐBSCL. Tiểu kết chương 1 Những đặc điểm mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL như trong LA đã phân tích là cơ sở hình thành hệ thống các tác phẩm văn học dân gian, 6 trong đó có các tác phẩm truyền thuyết. Giữa những đặc điểm về lịch sử - xã hội, văn hóa của một vùng miền cụ thể có mối quan hệ khá chặt chẽ với việc hình thành nên những đặc điểm mang tính đặc trưng của các tác phẩm truyền thuyết dân gian. Việc xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Bởi lẽ hiện nay việc lựa chọn, sắp xếp, phân loại thể loại truyền thuyết dân gian ở vùng đất mới phía Nam này vẫn còn có nhiều điểm bất cập. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI 2.1. Tình hình tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL LA tiến hành khảo sát 04 nhóm tư liệu sau đây: Nhóm tư liệu sưu tầm văn học dân gian [Gồm có 16 tư liệu]; Nhóm tư liệu sưu khảo địa chí, sưu khảo lịch sử [Gồm có 11 tư liệu]; Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử [Gồm có 05 tư liệu]; Nhóm tư liệu điền dã [Gồm có 126 văn bản được sưu tầm]. 2.2. Phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL 2.2.1. Cơ sở phân loại LA tiến hành khảo sát và phân tích các cách phân loại truyền thuyết dân gian của các nhà nghiên cứu đi trước như Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu, Kiều Thu Hoạch, Phạm Thu Yến, Nguyễn Bích Hà, Lê Trường Phát, Trần Thị An, Lê Chí Quế v.v. LA chọn cách phân loại của tác giả Kiều Thu Hoạch làm cơ sở phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. 2.2.2. Phân loại Bảng 1. Phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL ST T Loại Tiểu loại Số lượng Ghi chú 1 Truyền thuyết địa danh 1.Truyền thuyết địa danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL. 20 truyện Phụ lục 1 7 2. Truyền thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm. 3. Truyền thuyết địa danh liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh. Tổng cộng: 21 truyện 19 truyện 60 truyện Phụ lục 2 Phụ lục 3 2 Truyền thuyết nhân vật 1. Truyền thuyết về các nhân vật tiền hiền khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL. 2. Truyền thuyết về các nhân vật chống giặc ngoại xâm. 3. Truyền thuyết về các danh nhân văn hoá. 4. Truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo. 5. Truyền thuyết về các nhân vật là tướng cướp. 6. Truyền thuyết về các nhân vật là tay sai cho giặc Pháp Tổng cộng: 20 truyện 88 truyện 08 truyện 09 truyện 05 truyện 09 truyện 139 truyện Phụ lục 4 Phụ lục 5 Phụ lục 6 Phụ lục 7 Phụ lục 8 Phụ lục 9 3 Truyền thuyết phong vật 1.Truyền thuyết về các sản vật ở vùng ĐBSCL. 2. Truyền thuyết về một số phong tục ở vùng ĐBSCL Tổng cộng: 08 truyện 03 truyện 11 truyện Phụ lục 10 Tổng cộng: 210 truyện Tiểu kết chương 2 1. Các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, các công trình sưu tầm, sưu khảo về văn học dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng của các nhà khoa học, nhà sử học, nhà nghiên cứu folklore là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và khoa học. Tuy nhiên, do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên việc sưu tầm truyền thuyết dân gian hoặc việc ghi chép, sắp xếp các truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL để đưa vào một hệ 8 thống thể loại vẫn chưa được các tác giả quan tâm. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn rất trân trọng những đóng góp của các tác giả đi trước, các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử và folklore. 2. Theo thống kê, tư liệu về truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là vô cùng phong phú, bao gồm 3 loại và 11 tiểu loại với tổng số 210 truyền thuyết. Việc phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL mà chúng tôi đã trình bày ở trên chỉ là tương đối, hợp lý nhất trong khả năng có thể. Sự giao thoa giữa các tiểu loại là điều khó tránh khỏi. 3. Số lượng truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL mà chúng tôi đã thống kê trong Bảng 1 chưa phải là tất cả những truyền thuyết hiện có ở vùng này. Tuy nhiên, với 210 truyền thuyết dân gian mà chúng tôi hiện có là những truyền thuyết hiện đang tồn tại trong đời sống xã hội, đời sống tâm linh của nhân dân vùng ĐBSCL, là nguồn tư liệu đáng tin cậy để giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. Chương 3 ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Khái niệm cốt truyện và các yếu tố tự sự của thể loại truyền thuyết 3.1.1. Khái niệm cốt truyện Ở Việt Nam, khái niệm Cốt truyện cũng đã được Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự.”[191, tr.233]. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học, các tác giả viết: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự” [64, tr.70]. 3.1.2. Các yếu tố tự sự của thể loại truyền thuyết Các yếu tố tự sự của thể loại truyền thuyết bao gồm: Hệ thống nhân vật, các motif, các chi tiết, các sự kiện lịch sử và lời kể trong tác phẩm truyền thuyết. Trong quá trình phân tích đặc trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức 9 các yếu tố tự sự của các tiểu loại trong bảng phân loại, chúng tôi sẽ đồng thời tiến hành khảo sát và so sánh với một số truyền thuyết ở một số vùng miền khác của Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án sẽ chỉ ra những đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. 3.2. Đặc trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh Về khái niệm Truyền thuyết địa danh, chúng tôi thống nhất sử dụng theo khái niệm Truyền thuyết địa danh của tác giả Kiều Thu Hoạch: “Truyền thuyết địa danh chủ yếu là chỉ loại truyền thuyết giải thích tên gọi, tức là nói về nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở các địa phương mà có gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan”[86, tr.35-36]. 3.2.1. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của tiểu loại truyền thuyết địa danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL [Ký hiệu : TL1A] Ở TL1A, chúng tôi sưu tầm được 20 truyện [Phụ lục 1]. Những truyền thuyết này được phân bố khá đều ở hầu hết 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Khảo sát 20 truyền thuyết thuộc TL1A, chúng tôi nhận thấy mỗi câu chuyện kể của TL1A thường được triển khai bằng sự lắp ghép của các lớp truyện. Khái niệm lớp truyện mà chúng tôi sử dụng trong luận án này là một danh từ dùng đề chỉ cho các phần của một câu chuyện truyền thuyết. Các phần này được cấu tạo theo kiểu phần này tiếp theo phần kia, theo thứ tự trước sau giữa các phần. Trong TL1A, mỗi cốt truyện thường gồm có 04 lớp truyện, cụ thể như sau: Lớp truyện thứ nhất, tác giả dân gian thường miêu tả, định vị địa danh. Những địa danh được đề cập đến trong các câu chuyện đều là những địa danh thuộc vùng ĐBSCL. Lớp truyện thứ hai, truyền thuyết kể về nguồn gốc, hoàn cảnh, đặc điểm nhân vật lịch sử có liên quan đến địa danh. Ở lớp truyện này, chúng tôi nhận thấy các nhân vật có nguồn gốc và hoàn cảnh xuất thân khá đa dạng. Lớp truyện thứ ba, kể về hành trạng và công tích của nhân vật có liên 10 quan đến những địa danh vùng ĐBSCL. Trong các truyền thuyết thuộc TL1A có một số motif tiêu biểu như: Motif người giết cọp và motif mở lối đi là hai motif thường gặp ở tiểu loại này.Về motif người giết cọp, có 6/20 truyền thuyết TL1A có chứa đựng motif này. Motif mở lối đi xuất hiện trong 7/20 truyền thuyết TL1A. Riêng ở Truyền thuyết Ao bà Om thì xuất hiện thêm motif “đánh lừa”. Lớp truyện thứ tư: Đoạn kết của nhân vật và việc lí giải tên gọi các địa danh. Ở lớp truyện này, tác giả dân gian thường kể về sự “ra đi” của các nhân vật. Sau đó, nhân dân ghi nhớ công lao của các nhân vật nên đã lấy tên các nhân vật đặt tên cho rạch, cầu, kênh, làng xã v.v. Cũng có trường hợp tác giả dân gian lấy tên nhân vật chiến thắng trong cuộc thi tài để đặt tên cho địa danh [Ao Bà Om]. Tuy nhiên, hiện tượng này không phổ biến trong hệ thống truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL. Sau đây là mô hình cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1A: Mô hình 1: Miêu tả, định vị các địa danh  Nguồn gốc, hoàn cảnh, đặc điểm nhân vật  Hành trạng, công tích của nhân vật  Đoạn kết của nhân vật và việc lý giải tên gọi của địa danh. Việc khảo sát cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1A đã cho thấy các motif dường như chỉ xuất hiện ở lớp truyện thứ ba. Do đó, rất có khả năng lớp truyện thứ ba này là nòng cốt của thể loại truyền thống. Hệ thống nhân vật trong TL1A đã cho thấy công cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù bốn chân, chinh phục tự nhiên, khai phá, xây dựng vùng đất mới ở miền Tây Nam của Tổ quốc được nhiều tầng lớp người trong xã hội cùng tham gia. Đặc điểm này trong truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL đã phản ánh chân thực lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1A nói riêng, của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL nói chung. Cảm hứng chủ đạo trong mảng truyền thuyết địa danh thuộc TL1A này là cảm hứng ngợi ca những con người đã đóng góp, đã hy sinh trong quá trình khai phá vùng đồng bằng hoang sơ, thấp trũng, đầy cỏ lác thành những 11 cánh đồng bằng phẳng, mênh mông. Đây cũng là cảm hứng bao trùm của loại truyền thuyết địa danh người Việt. Điểm tương đồng về nội dung giữa truyền thuyết địa danh TL1A so với một số truyền thuyết địa danh của một số tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam là cảm hứng ngợi ca và tôn vinh những con người đã có công lao chiến đấu để chiến thắng kẻ thù bốn chân, chinh phục tự nhiên, khai phá, xây dựng quê hương, đất nước. Hành trạng, công tích và tên tuổi của họ đã được nhân dân ghi dấu lên mọi miền của đất nước. Một điểm tương đồng nữa được thể hiện trong nội dung cốt truyện giữa truyền thuyết địa danh TL1A so với một số truyền thuyết địa danh của một số tỉnh miền Bắc, miền Trung đó là việc tác giả dân gian luôn chú ý ca ngợi những người phụ nữ trong công cuộc khai phá, chinh phục tự nhiên, xây dựng quê hương đất nước. Bên cạnh những nét tương đồng được thể hiện trong cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1A so với một số truyền thuyết của một số tỉnh ở miền Bắc và miền Trung thì cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh TL1A này vẫn có những nét đặc trưng riêng. Thứ nhất, khảo sát truyền thuyết địa danh TL1A, không thấy xuất hiện những kiểu xung đột, những sự kiện tranh chấp đất đai vốn khá phổ biến trong một số truyền thuyết địa danh ở một số tỉnh thuộc vùng Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Thứ hai, trong quá trình triển khai cốt truyện, không thấy có sự xuất hiện của các motif thụ thai và sinh nở thần kỳ, motif hiển linh, motif hóa thân như trong một số truyền thuyết địa danh tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự phân tích trên cho thấy cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh TL1A vùng ĐBSCL vừa mang những điểm chung lại vừa có những điểm riêng mang tính đặc trưng so với một số truyền thuyết địa danh của một số vùng miền khác trong cả nước. 3.2.2. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của tiểu loại truyền thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công đấu tranh chống giặc ngoại xâm [Kí hiệu: TL1B]. 12 Cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1B được triển khai như sau: Trong lớp truyện thứ nhất, truyền thuyết địa danh TL1B thường có hai dạng cấu tạo: Dạng cấu tạo thứ nhất, tác giả dân gian thường miêu tả hoặc xác định vị trí của địa danh trước khi đi vào kể về nguồn gốc hình thành địa danh ấy. Dạng cấu tạo thứ hai, tác giả dân gian đi ngay vào việc giới thiệu sự kiện lịch sử hoặc kể về nguồn gốc, lai lịch của nhân vật có liên quan đến địa danh. Lớp truyện thứ hai, tác giả dân gian kể về diễn biến của sự kiện lịch sử hoặc hành trạng, công tích của nhân vật có liên quan đến địa danh. Lớp truyện thứ ba kể về đoạn kết của sự kiện lịch sử hoặc của nhân vật lịch sử và việc hình thành tên gọi địa danh. Sau đây là mô hình cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết địa danh TL1B: Mô hình 1: Miêu tả, định vị các địa danh  Giới thiệu về sự kiện lịch sử hoặc nguồn gốc, hoàn cảnh, đặc điểm nhân vật  Diễn biến của sự kiện lịch sử hoặc hành trạng, công tích của nhân vật  Đoạn kết của sự kiện lịch sử hoặc đoạn kết của nhân vật và việc lý giải tên gọi của địa danh. Mô hình 2: Kể về sự kiện lịch sử hoặc kể về nguồn gốc, hoàn cảnh, đặc điểm của nhân vật có liên quan đến địa danh  Diễn biến sự kiện lịch sử hoặc hành trạng, công tích của nhân vật  Đoạn kết của sự kiện lịch sử hoặc đoạn kết của nhân vật và việc lý giải tên gọi của địa danh. Việc khai thác mối quan hệ giữa con người với cộng đồng là nét đặc trưng của thể loại truyền thuyết so với thần thoại và cổ tích. Đây cũng là đặc điểm nội dung mang tính tương đồng nổi bật nhất của truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL so với truyền thuyết địa danh cùng tiểu loại ở các vùng miền khác trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh điểm tương đồng về nội dung so với truyền thuyết địa danh ở các vùng miền khác như vừa nêu, truyền thuyết địa danh TL1B còn có những nét đặc trưng riêng. Nét đặc trưng thứ nhất thể hiện ở cảm hứng sáng tác. Truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL không chỉ chứa đựng cảm hứng ca ngợi và tôn vinh mà 13 còn có cả cảm hứng bi tráng khi kể về những mất mát, đau thương của nhân dân, đặc biệt là trong thời kỳ chống giặc Pháp xâm lược. Đặc điểm mang tính đặc trưng này của truyền thuyết địa danh TL1B có cơ sở từ đặc điểm lịch sử, xã hội của vùng ĐBSCL, đặc biệt là giai đoạn lịch sử Pháp xâm lược Nam Bộ 1858 – 1918. Thứ hai, khảo sát truy

Video liên quan

Chủ Đề