Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Laocaitv.vn - Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động là phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh Lào Cai, những mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực đã thực sự phát huy hiêu quả. Ghi nhận tại Trường TH số 2 Gia Phú, điểm sáng của giáo dục huyện Bảo Thắng.

Các em học sinh say sưa vẽ tác phẩm của mình.

Câu lạc bộ Mỹ thuật, Trường TH số 2 Gia Phú, huyện Bảo Thắng không ồn ào, không quá sôi động, chỉ là giấy, bút chì và màu sáp, mỗi học sinh tham gia câu lạc bộ đều hăng say sáng tạo những bức tranh của riêng mình. "Học mà chơi, chơi mà học" là tiêu chí mà các thầy cô đặt ra khi tổ chức những câu lạc bộ như thế này. Thầy giáo Vũ Văn Sinh, Giáo viên dạy Mỹ thuật, Trường TH số 2 Gia Phú, huyện Bảo Thắng cho biết: “Các em tham gia rất nhiệt tình, sôi nổi. Ngoài việc học tập ở trên lớp thì các em được trải nghiệm rất nhiều với các hình thức phong phú như tranh xé dán, vẽ các bức tranh thiệp nhân các ngày lễ”.

Hoạt động sôi nổi của Câu lạc bộ tiếng Anh.

Ngay bên cạnh là Câu lạc bộ tiếng Anh cũng không kém phần hấp dẫn với nhiều hoạt động như kể chuyện, đóng các hoạt cảnh tình huống, giao lưu bằng tiếng Anh. Cô trò thoải mái trao đổi, học sinh thì tự tin thể hiện vốn từ khiến không khí trong buổi sinh hoạt hết sức sôi nổi. Việc tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích như trên là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà Trường TH số 2 Gia Phú mong muốn giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, tạo sự đoàn kết sau mỗi giờ học chính khóa. Em Nguyễn Hà Linh, học sinh lớp 4A, Trường TH số 2 Gia Phú, huyện Bảo Thắng chia sẻ: “Em tham gia Câu lạc bộ Mĩ thuật, cả Câu lạc bộ tiếng Anh, Âm nhạc. Em được học nhiều thứ, học vẽ, trao đổi về vốn từ tiếng Anh. em và các bạn cảm thấy rất vui, học không bị gò bó, rất thoải mái đưa ra ý kiến của mình”.

Song song với việc xây dựng môi trường học tập tích cực cho các em học sinh về mọi mặt thì việc nâng cao trình độ kỹ năng cho giáo viên luôn là vấn đề được Trường TH số 2 Gia Phú đặc biệt quan tâm. Giáo viên được khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, mở các chuyên đề, tiết học không biên giới để tiếp cận kiến thức mới trong cuộc sống. Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường TH  số 2 Gia Phú, huyện Bảo Thắng cho biết: “Định hướng của nhà trường trong những năm tiếp theo là tiếp tục thực hiện mô hình Trường học hạnh phúc. Ở đó đòi hỏi các thầy cô phải nâng cao ứng xử sư phạm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tạo dựng môi trường kỉ cương, tình thương, trách nhiệm. Các em được phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng”.

Các em học sinh trầm tĩnh, suy tư tại Câu lạc bộ Cờ Vua.

Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực khi được triển khai đã mang lại những chuyển biến tích cực tại các cơ sở giáo dục nói chung, Trường TH số 2 Gia Phú nói riêng. Và điều mà cả thầy và trò nơi đây đều cảm nhận được đó là niềm vui khi được học tập, vui chơi dưới mái nhà chung, thân thiện, sáng tạo, các em có thể phát triển toàn diện, đây chính là mục tiêu chung mà ngành Giáo dục Lào Cai hướng tơi.

Thu Hường - Nông Quý

Chế độ ban đêm OFF

Cỡ chữ: A- A A+

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là phong trào thi đua rộng lớn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong toàn ngành, trong các trường học trên toàn quốc và tiếp tục thực hiện vào năm học 2010-2011. Mục tiêu của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội… Vậy với những trường vùng cao đặc biệt khó khăn thì việc thực hiện phong trào đó như thế nào?

Lễ trưng bày sản phẩm sáng tạo của HS trường THCS Tân Sơn

       Là một trường vùng cao đặc biệt khó khăn mới thành lập [tách từ trường Cấp 2-3 Tân Sơn] của huyện Lục Ngạn- Bắc Giang, trường THCS Tân Sơn vừa mới gần 2 tuổi. Như một đứa con mới trào đời còn non yếu, nhà trường đứng trước bao khó khăn và thử thách: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên trẻ còn non về kinh nghiệm, trình độ nhận thức của học sinh còn thấp, tình hình kinh tế xã nhà còn đặc biệt khó khăn… Đứng trước những thách thức đó, Ban giám hiệu [BGH] nhà trường đã chỉ đạo tập thể nhà trường từng bước khắc phục, vượt qua từng khó khăn. Bước vào năm học 2010-2011, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ năm học một cách cụ thể, phù hợp với đặc trưng và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đặc biệt trong đó phải kể đến là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

       Tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm, thay mặt BGH nhà trường đồng chí Nguyễn Thuý Quỳnh- Hiệu trưởng nhà trường đã nhận định "Có thể nói, trong vài năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh đến phương châm giáo dục "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh. Vì thế phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" không phải là điều quá mới mẻ đối với trường chúng ta. Điều quan trọng là trường ta đã tổ chức thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Và làm sao để học sinh miền núi của chúng ta cảm thấy đời sống học đường là đời sống thực của các em? Là nơi các em học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức, khám phá và sáng tạo? Để mỗi ngày các em đến lớp là một niềm vui? Thực chất là làm sao để phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" không chỉ là khẩu hiệu, là lý thuyết mà là kết quả trong thực tiễn? Đó là vấn đề không chỉ của riêng ai, mà  là của cả trường chúng ta cần quan tâm và bàn luận để từ đó có biện pháp phù hợp nhằm xây dựng ngôi trường THCS Tân Sơn thành ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực theo đúng ý nghĩa thiết thực của nó".

Hoạt động giữa giờ của HS nhà trường

        Vậy điều trước tiên chúng ta hiểu thân thiện là gì? Trường học thân thiện là gì? Phong trào bao gồm những nội dung gì? Thân thiện là tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm "thân thiện" đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Trường học thân thiện đương nhiên phải thân thiện giữa tập thể sư phạm với học sinh, thân thiện với địa phương, phải thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Người giáo viên phải tận tâm trong giảng dạy, công tâm trong quan hệ ứng xử, phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, thiếu tôn trọng lẫn nhau... Nói tóm lại, tường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần "Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu"; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học. Trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiều quả giáo dục không ngừng được nâng cao.

Phát quang, trồng cây xanh bảo vệ môi trường

       Để thực hiện phong trào thi đua này, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện với 5 nội dung gồm: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương. Đồng thời nhà trường đã đưa ra các phương pháp cụ thể để thực hiện nội dung một cách hiệu quả, cụ thể như sau:        1. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của trường vùng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.        2. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. Bằng cách đổi mới phương pháp dạy học như dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, cùng với sự khuyến khích, động viên kịp thời qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể [thuyết trình, sáng tác thơ văn…        3. Trong những buổi ngoại khóa, chào cờ đầu tuần nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sỹ tiêu biểu của quê hương [là người thật việc thật ở xã, huyện]. Tổ chức cho học sinh gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với các anh hùng đó. Trong các buổi học đặc biệt là các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử  có sự tích hợp lồng ghép các di tích  lịch sử văn hóa của địa phương…        4. Hoàn thiện nhân cách cho học sinh bằng cách phát động các phong trào: không nói tục chửi thề; gọi bạn xưng tên; kính trên nhường dưới; lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi...        5. Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh bằng cách tổ chức phát động các phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp"; "Học từ thiên nhiên"… Tổ chức cho học sinh trồng cây [dịp đầu xuân] và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.           6. Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, thi cắm hoa, vẽ tranh, viết thư Quốc tế UPU… trong những dịp ngày hội, ngày lễ một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Hình thành thói quen làm việc theo nhóm.

Kéo co, một trong những hoạt động tập thể đã thu hút sự tham gia HS nhà trường

       Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, cán bộ giáo viên trường THCS Tân Sơn đã một lòng đoàn kết cùng thực hiện từng bước phong trào thi đua trên. Ngay từ đầu năm, phong trào thi đua "Dạy tốt" của các tổ khối trong nhà trường đã được hưởng ứng và thực hiện tốt: Mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn một buổi/ tuần/một tiết dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng một tủ sách và thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Sau gần 2 năm thực hiện, tới nay đã có 90% cán bộ giáo viên trong nhà trường đã sử dụng thông thạo máy tính với các bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và phát huy chất lượng.        Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu kém được nhà trường quan tâm đặc biệt. Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường chỉ đạo và tổ chức họp phụ huynh học sinh để triển khai các kế hoạch và lấy ý kiến phản hồi của phụ huynh. Sau cuộc họp, 100% phụ huynh học sinh đồng ý và nhất trí cao với các kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ đó nhà trường đã xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém cho các khối lớp. Hiện nay nhà trường đã và đang thực hiện tốt phong trào này.

/Múa sạp/ trong một buổi lễ của nhà trường do HS thực hiện

       Bên cạnh các hoạt động dạy và học, BGH nhà trường còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên… xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Các ngày lễ lớn như: 20/10, 20/11, 26/3, 30/4… được các đoàn thể trong nhà trường triển khai và thực hiện tốt với các phong trào thi đua như: hội giảng, làm đồ dùng dạy học, sinh hoạt câu lạc bộ văn thơ, thi văn hoá văn nghệ và thể dục thể thao… đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Các phong trào thi đua của học sinh được tổ chức Đoàn - Đội của nhà trường triển khai tốt với các hoạt động cụ thể như: tuần học tốt, ngày học tốt, giờ học tốt, hoa điểm mười, thi viết báo tường, sáng tác thơ văn, tiếng hát học sinh, múa hát tập thể, các trò chơi dân gian [bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy…], chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương… đã thu hút 100% học sinh trong nhà trường tham gia hưởng ứng. Đặc biệt trong đợt kỷ niệm ngày 30/4 nhà trường đã tổ chức thành công buổi triển lãm tranh của học sinh với trên 100 bức tranh đã được tuyển chọn và đóng khung trong nhiều năm [từ khi còn là trường Cấp 2-3 tới nay] của nhiều thế hệ học sinh trong nhà trường. Hoạt động này được Phòng giáo dục và đào tạo huyện Lục Ngạn đánh giá cao vì đây là trường đầu tiên trong huyện tổ chức thành công được một buổi triển lãm tranh có quy mô lớn.

Triển lãm tranh quy mô lớn do nhà trường tổ chức

       Từ phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường THCS Tân Sơn đã từng bước khắc phục những khó khăn để xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai… Song để làm được điều này tốt hơn nữa, cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng xã hội.        Trước mắt trường THCS Tân Sơn vẫn còn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn của một ngôi trường vùng cao vừa mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ học sinh còn nhiều hạn chế… Song tôi tin rằng với đội ngũ lãnh đạo nhà trường đầy nhiệt huyết, tập thể giáo viên trẻ và năng động, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường, với cha mẹ học sinh, với địa phương, nhà trường sẽ xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực./.

Ngọc Đoàn

Video liên quan

Chủ Đề