Chúng mình tiếng trung thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Tiếng Trung thuộc ngôn ngữ tượng hình ghi ý đặc trưng, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đây là một ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới chỉ sau tiếng Anh. Tiếng Trung có những đặc điểm nổi bật nào? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn.

1. Cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung trên thế giới

Có thể nói, tiếng Trung là một ngôn ngữ thịnh hành, ở một nghiên cứu cho biết có khoảng hơn 1 tỷ người [15%] dân số thế giới sử dụng tiếng Trung Quốc. Có thể nói, con số này là một con số khá lớn đủ thấy tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ này đối với thế giới không thua kém gì đối với tiếng Anh.

Việc sử dụng tiếng Trung làm tiếng mẹ đẻ cũng đang rất phổ biến trên thế giới. Điều này xuất phát từ việc Trung Quốc là đất nước có dân số đông nhất thế giới. Vì thế mà ngôn ngữ của họ cũng chiếm ưu thế phần hơn so với các ngôn ngữ khác.

Cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung trên thế giới

2. Ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc

Tiếng Trung còn được xem là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc cùng với tiếng Anh, Pháp, Ả Rập, Tây Ban Nha và Nga.

Theo đó thì ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc cụ thể bao gồm tiếng Anh với 52 quốc gia thành viên sử dụng, tiếng Pháp với 29 thành viên, tiếng Ả Rập với 24 thành viên, tiếng Tây Ban Nha là 20 thành viên, tiếng Nga là 4 thành viên và đặc biệt là tiếng Trung với 2 nước thành viên sử dụng trong Liên Hợp Quốc.

3. Tiếng Trung không sử dụng chữ cái Latinh

Có thể thấy tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ không sử dụng tiếng La Tinh trong hệ thống của nó mà tiếng trung thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, loại chữ tượng hình ghi ý. Vì thế mà các quốc gia sử dụng ngôn ngữ có ký tự Latinh sẽ khó hơn khi học loại chữ tượng hình như tiếng Trung.

Có thể thấy rằng, các ngôn ngữ trên thế giới thường có những ngữ hệ như: Ngữ hệ Ấn-Âu [Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hindi], ngữ hệ Hán-Tạng [tiếng Trung, tiếng Tây Tạng…], ngữ hệ Phi-Á [tiếng Ả Rập, tiếng Hebrew…] cùng với hàng ngàn loại ngôn ngữ khác nữa.

Loại hình ngôn ngữ xuất phát từ ngữ hệ [nhóm ngôn ngữ cùng chung tổ tiên] và tiếng Trung thuộc ngữ hệ Hán-Tạng nên không sử dụng mẫu tự Latinh như các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu như đã nêu trên.

Tiếng Trung là ngôn ngữ có chữ viết được gọi là chữ Hán là một hệ thống ký tự chữ tượng hình dùng để ghi ý [trong khi tiếng Việt là loại hình chữ ghi âm] với hơn 4000 ký tự. Mỗi ký tự có một ý nghĩa khác nhau. Có khi với một chữ Hán mà chứa cả một câu chuyện cùng triết lý nhân sinh của người xưa trong nó.

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ không sử dụng tiếng La Tinh

4. Loại chữ tượng hình duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay 

Chữ tượng hình là loại chữ viết đặc trưng xuất hiện từ lâu đời qua nền văn minh Ai Cập, Maya…Qua đó mà chữ tượng hình phát triển mạnh nổi bật như chữ Ai Cập, chữ của người Maya và đặc biệt không thể kể đến chữ Hán của tiếng Trung Quốc. 

Có thể nói chữ Hán là hệ thống ký tự tượng hình duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay trong khi các loại chữ tượng hình khác nhau Ai Cập, chữ Maya, chữ Sioux… đều đã bị thất truyền và không còn được sử dụng nữa. Có thể thấy, chữ Hán của tiếng Trung là loại chữ truyền thống, là một niềm tự hào của người Trung Quốc.

5. Ngữ pháp không cần chia thì

Quả thực với tiếng Trung bạn sẽ không bị quá đặt nặng vấn đề về cách chia thì như trong tiếng Anh. Chẳng hạn, trong tiếng Anh để diễn tả thì quá khứ ta cần phải biến đổi danh từ sang V2 hoặc V-ed hay thì tương lai phải dùng “Will”. Trong tiếng Trung sẽ không yêu cầu phải biến đổi cho hợp với thì quá khứ, hiện tại hay tương lai.

Hoặc xét theo ngữ dụng học, tiếng Hàn và tiếng Nhật là hai ngôn ngữ đặc biệt quan tâm đến kính ngữ hay từ một từ cần phải phái sinh ra rất nhiều từ để sử dụng cho từng mục đích, ý định trong từng loại ngữ cảnh khác nhau. Tiếng Trung sẽ không cần thiết mà đặc điểm của nó sẽ chú trọng sử dụng các trạng từ để diễn tả như “đã”, “đang”, “sẽ”, “đã từng”… Hoặc sẽ thêm vào các trạng từ chỉ thời gian như “hôm qua”, “ngày mai”, “tuần trước”… để biểu thị thời gian.

Có thể thấy tiếng Trung có nét tương đồng với tiếng Việt qua đặc điểm này. Hơn hết, việc đó sẽ giúp người Việt học tiếng Trung có phần dễ dàng hơn.

6. Tiếng Trung không phân biệt giữa số nhiều và số ít, không chứa mạo từ

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, thuộc ngôn ngữ phái sinh có nghĩa là với 1 từ nguyên, ta có thể tạo ra một từ mới bằng cách thay thế gốc từ hoặc thêm bớt một hình vị vào trong nó. Chẳng hạn, “Teach” [dạy học] là động từ, khi ta thêm phần hậu tố [-er] là yếu tố chỉ người trong tiếng Anh ta sẽ được “Teacher” [người dạy học/giáo viên]. Hay khi biểu thị số ít số nhiều thì tiếng Anh sẽ thêm vào phần hậu tố [-s] hoặc [-es].

Còn với tiếng Trung, ngôn ngữ này không có sự phân biệt số ít hay số nhiều và cũng không có mạo từ đi kèm. Các từ loại tiếng Trung sẽ được giữ nguyên mà không bị biến đổi. Điều này xuất phát từ đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ đa âm tiết, thuộc ngôn ngữ khuất chiết, còn với tiếng Trung thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, đơn âm.

7. Thanh điệu và âm sắc được chú trọng hơn bao giờ hết

Tiếng Trung là ngôn ngữ có 4 thanh điệu

Một đặc điểm giống nhau giữa tiếng Trung và tiếng Việt nữa đó là 2 ngôn ngữ có chứa hệ thống thanh điệu, cùng với ngữ điệu trong lời nói và các yếu tố đó cũng sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ mà bạn phát âm.

Ta sẽ lấy ví dụ Hán ngữ như từ wen khi phát âm bổng thì có nghĩa là 吻 [Wen] còn khi phát âm trầm xuống thì có nghĩa là 问 [Wèn]. Vì thế mà nếu phát âm sai hay không đúng cũng sẽ gây ra sự hiểu lầm ít nhiều.

Tuy vậy nếu nói về độ phức tạp của hệ thống thành điệu thì tiếng Việt sẽ phức tạp hơn với hệ thống 6 thanh điệu [-, `, ~, ?, ՛, .] còn với tiếng Trung thì chỉ 4 thanh điệu [ –, ՛, ˇ, `]. Nhờ vào đặc điểm chung này mà ta vẫn có thể dễ dàng tiếp cận hơn khi muốn tìm hiểu và học tiếng.

8. Tiếng Trung tồn tại 2 hệ thống chữ viết

2 hệ thống chữ viết nổi bật trong tiếng Trung đó là Hán Phồn Thể và Hán Giản Thể. Điểm khác biệt giữa 2 hệ thống này đó chính là: Hán Phồn Thể thuộc hệ thống từ nguyên bản còn với chữ Hán Giản Thể thì đó là hệ thống chữ cách tân dựa trên cơ sở của chữ Hán Phồn Thể, được phát triển qua công cuộc Cải cách Chữ viết từ năm 1950.

Hiện nay, loại chữ được đa số người Trung sử dụng nhất là chữ Giản Thể. Chữ Hán đã có sự phát triển khi có thêm hình thức Pinyin [Bính âm] là loại chữ được thể hiện dưới dạng chữ Latinh. Vì thế mà việc tiếp cận và tìm hiểu về chữ Hán cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

9. Tổng số lượng ký tự của Hán tự khoảng 20,000

Theo thống kê thì tổng số lượng ký tự của Hán văn là khoảng 20.000 Hán tự khác nhau. Đây chỉ là số lượng chữ cơ bản nhất trong khi một số từ điển chuyên sâu về Hán tự có số lượng từ lên đến 50.000. Tuy vậy nhưng số lượng hán tự phổ biến và hay sử dụng chỉ khoảng 2.500 từ. Nếu vốn ngôn từ tiếng Trung của bạn khoảng tầm 2000 – 3000 từ là đã có thể sử dụng thông thạo loại ngôn ngữ này.

10. Hán tự có tuổi thọ trên 3,000 năm tuổi

Có thể nói Hán tự là hệ thống ký tự đã có trên 3000 tuổi và còn được sử dụng cho đến ngày nay. Điều đó xuất phát từ một nghiên cứu chỉ ra rằng chữ Hán là loại chữ của tiếng Trung có hệ thống chữ viết cổ nhất còn tồn tại trong các ngôn ngữ hiện nay. Các nghiên cứu khảo cổ cho biết rằng ký tự chữ Hán đã được tìm thấy trên các “giáp cốt văn” có niên đại khoảng 1600 năm TCN trong khi chữ Latin xuất hiện khoảng 1000 năm về trước.

Vì thế mà chữ Hán cũng có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đối với các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ… Có thể nói chữ Hán đã trở thành một biểu tượng văn hóa của các nước phương Đông hiện nay.

11. Tiếng Trung có chữ viết biểu ý

Tiếng Trung là hệ thống chữ viết biểu ý trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ có chữ viết biểu âm

Tin thêm:

Như đã nói, tiếng Trung là hệ thống chữ viết biểu ý trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ có chữ viết biểu âm. Chữ ghi ý thường có ý nghĩa sâu xa hơn và dường như nó có liên quan đến các yếu tố văn hóa cũng như các nền tảng tri thức mà ông cha ta để lại.

Chẳng hạn, trong ngôn ngữ Trung Quốc có từ 秋 có nghĩa là mùa thu. Vậy tại sao lại được gọi là mùa thu? Nếu xét theo các thành tố trong từ thì ta có 木 [cây], 火 [lửa]. Từ đó mà hiểu như là “Mùa thu là mùa lá rụng [có màu vàng của lửa]”. Có thể thấy được, ý nghĩa của từng Hán tự luôn ẩn ý và sâu xa.

12. Hán tự có ảnh hưởng đến các quốc gia phương Đông

Với lịch sử phát triển vô cùng lâu đời của tiếng Trung thì Hán tự cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến với các vùng lãnh thổ lân cận mà ngày nay còn gọi là các quốc gia nằm trong khối Sinosphere, được hiểu là những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi tiếng Hán trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Chính vì vậy, mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống chữ ảnh hưởng bởi Hán tự của tiếng Trung như Hán-Việt, Hán-Hàn, Hán-Nhật.

Ví dụ:

  • 社会 [shèhuì] dịch ra Hán – Việt là xã hội [sɑ hoi], Hán- Nhật là  社会 [shakai] và Hán – Hàn: 사회 [sahoe].
  • Hán: 年 [nián], Hán – Việt: năm [nam], Hán – Nhật: 年 [nen], Hán – Hàn: 년 [nyeon].

Có thể nói, tiếng Trung là một ngôn ngữ vô cùng phổ biến hiện nay với nhiều đặc điểm nổi bật. Trên đây là 12 đặc điểm của ngôn ngữ Trung, nếu muốn thành thạo ngôn ngữ này thì đừng bỏ qua các đặc điểm nổi bật này nhé.

Nguồn: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề