Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là gì

02[63]/2011

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1. Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn về thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
  • 2.Cuộc Tông tuyển cử ngày 25/4/1976 bầu Quốc hội chung của cả nước
  • 3.Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất và những quyết định mang tính lịch sử của Quốc hội
  • 4.Cần sửa lại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 hiện hành đê thê hiện đúng quyết định của Quốc hội trong Nghị quyết ngày 02/7/ 1976
  • 5.Tài liệu tham khảo

Những quyết định có ý nghĩa lịch sử của Quốc hội Việt Nam thống nhất và sự cần thiết phải ghi lại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992

TRƯƠNG ĐẮC LINH

02[63]/2011 - 2011, Trang 9-15

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

TRƯƠNG ĐẮC LINH, Những quyết định có ý nghĩa lịch sử của Quốc hội Việt Nam thống nhất và sự cần thiết phải ghi lại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[63]/2011, Trang 9-15

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=2205394e-3248-40e0-93d8-0015ecb92bb0

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Trước ngày 30/4/1975, nước ta có ba chính quyền: ở miền Bắc là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [VNDCCH]; ở miền Nam có chính quyền Sài Gòn [Việt Nam Cộng hòa] và Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam [CHMNVN] với Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh của chính quyền sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, tuyên bố giải tán tất cả các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương, giải tán tất cả các đơn vị của quân đội chính quyền sài Gòn [Quân lực Việt Nam Cộng hòa]. Kê từ đây, ở nước ta, về mặt nhà nước, có hai nhà nước là: Nhà nước VNDCCH ở miền Bắc và ở miền Nam là Nhà nước CHMNVN.

Khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, dân tộc đã hoàn toàn độc lập thì nhiệm vụ cấp bách của nước ta là thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Nhiệm vụ này có ý nghĩa chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng và là khâu then chốt đê thực hiện thống nhất nước nhà về chính trị, kinh té, văn hóa - xã hội... và cũng là chính thức hóa sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Đê’ thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, chúng ta đã tiến hành các bước đi vừa chặt chẽ về mặt chính trị - pháp lý, vừa thê hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cả nước nhằm thực hiện chân lý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Tông tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thong nhất, bài viết này phân tích các bước đi của quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước: từ Hội nghị hiệp thương chính trị đến cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất và những quyết định mang tính lịch sử tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội này. Nhân đây, tác giả bài viết kiến nghị về sự cần thiết phải sửa đôi Lời nói đầu Hiến pháp 1992 hiện hành theo đúng Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.


1. Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn về thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước

Sau ngày miền Nam giải phóng [30/4/ 1975], nước Việt Nam đã thống nhất về mặt địa lý. Nhưng về mặt nhà nước, trên danh nghĩa vẫn đang còn hai nhà nước: miền Bắc có Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [VNDCCH]; miền Nam có Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam [CHMNVN]. Miền Bắc có Chính phủ của nước VNDCCH; miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời của CHMNVN. Miền Bắc có Quốc hội; miền Nam không có Quốc hội, nhưng có Hội đồng cố vấn Chính phủ. Miền Bắc có Hiến pháp năm 1959 và hệ thống pháp luật XHCN; miền Nam chưa có Hiến pháp và pháp luật XHCN nhưng có Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam [MTDTGPMNVN] và một số quy định có tính chất pháp luật dân chủ do Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN ban hành1.

Để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, tại Dinh Độc lập[1] [2] Tp. sài Gòn - Gia Định[3] đã diễn ra Hội nghị hiệp thương chính trị của Đoàn đại biêu miền Bắc và Đoàn đại biêu miền Nam để bàn về tầm quan trọng, tính cấp bách, những bước đi và biện pháp thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.

Đoàn miền Bắc gồm có 25 đại biêu, do đồng chí Trường Chinh, - úy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam[4], Chủ tịch Úy ban thường vụ [UBTV] Quốc hội nước VNDCCH làm Trưởng đoàn; các Phó Trưởng đoàn là: ông Hoàng Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBTV Quốc hội, ông Trần Hữu Dực - Phó Thủ tướng Chính phủ nước VNDCCH[5].

Đoàn miền Nam gồm 25 đại biêu, do đồng chí Phạm Hùng - úy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư Đảng bộ miền Nam, đại diện Đảng trong MTDTGPMNVN làm Trưởng đoàn; các Phó Trưởng đoàn là: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN và luật sư Trịnh Đình Thảo - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN, Chủ tịch ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam [6].

Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí vô cùng phấn khởi, đoàn két Bắc Nam, đã thảo luận sôi nôi, dân chủ hai bản báo cáo chính trị của hai Trưởng đoàn. Đã có 22 tham luận của đại biểu miền Nam, 14 tham luận của đại biêu miền Bắc được trình bày tại hội nghị.

Ngày 21/5/1976, hai Đoàn đại biểu của Hội nghị Hiệp thương chính trị đã nhất trí thông qua 18 vấn đề quan trọng, trong đó có 3 nhóm vấn đề chính là:

1. Về chủ trương hoàn thành thong nhất nước nhà:

Đê hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tô quốc, việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước là khâu then chốt, cần thực hiện càng sớm càng tốt. Nước Việt Nam phải được thống nhất trên cơ sở độc lập dân tộcNã. chủ nghĩa xã hội.

Đê’ thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, phải tiến hành tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước. Quốc hội nước Việt Nam thống nhất do cử tri cả nước bầu sẽ là cơ quan đại diện có thâm quyền cao nhất của nhân dân cả nước, sẽ xác định thể chế nhà nước, quy định và bầu các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, quy định Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất.

2. Về tô chức Tông tuyển cứ đê bầu Ọuôc hội thống nhất của cả nước

Cuộc Tông tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước sẽ tiến hành cùng một ngày ở cả hai miền, vào ngày chủ nhật trong tháng 4/1976. Ngày cụ thể sẽ do UBTV Quốc hội nước VNDCCH và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN cùng quyết định và công bố. Việc bầu cử phải theo nguyên tắc thực sự dân chủ là: phô thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Tông số đại biêu Quốc hội không quá 500 người. Cứ khoảng 100.000 dân thì được bầu một đại biêu. Đơn vị bầu cử là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan chủ trì bầu cử ở miền Bắc là UBTV Quốc hội nước VNDCCH, ở miền Nam là Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. UBTV Quốc hội nươc VNDCCH và Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN mỗi bên sẽ cử 11 người đê thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc v.v.

3. Về kỳ họp đầu tiên của Quốc hội chung thống nhất

Quốc hội sẽ được triệu tập chậm nhất là 60 ngày sau ngày Tông tuyên cử. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội chung thống nhất sẽ tiến hành ở Hà Nội.

Triệu tập và chủ tọa phiên họp đầu tiên của Quốc hội trước khi bầu Đoàn Chủ tịch kỳ họp là Chủ tịch UBTV Quốc hội nước VNDCCH và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN.

Hội nghị hiệp thương chính trị cũng nhất trí về nội dung chương trình kỳ họp đầu tiên của Quốc hội gồm: bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký kỳ họp; thông qua chương trình nghị sự và nội quy của kỳ họp; xác nhận tư cách đại biêu Quốc hội; quy định các cơ quan nhà nước và quy chế làm việc của các cơ quan này trong khi chưa có Hiến pháp mới; quyết định tên nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, là những vấn đề không thể chờ Hiến pháp mới; bầu các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước; bầu Ban dự thảo Hiến pháp cho Nhà nước Việt Nam thống nhất v.v [7].

Thực hiện những việc trên đây sẽ giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước một cách hợp lý, hợp tình, thê hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước. Đó là cách giải quyết bình đẳng và dân chủ, rất chặt chẽ về mặt chính trị - pháp lý vấn đề thống nhất hai nhà nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành một Nhà nước Việt Nam thống nhất.

[1] Xem: Báo cáo của Chủ tịch UBTV Quốc hội nước VNDCCH Trường Chinh, Trưởng Đoàn đại biêu miền Bắc tại Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tô quốc, ngày 15/11/1975 [Trường Chinh, Mấy vấn đề về Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Sự thật, 1985, tr. 28-29].

[2] Dinh Độc lập sau này được đôi tên là Dinh Thống nhất.

[3] Ngày 02/7/1976, Quốc hội chung thống nhất quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] Nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.

[5] Đoàn đại biếu miền Bắc do UBTV Quốc hội của nước VNDCCH cử ra tại phiên họp đặc biệt ngày 27/ 10/1975.

[6] Đoàn đại biếu miền Nam [được cử ra tại Hội nghị liên tịch mở rộng đầu thắng 11/1975] gồm: đại biêu của ủy ban trung ương MTDTGPMNVN, ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN, Hội đồng cố vấn Chính phủ và đại biểu nhân sĩ, trí thức miền Nam.

[7] Xem: Những vấn đề đã được hai đoàn đại biêu nhất trí thông qua tại Hội nghị hiệp thưong chính trị thống nhất Tô quốc ngày 21/11/1976 [Lịch sử Quốc hội 1960 - 1976, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 309-312].


2. Cuộc Tông tuyển cử ngày 25/4/1976 bầu Quốc hội chung của cả nước

Tháng 1/1976, UBTV Quốc hội nước VNDCCH và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN quyết định: Tông tuyên cử sẽ tiến hành vào chủ nhật, ngày 25/4/1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập, do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch và đồng chí Phạm Hùng làm Phó Chủ tịch.

Từ tháng 2/1976, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử đã được triên khai sâu rộng trong cả nước. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều xem tuyên truyền Tông tuyên cử là công tác trọng tâm. Khắp nơi trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi hẻo lánh đến các hải đảo xa xôi, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã hăng hái tham gia nghiên cứu, tìm hiếu các quy định pháp luật về bầu củ để hiểu rõ quyền bầu củ, ứng củ của công dân. Các cơ quan, tô chức bầu củ tích cực, khẩn truơng tiến hành điều tra dân số, lập danh sách củ tri, tô chức nhiều cuộc họp trao đổi ý kiến về danh sách các ứng củ viên v.v.

Ớ miền Nam, trên 95% số nguời đã làm việc trong bộ máy chính quyền và quân đội cũ, sau 3 ngày học tập đuờng lối, chính sách của chính quyền cách mạng, có sự tham gia ý kiến của quần chúng ở cơ sở đã đuợc phục hồi quyền công dân, cũng có quyền bầu củ. Đặc biệt, những nhân vật lãnh đạo cao cấp của chính quyền sài Gòn cũ, nhu: ông Duơng Văn Minh [Tổng thống], ông Nguyễn Văn Huyền [Phó Tông thống], ông Vũ Văn Mầu [Thủ tuớng], ông Nguyễn Văn Hảo [Phó Thủ tuớng] v.v. đã đuợc Úy ban quân quản sài Gòn - Gia Định trao trả tự do ngay từ ngày 02/5/1975. Điều này đã thê hiện chính sách nhân đạo, hòa hợp dân tộc rất độc đáo của Việt Nam. Không hề có cảnh “trả thù tắm máu của cộng sản khi chiếm đuợc thành phố” nhu luận điệu tuyên truyền của các thế lực chống phá cách mạng truớc đó đã hù dọa[8].

Truớc ngày bầu củ, hầu hết các thị xã, thành phố đều tổ chức mít tinh, biểu tình của quần chúng hoan nghênh Tông tuyên củ. Ớ Tp. sài Gòn - Gia Định, hàng chục vạn nhân dân lao động, hàng nghìn trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh đã xuống đuờng tuần hành. Tất cả các địa phuơng, các cơ quan, đơn vị bộ đội, truờng học, bệnh viện, phuờng, ấp v.v. đã lập bàn thờ Tô quốc, dựng công chào, treo cờ, két hoa. Nhũng cuộc biêu diễn văn nghệ, thê dục, thê thao đuợc tô chức rầm rộ đê chào mừng Tông tuyên củ.

Ngày 25/4/1976 đã thật sự trở thành ngày hội lớn của toàn thê nhân dân cả nuớc. Trên 23 triệu củ tri, với tu thế của nguời chiến thắng đã nô nức thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xúng đáng vào Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền cao nhất của nhân dân cả nuớc đê quyết định nhũng vấn đề trọng đại của đất nuớc: thống nhất nuớc nhà về mặt Nhà nuớc. Tỷ lệ củ tri đi bầu trong cả nuớc là rất cao: 98,77%, trong đó miền Bắc là 99,36%, miền Nam là 98,59%.

Kết quả, cả nuớc đã bầu đủ 492 đại biêu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Trong số 492 đại biêu, có 16,26% là công nhân, 20,33% là nông dân, 1,2% là thợ thủ công, 28,66% là cán bộ chính trị, 10,97% là quân nhân cách mạng, 18,50% là trí thức, 4,06% là nhân sĩ dân chủ và tôn giáo, 26,21% là phụ nữ và 14,28% là nguời các dân tộc thiêu số[9]. với thành phần nhu vậy, Quốc hội của nuớc Việt Nam thống nhất thật sự là hình ảnh của khối đại đoàn két toàn dân.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển củ ngày 25/ 4/1976 là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, thê hiện ý chí và khát vọng của nhân dân cả nuớc quyết tâm xây dựng một nuớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

[8] Riêng ở Tp. Sài Gòn - Gia Định, có khoảng 400.000 [chiếm 93 %] binh lính chế độ cũ đã được phục hồi quyền công dân đê có quyền bầu cử. Hon ba vạn sĩ quan khác, kê cả cấp tướng, cấp tá đáng lẽ phải ra tòa án quân sự và phải chịu hình phạt nghiêm khắc theo pháp luật hình sự cũng lần lượt được phục hồi quyền công dân ít lâu sau đó. Xem: Nguyễn Văn Linh, Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 84.

[9] Xem: Báo cáo của Hội đồng bầu cử toàn quốc do Chủ tịch Trường Chinh trình bày ngày 24/6/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội chung thống nhất [Trường Chinh, NẮ/,tr. 109-124].


3. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất và những quyết định mang tính lịch sử của Quốc hội

Ngày 24/6/1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã nghe và thảo luận:

Báo cáo của Hội đồng bầu cử toàn quốc về cuộc Tông tuyên củ ngày 25/4/1976 do Chủ tịch Truờng Chinh trình bày;

- Báo cáo chính trị của Bí thu thứ nhất Ban chấp hành trung uơng Đảng lao động Việt Nam Lê Duẩn trình bày về đuờng lối cách mạng chung của cả nuớc và những nhiệm vụ cụ thê của tùng miền trong giai đoạn mới: xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam thống nhất XHCN;

- Báo cáo của úy ban thâm tra tu cách đại biểu Quốc hội trúng củ trong cuộc Tổng tuyển củ bầu Quốc hội chung cả nuớc ngày 25/4/ 1976;

Cũng tại kỳ họp này, đã có 70 tham luận của các đại biêu đại diện cho các địa phuơng, các ngành, các giới đuợc trình bày[10] [11].

Với sự nhất trí hoàn toàn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 8 nghị quyết11, trong đó có những nghị quyết đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thực hiện thống nhất nuớc nhà về mặt Nhà nuớc. Đó là Nghị quyết của Quốc hội ngày 02/7/1976 quyết định tên nuớc, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô và quốc ca.

Về tên nước: Mục 1 Nghị quyết này quy định: “ Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là [tác giả nhấn mạnh] nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Truớc khi Quốc hội quyết định tên nuớc, tại các phiên họp thảo luận ở các tô đại biêu Quốc hội có hai loại ý kiến khác nhau: 1. Lấy tên nuớc là “nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, và 2. Giữ tên “nước Việt Nam dân chủ cộng hòẩ'.

Những nguời ủng hộ ý kiến đề nghị giữ tên nuớc là “Việt Nam dân chủ cộng hòa” đã đua ra những lập luận rất thuyết phục: rằng đây là tên nuớc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt, đuợc Nguời đọc trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945; đuợc ghi trong Hiến pháp 1946 do Quốc hội đầu tiên của cả nuớc thông qua; rằng tên nuớc “VNDCCH” có nội hàm “rộng rãi” hơn, quen thuộc hơn v.v.Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các đại biểu cho rằng ý kiến đề nghị lấy tên nuớc là “nước Cộng hỏa XHCN Việt Nam”cố sức thuyết phục hơn, “thống nhất lòng nguời” hơn, định huớng con đuờng phát triển của nuớc Việt Nam thống nhất rõ hơn[12], về vấn đề này, theo tôi, vì:

Thứ nhất, Nhà nuớc Việt Nam thống nhất, về mặt chính trị - pháp lý là trên cơ sở thống nhất của hai nhà nuớc ở nuớc ta khi đó: Nhà nuớc VNDCCH ở miền Bắc và Nhà nuớc CHMNVN ở miền Nam. về nguyên tắc, Quốc hội do củ tri cả nuớc bầu, là cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân cả nuớc có toàn quyền quyết định lấy tên nuớc là VNDCCH hoặc CHXHCNVN. Nhung nếu lấy tên nuớc là VNDCCH sẽ dễ bị ngộ nhận, hiểu lầm, thậm chí sẽ là cái cớ cho các the lục thù địch từng có dã tâm chia cắt lâu dài nuớc ta đua ra luận điệu xuyên tạc rằng “miền Bắc áp đặt miền Nam” .

Thứ hai, sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, nuớc ta đã hoàn toàn độc lập, nuớc nhà đã thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyên sang giai đoạn phát triên mới - cách mạng XHCN. cả nuớc cùng thực hiện nhiệm vụ chiến luợc là xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam XHCN. vì vậy, Quốc hội chung thống nhất quyết định lấy tên nuớc là “nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ” để thực hiện nhất quán chủ truơng thong nhất nuớc nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và CNXH đã đuợc Hội nghị hiệp thuơng chính trị xác định, đồng thời cũng là định hướng phát triển của nước Việt Nam thống nhất.

Như vậy, việc Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định lấy tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quyết định mang tính lịch sử, có ý nghĩa và giá trị chính trị - pháp lý, có sức thuyết phục hơn, “thống nhất lòng người” hơn dù ở “bên này” hay “bên kia” trong quá khứ.

đây cũng cần nói rõ thêm rằng: Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định “lấy tên nước... ”chứ không phải “ đôi tên nước...” như lâu nay có một số người nhầm lẫn. Thậm chí, ngay Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 hiện hành cũng thê hiện không đúng Mục 1 Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất khi ghi là: “Ngày 2 thắng 7 năm 1976Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đoi tên nước [tác giả nhấn mạnh] là Cộng hoầ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sự nhầm lẫn này, theo tôi, là không thê chấp nhận được, cần phải sớm sửa đổi.

Ngoài ra, Quốc hội còn quyết định: “2. Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vằng năm cánh “4. Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội’-, “5. Quốc ca của nước CHXHCN Việt Nam là bài Tiến quân ca”...[13]. Những biểu tượng này của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất, về mặt hình thức là những biêu tượng của Nhà nước VNDCCH. Nhưng về bản chất pháp lý, quyết định này của Quốc hội Việt Nam thống nhất thê hiện ý chí và khát vọng thống nhất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân miền Nam nói riêng được các đại biêu Quốc hội, những người đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân cả nước, được nhân dân cả nước ủy thác, đã thay mặt nhân dân cả nước quyết định lựa chọn những biêu tượng này.

Ví dụ, Ông Lê Văn Nuôi, đại biểu Quốc hội trẻ nhất của Đoàn đại biêu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh khi đó vừa tròn 24 tuôi, trong bài phát biêu của mình về quốc kỳ đã nhắc lại: trước giải phóng, mỗi khi có người ra Bắc, các má, các chị ở miền Nam thường nhắn gửi câu hò thê hiện tấm lòng thủy chung son sắt với Bác Hồ, với Đảng. Rằng: “Con ra thưa với Bác Hồ/Đất này chỉ một ngọn cờ vằng sao’ ’. Chính cái ý chí, khát vọng thống nhất ấy được nung nấu và cụ thê hóa bằng hình ảnh lá cờ Tô quốc...[14]. Hay về quyết định thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, đã từng có đại biểu Quốc hội nhắc lại những câu thơ của nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ: “Ai về đất Bắc ta đi với/ Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/ Tù độ mang gươm đi mở cỗi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long’ v.v. [15].

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua Nghị quyết quy định về tổ chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong khi chưa có Hiến pháp mới. Theo Nghị quyết này, ở trung ương có Quốc hội và cơ quan thường trực là UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước và hai Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao [TANDTC] và Viện kiểm sát nhân dân tối cao [VKSNDTC]. Ớ địa phương có các cấp chính quyền sau: Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; huyện, khu phố, quận, thành phố và thị xã thuộc tỉnh; xã và cấp tương đương. Các cấp chính quyền nói trên đều có Hội đồng nhân dân [HĐND] và cơ quan chấp hành là úy ban nhân dân [UBND].

Ngày 02/7/1976, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết đê “chính thức đặt tên thành phô Sài Gòn - Gia Định là Thành phô Hồ Chí Minh”.

Quốc hội cũng tiến hành bầu các chức danh của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương, như: Chủ tịch nước [cụ Tôn Đức Thắng] và các Phó Chủ tịch nước [ông Nguyễn Lương Bằng và luật sư Nguyễn Hữu Thọ]; Chủ tịch UBTV Quốc hội [ông Trường Chinh], 7 Phó Chủ tịch UBTV Quốc hội và 14 ủy viên UBTV Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ [ông Phạm Văn Đồng]; Chánh án TANDTC [ông Phạm Văn Bạch]; Viện trưởng VKSNDTC [ông Trần Hữu Dực] v.v.[16]

Để xây dựng bản Hiến pháp cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quốc hội đã bầu Úy ban Dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do Chủ tịch UBTV Quốc hội Trường Chinh làm Chủ tịch v.v.

Với những quyết định mang tính lịch sử, có giá trị chính trị - pháp lý nói trên, thê hiện ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta, kỳ họp này của Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng và là kỳ họp hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.

[10] Vănkiện Quồc hội toàn tập, Tập 5 [1976 - 1981], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 8 - 112.

[11] Tất cả các nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp này đều không có số và ký hiệu. Xem: Văn kiện Quốc hội toàn tập, Sđd, tr. 71 - 87.

[12] Xem: Thái Bình - Thùy Dung, Nhiệm kỳ Quốc hội đặc biệt, Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25/4/ 2011.

[13] Văn kiện Quốc hội toàn tập, Tập 5 [1976 - 1981], Sđd,tr. 73-74?

[14] Xem: Thái Bình - Thùy Dung, Nhiệm kỳ Quốc hội đặc biệt, Tlđd.

[15] Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960 - 1976, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 249.

[16] Vănkiện Quốc hội toàn tập, Tập 5 [1976 - 1981], Sđd, tr. 83 - 90.


4. Cần sửa lại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 hiện hành đê thê hiện đúng quyết định của Quốc hội trong Nghị quyết ngày 02/7/ 1976

Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 hiện hành viết: “Ngày 2 thắng 7năm 1976Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước [tác giả nhấn mạnh] là Cộng hoằ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”. Điều này không thể hiện đúng quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước được tiến hành với những bước đi rất chặt chẽ về chính trị - pháp lý, cũng như không thể hiện đúng Nghị quyết ngày 02/ 7/1976 của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, như trên đã trình bày. Bởi lẽ, “đổi tên nước” thì đôi tên nước nào? Neu đôi tên nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” thành “Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì “Cộng hòa miền Nam Việt Nam” ra sao [?] còn nếu đôi tên nước “Cộng hòa miền Nam Việt Nam” thành “Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì càng không thê, vì đây chỉ là “Nhà nước lâm thời” và còn nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” đã và đang tồn tại hơn 30 năm từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định vấn đề này [?]. Trong khi đó Mục 1 Nghị quyết ngày ữint 1976 của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã ghi rõ: “ Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên [tác giả nhấn mạnh] là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Giữa việc Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định “ lấy tên nước” với việc ‘ ‘ đổi tên nước ”như Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 hiện hành ghi, theo tôi, là hoàn toàn khác nhau về bản chất pháp lý.

Cũng cần phải nói thêm rằng, khác với Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 hiện hành, Lời nói đầu Hiến pháp năm 1980 do chính Quốc hội nước Việt Nam thống nhất thông qua tại kỳ họp thứ 7 trong phiên họp ngày 18/12/1980, hồi 15 giờ 25 phút, đã ghi đúng như quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước được tiến hành và đúng như Nghị quyết của Quốc hội ngày 02/7/1976 là: “Tháng 7năm 1976, nước ta lấy tên [tác giả nhấn mạnh] lằ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”.

Vì vậy, tới đây khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo tôi, Lời nói đầu của Hiến pháp nếu còn ghi nhận sự kiện chính trị - pháp lý này thì cần phải sửa đôi và ghi đúng như Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định[18]. Cụ thể, Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 [sửa đôi năm 2001] phải ghi lại là: “Ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định lấy tên nước [tác giả nhấn mạnh] là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


[18] Để kế thừa lịch sử phát triển liên tục các Quốc hội của nước ta, bắt đầu từ Quốc đầu tiên do nhân dân cả nước bầu trong cuộc Tông tuyến cử ngày 06/01/ 1946 [Quốc hội khóa I], Quốc hội chung thống nhất đã quyết định về tên gọi của Quốc hội được bầu trong cuộc Tông tuyên cử ngày 25/4/1976 là “Quốc hội khóa VI”. Nhưng đây là vấn đề hoàn toàn khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề