Sau tiêm mũi 2 bao lâu có thẻ xanh

15 tháng 9 2021

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Mô hình cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" vừa được để xuất đã gây nhiều băn khoăn về năng lực triển khai của chính quyền và nhiều vấn đề khác.

Sau khi đã tiêm phủ vaccine đáng kể tại một số khu vực trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Việt Nam đang có kế hoạch mở cửa dần trở lại.

Một trong những biện pháp được đề xuất và hầu như sẽ được thực hiện, trước hết tại TP HCM, là cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

"Thẻ xanh" được đề nghị cấp cho những người đã tiêm đủ số liều vaccine ngừa Covid-19, mà đối với các vaccine đang được tiêm hiện nay tại Việt Nam gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm là hai liều.

Những người mới được tiêm một liều - tức một nửa yêu cầu - sẽ được cấp "thẻ vàng".

Sài Gòn tiếp tục phong tỏa, cấp 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' thế nào?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Ngoài ra, những người nhiễm bệnh Covid-19 mà bình phục - tự khỏi hoặc qua điều trị - cũng được coi là có kháng thể. Tại Việt Nam, các cơ quan y tế tạm thời cho rằng những người này có kháng thể trong sáu tháng, nên cũng là đối tượng được cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

Một người có "thẻ xanh" sẽ có quyền đi lại nhiều hơn người có "thẻ vàng", còn người có "thẻ vàng" thì có quyền đi lại nhiều hơn người chưa có thẻ.

"Thẻ xanh" và "thẻ vàng" về bản chất là giấy chứng nhận đã tiêm ngừa vaccine hoặc đã có kháng thể sau khi nhiễm bệnh.

Phương pháp này được coi là có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Thứ nhất là có thể cho phép các địa phương đã tiêm ngừa rộng rãi dần mở cửa trở lại, khôi phục dần các hoạt động kinh tế, xã hội. Thứ hai, nó khuyến khích người dân, những người vì lý do nào đấy mà chưa tiêm, đi tiêm vaccine để có được "thẻ xanh", "thẻ vàng", qua đó có thể đi lại thoải mái hơn.

Chụp lại hình ảnh,

Khu vực cách ly ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 13 tháng 8 năm 2021

Trên thực tế, việc phân loại theo màu này đã được tiến hành tại Trung Quốc từ năm ngoái. Những người mang mã QR màu xanh có thể đi lại mà không bị hạn chế, những người mang màu vàng có thể được yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày.

Nhiều nước châu Âu cũng sử dụng các cơ chế tương tự cho việc đi lại xuyên biên giới.

Trong khi đó, nhiều nước tỏ ra thận trọng khi áp dụng cơ chế "giấy thông hành" dựa trên tình trạng miễn dịch bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quyền công dân, bao gồm quyền đi lại và quyền nhân thân.

Tại Việt Nam, bài toán "thẻ vàng", "thẻ xanh" thoạt tiên nghe hấp dẫn, nhưng khi triển khai đã vấp phải nhiều vướng mắc.

Đầu tiên là dữ liệu tiêm chủng của người dân không được lưu đầy đủ. Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cho biết đến sáng 13/9, qua so sánh dữ liệu cá nhân, còn khoảng 2 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật dữ liệu lên cổng; 800.000 người phản ánh bị mất "chứng nhận tiêm chủng".

Đây chỉ mới là thông tin chưa đầy đủ được tiếp nhận qua kênh này. Trên thực tế, số người đã tiêm nhưng chưa được đồng bộ hóa trên hệ thống quản lý điện tử còn lớn hơn.

Vấn đề khó thống kê hơn nữa là các trường hợp bị bệnh và đã bình phục. Theo khuyến cáo của ngành y tế Việt Nam, người bị bệnh Covid-19 đã bình phục thì sau sáu tháng mới được tiêm chủng. Điều này có nghĩa rằng trong thời gian sáu tháng từ khi khỏi bệnh, người đó được coi là đã mang kháng thể, do đó cũng là đối tượng được cấp thẻ.

Tuy nhiên, thực tế lại rất phức tạp và có thể nằm ngoài khả năng quản lý của chính quyền.

Nguồn hình ảnh, HUU KHOA/Getty Images

Tại TP HCM và một số tỉnh có ca nhiễm cao, trong giai đoạn ngành y tế quá tải, người dân được khuyến cáo tự điều trị ở nhà. Rất nhiều trường hợp tự điều trị và bình phục đã không được cơ quan y tế hay chính quyền ghi nhận. Một khi chính sách thẻ vàng, thẻ xanh được triển khai, họ có thể là những người bị "lọt lưới", qua đó mất quyền lợi đi lại.

Hiện có nhiều ý kiến đề xuất tổ chức xét nghiệm kháng thể xác định tình trạng miễn dịch để cấp thẻ cho các đối tượng tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, giải pháp này cũng gây ra quan ngại về lãng phí, mất thời gian giữa lúc các nguồn lực của ngành y tế và xã hội đang dồn cho công tác xét nghiệm, điều trị.

Một trong những vấn đề gây quan ngại nữa là việc áp dụng thẻ vàng, thẻ xanh có thể ảnh hưởng tới quyền đi lại của người dân. Nếu việc triển khai không hợp lý, sẽ làm nảy sinh tình trạng lạm quyền, làm khó người dân, đẻ thêm thủ tục, tạo thêm cơ chế xin - cho, chạy chọt mới.

Việt Nam: Cách Thủ tướng phê bình tỉnh Kiên Giang làm dư luận xôn xao

World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế'

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

Bình luận về vấn để thẻ xanh, thẻ vàng, nhà hoạt động Lương Thế Huy chia sẻ trên Facebook cá nhân:

"Quyền tham gia đời sống đi liền với 'thẻ xanh' cần được cẩn trọng. Nhiều nước đang nghiên cứu thì đã dừng. Tại sao? Vì mục tiêu trong dịch là sẽ bao phủ vaccine tối đa để đạt miễn dịch cộng đồng và/hoặc luôn kiểm soát được số ca nhập viện trong năng lực của hệ thống y tế. Vậy thì chưa kịp phân chia, cấp xong hết 'thẻ xanh, vàng' thì đã bao phủ xong, kể cả có một nhóm thiểu số không tiêm vaccine [chủ quan hoặc khách quan] thì họ cũng được bảo vệ luôn khi bao phủ đủ rộng, vậy việc hạn chế quyền tham gia đời sống theo 'xanh, vàng, đỏ' khi đã bao phủ vaccine là không cần thiết. Nó chỉ hiệu quả rất ngắn hạn khi chưa bao phủ đủ rộng vaccine.

Từ đó, ông cho rằng thoạt nghe qua thì mô hình này khá hấp dẫn, "tuy nhiên cần thảo luận rất kỹ để quy định thật sự phát huy được về dài hạn chứ không phải tốn công hoàn thiện dữ liệu rồi không dùng được trong thực tế."

Về thông tin thẻ xanh Covid-19, công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Đây là những thông tin được đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an [C06] cho biết vào chiều 2-10.

Tính đến nay, Bộ Công an đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tới tay người dân. Chip điện tử được tích hợp trong căn cước công dân gồm các trường thông tin cơ bản của công dân, có chứa thông tin sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO. Tất cả các thông tin lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin bởi Ban Cơ yếu Chính phủ.

Hiện Bộ Công an đang triển khai các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip, phục vụ các mặt của đời sống xã hội và phục vụ nhân dân thực hiện các thủ tục, giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức.

Công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Đặc biệt với tình hình phòng chống dịch cấp bách như hiện nay, công dân sử dụng duy nhất thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp những tiện ích, như: tích hợp thông tin thẻ xanh Covid-19, tiêm chủng, giấy đi đường, thông tin xét nghiệm, giấy phép lái xe, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19...; tích hợp người phụ thuộc đi cùng với người có căn cước công dân gắn chip [con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…].

Cục C06 khẳng định, công dân có thể sử dụng duy nhất thẻ căn cước gắn chip để thực hiện giao dịch đối với những tiện ích nêu trên. Cơ quan chức năng đảm bảo dữ liệu công dân được đối sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua quy trình xác minh đảm bảo chính xác.

Bên cạnh đó, dữ liệu công dân được bảo đảm bảo mật tuyệt đối, không ai có thể đọc và sao lưu dữ liệu cá nhân, dữ liệu được tích hợp trên căn cước công dân. Dữ liệu được cập nhật, bổ sung từ rất nhiều nguồn như cơ quan y tế, tổ chức, doanh nghiệp, thông tin tiêm chủng, F0 hay F0 khỏi bệnh.

Ngoài các tiện ích trên, Cục C06 cho biết công dân có thể dễ dàng đăng ký điểm checkpoint cho nơi ở hoặc dán trên các trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị hoặc nơi công cộng. Chức năng quản lý điểm checkpoint giúp doanh nghiệp, tổ chức theo dõi, quản lý về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 của cán bộ, nhân viên và khách ra vào trụ sở cơ quan. Từ đó chủ động đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời.

Cũng trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch phức tạp, Bộ Công an đã xây dựng, triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip. Đó là các ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa, thông tin quản lý tiêm vaccine phòng Covid-19 được cập nhập tại địa chỉ //suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VNEID sử dụng trên điện thoại di động [ứng dụng đã được đăng tải trên 2 kho ứng dụng AppStore và CHPlay phục vụ đa số người dùng], kết hợp đọc mã QR bằng camera tại các chốt, giảm tải việc tiếp xúc và tăng hiệu quả kiểm soát.

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề