Thống kê bệnh tiểu đường việt nam 2023

Thống kê bệnh tiểu đường việt nam 2023

Xét nghiệm nhanh đường máu và tư vấn đái tháo đường cho người dân,
 hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới 7/4/2016. Ảnh: ĐT

Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới và đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia với mức độ gia tăng đột biến tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp; trong đó có Việt Nam. Căn bệnh này hiện là thách thức toàn cầu và đang là gánh nặng rất lớn đối với xã hội và hệ thống y tế. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường có thể điều trị được và một tỷ lệ lớn các trường hợp đái tháo đường là có thể dự phòng được với lối sống lành mạnh.

Tiến sỹ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh và ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang có khoảng 3 triệu người mắc căn bệnh này.

Các nghiên cứu cho thấy, sau 10 năm từ năm 2002 đến 2012, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ 2,7% lên 5,4%.

Ước tính hiện tại Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có tới trên 60% chưa được phát hiện bệnh. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 20 -79 tuổi chiếm tỷ lệ 5,6%. Chi phí cho điều trị, quản lý đái tháo đường là khoảng 162 USD/người. Tổng chi phí cho điều trị quản lý tất cả người bệnh là 571 triệu USD/năm. Đồng thời, gánh nặng tử vong và tàn phế do căn bệnh này cũng rất lớn.

Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ như: dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Hiện có khoảng 16 triệu người Việt Nam hút thuốc, trong số nam giới uống rượu bia có ¼ uống ở mức nguy hại, khoảng 2/3 số người dân ăn thiếu rau và trái cây và có tới gần 30% thiếu hoạt động thể lực. Sự gia tăng các hành vi nguy cơ đã dẫn tới các rối loạn sinh - chuyển hóa như thừa cân béo phì, rối loạn đường máu, mỡ máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh.

Ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, đái tháo đường là một trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.

Trước thực trạng này, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý. Việc tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày và nói không với hút thuốc, không lạm dụng rượu bia cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh. Đặc biệt, người từ 40 tuổi cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm nhất nếu có. Khi mắc bệnh, bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc./.

Thống kê bệnh tiểu đường việt nam 2023

SKĐS - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2023. Căn bệnh này đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân và đặt gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học có cùng chủ đề “Khởi đầu thập kỷ mới với liệu pháp insulin nền” . Sự kiện do Tổng hội Y học Việt Nam (VMA) và Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP. Hồ Chí Minh (HADE) phối hợp với các đơn vị liên quan đồng tổ chức tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhằm đánh dấu cột mốc 100 năm phát triển của insulin và thảo luận vai trò của insulin nền trong việc điều trị đái tháo đường.

Chuỗi hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 800 bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nội khoa và đa khoa… trên khắp Việt Nam. Đặc biệt, hơn 500 chuyên gia y tế đến từ Indonesia cũng tham dự sự kiện thông qua nền tảng trực tuyến.

Hội thảo hướng đến mục tiêu thảo luận về vai trò quan trọng của insulin nền trong các Khuyến cáo điều trị quốc tế như ADA 2021 và AACE/ACE 2021; Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 Châu Á cũng như ưu điểm khi sử dụng insulin nền thế hệ mới đối với các bệnh nhân đái tháo đường nói chung hoặc các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lớn tuổi hoặc có bệnh thận mạn cũng được các chuyên gia thảo luận tại hội thảo.

Đây cũng là một dịp quan trọng cung cấp thông tin cập nhật cho các chuyên gia y tế trong và ngoài nước về việc cân bằng điều trị đái tháo đường típ 2 bằng insulin nền nhằm đạt hiệu quả cao nhất nhưng không gây ra biến chứng hạ đường huyết.

Theo công bố Atlas ấn bản lần thứ 9 của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF), ước tính trên thế giới có 463 triệu người trưởng thành trong độ tuổi 20-79 hiện đang chung sống với bệnh đái tháo đường 1,2. Trong năm 2019, ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2023.

Insulin là tên của loại hormone giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ glucose có được từ thức ăn, cũng là yếu tố giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Trong điều trị bệnh đái tháo đường, insulin được bác sĩ chỉ định sử dụng trong từng trường hợp và đối tượng cụ thể.

Năm 1921, insulin được phân lập từ tuyến tụy động vật bởi các nhà khoa học Canada của Đại học Toronto4. Qua 100 năm phát triển và cải tiến, insulin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và giúp hàng triệu bệnh nhân đái tháo đường tránh được biến chứng và nguy cơ tử vong. Đặc biệt, các chế phẩm insulin nền và insulin nền thế hệ mới đã góp phần giảm thiểu những rào cản trong việc điều trị đái tháo đường như hạ đường huyết, tăng cân... đã giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2.

"Vòng nửa thế kỷ gần đây, bệnh đái tháo đường típ 2 cũng đã trở thành đại dịch trên toàn cầu. Việc điều trị bệnh đái tháo đường với insulin đã có nhiều cải tiến đáng kể bao gồm sự thay đổi từ insulin chiết xuất từ động vật với nhiều tạp chất, nồng độ thấp cho đến insulin giống của người cực kỳ tinh khiết; từ dụng cụ bơm tiêm phức tạp cho đến bút insulin tiện lợi và hiện nay là dụng cụ cảm ứng đường huyết…" PGS.TS.BS. Nguyễn Thy Khuê – Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TPHCM nhấn mạnh.

Thống kê bệnh tiểu đường việt nam 2023

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Có khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc bệnh đái tháo đường

Tại Việt Nam, đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân và đặt một gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế. Khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường.

Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.

Việt Nam có đến 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, chủ yếu là tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng. Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có hơn 31% người đái tháo đường được chẩn đoán; và trong số bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có gần 29%  người được điều trị.