Theo điều 192 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma túy, bị xử phạt với mức phạt nào sau đây?

Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy[sửa]

  1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy[sửa]

  1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lầnc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy[sửa]

  1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Phạm tội nhiều lần;b) Đối với nhiều người;c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;đ) Đối với người đang cai nghiện;e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;h) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý[sửa]

  1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;b) Phạm tội nhiều lần;c) Đối với trẻ em;d) Đối với nhiều người;đ) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Đã bị bãi bỏ theo Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009)[sửa]

  1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chửa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy[sửa]

  1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần;c) Vì động cơ đê hèn;d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;e) Đối với nhiều người;g) Đối với người đang cai nghiện;h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;k) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm :a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
  4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Điều 201. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác[sửa]

  1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần;c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
  3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.