Thanh toán trên 200 nghìn mà không có hóa đơn năm 2024

Mua bán hàng hóa không hóa đơn hành vi bất hợp pháp, trừ những trường hợp được cho phép bởi pháp luật hiện hành. Do đó, việc bị xử phạt mua hàng không có hóa đơn là điều tất cả các bên mua bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với sai phạm mình gây ra.

Thanh toán trên 200 nghìn mà không có hóa đơn năm 2024

Mua bán hàng không hóa đơn đúng hay sai?

1. Mua bán hàng không hóa đơn có bất hợp pháp không?

Hóa đơn được hiểu là chứng từ do bên bán lập ra, ghi nhận đầy đủ thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, chứng từ này còn là một trong những căn cứ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dùng để lưu trữ thông tin, phục vụ trong quá trình hoạt động của các DN sau này. Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, việc không xuất trình được hóa đơn trong một số hoạt động mua bán hàng hóa có thể khiến các bên bán và mua phải chịu xử phạt hành chính. Tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Điều này đồng nghĩa rằng: các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua. Như vậy, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động mua bán hàng hóa không hóa đơn sẽ bị quy vào hành vi bất hợp pháp và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. \>> Tham khảo: Hóa đơn đỏ là gì?

2. Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn

Thanh toán trên 200 nghìn mà không có hóa đơn năm 2024

Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn.

Căn cứ vào Điểm 4, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, một số trường hợp mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới đây sẽ được phép không cần có hóa đơn: - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của những người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát hay sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua tài sản, dịch vụ của các hộ hay cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm). \>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Quy định xử phạt khi mua hàng hóa không có hóa đơn

Trừ những trường hợp ngoại lệ, các DN khi mua hàng hóa có trị giá trên 200.00 đồng nếu không có hóa đơn, không thể chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì đều phải chịu xử phạt mua hàng không có hóa đơn.

Theo đó, khi phát sinh giao dịch thì người bán bắt buộc phải lập hóa đơn gửi cho người mua khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Quy định này bắt buộc thực hiện kể từ ngày 01/07/2022.

Thanh toán trên 200 nghìn mà không có hóa đơn năm 2024

Để làm rõ vấn đề này myinvoice.vn chia sẻ một số thông tin về việc lập hóa đơn như sau:

Trước ngày 01/07/2022: Tại tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau: Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn. Bán hàng hóa, dịch vụ có trong giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Kể từ ngày 01/07/2022:

Tại khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2022) quy định về hóa đơn, chứng từ và khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.

Ngày 17/09/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Tại tiết d, khoản 3, Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định:

  1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính sau đây hết hiệu lực thi hành: …
  2. Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính);

Ngày 20/09/2021, Bộ Tài chính đã có 6 quyết định về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố.

Ngày 24/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

Căn cứ các quy định nêu trên, khi tổ chức, cá nhân áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hoặc từ ngày 01/07/2022 trở đi, người bán lập hóa đơn gửi cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.