Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024

Là một phần quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản của nữ giới nhưng nhiều người vẫn chưa biết tử cung là gì, hình dạng ra sao, vai trò của tử cung trong từng giai đoạn? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp vấn đề này trong bài viết sau.

Tìm hiểu về tử cung là gì?

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là một cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản của nữ giới, có hình dạng giống như quả lê lộn ngược. Tử cung có độ dài khoảng 6-8cm, dày khoảng 2-3cm và rộng khoảng 4-5cm.

Vị trí tử cung trong cơ thể phụ nữ có thể thay đổi nhất là khi mang thai nhưng thông thường nằm ở giữa xương chậu, phía trước trực tràng, sau bàng quang. Tử cung được nối với âm đạo bởi phần cổ tử cung.

Tùy cấu tạo cơ thể của từng chị em mà tử cung có tư thế ngả trước hoặc ngả sau. Vị trí này cũng có thể thay đổi nếu phụ nữ mang thai và sinh nở.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
Tử cung là bộ phận quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới.

Cấu tạo của tử cung

Tử cung được cấu tạo gồm 4 bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng khác nhau, cụ thể như sau:

Đáy tử cung

Là phần phía trên cùng của tử cung, có hình cong và khá rộng. Phần đáy tử cung có sừng ở hai bên, đây là nơi vòi trứng gắn vào thông với tử cung.

Thân tử cung

Đây là phần chính của tử cung, cấu tạo gồm 3 lớp cơ gồm: Cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ có vai trò khác nhau, phần cơ đan chéo có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình phụ nữ sinh con.

Trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc sẽ thay đổi theo sự biến đổi của nội tiết tố trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Bình thường trứng gặp được tinh trùng và thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc trong lòng tử cung và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bong và được đưa ra ngoài cơ thể gọi là kinh nguyệt.

Eo cổ tử cung

Eo cổ tử cung có cấu trúc khá hẹp bởi nó là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung.

Cổ tử cung

Đây là nơi thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung chứa lớp dịch nhầy mịn có chức năng giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển sâu trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.

Cổ tử cung có cấu tạo 3 phần gồm: Lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài.

  • Lỗ trong: Nằm bên trong của cổ tử cung và dẫn đến tử cung.
  • Lòng ống: Có dạng hình trụ, kết nối tử cung với âm đạo.
  • Lỗ ngoài: Là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
Tử cung là nơi bao bọc thai nhi và nuôi dưỡng cả thai kỳ.

Chức năng của tử cung là gì?

Tử cung có vai trò quan trọng đối nữ giới trong chu kỳ kinh, quan hệ tình dục hoặc mang thai. Cụ thể chức năng gồm:

  • Kích hoạt các cơn cực khoái ở nữ giới mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Nhận và giữ trứng về làm tổ sau khi đã thụ tinh
  • Nuôi dưỡng, bao bọc thai nhi trong suốt quá thình ở trong bụng mẹ.
  • Hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể nữ giới như âm đạo, bàng quang, trực tràng,...

Sự thay đổi kích thước tử cung theo từng giai đoạn

Tùy vào thể trạng từng người mà kích thước tử cung cũng khác nhau. Tuy nhiên, giới hạn tử cung bình thường là:

  • Kích thước khoảng 1 quả trứng gà ở giai đoạn bé gái.
  • Khi đến độ tuổi sinh sản sẽ to hơn như trái lê, dài khoảng 6-8cm, rộng 4-5cm và dày khoảng 2-3cm.
  • Ở 3 tháng đầu thai kỳ tử cung có kích thước như quả bưởi và vượt ra ngoài khung chậu (ở tuần thứ 12).
  • 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu có tử cung kích thước như quả đu đủ lớn dần lên để bao bọc nuôi thai nhi. Lúc này vị trí tử cung đã lên giữa ngực và vú của mẹ bầu.
  • 3 tháng cuối kích thước tăng lên như quả dưa hấu. Giai đoạn này, đáy tử cung sẽ di chuyển từ vùng mu lên khung xương sườn. Khi mẹ bầu chuyển dạ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay và đi xuống thấp hơn tại vùng khung chậu để sẵn sàng cho việc sinh nở.
  • Kích thước tử cung sẽ thu nhỏ dần về kích thước ban đầu sau khi phụ nữ sinh con xong, thường là khoảng 6-8 tuần.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
Kích thước tử cung thay đổi theo các mốc phát triển ở nữ giới.

Những biến đổi của tử cung khi phụ nữ mang thai

Khi mang thai, tử cung ngoài thay đổi về kích thước như trên còn trải qua một loạt thay đổi khác để giúp quá trình thai nghén, sinh con được an toàn, vẹn tròn. Những biến đổi này bao gồm:

Sự phát triển của hoàng thể

Hoàng thể là cấu trúc nhỏ hình thành khi trứng và tinh trùng thụ tinh, tạo ra lớp màng để bảo vệ quanh phôi thai, đồng thời giải phóng hormone Progesterone rất quan trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, hoàng thể cũng hỗ trợ sự phát triển của lớp niêm mạc, thành tử cung.

Hình thành bánh nhau

Trong thai kỳ, tử cung có vai trò phát triển bánh nhau để nuôi dưỡng thai nhi. Bánh nhau còn sản sinh cả hormone Estrogen và Progesterone để thay đổi kích thước, vị trí của chúng.

Phát triển mạch máu

Sau mang thai 1 tháng, các mạch máu nằm trong niêm mạc tử cung sẽ phát triển tạo thành lớp niêm mạc tử cung dày hơn. Từ đó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Cổ tử cung mềm hơn

Sau khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ trở về sau, cổ tử cung sẽ đổi màu và hình thành nút dịch nhầy giúp giữ tử cung ở đúng chỗ, tránh sự nhiễm trùng từ bên ngoài.

Thay đổi ở các dây chằng

Để thai nhi di chuyển trong lòng tử cung hay cụ thể hơn là để có những cái đạp nhẹ báo hiệu bé vẫn an toàn và đang lớn dần thì có thể khiến dây chằng chịu nhiều áp lực hơn đồng nghĩa với việc mẹ bầu cảm thấy tức ở bụng và vùng háng. Đây là hiện tượng bình thường mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
Tử cung lớn dần tương ứng với các mốc thai nhi phát triển.

Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến tử cung

Là bộ phận quan trọng ở hệ sinh sản của nữ vì vậy chị em cũng nên quan tâm, cẩn trọng với các bệnh lý liên quan đến tử cung, một số bệnh thường gặp như:

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Là bệnh lý phổ biến ở chị em, nguyên nhân do các mô lẽ ra phát triển bên trong tử cung thì lại xuất hiện bên ngoài tử cung (thường gặp nhất trong buồng trứng, ống dẫn trứng, các mặt của tử cung). Với biểu hiện đau bụng trong kỳ kinh, đau vùng chậu khi quan hệ tình dục bệnh nguy hiểm nếu ở mức độ nặng bởi nó khiến chị em khó thụ thai.

Sa tử cung

Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh khi chức năng ở hệ thống cơ và dây chằng bị suy yếu. Hiện tượng này xuất hiện khi tử cung lệch khỏi vị trí ban đầu, sa xuống gần đến bàng quang. Dù không nguy hiểm nhưng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuỳ mức độ mà bác sĩ chỉ định bạn cách can thiệp phẫu thuật để điều trị.

U xơ tử cung là gì?

U xơ tử cung hay u cơ tử cung thường là khối u lành tính. U có đa dạng về kích thước, vị trí trong lòng tử cung, trên bề mặt hay thành tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ (30-40 tuổi) với biểu hiện là những cơn đau liên sườn khi hành kinh, đau khi quan hệ hoặc chảy máu bất thường giữa kỳ kinh.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
U xơ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh nở.

Dính buồng tử cung

Hiện tượng này gặp phải do biến chứng sau nạo hút thai, là sự tổn thương ở lớp đáy nội mạc tử cung khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính lại với nhau. Bệnh gây mất kinh, rối loạn kinh nguyệt thậm chí vô sinh nếu bị dính buồng tử cung hoàn toàn.

Hiện tượng viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung khá thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đây là tình trạng ra nhiều khí hư gây đau rát vùng âm hộ khi quan hệ hoặc sau khi quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Polyp tử cung

Polyp là những khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở trong tử cung. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em. Tùy từng trường hợp cụ thể bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị như cắt bỏ polyp.

Bệnh ung thư tử cung là gì?

Đây là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tử cung. Nguyên nhân chính do virus HPV type 16 và 18 gây ra hoặc là biến chứng của u xơ tử cung. Căn bệnh này khiến nữ giới không thể mang thai, khi tế bào ung thư di căn sang cơ quan khác bệnh có thể gây tử vong.

Thai trong lòng tử cung là gì năm 2024
Nữ giới nên đi khám phụ khoa định kỳ 1-2 lần/năm.

Làm sao để tử cung luôn khỏe mạnh?

Tử cung khỏe mạnh là điều bất cứ chị em nào mong muốn, bởi có như vậy việc mang thai sinh con - thiên chức của phụ nữ mới trọn vẹn. Vì vậy, chị em cần quan tâm, chăm sóc đúng cách để bảo vệ tử cung bằng những cách sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh việc mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách nhất là trong thời kỳ hành kinh để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao điều độ giúp lưu thông khí huyết, nâng cao sức khoẻ.
  • Tránh stress kéo dài, giữ tâm trạng thoải mái, tích cực. Đặc biệt chị em cần định kỳ đi thăm khám phụ khoa 1-2 lần/năm để kịp thời phát hiện bất thường ở tử cung và điều trị dứt điểm.

Sau khi quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung?

Trong khi quá trình thụ thai chỉ diễn ra trong khoảng 45 phút hoặc có thể đợi đến 5 ngày sau khi quan hệ, thì quá trình phôi thai phát triển và làm tổ ở thành tử cung sẽ phải diễn ra trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai.

Thử que 2 vạch thì bao lâu thai vào tử cung?

Theo các bác sĩ sản khoa, khi bạn thử thai 2 vạch nghĩa là bạn có thể đi siêu âm. Bởi vì lúc này, bạn đã trễ kinh được 7-15 ngày, thai đã bám vào tử cung làm tổ. Khi siêu âm sẽ phát hiện được hình ảnh sự phân chia tế bào mạnh mẽ phát triển thành thai nhi.

Thai làm tổ trong tử cung bao lâu?

Phôi làm tổ là hiện tượng phôi tiến vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng để bắt đầu quá trình thụ thai. Tình trạng này thường bắt đầu từ ngày 6-8 sau khi được thụ tinh, thời gian làm tổ sẽ kéo dài từ 7-10 ngày và quá trình là tổ sẽ kết thúc vào ngày 13-14 sau khi thụ tinh.

Thai sớm trong tử cung là bao nhiêu tuần?

Thai sớm trong tử cung là hình ảnh túi thai chưa hình thành, chưa rõ cấu trúc, chưa có tim thai, cũng chưa xác định rõ tuổi thai. Thông thường là dưới 4 tuần. Việc phát hiện có thai sớm hiện nay chuẩn xác hơn nhờ kỹ thuật siêu âm qua đầu dò âm đạo.