Tầm bắn thẳng của súng trường ckc với mục tiêu người chạy cao 1,5m là bao nhiêu mét?

Trắc nghiệm: Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 1,5m là bao nhiêu mét?

A. 325m

B. 525m

C. 625m

D. 725m

Lời giải: 

Đáp án đúng: B. 525m

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu về súng tiểu liên AK nhé!

Súng tiểu liên đầu tiên được phát minh tại Đức là khẩu MP-18/1 và được gọi là Maschinenpistole nghĩa là súng ngắn tự động; được người Đức sử dụng từ cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau Thế chiến 1, Hoa Kỳ cũng thử nghiệm xong và cho ra đời khẩu Thompson do tướng John Taliaferro Thompson thiết kế dùng đạn cỡ 11.43mm nhưng chưa kịp đưa vào sử dụng thì chiến tranh kết thúc. Từ năm 1918 và trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước có nền công nghiệp vũ khí phát triển lần lượt độc lập nghiên cứu, chế tạo ra các loại tiểu liên khác nhau để trang bị cho bộ binh của họ. Hoa Kỳ có khẩu Thompson với M3 Grease Gun, Pháp và Việt Nam có khẩu MAS-38, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có Sten. Mãi đến giữa năm 1941, Liên Xô mới cho ra lò khẩu tiểu liên PPSh-41 có băng đạn tròn.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức phát triển chế tạo và sử dụng rộng rãi loại tiểu liên MP-40. Biên chế mỗi đại đội bộ binh Đức thời kỳ này thường có riêng một trung đội sử dụng tiểu liên MP-40. Các loại tiểu liên của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga cũng được chế tạo hàng triệu khẩu và sử dụng rộng rãi.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà phát minh Xô Viết Mikhail Timofeevich Kalashnikov đã thiết kế các mẫu súng AK-1 và AK-2 có những đặc điểm nổi bật như sử dụng tiện lợi trong điều kiện các điều kiện môi trường băng giá, ẩm ướt, bùn lầy, hoặc sa mạc đầy cát bụi. Đến năm 1947, khẩu AK-47 ra đời và được đưa vào biên chế trang bị cho Quân đội Liên Xô. Mặc dù là tiểu liên nhưng do kích thước nòng dài đến 41 cm, sử dụng đạn súng trường nên khối NATO xếp nó vào loại súng trường tự động [để phân biệt với súng trường bán tự động và súng trường không tự động].

Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ trang bị cho mình và đồng minh VNCH loại tiểu liên M-16 – tiểu liên cực nhanh. Loại súng này nhẹ và sử dụng đạn 5,56 mm, tạo điều kiện cho người lính đem nhiều đạn hơn. Tuy nhiên, do đạn 5,56 mm nhỏ, thường xuyên qua mục tiêu, ít tạo lỗ phá ra và binh lính Hoa Kỳ cũng như VNCH thường ỷ vào tốc độ bắn cao nên họ thường tiêu thụ rất nhiều đạn nhưng hiệu suất sát thương đối phương không cao. Trong khi đó, đạn 7,62 mm bắn từ khẩu AK-47 có kích thuớc và động năng lớn hơn đã có hiệu suất gây thương vong cao hơn cho đối phương bởi lỗ phá ra của vết thương rất lớn.

Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnicov [súng Kalashnicov tự động], do Kalasnicov chế tạo năm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK cỡ 7,62 mm.

Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác.

– Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần.

– Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mm kiểu 1943 do Liên Xô chế tạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với các loại súng: Súng trường CKC, K63, trung liên RPD, RPK.

– Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m.

– Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m

– Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m

– Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s

– Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút.

– Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg.

– Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg

– Nòng súng:

+ Tác dụng làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc; định hướng bay cho đầu đạn; tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định và làm cho đầu đạn tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động.

+ Cấu tạo bằng thép có 4 đường xoắn lượn, khoảng cách đối nhau giữa 2 đường xoắn là 7,62mm. Đầu nòng có ren để lắp vành bảo vệ, khâu bắn đạn hơi, giảm nẩy.

– Bộ phận ngắm:

+ Tác dụng để ngắm bắn ở các cự ly khác nhau

+ Cấu tạo có đầu ngắm, bệ thước ngắm, thước ngắm và cữ ngắm [du tiêu]

– Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

+ Tác dụng để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động, che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: hộp khóa nòng có ổ chứa tai khóa, mấu hất vỏ đạn, gờ trượt, khuyết chứa đuôi lẫy bảo hiểm, rãnh dọc, rãnh ngang. Nắp hộp khóa nòng có cửa thoát vỏ đạn, lỗ chứa mấu giữ nắp hộp và các sống để tăng độ cứng.

– Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

+ Tác dụng: làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động

+ Cấu tạo: Bệ khóa nòng có: tay kéo, mấu gạt, rãnh trượt, rãnh lượn, khe trượt, lỗ chứa bộ phận đẩy về. Thoi đẩy có; mặt thoi, vành dẫn, rãnh cản khí thuốc.

– Khóa nòng:

+ Tác dụng: Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng mở khóa, làm đạn nổ, kéo vỏ đạn ra.

+ Cấu tao: ổ chứa đáy vỏ đạn, hai tai khóa, mấu đẩy đạn, kim hỏa

– Bộ phận cò:

+ Tác dụng: Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, định cách bắn, khóa an toàn và chống nổ sớm.

+ Cấu tạo: Lẫy bảo hiểm, búa, cò, lẫy phát một và cần định cách bắn

– Bộ phận đẩy về:

+ Tác dụng: Để đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: Lò xo, cốt lò xo, vành hãm lò xo, mấu giữ nắp hộp khóa nòng.

– Ống dẫn thoi và ốp lót tay:

+ Tác dụng: Để dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng.

+ Cấu tạo: lỗ thoát khí, ốp lót tay trên và ốp lót tay dưới.

– Báng súng và tay cầm:

+ Tác dụng: Để tỳ súng vào vai và giữ súng khi bắn

+ Cấu tạo: loại báng gỗ có ổ chứa ống phụ tùng, khuy mắc dây súng; báng súng bằng sắt kiểu gập có thân báng súng, trục liên kết thân súng với hộp khóa nòng, chốt hãm; tay cầm.

– Hộp tiếp đạn:

+ Tác dụng để chứa đạn và tiếp đạn

+ Cấu tạo; Thân hộp có mấu trước và mấu sau, nắp đáy hộp , đế lò xo, lò xo và bàn nâng đạn.

– Lê:

+ Tác dung để diệt địch khi đánh gần, dùng thay dao, cưa, kéo cắt dây thép gai.

+ Cấu tạo: cán lê, lưỡi lê, khâu lê

– Phụ tùng của súng: để tháo lắp, lau chùi và sửa chữa; gồm có đầu thông nòng, chổi bôi dầu, vặn vít, tống chốt, ống đựng phụ tùng, hộp đựng dầu.

Nòng cỡ 7.62 mm, bắn được cả liên thanh [ loạt dài: đến 10 viên; loạt ngắn: 2 đến 3 viên] và phát một.

– Tầm bắn thẳng:

+ Mục tiêu cao 0.5 m là 350m.

+ Mục tiêu cao 1.5 m là 525m.

– Tầm bắn hiệu quả: 400m.

– Bắn máy bay quân dù trong phạm vi 500m.

– Tầm bắn đầu đạn sát thương mục tiêu là 1500m.

– Tầm bắn xa nhất [ ứng với góc bắn từ 30 đến 35°] là 3000m.

– Tốc độ đầu của đầu đạn, súng tiểu liên AK là 710m/s; AKM là 715m/s.

– Tốc độ bắn lí thuyết là 600 v/ phút.

-Tốc độ bắn chiến đấu: bắn liên thanh 100v/ phút; bắn phát một 40v/ phút.

Trắc nghiệm: Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 0,5m là bao nhiêu m?

A. 250m

B. 350m

C. 400m

D. 500m

Trả lời:

Đáp án đúng: B. 350m

Tìm hiểu thêm  về súng AK và Súng trường CKC cùng Top Tài Liệu.

1. Lịch sử của súng AK

Súng Tiểu liên AK là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ kiểu, hoàn chỉnh vào năm 1947 dựa theo kiểu dáng của súng trường tiến công MP43/44 của Đức. Tên súng là viết tắt của “Avtomat Kalashnikova”. Mẫu năm 1947, gọi là AK-47 [Автомат Калашникова образца 1947 года], được Quân đội Xô viết sử dụng phổ biến vào năm 1949. Súng trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần.Cho đến thời điểm hiện tại, AK và các phiên bản của nó là thứ vũ khí ưa chuộng tại các nước nghèo và trong chiến tranh du kích bởi chi phí thấp và độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới.

Súng AK cải tiến: Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy giảm tốc, thước ngắm có vạch khấc đến 10 gọi là AKM. Súng AK báng gấp gọi là AKMS. Việt Nam và một số nước khác dựa vào mẫu AK để sản xuất.

2. Cấu tạo súng:

Súng AK có các bộ phận chính sau [ 11 bộ phận chính ] :

– Nòng súng: [ Dài 415 mm Có tác dụng định hướng bay cho đầu đạn .

– Bộ phận ngắm: [ Chiều dài ĐNG : 378 mm ]. Để ngắm bắn vào M ở các cự ly khác nhau.

– Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận bên trong của súng và định
hướng cho bệ khoá nòng , khoá nòng chuyển động, che chắn bụi, bảo vệ súng.

– Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy chịu áp lực
của khí thuốc .

– Khoá nòng: Đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng súng làm đạn nổ, mở khoá nòng kéo
vỏ đạn hất ra ngoài.

– Bộ phận cò súng: Để giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò đồng thời định ra
cách bắn liên thanh, phát một, khoá an toàn, chống nổ sớm.

– Bộ phận đẩy về: Để đẩy khoá nòng, bệ khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.

– Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Định hướng cho thoi đẩy chuyển động và cầm tay khi bắn khỏi nóng

– Báng súng và tay cầm: Dùng để tỳ vai, giữ súng khi bắn cho chắc.

– Hộp tiếp đạn: Chứa và tiếp đạn liên tục khi bắn.

– Lê: Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai , dùng thay dao.

3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

– Gạt  cần  định  cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.

– Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.

– Khi  đầu đạn  qua lỗ trích  khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,  hất vỏ đạn ra ngoài.

– Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận  đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến, đưa  viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

– Tên gọi khác của CKC là: Самозарядный карабин системы Симонова [trong tiếng Nga, nghĩa là Súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov]

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.

– Súng trường CKC được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch.

– Súng trường CKC chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần.

– Tầm bắn của súng :

+ Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1000m.

+ Tầm bắn thẳng [mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m :525m]

+ Lưc Tầm bắn hiệu quả: 400 m. Hỏa lực tập trung 800, Bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m.

– Tốc độ của đầu đạn: 735m/s.

– Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát /1phút.

– khối lượng của súng: 3,75kg. có đủ đạn 3,9 kg.

– Súng sử dụng đạn kiểu 1943[đạn k56] với các loại đầu đạn khác nhau nhau như : đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy.

– Ơ cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.

2. Cấu tạo của súng[Súng CKC có 12 bộ phận chính ]

– Nòng súng.

– Bộp phận ngắm

– Hộp khoá nòng

– Bệ khóa nòng.

– Khoá nòng.

– Bộ phận đẩy về.

– Bộ phận cò.

– Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy.

– Ống dẫn thoi và ốp lót tay và nắp hộp khoá nòng.

– Báng súng

– Hộp tiếp đạn.

– Lê

3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.

4. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng

b. Tháo đạn:

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.

5. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháp và lắp súng [ tương tự như súng AK]

b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng

* Tháo súng:

– Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.

– Bước 2: Tháo ống phụ tùng.

– Bước 3: Tháo thông nòng.

– Bước 4 Tháo nắp hộp khóa nòng.

– Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.

– Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.

– Bước 7: Tháo ốp lót tay và ống dẫn thoi.

* Lắp súng:

– Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.

– Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.

– Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.

– Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.

– Bước 5: Lắp thông nòng.

– Bước 6: Lắp ống phụ tùng.

*Quy tắc sử dụng súng, đạn.

– Khi mượn súng để tập luyện phải có giáo viên phụ trách , không để học sinh tự ý mượn.

– Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng thực hiện đúng quy định.

– Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hay chía súng vào người khác bóp cò.

– Chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.

– Cấm đẻ đạn thật lẫn vào đạn tập,khi giảng không dùng đạn thật để là động tác.

– Khi bắn đận thật phải chấp hành các quy định bảo đảm an toàn, ybắn xong phải lau chùi bảo quản súng theo đúng chế độ.

*Quy tắc lau chùi bảo quản súng.

– Súng phải để nơi khô ráo sạch sẽ, không đẻ bụi bẩn nưíưc ,nắng hắt vào…

– Không được làm rơi súng đạn ,không được dùng súg làm gậy chống, làm đồn khiêng, không ngồi lên súng…chỉ được vận chuyển súng đạn khi được bao gói cẩn thận.

– Hằng ngày sau khi học tập, công tác phải lau sạch súng ,hằng tuần phải thoá lắp thông thường để lau chùi bôi dầu mỡ vào các bộ phận của súng.

– Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi bảo quản súng đạn theo chế độ, thấy súng đạn mất phải báo ngay cho người có trách nhiệm.

Video liên quan

Chủ Đề