Tại sao lại bị bệnh trĩ

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới. Bệnh trĩ ở nữ giới nếu không được điều trị có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm.

Tại sao lại bị bệnh trĩ

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới

- Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh trĩ. Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn… khiến cơ thể bị nóng trong, tác động không tốt đến trực tràng, dễ gây tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt chất xơ khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, thành tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực lớn, lâu dần sẽ hình thành nên búi trĩ.

- Ngoài chế độ ăn uống thì việc duy trì các thói xấu trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ở nữ giới. Ví dụ như lười vận động, rặn mạnh khi đi đại tiện, ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục qua đường hậu môn,… Những hành động này làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh trĩ.

- Đặc điểm công việc: Theo các chuyên gia, những người làm công việc mang tính chất ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu như lái xe, công nhân may, nhân viên văn phòng… có nguy cơ bị trĩ cao hơn người bình thường. Tình trạng này lặp đi lặp lại liên tục sẽ dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, cản trở lưu thông máu tại các tĩnh mạch, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ. Mặc khác, việc ít vận động cũng sẽ làm giảm nhu động ruột, gây khó khăn trong việc đại tiện và đó cũng là thủ phạm gây nên trĩ.

- Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Nguyên nhân là do thai nhi trong bụng phát triển về kích thước và cân nặng đã tạo áp lực lên vùng xương chậu của người mẹ. Quá trình đó kéo dài khiến cho các mạch máu ở trực tràng phình to hơn, hình thành nên các búi trĩ. Mặt khác, khi sinh nở, chị em cần rặn mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Điều này làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ phình to và sa ra ngoài.

- Đối với những người hay bị táo bón thường phải dùng nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh. Cũng giống như quá trình sinh nở, khi dùng sức rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến chúng bị căng giãn quá mức và hình thành búi trĩ. Mặt khác, đây cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và đại tiện ra máu ở những người bị trĩ.

2. Triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới

- Đau rát, ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị trĩ. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi búi trĩ sa ra ngoài. Trong trường hợp bị nứt kẽ hoặc bít tắc hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy đau đớn, nhất là mỗi lần đi đại tiện.

- Chảy máu: Ban đầu, lượng máu chỉ nhỏ giọt, có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng, máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành tia, ngồi xổm cũng bị chảy máu không cứ đi tiêu mới chảy.

- Sa búi trĩ: Khi bệnh nặng, búi trĩ sưng to và sa ra ngoài hậu môn. Khi sờ sẽ thấy một khối thịt mềm nhô lên tại lỗ hậu môn. Thời gian đầu, búi trĩ có thể tự tụt vào được. Tuy nhiên càng về sau, nó sẽ phát triển lớn hơn và nằm ngoài hậu môn, gây cảm giác cộm khó chịu, nhất là khi mặc đồ bó sát.

- Dấu hiệu khác: Một số trường hợp xuất hiện dịch nhầy hậu môn gây ẩm ướt ngứa ngáy trầm trọng, hoặc bị sưng đỏ quanh hậu môn, người mệt mỏi do thiếu máu…

Top of Form

Bottom of Form

3. Phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ

- Phòng ngừa và điều trị táo bón: ngăn ngừa và loại bỏ ngay chứng táo bón là việc quan trọng nhất chị em cần làm để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn và không bị mắc bệnh trĩ

- Uống nhiều nước hơn bình thường : chị em cần uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày vừa để ngăn ngừa táo bón vừa giúp hoạt động trao đổi chất giữa mẹ và bé được thuận lợi. Ngoài nước lọc thì thai phụ có thể bổ sung nước cho cơ thể từ nước ép trái cây, nước canh…

- Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Thai phụ nên lựa chọn các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc các loại trong bữa ăn hàng ngày của mình . Đây là những thực phẩm, món ăn phòng ngừa táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.

- Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng

- Không gắng sức rặn khi đi đại tiện: dùng sức rặn mạnh gây nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao.

- Không nhịn đi đại tiện: Hãy đi đại tiện ngay khi cơ thể phát tín hiệu , không cố nhịn khiến phân ngày càng cứng gây nên tình trạng táo bón.

- Đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày: Việc đi bộ vừa giúp chị em phòng ngừa bệnh trĩ vừa giúp thai phụ dễ sinh nở hơn.

- Phụ nữ khi có các triệu chứng của bênh trĩ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)