Tại sao đa cấp bị ghét

Vài năm trở lại đây, đa cấp du nhập vào Việt Nam và trở thành đề tài nóng hổi trên khắp các mặt báo. Vậy đa cấp là gì? tại sao ai cũng ghét công ty đa cấp ở Việt Nam? Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới nhé.

Đa cấp là gì?

Kinh doanh đa cấp, hay bán hàng đa cấp [Multi-Level  Marketing] là một hình thức bán hàng của nhà sản xuất. Theo đó, nguyên tắc cơ bản nhất là người dùng sản phẩm sẽ giới thiệu người khác cùng mua sản phẩm, và người giới thiệu sẽ được công ty trả tiền hoa hồng cho những đơn hàng này. Vậy, thay vì mang tiền đi quảng cáo, công ty mang tiền trả cho thành viên giới thiệu, công ty bán được hàng, còn người dùng hạnh phúc vì vừa có sản phẩm tốt, lại có thể kiếm được tiền.

Công ty đa cấp hoạt động dựa trên thói quen người tiêu dùng : Mua hàng – Hàng Tốt- Giới thiệu. Và cứ thế. Vậy hàng hóa đầu tiên phải đạt chất lượng tối đa, và giá cả phải ở mức tối thiểu. Ngoài ra tính độc quyền cũng là một tính chất gần như bắt buộc đối với các sản phẩm đa cấp.

Tại sao đa cấp ở Việt Nam lại trở nên tồi tệ đến vậy?

Việc phát triển một công ty đa cấp dựa trên nền tảng duy nhất đó là chất lượng sản phẩm đỉnh cao. Việc mời người khác dùng các sản phẩm chất lượng thật sự không có gì là xấu xa. Còn kinh doanh đa cấp tại Việt Nam thì sao?

Họ kinh doanh theo dạng lừa đảo như:

  • Phí tham gia cực khủng, nếu không cũng phải mua cả đống hàng về để đạt điều kiện tham gia, mặc dù công ty chẳng quan tâm bạn có kiếm được tiền sau đó hay không.
  • Việc duy trì tài khoản cũng là một công việc tốn kém, không mua hàng lập tức tài khoản bị hạ cấp.
  • Các sản phẩm rất thần thánh : Kem đánh răng trị ung thư, sữa tăng giảm cân thần kỳ hay đại loại vậy. Thực tế mỗi công ty đa cấp đều có những sản phẩm nổi bật của mình, và có một số công dụng khác biệt và độc quyền do họ nghiên cứu phát triển hoặc mua lại độc quyền công nghệ. Tuy nhiên tác dụng như thuốc tiên thì xin khẳng định là không có.

Vậy một cách đơn giản, các công ty đa cấp mang tiếng xấu vì họ…xấu thật. Họ phát triển bằng thúc ép người dùng đi lôi kéo thêm các thành viên mới. Nếu đã đóng tiền vào công ty, chỉ có một cách là lôi kéo, lôi kéo và lôi kéo. Bởi vậy mới sinh ra cám cảnh người nhà anh em bạn bè cô dì chú bác cũng lừa ráo trọi không từ. Đau lòng thay.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo 1 số công ty đa cấp uy tín như Atomy, Oriflame…

Xem thêm các sản phẩm mỹ phẩm tốt: Xem bài viết HemoHIM là gì để biết thêm thông tin.

      Từ câu chuyện của Liên Kết Việt, hãy cùng luật sư Hà Kim Tâm phân tích dưới góc độ pháp lý để hiểu vì sao lại có nhiều người bị lừa bẫy đa cấp đến vậy? Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Kinh doanh đa cấp biến tướng của Liên Kết Việt

      Kinh doanh theo mô hình đa cấp không còn là loại hình kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam, bởi từ những năm 2000 [đã gần 16 năm trôi qua] hoạt động kinh doanh này đã xuất hiện tại VN. Và đã được nhà nước VN ghi nhận, điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh năm 2004. Tiếp theo đó là Nghị định 110/2005/NĐ-CP và nhiều văn bản khác. Mới đây nhất là Nghị định 42/2014/NĐ-CP về hoạt động quản lý bán hàng đa cấp, Thông tư 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
      Tất cả các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh này đều quy định rất chi tiết, đặc biệt là các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy vậy trên thực tế việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật không phải công ty Đa cấp nào cũng thực hiện nghiêm túc.
       Vậy trên thực tế các công ty đa cấp biến tướng thường hay sử dụng cách thức và hành vi lừa đảo nào để dụ dỗ nhiều người sập bẫy vào mạng lưới của họ? Chúng ta hãy xem các hành vi mà họ thường hay sử dụng.
      Một là: Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
3. Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
4. Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
5. Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được pháp luật quy định;
6. Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được pháp luật quy định phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
7. Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định dưới bất kỳ hình thức nào;
8. Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
9. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
10. Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp, theo đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.

      Hai là: Đối với người tham gia bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
3. Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
        Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp biến tướng nhằm vào những người muốn tham gia vào mạng lưới đa cấp. Luật thì đã được quy định rõ, vậy tại sao vẫn có nhiều người bị lừa bẫy đa cấp đến vậy?
        Dưới góc nhìn của luật sư, tôi cho rằng có một số nguyên nhân như sau:
Thứ 1: Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm, biến tướng mô hình kinh doanh đa cấp nhằm mục đích trục lợi bất chính cho bản thân.
Thứ 2: Công tác thanh tra, giám sát của nhà nước còn chưa thực sự sát sao, kịp thời.
Thứ 3: Công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân còn chưa được sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thứ 4: Việc xử lý nghiêm minh, công khai và kịp thời của các Cơ quan chức năng quản lý hoạt động kinh doanh này còn nhiều bất cập.
Thứ 5: Việc phân cấp, phân quyền quản lý, xử lý cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan này trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vẫn còn chưa được đồng bộ.
Thứ 6: Nhận thức về pháp Luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của của nhiều người dân còn hạn chế, chính vì vậy khi họ bị lừa đảo đặc biệt là ở các vùng nông thôn họ thường không biết tố cáo hành vi lừa đảo đến đâu hay nhờ Cơ quan nào giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây cũng chính là một cản trở rất lớn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thứ 7: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp biến tướng và/hoặc người tham gia bán hàng đa cấp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dự định tham gia vào mạng lưới. Họ đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh và dễ dàng của người dân khi giới thiệu mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.
        Vậy làm thế nào để nhận biết/phân biệt được đâu là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, đáng tin cậy?
        Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính sẽ luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức, điều kiện hoạt động bán hàng đa cấp. Để xác định một doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải là doanh nghiệp đáng tin cậy hay không, có thể căn cứ vào các khía cạnh pháp lý chủ yếu sau:
a] Cần phải xem xét kỹ tư cách pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp [họ có giấy phép bán hàng đa cấp hay không? Giấy phép đó có được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền không?]
b] Hàng hóa kinh doanh đa cấp là gì. Luật quy định nếu không phải là hàng hóa đưa vào kinh doanh đa cấp mà là loại dịch vụ nào đó thì đây không được coi là kinh doanh đa cấp:
c] Các hành vi vi phạm điều cấm theo luật định.
d] Công ty kinh doanh đa cấp có ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không? tổ chức đào tạo tham gia bán hàng đa cấp và cấp chứng chỉ, thẻ thành viên theo quy định không?
e] Công ty kinh doanh đa cấp có công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hóa, hoạt động kinh doanh đa cấp của Doanh nghiệp mình không?
f] Công ty kinh doanh đa cấp có mua lại hàng hóa và Chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế cho người tham gia bán hàng đa cấp theo đúng quy định hay không.
          Lưu ý: Tất cả các thông tin mà Công ty kinh doanh đa cấp đưa ra chúng ta hoàn toàn có công cụ và phương pháp để xác minh thông tin đó là có thật hay không.
         Từ việc phân tích nêu trên tôi cho rằng để hạn chế việc nhiều người bị sập bẫy đa cấp bởi những công ty kinh doanh đa cấp biến tướng, trá hình, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau.
Thứ nhất: Đối với Cơ quan chức năng.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu và ban hành các văn bản quy pháp pháp luật điều chỉnh hoạt động này chặt chẽ hơn, linh động hơn phù hợp với quy luật phát triển và thực tế của lĩnh vực này.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các cấp ngành, chính quyền ở nhiều địa phương trong cả nước về hoạt động này.
- Xử phạt nghiêm minh và thích đáng các hành vi vi phạm pháp luật ở các góc độ Hành chính, hình sự, dân sự, lao động, sở hữu trí tuệ, thuế…một cách công khai và sâu rộng.
- Công tác tuyên truyền phổ phiến pháp luật đến người dân cần sâu rộng đến từng địa phương, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
- Cần ghi nhận, vinh danh, tuyền truyền và tạo ưu đãi cho những công ty bán hàng đa cấp chân chính bởi những đóng góp to lớn cho cộng đồng xã hội, nhà nước khi họ tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Thứ hai: Đối với mỗi người dân cần chủ động tìm hiểu kỹ để trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực này trước khi tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp.
       Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo của các công ty đa cấp biến tướng thường đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh và dễ dàng của người dân khi giới thiệu mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.

       Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, góp phần hạn chế tình trạng nhiều cá nhân bị lừa vào bẫy đa cấp trong thời gian tới.

Luật sư Hà Kim Tâm
Luật sư điều hành Công ty Luật Hà Trần

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề