Vì sao đôi ta không độ nàng

Kết phim, vong linh nàng quận chúa tan đi trong màu đỏ của bờ hoa bỉ ngạn:

“Độ ta, không độ nàng” – chuyện tình đẫm lệ của nhà sư và quận chúa

“Độ ta, không độ nàng”, có tên gốc là “Độ tôi, không độ cô ấy” [渡我不渡她] – một truyện ngôn tình từng gây sốt mạng Internet Trung Quốc, kể về chuyện tình oan trái giữa một nhà sư và nàng quận chúa.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc một tiểu quận chúa theo cha đến ngôi chùa ở gần nhà mang lễ bái Phật. Tại đây, cô gặp một vị tiểu hòa thượng đang gõ mõ tụng kinh. Nếu như cô bé hoạt bát, vui vẻ thì tiểu hòa thượng tỏ ra ngại ngùng, dè dặt. Nhưng vì cả hai cùng độ tuổi nên nhanh chóng quen thân với nhau.

Vị hòa thượng vì vướng vào tình ái hồng trần mà nguyện đánh đổ tu vi, đi theo ma đạo.

6 năm sau, tiểu hòa thượng tu vi ngày càng cao, sắp đạt được thành tựu. Sư trụ trì cho biết chàng là hiện thân của Phật sống. Một ngày nọ, quận chúa bày tỏ tình, chàng từ chối, quay đi nhưng đã động lòng. Từ đó trở đi, nàng không còn ghé chùa nữa.

Cho đến một ngày, nhà sư nghe tin dữ rằng nàng quận chúa đã chết. Hỏi ra mới biết, nàng không muốn gả làm thiếp cho một hoàng tử nhưng bị tên này cưỡng đoạt. Nàng tự tử, trên người còn đang mặc đồ cưới. Ngồi bên xác người con gái ở cạnh mình trong nhiều năm qua, nhà sư tự dằn vặt mình. Chàng hỏi Phật Tổ: “Người độ trăm vạn chúng sinh, nhưng vì sao độ ta, không độ nàng?” rồi đọa thành quỷ. Chàng giết chết tên hoàng tử bức chết người yêu rồi xuống âm phủ, đứng bên bờ hoa bỉ ngạn gặp lại vong linh của nàng lần cuối cùng.

Như vậy, cái tên “Độ ta, không độ nàng” xuất phát từ câu nói oán trách của nhà sư với Phật Tổ. “Độ” [渡] nghĩa gốc là “qua/vượt qua”, nhưng cũng có nghĩa là “cứu giúp” trong giáo lý của Phật giáo. “Độ ta, không độ nàng” được hiểu là: “Vì sao phù hộ ta mà không phù hộ cho nàng?”.

Không chỉ tiêu đề gây khó hiểu, lời bài hát sau khi được dịch tiếng Việt cũng rất lạ lẫm với nhiều khán giả trẻ: “Dòng kinh còn lưu vạn chữ / Bỉ ngạn phủ lên mấy thu”, “Hồng trần hôm nay xa quá / Ái ố không thể giãi bày”, “Một thuở hoa niên hợp tan”, “Phá nát cương thường biến họa”… Đây cũng là một trong những điểm thu hút người nghe của ca khúc.

Trên thực tế, chủ đề tình yêu đôi lứa luôn hấp dẫn trong nghệ thuật. Những tác phẩm càng oan trái, oái ăm như “Độ ta, không độ nàng” lại càng khiến khán giả nhớ đến. Chủ đề nhà sư yêu đương, lưu luyến hồng trần cũng không hiếm thấy trong nền văn hóa Á Đông. Như truyện “Đức Phật và nàng”, “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Trung Quốc hay bi kịch của nhà sư Anchi và Kiyo trong truyện cổ “Nàng Kiyohime hóa rắn” của Nhật Bản.

Từng có ý kiến nói truyện “Độ ta, không độ nàng” đã ‘mượn’ ý tưởng truyện “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Chương Xuân Di [xuất bản năm 2008, chuyển thể thành phim năm 2017] nhưng không có cơ sở hợp lý.

Bản gốc “Độ ta, không độ nàng” của Độc Cô Thi Nhân khá nhẹ nhàng, dễ chịu:

Ai là tác giả gốc? Vì sao “Độ ta, không độ nàng” gây sốt muộn ở Việt Nam?

Sau khi truyện này gây sốt trên mạng thì được sản xuất thành một phim hoạt hình 3D ngắn, chính thức đẩy “Độ ta, không độ nàng” lên thành một trào lưu. Tuy nhiên, truyện gốc “Độ ta, không độ nàng” chỉ là một bài đăng trôi nổi trên mạng nên cộng đồng mạng Trung Quốc cũng không tìm ra ai thực sự là tác giả.

Bài hát chủ đề “Độ ta, không độ nàng” nhanh chóng lọt top tìm kiếm, phủ sóng nhiều mạng xã hội của đất nước tỷ dân, đặc biệt là mạng Douyin [hay Tik Tok]. Nhiều người tin rằng bài “Độ ta, không độ nàng” là một ca khúc rap do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng thể hiện.

Nhưng sự thật, một người cón nghệ danh Độc Cô Thi Nhân - tác giả của bài hát, mới là người thu bản đầu tiên. Độc Cô Thi Nhân là một người viết nhạc nghiệp dư, từng xuất hiện trong một show truyền hình nhỏ ở Trung Quốc.

Bài “Độ ta, không độ nàng” được viết theo Trung Quốc phong, phối Pop với lối hát khá mềm mại, nhẹ nhàng và không có rap. Ca khúc là cảm hứng của anh khi nhớ về thời thơ ấu làm đệ tử ở chùa Thiếu Lâm.

Độc Cô Thi Nhân được mời lên sóng truyền hình khi "con đẻ" của mình thành hiện tượng.

Sau một thời gian “làm mưa làm gió” ở Trung Quốc, một số người dùng mạng Việt Nam đăng tải video vietsub “Độ ta, không độ nàng” lên mạng YouTube để những ai yêu thích ca khúc này hiểu được ý nghĩa.

Người đầu tiên chau chuốt bản dịch “Độ ta, không độ nàng” thành ca khúc nhạc Hoa lời Việt là một streamer tên Thái Quỳnh. Tuy là người hát lời Việt đầu tiên nhưng chàng trai sinh năm 1996 lại không phải là phiên bản thành công nhất vì hát yếu, kém mượt mà, cảm xúc.

Thái Quỳnh - người đầu tiên hát bài “Độ ta, không độ nàng” bằng lời Việt.

Đổi lại, “phát pháo” đầu của Thái Quỳnh tạo nên một trào lưu rầm rộ bậc nhất nửa đầu năm 2019 trong làng nhạc Việt. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, có đến 9 bản cover của một ca khúc đều lọt top xu hướng thịnh hành của YouTube. Con số này vẫn đang tăng lên, cho thấy trào lưu “Độ ta, không độ nàng” chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Ba bản cover đang trong top 10 Youtube hiện tại là của Khánh Phương, hot girl Hương Ly và bản remix của DinhLong [Anh Duy hát]. Trả lời VietNamNet, Khánh Phương tự tin nói bản cover của mình là “vô đối” vì không ai hát tốt cả song ngữ Việt – Trung như anh. 

Anh Duy lấn sân showbiz, lấy bản cover gây sốt "Độ ta, không độ nàng" làm dấu mốc đầu tiên cho sự nghiệp. 

Bản cover của Hương Ly cũng rất được yêu thích với lối hát nhẹ nhàng cũng như những đoạn cô độc tấu tỳ bà. Anh Duy – giọng ca mạng 30 tuổi – cũng quyết định lấn sân showbiz sau khi bản cover của mình gây sốt trên Internet.

Những sản phẩm ăn theo “Độ ta, không độ nàng” như phim ngắn bản kiếm hiệp, tiên hiệp; chụp ảnh cosplay; kể chuyện tranh cát… đang diễn ra rầm rộ, tạo nên bộ mặt phong phú cho trào lưu này.

Gia Bảo

Khác với nhiều nghi vấn đạo nhạc từng bị bóc trần, bài "Truyền nhân Quan nhị ca" là phiên bản lời Việt thuần túy của bài "Tề thiên đại thánh" chứ không chỉnh sửa, sáng tạo gì thêm.

Đã rất lâu, đời sống âm nhạc mới có một ca khúc gây sốt trên diện rộng như "Độ ta không độ nàng". Hàng chục bản cover khác nhau trên YouTube đều có lượng truy cập từ vài triệu đến vài chục triệu...

Giá trị nghệ thuật của ca khúc "Độ ta không độ nàng" không có gì đáng biểu dương, nhưng sức lan tỏa thì thật đáng giật mình. Trong cơn hào hứng "Độ ta không độ nàng" cũng tạo ra không ít ý kiến trái chiều về quan niệm tình duyên và phật pháp!

Ca khúc "Độ ta không độ nàng" không phải sản phẩm âm nhạc thuần túy Việt Nam. Dù nhiều phiên bản khác nhau, đều chỉ là thao tác viết lời Việt dựa trên giai điệu của ca khúc gốc Trung Quốc. Bài hát "Độ ngã bất độ tha" của Cô Độc Thi Nhân vốn không mấy ăn khách ở Trung Quốc, nhưng khi sang Việt Nam thì lại được hàng chục phiên bản ầm ĩ.

Nội dung chính được Cô Độc Thi Nhân viết ra, chủ yếu xoay quanh mối duyên lỡ làng của một tiểu tăng với niềm trắc ẩn "Trong chùa không còn đóa hoa bỉ ngạn nào nữa. Dưới bóng bồ đề không còn thấy mái tóc dài nữa. Có thể nào cởi bỏ áo cà sa, để trả lại cho nàng một mái nhà. Cười hỏi Phật, đã độ trăm vạn chúng sinh, vì sao độ tôi mà không độ cô ấy".

Bài hát này được Cô Độc Thi Nhân viết cho bộ phim truyền hình "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Chương Xuân Di, phát sóng từ tháng 9-2017 và bị chính người hâm mộ Trung Quốc chê bai khi so sánh với những gì từng thưởng thức qua văn chương.

Ở nước ta, tiểu thuyết "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" đã được dịch sang tiếng Việt với tên gọi "Không phụ Như Lai không phụ nàng" gồm hai tập do NXB Văn học ấn hành, hoàn toàn không phải loại sách bán chạy. Đồng thời, ở nước ta cũng không mấy ai xem bộ phim truyền hình "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh".

Vậy mà, đám đông lại vô cùng hào hứng với ca khúc "Độ ngã bất độ tha" được "đính kèm" theo tác phẩm điện ảnh. Bản tiếng Anh của "Độ ngã bất độ tha" có tên là "Do not live with you" [Chẳng thể sống bên người] hầu như không tạo được ấn tượng gì. Thế nhưng, phiên bản Việt "Độ ta không độ nàng" lại có hàng chục ca sĩ ganh đua cover quyết liệt.

Người đầu tiên hát "Độ ta không độ nàng" là Anh Duy. Từ một ca sĩ vô danh, Anh Duy bỗng dưng có được một hit ngoài sự tiên liệu. Tuy nhiên, khi "Độ ta không độ nàng" của Anh Duy lọt vào top nhiều người xem trên YouTube thì những phiên bản khác của Trấn Thành, Quách Tuấn Du, Đường Hưng, Thiên An, Hamlet Trương, Hương Ly, Hoàng Y Nhung, Diệu Dan… lần lượt xuất hiện và chia sẻ bớt giới mộ điệu. Dù được minh họa bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thực cảnh đến hoạt hình, từ cổ trang đến… bạo lực, thì các phiên bản "Độ ta không độ nàng" đều được đón nhận khá hồ hởi. Trong đó, hai ca sĩ thành công nhất với hai lời Việt khác nhau là Khánh Phương và Phương Thanh.

Nam ca sĩ Khánh Phương tự hào về "Độ ta không độ nàng" của mình là "bản cover vô đối". Chỉ trong vòng 1 tuần tung lên mạng, "Độ ta không độ nàng" của Khánh Phương đạt 14 triệu lượt xem. Ca sĩ Khánh Phương cũng có hát vài câu tiếng Hoa nguyên bản, nhưng không mấy ấn tượng. Còn phần lời Việt mà ca sĩ Khánh Phương trình bày lại chứa đựng không ít sự ngỗ ngược của tuổi trẻ cuồng si: "Phật ở trên kia cao quá, mãi mãi không độ tới nàng/ Vạn dặm tương tư vì ai, tiếng mõ vang lên phũ phàng/ Chùa này không thấy bóng nàng/ Bồ đề chẳng muốn nở hoa/ Dòng kinh còn lưu vạn chữ/ Bỉ ngạn phủ lên mấy thu/ Hồng trần hôm nay xa quá/ Ái ố không thể giãi bày/ Hỏi người ra đi vì đâu/ Chắc chắn không thể quay đầu/ Mộng này tan theo bóng phật/ Trả lại người áo cà sa/ Vì sao độ ta không độ nàng? Vì người hoa rơi hữu ý, khiến nước chảy càng vô tình/ Một thuở niên hoa hợp tan/ Tiếng mõ xưa rối loạn/ Bồ đề không nghe tiếng nàng/ Hồng trần đã mấy độ hoa/ Mắt còn vương màu máu/ Hồng nhan chẳng trông thấy đâu/ Lại một tay ta gõ mõ, phá nát cương thường biến họa/ Vài độ xuân thu vừa qua, có lẽ không còn thấy nàng/ Hỏi phật trong kiếp này/ Ngày ngày gõ mõ tụng kinh/ Vì sao độ ta không độ nàng?".

Nói cho công bằng, lời Việt "Độ ta không độ nàng" mà ca sĩ Khánh Phương hát, cũng sử dụng lại vài chất liệu nguyên bản như "áo cà sa", "hoa bỉ ngạn" nhưng lại tung tẩy cái khẩu khí ngang tàng như "phá nát cương thường biến họa" hoặc "mắt còn vương màu máu" khiến nhiều nam thanh nữ tú bất bình.

Muốn tạo đối trọng với "Độ ta không độ nàng", ca sĩ Phương Thanh đã tung ra bản cover "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" với lời Việt của Thích Đồng Hoàng. Ca khúc "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" mang một tinh thần khác "Độ ta không độ nàng" và càng khác xa nguyên bản "Độ ngã bất độ tha".

Lời hát do ca sĩ Phương Thanh thể hiện, như sau: "Phật ngự tòa uy nghi quá, cứu giúp nhân sinh khổ nạn/ Đời người còn si, dục, tham, cứ mãi không buông xác phàm/ Vào chùa tịnh tâm hỡi nàng/ Bồ đề xin kết thiện duyên/ Kệ kinh ngày đêm gìn giữ, lòng ta nguyện hướng thế tôn/ Cõi đời này mông lung quá/ Ái ố chi thêm đọa đày/ Lòng này bám chấp vì đâu/ Muốn thoát xin hãy quay đầu/ Nguyện lòng nương theo đức Phật/ Giữ gìn manh áo cà sa/ Tự thân nàng hãy cứu độ nàng/ Tự mình soi gương phản chiếu, sẽ thấy ngay nơi trở về/ Phật độ khắp chốn trần gian, cứu giúp ta khỏi cõi tạm, trở về tịnh tâm niết bàn/ Hồng trần bụi rửa đoạn qua, mắt từ bi nhìn nhau/ Sầu đau rồi cũng sẽ qua, tự mình tu không thoái chuyển/ Chớ để hoen ô cửa thiền, ngàn vạn duyên kiếp lầm than/ Chớ trách chi thêm sai loạn/ Lạy Phật xin tu kiếp này/ Bồ đề nương náu từ đây/ Nàng ơi đời tu không đợi người/ Này người đời xin hãy nhớ / Hãy giữ chân nguyện của mình/ Cuộc đời nay mai hợp tan/ Tiếng mõ câu kinh chớ loạn/ Bồ đề chuyên tâm hỡi nàng/ Hồng trần thoáng chốc rồi qua/ Oán tình xin đừng tiếp/ Phàm trần này đâu mãi đâu/ Nguyện thầm tay chuông tay mõ, phá nát si mê cõi đời/ Hỉ nộ ái ố sẽ qua/ Cố tĩnh tâm hơn nhé nàng/ Lạy Phật con xin kiếp này/ Ngày ngày chánh pháp tịnh tu/ Tự thân nàng ơi hãy độ nàng".

Nhìn theo góc độ ca từ, thì "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" không hề giấu giếm dụng ý chỉnh lý "Độ ta không độ nàng". Tuy nhiên, ca sĩ Phương Thanh vẫn không thể dùng "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" để làm lu mờ "Độ ta không độ nàng". Phật pháp thì bất biến, nhưng tình duyên rất khó lường. Nghệ thuật đôi khi lại cần một chút nghịch lý, một chút phóng túng.

Chuyện động lòng liên quan đến thiền môn, đâu phải đến ca khúc "Độ ngã bất độ tha" của Cô Độc Thi Nhân mới có. Cách đây hơn 30 năm, trong bộ phim "Tây du ký" đã có ca khúc "Tình nhi nữ" nói về rung cảm giữa quốc vương Tây Lương nữ quốc với Đường Tăng. Sau khi bộ phim "Tây du ký" phát sóng, ca khúc "Tình nhi nữ" có sự tồn tại biệt lập trong âm nhạc, với ca từ: "Mỉm cười hỏi thánh tăng: nhi nữ có đẹp không hỡi chàng? Kể chi phú quý vinh hoa, ngại chi giới luật thanh quy, nguyện bên nhau mãi không rời xa…".

Ngoài cuộc so găng giữa "Độ ta không độ nàng" và "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng", thì giới Phật tử cũng dự phần với lời Việt "Từ nay, học tu nương đạo vàng" của Thích Nhật Từ: "Phật ngự đài sen chánh giác, suốt kiếp cứu độ cõi trần/ Nghiệp nặng kéo theo sầu than/ Chuyển hóa, vượt qua kiếp phàm/ Đường tu không vướng bóng nàng/ Bồ đề soi tỏ bốn phương. Nằm lòng chân kinh từng chữ/ Bỉ ngạn đến nơi Niết bàn/ Hồng trần ta không vương vấn/ Ái chấp không thể cản đường/ Hỏi rằng bi thương từ đâu/ Tất yếu do gốc tham tình/ Nghiệp trần không sao khuấy bẩn/ Nguồn tình như thoát ngoài tâm/ Từ nay, học tu, nương Đạo Vàng…".

Gia Quan

Video liên quan

Chủ Đề