Nói mà không làm gọi là gì lớp 3

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Bài 6
  • LT
  • Bài 1
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bài 5

Bài 6

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn những truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh, … về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Lời giải chi tiết:

Ca dao, tục ngữ

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

- Truyện

Tư Mã Huy cho đi con lợn của mình

Tư Mã Huy thời Đông Hán là một học giả nổi tiếng. Ông rất giỏi trong việc phát hiện ra những nhân tài trẻ tuổi mà có đức. Một hôm, người hàng xóm của ông mất một con lợn. Thật trùng hợp thay, con lợn của Tư Mã Huy rất giống với con lợn bị mất ấy. Người hàng xóm lầm tưởng rằng con lợn của Tư Mã Huy là con lợn của anh ta. Tư Mã Huy không tranh cãi với anh ta, mà thay vào đó, ông nói: “Nếu nó là của anh, thì cứ lấy đi”. Người hàng xóm mang ngay con lợn về.

Vài ngày sau, người hàng xóm tìm thấy con lợn của mình ở một chỗ khác. Anh ta cảm thấy rất xấu hổ và mang con lợn trả lại cho Tư Mã Huy. Tư Mã Huy an ủi anh, nói rằng những nhầm lẫn như vậy là chuyện thường tình giữa hàng xóm với nhau. Hơn nữa, Tư Mã Huy còn khen ngợi anh ta vì đã hiểu ra chuyện và sẵn lòng sửa chữa lỗi làm. Người hàng xóm rất cảm động. Sau này, người ta gọi Tư Mã Huy là “Thủy Kính tiên sinh”. Đó là lời ngợi ca đức tính ngay thẳng và trong sáng như thủy tinh của ông.

Tử Nhữ Đạo khoan dung độ lượng với hàng xóm láng giềng

Tử Nhữ Đạo thời nhà Nguyên sống ở huyện Tề Hà thành Đức Châu thuộc tỉnh Sơn Đông. Ông luôn vui vẻ làm việc thiện, và nổi tiếng khắp quê nhà vì lòng tốt của mình. Một đồng hương của ông tên là Lưu Hiển và một số người nữa, quá nghèo khổ không tìm nổi kế sinh nhai. Tử Nhữ Đạo cắt cho họ mỗi người một mảnh ruộng, để họ có thể cho nông dân thuê mà kiếm chút tiền. Tử Nhữ Đạo lấy lại đất khi những người này qua đời. Một năm, khi bệnh dịch lan rộng, người ta nói rằng có một loại dưa hấu có thể chữa lành bệnh bằng cách khiến cho người ta ra mồ hôi như tắm. Tử Nhữ Đạo mua loại dưa đó với số lượng lớn, cùng với nhiều thực phẩm khác, và mạo hiểm bất chấp bệnh dịch để tự mình phân phát dưa tới từng nhà dân trong khu dịch bệnh. Vì thế ông đã cứu được rất nhiều người.

Nhiều khi vào mùa xuân, ông lấy lúa mì và cao lương đã xay của mình đem cho những người thiếu đói. Ông cho phép họ trả lại ông sau mùa thu hoạch mà không tính chút lợi tức nào. Nếu mùa màng thất bát và người ta không thu hoạch đủ để trả lại ông, Ti Nhữ Đạo sẽ đốt giấy nợ đi và bảo họ đừng bận tâm gì cả. Ông bảo gia quyến của mình rằng: “Tích trữ thóc lúa vốn là để phòng ngừa nạn đói. Vì thế, nếu gặp năm mùa màng thất bát, chúng ta phải giúp đỡ những người hàng xóm kém may mắn hơn”.

- Hình ảnh:

 

Người xưa đã nói chớ quên,

Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.

Giữ gìn tình nghĩa tương giao,

Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân

Loigiaihay.com

Bài 1

a] Đọc truyện.

Chị Thuỷ của em

 

           Bé Viên ra sau nhà rồi chạy tuốt ra ngoài vườn chơi. Trời thì nắng chang chang, Viên cứ đầu trần phơi nắng. Mẹ Viên đi làm ngoài đồng, không có ai  trông nom em.

-  Viên ơi ! Đừng ra nắng, kẻo về mẹ mắng. Em sang nhà chị chơi đi!

Nghe tiếng gọi, bé Viên quay lại. Thì ra là chị Thuỷ ở nhà bên cạnh gọi Viên. Em nói vọng sang :

- Chị Thuỷ ra đây bắt cho em con chuồn chuồn đi ! Nó khôn thật là khôn, em bắt không được.

- Thôi, sang nhà chị, chị làm cho cái chong chóng thích hơn.

    Sau đó Thuỷ dắt Viên về nhà mình chơi và cắt lá dừa làm cho Viên cái chong chóng. Bé Viên thích thú nhìn chong chóng quay tít trước gió. Một lát sau, thấy Viên có vẻ chán trò chơi chong chóng, Thuỷ giả làm cô giáo dạy cho Viên học. Thuỷ lấy tập vở và bút chì vừa viết, vừa chỉ cho Viên đọc :

-  O, đây là chữ O. Em nhớ : chữ O tròn như quả trứng gà.

Bé Viên cười thích thú, đọc theo và nói :

-  Chữ O dễ đọc quá há chị Thuỷ !

Vừa lúc đó, mẹ Viên về. Viên chạy ra, mừng rỡ khoe với mẹ :

-  Chị Thụỷ làm cho con cái chong chóng đẹp và dạy con học nữa, mẹ ạ !

Nghe Viên nói, mẹ cười và thầm cảm ơn sự giúp đỡ của cô bé hàng xóm tốt bụng.

                                                                 [Phỏng theo ĐOÀN MINH TUẤN]

b] Thảo luận theo các câu hỏi:

- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy.

- Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?

- Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?

- Qua câu chuyện trên, em học được ở bạn Thủy điều gì?

Lời giải chi tiết:

b] Thảo luận:

- Vì bé Viên ở nhà một mình, mẹ ra ngoài đồng làm, không ai trông nên chạy ra ngoài chơi lúc trời nắng.

- Bạn Thủy đã gọi bé Viên vào nhà để làm chong chóng, chơi cùng với Viên và dạy học cho Viên.

- Bởi vì Thủy đã chơi và trông Viên giúp mẹ của bé Viên.

- Nên quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cộng đồng trang 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào, không tán thành thái độ nào ?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 này đang khiến nhiều phụ huynh và giáo viên tranh luận trên mạng xã hội.

Mới đây, một phụ huynh trẻ đã đăng bài vào một cộng đồng giáo viên Tiểu học trên facebook để hỏi ý kiến về bài tập mà cô con gái lớp 3 phải làm khi đi học. Câu hỏi được đưa ra là: Trong từ "gia đình", tiếng "gia" có nghĩa là "nhà". Khoanh vào những từ có tiếng "gia" mang nghĩa là "nhà" trong các từ sau. Các đáp án được đưa ra là: gia cảnh, gia súc, gia sư, gia giảm, gia cầm.

Con của vị phụ huynh này đã lựa chọn khoanh tròn từ "gia cảnh", "gia súc", "gia sư" và "gia cầm". Tuy nhiên, cô giáo chỉ chấm đúng cho đáp án "gia cảnh", 3 từ còn lại cô giáo đều gạch sai. Cảm thấy khó hiểu, vị phụ huynh bèn hỏi ý kiến của cộng đồng giáo viên tiểu học xem tại sao cô giáo lại chấm con mình sai.

Bài tập Tiếng Việt đang gây tranh cãi

Đáp lại câu hỏi của người mẹ trẻ, nhiều người đưa ra ý kiến trái chiều. Phần đông khẳng định trong trường hợp này cô giáo đã sai, không cần bàn cãi. Nhưng vẫn có nhiều bình luận cho rằng cô đúng, bởi "gia sư" là một nghề nghiệp, "gia súc", "gia cầm" là chỉ các con vật nên không liên quan gì đến "nhà".

Nhiều người khẳng định cô giáo sai, học sinh đúng

Trao đổi về bài tập này, cô giáo Nguyễn Thị Thìn - giáo viên dạy Văn có kinh nghiệm gần 20 năm luyện thi học sinh giỏi Thành phố Hà Nội - cho rằng, nếu có sự thực về một bài tập như vậy thì cô đã chấm sai. Xét theo nghĩa Hán Việt, ta có ý nghĩa khi tách biệt từ tiếng như sau:

* "Gia súc" = "Gia" [nhà] + "Súc" [con vật] => "Gia súc" nghĩa là "con vật được nuôi trong nhà".

* "Gia cầm" = "Gia" [nhà] + "Cầm" [chim] => "Gia cầm" nghĩa là "các loại chim được nuôi trong nhà".

* "Gia sư" = "Gia" [nhà] + "Sư" [thầy] => "Gia sư" nghĩa là "thầy dạy học ở nhà".

Như vậy trong cả 3 từ trên, tiếng "gia" đều có nghĩa là "nhà" và là đáp án chính xác.

Do đó, nếu hình ảnh về bài tập Tiếng Việt này là vụ việc thật sự xảy ra thì cô giáo đã sai trong trường hợp này. Tuy nhiên, do bài viết chỉ đăng tải hình ảnh bài đã chấm mà không kèm theo thông tin trường lớp nên có một vài người nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện và đặt câu hỏi tại sao vị phụ huynh trên không hỏi trực tiếp giáo viên chấm bài để làm rõ. Đáp lại những thắc mắc này, người đăng bài cho biết là "vì ngại nên không hỏi lại cô giáo".


Theo Khám Phá

Video liên quan

Chủ Đề