Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?


A.

Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

B.

Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

C.

Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

D.

Đàn bồ nông dàn hàng ngang để bắt cá

Ví dụ về mối quan hệ:

CÙNG LOÀI:

+hỗ trợ:trâu rừng sống thành đàn để bảo vệ lẫn nhau mỗi khi có nguy hiểm

+cạnh tranh:đàn dê cùng sống trên cánh đồng cỏ và tranh thức ăn của nhau

KHÁC LOÀI:

-Hỗ trợ:

+cộng sinh:nấm và tảo cộng sinh với nhau thành địa y;vi khuẩn cộng sinh sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu

+hội sinh:cá ép bám vào rùa biển và nhờ đó nó được đưa đi xa;địa y sống bám trên cành cây

-Đối địch:

+cạnh tranh:dê và bò cùng ăn cỏ trên cùng 1 cánh đồng;trên 1 cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

+kí sinh,nửa kí sinh:rận sống bám trên da và hút máu của trâu bò;giun đũa sống trong ruột người

+sinh vật ăn sinh vật khác:cây nắp ấm bắt côn trùng;hổ ăn thịt hươu trong rừng

[đây chỉ là ý kiến của riêng mình.Có gì sai hoặc thiếu sót bạn thông cảm nha!!]

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau.

C. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung.

D. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

Cập nhật lúc: 09:35 02-02-2018 Mục tin: Sinh học lớp 9

1. Quan hệ hỗ trợ cùng loài:

Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi.

- Bình thường các cá thế cùng loài sống tụ tập bên nhau, tạo ra các quần tụ cá thế.

Ví dụ: Trâu, bò, ngựa đi ăn thành bầy, đàn; chim di cư theo bầy...

- Quần tụ giúp các cá thể tìm kiếm ăn, tự vệ, sinh sản tốt hơn.

- Ở thực vật, hiện tượng cây liền rễ giúp chống gió, chống mất nước tốt hơn.

- Mức độ quần tụ thay đổi tùy loài, tùy điều kiện cụ thể.

2. Quan hệ cạnh tranh cùng loài:

Xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở...

a] Hiện tượng tự tỉa cành: Trong điều kiện cây bị che khuất, thiếu ánh sáng, các cành bị che khuất chết đi gọi là tự tỉa cành. Hiện tượng này giúp cây tiết kiệm năng lượng tiêu hao ở phần bị che khuất.

b] Tăng độ tử vong, giảm độ thụ tinh: Khi mật độ cá thể trong loài quá dày đặc dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, dẫn đến đói, dịch bệnh làm một số chết đi, mặt khác làm cho khả năng sinh sản cũng sẽ giảm xuống.

c] Cạnh tranh sinh học: Là hiện tượng luôn luôn xảy ra trong mỗi loài như các cây giành ánh sáng, nước khoáng; khi có dịch bệnh cá thể nào khỏe mạnh sẽ được sống sót.

d] Ăn lẫn nhau: Xảy ra do quá thiếu thức ăn, chẳng hạn gà ăn trứng saa khi đẻ, cá mẹ ăn cá con... Do vậy trong chăn nuôi và trồng trọt cần phải có mật độ thích hợp và cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là?

A. Giun sán sống trong cơ thể lợn.

B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. Vi khuẩn lam sống cùng với nấm.

D. Thỏ và chó sói sống trong rừng.

Đáp án đúng B.

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Lúa và cỏ dại tranh giành nhau về ánh sáng, phân bón,… đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

– Quá trình hình thành quần thể

+ Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác.

+ Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Quan hệ giữa các các thể trong quần thể bao gồm:

– Quan hệ hỗ trợ

+ Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

+ Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.

Ví dụ: Các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên

– Quan hệ cạnh tranh

+ Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái,…

+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Ví dụ: Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Lý do không chọn các đáp án còn lại

Đáp án A Sai vì Giun sán sống trong cơ thể lợn là mối quan hệ ký sinh khác loài.

Đáp án C Sai vì Vi khuẩn lam sống cùng với nấm là mối quan hệ cộng sinh.

Đáp án D Sai vì Thỏ và chó sói sống trong rừng là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

Video liên quan

Chủ Đề