Xương đòn gánh nằm ở đâu

Vai là khớp di động nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, do chuyển động của nó có phạm vi quá lớn làm cho khớp vai dễ bị trật. Nhờ có xương đòn, tình trạng này được hạn chế hơn. Đa số những bệnh lí liên quan đến xương đòn chủ yếu là do gãy xương hoặc trật khớp. Tuy nhiên thường có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng sau này.

1. Xương đòn ở đâu?

Xương đòn là xương nối phần xương ức với vai. Nó là một xương rất cứng chắc, có hình chữ S cong nhẹ. Có thể dễ dàng nhìn thấy ở nhiều người, nhất là người có tổng trạng gầy. Nó gắn với xương ức tại một khớp bằng sụn được gọi là khớp xương ức. Ở đầu kia, xương đòn gắn vào vùng vai ở một phần của xương bả vai có tên gọi là mỏm cụt. 

Xương đòn dài, mỏng và nằm ở gần dưới cổ. Xương đòn đóng vai trò như một thanh chống để nối xương ức với xương bả vai. Do vị trí quan trọng của xương đòn, bất kỳ lực mạnh nào lên vai, chẳng hạn như ngã trực tiếp vào vai hoặc ngã đè trên cánh tay lúc đang dang ra, đều truyền lực đến xương đòn. Kết quả dẫn đến xương đòn là một trong những xương thường bị gãy nhất trên cơ thể.

2. Các bệnh lí liên quan đến xương đòn

2.1 Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là bệnh rất phổ biến và dễ phát hiện. Vì xương đòn nằm ngay dưới da nên bất kỳ biến dạng nào cũng có thể nhìn thấy ngay. 

Khi gãy xương, sẽ có hiện tượng sưng tấy đỏ do chảy máu từ các mạch máu bị bên trong và xung quanh xương. Ngoài ra còn có cảm giác đau do tổn thương các đầu dây thần kinh gần xương. Đôi khi xương bị gãy đủ để tạo ra một góc giữa các đầu gãy, gây biến dạng xương. Thường có cảm giác đau tại vị trí gãy xương khi cố gắng cử động cánh tay. Cách duy nhất để xác minh xem có bị gãy xương hay không là chụp X-quang khu vực đó.

Gãy xương đòn

Nếu nghĩ rằng xương đòn bị gãy, tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị ngay. Cách tốt nhất để điều trị chấn thương cho đến khi bạn có thể đến gặp bác sĩ là cố định cánh tay và vai bằng cách giữ cánh tay gần cơ thể với cánh tay còn lại. Bạn nên chườm đá lên vùng bị thương từ 20 đến 30 phút mỗi lần. Thuốc giảm đau có thể cải thiện tình trạng đau ban đầu.

Nếu có vết nứt trên da, điều này cho thấy các đầu xương có thể đã gây thủng da. Trong trường hợp đó, chỗ gãy có thể cần phẫu thuật để làm sạch bụi bẩn hoặc mảnh vỡ. Các dấu hiệu khác của chấn thương nặng hơn bao gồm ngứa ran, tê hoặc không thể cử động bàn tay hoặc cánh tay. Nếu vết thương gần xương ức và bạn bị khó thở hoặc khó nuốt. Khi đó, bạn nên đi khám ngay.

Trong vòng vài ngày sau khi gãy xương, bạn sẽ có thể cử động ngón tay, cổ tay và khuỷu tay mà không quá khó chịu. Khi cơn đau ở vùng xương đòn được cải thiện, bạn có thể bắt đầu cử động khớp vai một chút để tránh khớp bị siết chặt quá mức. Bác sĩ vật lí trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn cách chuyển động an toàn. Nói chung cử động của vai không ngăn được gãy xương đòn khi vết gãy đã bắt đầu lành.

Đôi khi, gãy xương đòn nặng sẽ cần phẫu thuật

Nguyên nhân nào gây ra khối u trên xương đòn? Nếu không phải gãy xương, nó có thể là do nhiễm trùng, khối u hoặc một hạch bị sưng.

Nhiễm trùng xương, còn được gọi là viêm tủy xương. Có thể xảy ra sau chấn thương, thủ thuật, phẫu thuật hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch gần xương đòn.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm: sốt và ớn lạnh, sưng tấy đỏ, sờ nóng và đau, chảy dịch từ chỗ viêm.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm tủy xương đòn có thể trở thành vấn đề lâu dài hoặc mãn tính đối với một số người nếu không được điều trị. Phương pháp điều trị viêm tủy xương sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các triệu chứng. Ngoài việc kê đơn thuốc kháng sinh mạnh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần xương.

2.3 Sưng hạch ở gần xương đòn

Đôi khi các tuyến bạch huyết sưng tấy xảy ra gần xương đòn

Cơ thể có hàng trăm hạch bạch huyết tạo ra dịch bạch huyết. Chất lỏng này chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Hầu hết mọi người đều bị sưng hạch bạch huyết ở hai bên cổ khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

>> Xem thêm: Những điều bạn phải biết về u vùng cổ

Trong hầu hết các tình huống, nguyên nhân cơ bản gây sưng hạch bạch huyết là do vi rút hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể muốn lấy mẫu dịch bạch huyết nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.

Bác sĩ sẽ cố gắng chẩn đoán nguyên nhân của các hạch bạch huyết sưng và điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào. Trong nhiều trường hợp, hạch sẽ tự biến mất khi được nghỉ ngơi và truyền dịch. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

2.4 Nang và u xương đòn

Trong một số trường hợp, khối u ở xương đòn có thể do nang hoặc khối u gây ra. Bệnh lí liên quan đến xương đòn này thương ít gặp.

Các nang chứa đầy chất lỏng và thường không phải là ung thư. Loại nang hạch là khá phổ biến trên bàn tay và cổ tay. Ngoài ra, còn có thể phát triển dọc theo xương đòn.

U nang xương ức đòn chũm là một loại u hiếm gặp có thể hình thành. Thường ở những người dưới 20 tuổi. Một số người có thể phát triển một khối u mềm, không phải ung thư được gọi là u mỡ gần xương đòn. Những cục u này thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nhưng có thể cần phải loại bỏ nếu chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hay vấn đề thẩm mỹ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, các khối u lành hoặc ác tính có thể hình thành trên hoặc gần xương đòn. Để xác định bản chất của khối u, có thể bạn cần phải sinh thiết lấy mẫu mô bên trong.

Tùy vào bản chất khối u, Bác sĩ có thể theo dõi, làm thoát dịch chất lỏng hoặc phẫu thuật cắt bỏ. 

Có nhiều bệnh lí liên quan đến xương đòn. Bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và u nang. Các triệu chứng, điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của khối u. Dù điều trị bằng phẫu thuật hay không, có thể mất vài tháng để xương đòn của bạn lành lại. Bất cứ ai có khối u trên xương đòn mà không rõ nguyên nhân nên đến khám bác sĩ để được tư vấn thích hợp.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây là biểu tượng của sự thu hút, đặc biệt là ở phái nữ. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như cách chăm sóc xương đòn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mỗi người trưởng thành sẽ có 2 xương quai xanh, cấu tạo dài, thuộc chi trên, tạo nên phần trước của bờ vai con người. Hình dáng xương hơi cong gần giống như hình chữ S, chúng ta có thể dễ dàng nhìn và sờ thấy xương quai xanh nổi rõ dưới da. Theo quan niệm thẩm mỹ, xương quai xanh vàng lộ rõ thì người đó có thân hình càng cân đối, thậm chí là gầy.

Xương quai xanh

Xương quai xanh còn gọi là xương đòn, vì có nhiệm vụ kết nối cánh tay hai bên với phần còn lại của bộ xương cơ thể người, giống như một “đòn gánh” chịu lực, nâng đỡ toàn bộ vùng cánh tay. Thân xương khá dẹt, kết hợp với xương vai tạo thành đai vai, nguyên lý hoạt động của xương đòn cũng không khác gì một chiếc móc treo chịu lực.

Kích thước trung bình của xương quai xanh ở người Việt Nam trưởng thành là:

  • Chiều dài: khoảng 13,75 cm.
  • Chu vi: khoảng 3,73 cm.

Xương đòn là một xương mạnh, chắc chắn, có cấu tạo đơn giải với thân xương, hai đầu xương, kết nối với các xương khác bằng 2 khớp nối. Cụ thể như sau:

  • Phần thân xương: Thân xương quai xanh có cấu tại 2 mặt, là mặt trên và mặt dưới. Trong mỗi mặt sẽ được chia thành phía trong và phía ngoài. Trong đó, phía ngoài mỗi mặt có cấu tạo gồ ghề, còn phía trong thì lại tương đối trơn nhẵn. Phần mà chúng ta thấy lồi lên và sờ được dưới da chính là phần nhẵn này. Mặt dưới của xương hầu như đều có cấu tạo gồ ghề, có một vết ấn nằm ở phía trong, và phía ngoài thì có củ nón.
  • Hai đầu xương: Bên phía trong xương là đầu ức, và ở ngoài là đầu cùng vai. Đầu ức có cấu tạo to và dày, kết nối với phần xương ức. Trong khi đó, đầu cùng vai khá dẹt, có chức năng kết nối với mỏm cùng xương vai.
Vị trí của xương đòn

Xương quai xanh tiếp nối với các loại xương khác thông qua hai khớp nối, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh ở phần chi trên. Cụ thể:

  • Khớp cùng vai – đòn: Vị trí mỏm cùng vai của xương bả vai kết hợp với đầu ngoài của xương đòn chính là khớp cùng vai – đòn.
  • Khớp ức – đòn: Vị trí đầu trong xương đòn khớp nối với xương ức ở ngay trước ngực của bạn được gọi là khớp ức – đòn.

Xét về mặt thẩm mỹ, xương quai xanh có công dụng “làm đẹp” cho dáng người của chị em. Xét về mặt y học, xương đòn có các chức năng chính như sau:

  • Chức năng chịu lực: Xương đòn là bộ phận chịu lực chính, nâng đỡ vùng vai và cánh tay. Xương tạo ra vòng tròn kết nối giữa xương vai, xương quai xanh với xương ức ở vùng trên của cơ thể. Để hệ thống xương có thể di chuyển linh hoạt thì xương đòn vừa phải hoạt động như một thanh chắn vừa có vai trò là một thanh gắn kết. Nhờ vậy mà lực truyền được phân bố hợp lý, phạm vi vận động của vai được mở rộng, áp lực không tập chung vào một chỗ gây sức ép lên cánh tay.
  • Chức năng bảo vệ: Để các chi trên có thể hoạt động linh hoạt, mở rộng hết cỡ ra khỏi cơ thể thì phải cần đến sự giúp đỡ của xương quai xanh. Xương có vai trò hỗ trợ và giữ gìn cấu trúc thần kinh phức tạp, từ đó bảo vệ hiệu quả hệ thống mạch máu quan trọng ở vùng nách và vùng hạ đòn. Khi xương đòn kết hợp với các xương sườn, lồng ngực sẽ được củng cố, tạo thành một khung xương chắc chắn, bảo vệ hiệu quả tim và phổi, ngăn cản lực tác động từ bên ngoài gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.
  • Chức năng móc treo: Xương đòn ở phía trước kết hợp với xương bả vai ở phía sau, tạo thành đai vai để treo và nâng cả cánh tay.

Như chúng ta đều biết, hiện nay xương quai xanh đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá về vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhiều người mong muốn có được xương quai xanh đẹp, nhưng không phải ai cũng biết được cách chăm sóc và duy trì vẻ đẹp cho loại xương này.

Luyện tập là một cách làm đẹp xương quai xanh hiệu quả

Xương quai xanh được cho là đẹp khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Xương dài, mảnh, uốn cong tạo nên sự hấp dẫn.
  • Hai bên xương đều nhau, không bị lệch bên to bên nhỏ.
  • Xương quai xanh hiện rõ dưới lớp da nhưng không bị thô to.

Nhiều người lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để để có xương quai xanh quyến rũ hơn. Nhưng trong thực tế, bạn có thể sở hữu vóc dáng cuốn hút nhờ vào 10 phút tập xương quai xanh mỗi ngày. Các bài tập thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Xem thêm:

  • Xương Quay: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Phương pháp massage làm đẹp xương
  • Tập thể dục toàn thân: Vóc dáng của bạn càng săn chắc thì xương quai xanh càng hiện rõ, vì vậy hãy kiên trì luyện tập để sở hữu thân hình khỏe mạnh không có mỡ thừa. Các bài tập đơn giản nhất là bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, yoga,… kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.
  • Bài tập cho cổ và bả vai: Việc tập cổ và ngực giúp thư giãn phần trên, giải quyết tình trạng gù lưng ảnh hưởng đến vóc dáng. Duy trì thói quen vận động cổ và bả vai thường xuyên sẽ nhanh chóng làm phần xương quai xanh nổi bật lên. Bạn chỉ cần xoay cổ như lúc khởi động để chơi thể thao, sau đó thực hiện xoay bả vai theo vòng tròn về phía sau. Thực hiện liên tục 10-15 lần và đổi chiều xoay ngược lại là được.
  • Bài tập cho cơ ngực: Bạn thực hiện ngồi xếp bằng trên thảm, nâng cả 2 vai để xương đòn nhô ra. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện liên tục 8-10 lần.
  • Bài tập kéo dãn cơ bắp tay: Bài tập này giúp căng giãn cơ vùng lưng, vai, bắp tay và thư giãn cơ bụng, làm lộ xương quai xanh. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng thẳng, chân mở rộng và đưa 2 cánh tay lên cao. Gập khuỷu tay trái lại, dùng bàn tay phải để giữ khuỷu tay trái, nhẹ nhàng kép về phía đầu. Giữ tư thế khoảng 15-20 giây và thực hiện tương tự với bên ngược lại.
  • Bài tập chống đẩy: Là bài tập cường độ cao mang lại nhiều lợi ích, vừa cải thiện khối cơ vừa nâng cao sức khỏe tim mạch. Bạn hãy kiên trì chống đẩy liên tục khoảng 15-20 lần, thực hiện mỗi ngày sẽ thấy dáng người được cải thiện, đứng thẳng hơn và xương quai xanh lộ rõ hơn.
  • Phương pháp massage: Bạn dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay để tạo thành chữ V, đặt vào bên phải phần xương quai xanh. Thực hiện kéo nhẹ từ từ từ trong vài phút và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Nếu xương đòn bị tổn thương có thể khiến cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu tạo của cơ thể. Một số chấn thương và vấn đề có thể xảy ra ở xương quai xanh như sau:

Đọc thêm:

  • Xương Chũm Là Gì? Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương
Gãy xương đòn
  • Gãy xương quai xanh: Là loại chấn thương vùng vai phổ biến nhất, đa số trường hợp đều bị gãy ở khoảng ⅓ giữa xương. Nguyên nhân chính là do va chạm mạnh, tai nạn giao thông,…. Hậu quả là gây tổn thương màng phổi, tổn thương thần kinh hoặc mạch máu. Xương đòn khá dễ lành nên sẽ không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khi bị gãy sẽ gây đau nghiêm trọng, không thể nâng hoặc cử động cánh tay. Cách điều trị chính là điều trị bảo tồn đối với trường hợp đơn giản và phẫu thuật trong trường hợp phức tạp.
  • Viêm khớp AC: Viêm khớp xương quai xanh mãn tính thường xảy ra khi sụn bảo vệ xương bị thoái hóa, bắt nguồn từ chấn thương hoặc nhiễm trùng ở các khớp bất kỳ. Sau đó vi khuẩn lây truyền qua đường máu và di chuyển đến gây viêm khớp AC. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Nếu không có hiệu quả sẽ phải xem xét đến phương pháp phẫu thuật.
  • Thoái hóa khớp cùng vai đòn: Khớp ở vị trí cuối xương đòn bị thoái hóa khi phải chịu một lực lớn tác động lên trong thời gian dài, biến chứng nguy hiểm có thể làm tiêu biến xương. Đa số người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khớp sưng, khó vận động, nghe thấy tiếng lạo xạo, khó giơ tay và cử động khớp vai,… Phương pháp giảm đau tạm thời là chườm lạnh và uống thuốc giảm đau. Nếu tình trạng nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ nơi bị thoái hóa ở đầu cuối xương đòn.
  • Trật khớp xương ức: Thường xảy ra khi xương ức và xương quai xanh bị lệch khỏi vị trí thông thường, làm ảnh hưởng đến khí quản và các mạch máu chính. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp, hạn chế lưu thông máu và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cách điều trị thường được áp dụng là nẹp và sử dụng thuốc chống viêm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ phải nắn khớp rồi định vị lại.

Chúng ta không thể ngăn cản các tai nạn gây tác động cho xương đòn, nhưng có thể thực hiện các phương pháp tăng cường sức khỏe và độ chắc của xương. Trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Click đọc ngay:

  • Xương Móng Là Gì? Cấu Tạo, Vị Trí Giải Phẫu Và Chức Năng
Bổ xung chế độ ăn giàu Vitamin D giúp cải thiện sức khỏe của xương
  • Phòng tránh tai nạn lao động bằng cách trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách khi làm việc.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, cẩn thận thi tham gia giao thông để hạn chế tai nạn.
  • Trước khi luyện tập và chơi thể thao cần khởi động kĩ tất cả các khớp, trong quá trình chơi không cố ý tấn công hoặc gây chấn thương cho đối thủ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho xương.
  • Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ trong các trường hợp chấn thương do vận động.

Trên đây là tổng hợp thông tin về cấu tạo, vị trí, chức năng, phương pháp chăm sóc và làm đẹp xương quai xanh. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về xương này, cũng như biết cách để sở hữu xương quai xanh khỏe đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề