Giấc mơ con đè nát cuộc đời con nghĩa là gì

Cha mẹ hãy nhìn nhận việc định hướng nghề nghiệp cho con không có nghĩa là thay con quyết định tất cả theo ý muốn của mình, mà hãy tìm hiểu sở thích, cá tính, điểm mạnh, điểm yếu của con. Để có thể "vẽ đúng đường" và bắt kịp những xu hướng nghề nghiệp hiện tại, cha mẹ cũng phải là những người tìm hiểu và học hỏi cùng con.

CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ: HỖ TRỢ ĐỊNH HƯỚNG NHƯNG ĐỪNG QUYẾT ĐỊNH THAY CON

"Em rất dở Toán nhưng mọi người khuyên em học Kế toán để sau này dễ tìm việc làm, hoặc không làm ở ngoài thì về phụ ba mẹ. Em không dám cho ba mẹ xem kết quả học kỳ vừa rồi vì em sợ ba mẹ sẽ thất vọng vì em. Em không biết phải làm gì bây giờ. Học kỳ 1 mà đã có kết quả tệ vậy thì 4 năm đại học em sẽ học ra sao. Em không ngủ được, cứ thức trắng đêm cố gắng học nhiều mà khi thi thì lại không làm bài được."- Mai.

Nhiều bạn trẻ đã tâm sự: "Mình biết cha mẹ mình rất thương mình, yêu quý mình và mong muốn những điều tốt đẹp cho mình nhưng cha mẹ chẳng hiểu được là mình thích gì, mình mong muốn điều gì và mình có thể làm tốt những việc gì. Cha mẹ luôn áp đặt những suy nghĩ, những điều cha mẹ muốn lên mình. Mình không thích điều đó".

Những dòng tâm sự này là tâm tư có thật của các bạn trẻ về ba mẹ được đề cập trong quyển sách Cùng con định hướng nghề nghiệp. Như vậy là có rất nhiều sự mâu thuẫn và không tương đồng trong suy nghĩ giữa phụ huynh và con cái.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan niệm cổ hủ trong việc chọn ngành, chọn nghề cho con. Cha mẹ muốn con vào trường điểm, muốn con học làm bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, ngân hàng…Trong khi con mình lại có đam mê và năng khiếu trong các ngành nghề như đầu bếp, bartender…thì cha mẹ lại cấm cản. Phụ huynh muốn con chọn học và làm những nghề mà họ cho là được "nở mày nở mặt" với người khác, mà không biết rằng đó là một sự áp đặt và áp lực cho con.

Phải chăng đã đến lúc các ông bố bà mẹ nên nhìn nhận lại quan niệm trong việc chọn ngành cho con?

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách và hướng nghiệp cho trẻ. Vì thế cha mẹ chỉ cần cố gắng dành thời gian khoảng 20 phút chất lượng, trò chuyện, lắng nghe, quan sát để biết được cảm nhận, suy nghĩ, những điều con đam mê, những điều còn làm tốt. Bên cạnh đó cần có sự động viên và hiểu rõ năng lực và sở thích của con, để từng bước định hướng nghề nghiệp cùng con, điều này sẽ tốt hơn nhiều so với việc phụ huynh chỉ dùng mệnh lệnh và áp đặt lên ước mơ, lên đam mê của con.

Thấu hiểu được sự bận rộn và khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và con cái, tác giả Phoenix Ho và Trần Thị Thu trong quyển sách Cùng con định hướng nghề nghiệp đã đưa ra các gợi ý để cha mẹ sử dụng để tăng tương tác hàng ngày với con:

◆ Lắng nghe con chia sẻ trong chặng đường đưa đón con đi học mỗi ngày. Cố gắng không đưa ra ý kiến cá nhân hay sự đánh giá mà chỉ đơn giản gật gù lắng nghe và mỉm cười.

◆ Lắng nghe con chia sẻ câu chuyện cuối ngày trước giờ đi ngủ bằng cách cười với con, tỏ vẻ ngạc nhiên với câu chuyện, đặt câu hỏi để hiểu thêm nhưng tuyệt đối không đánh giá và cho ý kiến.

◆ Có những hoạt động gia đình hàng tuần như đi ăn ở ngoài, vận động thể thao, cùng học một lớp vẽ, chơi trò chơi ráp hình, v.v... Trong khi làm hoạt động, cha mẹ nên thả lỏng và vui chơi như trẻ con, tránh la mắng, dạy dỗ hay quá nghiêm túc.

2 NGUYÊN TẮC CHỌN NGHỀ CHO CON MÀ CHA MẸ CẦN BIẾT

"Trong hoạt động nghề nghiệp, sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành đạt nghề nghiệp của mỗi người." – Cùng con định hướng nghề nghiệp.

Để giải thích về vai trò quan trọng của các yếu tố này đối với hoạt động nghề nghiệp, tác giả đã dựa vào lý thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề để đưa ra mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp như sau:

Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp [Tác giả: Phoenix Ho, 2011].

Trong mô hình trên, sở thích, năng lực học tập, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp được coi là "rễ" của "cây nghề nghiệp". Khi chọn bất kỳ một ngành nghề nào, nhất thiết phải dựa vào hiểu biết về sở thích nghề nghiệp, năng lực học tập, khả năng tự nhiên, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân, tức là dựa vào "rễ" của "cây nghề nghiệp.

Nếu ai đó chọn được ngành học, nghề nghiệp mà bản thân yêu thích, họ sẽ luôn có cảm giác thoải mái, có động lực học tập, làm việc và đam mê với công việc.

Còn ai đó chọn được nghề nghiệp mà yêu cầu của nghề phù hợp với khả năng tự nhiên của bản thân thì họ sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ và phát huy được tối đa khả năng trong học tập, công việc; cống hiến được nhiều nhất cho cộng đồng, xã hội. Như tiểu thuyết gia người Mỹ Pearl S. Buck [1892 - 1973] đã có câu triết lý: "Bí mật của niềm vui trong công việc nằm ở cụm từ – sự xuất sắc. Thành thạo một công việc chính là tận hưởng nó".

Càng hiểu rõ về sở thích nghề nghiệp và khả năng tự nhiên của bản thân, con càng có cơ sở vững chắc để chọn nghề có cơ sở khoa học, đảm bảo thực hiện được hai nguyên tắc khi chọn nghề là:

- Chọn nghề mà bản thân yêu thích.

- Chọn nghề mà bản thân có khả năng tự nhiên để làm"; tránh tình trạng chọn ngành học, chọn nghề theo trào lưu chung, theo cảm tính.

Nếu một người quyết tâm theo đuổi ngành học, nghề nghiệp phù hợp với "rễ" thì sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ có nền tảng vững chắc để thu được những "quả ngọt" trong hoạt động nghề nghiệp như: cơ hội việc làm cao, dễ dàng được tuyển dụng vào làm ở vị trí thích hợp tại các công ty, doanh nghiệp, được làm việc trong môi trường tốt, được hưởng mức lương cao, được nhiều người tôn trọng...

Vậy nên cha mẹ à, hãy hiểu con, cùng con khám phá những điểm yếu để khắc phục, phát huy điểm mạnh để phát triển. Phụ huynh hãy định hướng nhưng việc quyết định nên để con tự do chọn lựa. Có như vậy con mới có trách nhiệm với quyết định của bản thân, tự chủ và độc lập khi biết mình là ai? Mình muốn tìm kiếm những giá trị nào?

*Bài viết có tham khảo từ sách Cùng con định hướng nghề nghiệp của Thạc sĩ Phoenix Ho [Hồ Phụng Hoàng] và Thạc sĩ Trần Thị Thu.

Cuốn sách Cùng con định hướng nghề nghiệp được viết bởi Th.S Phoenix Ho [Hồ Phụng Hoàng] và Th.S Trần Thị Thu – là hai tác giả có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp. Cuốn sách này được thiết kế để cho cha mẹ không cần phải đọc từ trang đầu đến trang cuối mà vẫn tìm được câu trả lời cho thắc mắc liên quan đến việc hướng nghiệp cho con. Những câu chuyện trong sách phần nào giúp ta hiểu hơn về ý nghĩa của việc con trẻ cần hiểu mình trước khi bắt đầu hành trình hướng nghiệp của bản thân. Đồng thời để thực hiện được quan điểm giáo dục hướng nghiệp, cha mẹ phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của con liên quan đến hướng nghiệp thông qua việc quan sát, trò chuyện cùng con, tìm hiểu con.

Người chuyên nghiệp tạo ra gấp 3 lần sản phẩm so với người nghiệp dư: 4 thói quen sáng tạo giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc!


GIẤC MƠ CON ĐÈ NÁT CUỘC ĐỜI CON.

Vấn đề của Việt Nam hôm nay không chỉ đến từ chế độ cộng sản, nó đến ngay từ của những người đang chống lại chủ nghĩa cộng sản. Vấn đề thuộc về tư tưởng.

Thật là sai lầm khi suy nghĩ rằng cứ chống lại chế độ , phê bình chỉ trích chế độ là thuộc về nhân dân. Nguyên lý của Kinh Dịch " kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta" không hề đúng trong trường hợp này nếu đó là một chế độ độc tài này chống lại một chế độ độc tài khác. Một thằng cướp này thắng một thằng cướp khác thì kết quả cuối cùng thằng nào thắng vẫn là cướp. Trong mọi cuộc chiến tranh giữa các nền độc tài, nhân dân bao giờ cũng là kẻ thất bại. Không có thuật ngữ đươc gọi là "cách mạng" nếu cầm đầu , lãnh đạo sự thay đổi đó là những kẻ chủ trương độc tài.

Thế giới đã qua rồi cái thời kỳ gọi là "nhân trị". Thời đại ngày nay là thời đại của pháp trị. Và không phải là thời kỳ của các vị vua anh minh mà là thời kỳ của các cơ chế phân quyền và kiểm soát quyền lực anh minh.

Thế nhưng tại Việt Nam không chỉ nền giáo dục cộng sản đã tạo ra một đàn cừu ngoan ngoãn mà ngay đến cả những người được gọi là cấp tiến cũng chìm đắm trong đêm trường tăm tối của việc nô lệ cho quyền lực. Điều mà lịch sử hơn 2000 năm sau công nguyên của Việt Nam đã từng ghi nhận.

Điều đó có nghĩa là nếu chế độ cộng sản tôn sùng nhân cách, sùng bái lãnh tụ, đề cao nhân trị, thi hành một thể chế chính trị xoay quanh một cá nhân, đảng phái thâu tóm quyền lực ra sao thì những kẻ chống cộng sản cũng có tư tưởng y như vậy. Họ chỉ muốn thay thế rượu cũ còn giữ nguyên cái bình.

Do vậy nếu như phong trào đấu tranh của người dân Hồng Kông ngay bên cạnh đang ngày càng dâng cao như nước triều dâng, không có dấu hiệu dừng lại để thay thế cái "bình" thì hiện trạng xã hội Việt Nam đang đi vào bế tắc, thối rửa và mục nát. Nó không chỉ đến từ bản chất chế độ mà còn đến từ lực lượng đang muốn làm thay đổi chế độ ấy.

Khi nhìn lại quá khứ lực lượng này không dám nhìn thẳng vào sự thật.Họ trốn tránh sự thật và hèn nhát dùng ngụy biện để che lấp sự thật.

Ngày nay với công cụ google trong tay người dân không còn bị giam cầm trong những nhà tù ngôn ngữ. Họ không còn bị nhốt trong những luồng thông tin một chiều do chế độ độc tài mang lại.

Thế nhưng người Việt không chỉ "cộng sản" mà ngay cả "chống cộng" cũng bị bọn bồi bút lừa đảo.

Một điều đơn giản nhất đó là để đánh giá một chế độ chỉ cần nhìn vào bản hiến pháp, bản căn cước của một chế độ, hiến pháp không biết nói dối nhưng người Việt vẫn chẳng hiểu gì về hiến pháp để có thể làm được điều này. Sau đó là dùng các từ khóa tiếng Anh để tra cứu thông tin, so sánh đối chiếu để tìm ra sự thật họ cũng chẳng hề hay biết.

Họ cũng chẳng hề biết một nguyên lý : chống chế độ độc tài cộng sản còn có một chế độ độc tài khác . Và mọi chế độ độc tài đều gian manh và tàn bạo như nhau.

Dưới mỗi chế độ độc tài ở bất kỳ thời điểm nào cũng có một phong trào đấu tranh dân chủ, đòi nhân quyền. Và đấy mới là phía lẻ phải, phía nhân dân, phía sự thật mà họ phải đứng vào, ủng hộ để tạo ra một xã hội đa đảng, đa nguyên, dân chủ thừa nhận đối lập và pháp trị.

Thế nên trên mạng xã hội Việt Nam hiện tại không chỉ có sự đớn hèn của lực lượng DLV bảo vệ chế độ độc tài đang cầm quyền trong nước. Ngoài ra còn có những lực lượng DLV bảo vệ các chế độ độc tài của quá khứ.

Họ không hề đứng về phía nhân dân mà đứng về lực lượng thống trị, cướp quyền lực của nhân dân. Cũng như cộng sản họ cũng ca ngợi lãnh tụ, xuyên tạc sự thật, bảo vệ luật rừng, không đếm xỉa gì đến hiến pháp tạo ra độc tài và các thể chế chính trị lạc hậu bị thế giới văn minh bỏ vào sọt rác.

Từ trong sâu xa chúng ta không hề nghi ngờ quyết tâm chống cộng sản của họ. Nhưng thực tế ta có quyền nghi ngờ họ chỉ là "bản sao" của chế độ cộng sản. Những lãnh tụ, hiến pháp, luật pháp, thể chế chính trị mà họ đang theo đuổi cũng từng một thời là tai họa khủng khiếp của nhân dân. Và trên thế giới hiện nay nó không hề còn tồn tại để chứng minh nhận định của họ là đúng.

Thế nhưng cũng như người cộng sản họ đang cố công bảo vệ cái sai của mình với hoài vọng chỉ cần diệt xong chế độ cộng sản thì mọi việc sẽ là ổn.

Một đất nước cũng giống như một căn nhà. Khi bạn giao chiếc chìa khóa [ quyền bỏ phiếu] cho chính quyền thì bạn không có quyền can thiệp vào tiến trình xây dựng và phát triển căn nhà ấy. Quyền ấy nằm trong tay bọn cướp quyền lực. Chúng có thể tham nhũng, tạo ra bất công và bán căn nhà của bạn bất cứ lúc nào. Bạn chỉ biết đưa mắt đứng nhìn và cao lắm là chửi.

Nhưng chửi với chúng không có ích gì. Chúng sẵn sàng thách thức và đưa cái cần tăng dân số vào mặt bạn.

Vậy thì phải lấy lại chiếc chìa khóa ấy bằng mọi cách. Lấy để trao cho dân chứ không phải để trao cho kẻ khác. Nếu bạn trao cho kẻ khác thì bi kịch dân tộc sẽ luân chuyển và xương máu dân tộc sẽ trở thành vô ích.

Nhưng có lẻ trí óc của người Việt không nghĩ xa đến thế. Họ chỉ quanh quẩn trong những giấc mơ con. Và làm sao để quyền lực vào tay mình.

Rồi thế nào họ cũng sẽ giẫm vào vết xe đổ của người cộng sản. Bởi họ chưa hiểu rằng "quyền lực có tính tha hóa. Quyền lực càng cao tha hóa càng rộng. Quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối.

Có lẻ họ giờ chỉ còn biết chửi cho qua ngày và chờ mong tai họa âp xuống nhưng chừa mình ra.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề