Tại sao chặt tay lại không chết

03/05/2019 Tác giả: 14.887 lượt xem

Đứt tay chảy máu là chuyện thường gặp trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta sơ ý trong việc nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn. Vì vậy tìm hiểu cách cầm máu khi bị đứt tay sâu sâu để cầm máu nhanh và tránh bị nhiễm trùng là điều cần thiết.

  • 1. Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu
  • 2. Sơ cứu cầm máu đối với vết đứt tay chỉ là vết cắt nhỏ
    • 2.1. Vệ sinh vết thương
    • 2.2. Lau khô vết thương
    • 2.3. Sử dụng thuốc mỡ
    • 2.4. Dùng băng y tế băng lại vết thương

1. Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

Đối với người bị đứt tay vết thương lớn, chảy máu nhiều do cắt phải tĩnh mạch hay động mạch, bạn cần chú ý xem máu có thể phun thành tia từ vết thương không, nếu có cho thấy đã cắt trúng động mạch, cần gọi cấp cứu.

Trường hợp vết cắt trúng tĩnh mạch để ngăn chặn nguy cơ chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng trước khi bạn cần lưu ý những điều sau:

– Đè trực tiếp lên vết thương bằng một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không có vải sạch, bạn có thể dùng ngón tay đè cho đến khi có băng gạc thay thế.

– Nâng tay bị thương cao hơn tim để làm chậm dòng máu chảy.

Tại sao chặt tay lại không chết

Đè gạc sạch lên vết thương giúp cầm máu (ảnh minh họa)

– Cần chú ý lau rửa vùng xung quanh vết thương trước khi đè ép để tránh nhiễm trùng và trong lúc đè giữ vải, gạc không nên mở lên kiểm tra vì có thể sẽ làm cho vết thương chảy máu trở lại. Trường hợp chảy máu nhiều khiến khăn hoặc vải đã đầy máu, đừng lấy chúng ra mà hãy đè thêm miếng vải sạch khác lên và tiếp tục giữ lực đè vết thương.

– Nếu vết thương sau 10 phút mà vẫn không cầm máu được cần đến bệnh viện để làm các biện pháp sơ cứu cầm máu để tránh mất máu quá nhiều gây choáng và ngất.

Tại sao chặt tay lại không chết

Thay băng y tế ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực bị đứt tay này sạch sẽ, an toàn nhất (ảnh minh họa)

Trên đây là cách cầm máu khi bị đứt tay sâu giúp bạn có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả nếu không may gặp nạn. Ngoài ra, đối với những vết thương nhỏ, chúng ta nên xử trí như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu ngay dưới đây.

2. Sơ cứu cầm máu đối với vết đứt tay chỉ là vết cắt nhỏ

Những vết đứt tay nhỏ, thường do vỡ các mao mạch, bạn có thể sơ cứu bằng các biện pháp sau:

2.1. Vệ sinh vết thương

Rửa tay sạch bằng xà phòng để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.

Rửa lại vết thương bằng oxy già để sát khuẩn một lần nữa, sau bước rửa, bạn nhỏ một vài giọt oxy già lên trực tiếp vết thương để loại trừ vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể làm cho bạn có cảm giác bị xót nhưng nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

2.2. Lau khô vết thương

Lau khô khu vực xung quanh vết thương, tránh lau trực tiếp lên vết thương vì nó có thể gây ra đau đớn.

2.3. Sử dụng thuốc mỡ

Sử dụng một ít thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu và làm lành vết thương nhanh hơn theo tư vấn của bác sĩ.

2.4. Dùng băng y tế băng lại vết thương

Đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để vi trùng không có cơ hội xâm nhập, sau đó dán băng lại cho kín.

Vết thương sẽ lành nhanh chóng trong 1-2 ngày, với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.

Tại sao chặt tay lại không chết

Đứt tay chảy máu là chuyện thường gặp trong cuộc sống thường ngày do những sơ ý trong việc nấu nướng hoặc sử dụng đồ sắc nhọn (ảnh minh họa)

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu là bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng để ngăn ngừa mất máu nhiều, hạn chế di chứng và biến chứng sau này. Vì vậy, việc trang bị kiến thức này sẽ giúp chúng ta xử lý khi gặp những trường hợp không may cho bản thân và những người xung quanh.

Hàng năm Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 thực hiện nhiều ca vi phẫu trồng ngón và chi thể bị đứt rời do tai nạn, chủ yếu là chi trên. Đa phần là thành công với khả năng hồi phục tốt sau phẫu thuật nếu phần chi bị đứt gọn, sạch, đến sớm và bảo quản đúng cách. Tuy nhiên nhiều trường hợp thất bại mà một trong những nguyên nhân là do phần chi bị đứt rời đã không được bảo quản đúng phương pháp. Khi gặp tai nạn đáng tiếc khiến phần chi thể bị đứt rời, nhiều người ngâm trực tiếp vào đá lạnh khiến mô bị hủy hoại không cứu sống được khi trồng nối lại.

Tại sao chặt tay lại không chết

Bệnh nhân Nguyễn Thị H. 37 tuổi, nhập viện 06/08/2020

Câu hỏi 1. Tại sao phải bảo quản chi thể đứt rời?

Sau khi chi thể bị đứt rời, phần bị đứt sẽ bị ngừng cung cấp máu do đó các tế bào mô sẽ dần dần tổn thương theo thời gian và chết đi. Việc bảo quản chi thể đúng cách sẽ kéo dài thời gian sống của mô, ngược lại nếu bảo quản sai phương pháp không những không bảo tồn được mô mà có thể khiến mô bị tổn thương nặng hơn. Cụ thể khi bỏ trực tiếp phần chi thể đứt rời vào nước đá dẫn đến bỏng lạnh, khi nối vào chi thể khó sống, hoại tử và phải cắt bỏ thì 2.

Tại sao chặt tay lại không chết

Bệnh nhân Nguyễn Đức N. 43 tuổi, nhập viện tháng 01/2020

Thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi của mỗi loại mô một khác, ngắn nhất là bắp thịt (chỉ trong 2 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C). Trong môi trường lạnh (dưới 10 độ C), thời gian chịu đựng sẽ tăng lên tới 4-6 giờ. Do đó, bảo quản chi đứt lìa ở môi trường lạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sự sống cho tổ chức mô.

Câu hỏi 2. Thời gian vàng để cứu sống chi thể đứt rời là bao nhiêu?

Về thời gian vàng để cứu sống chi thể đứt rời, theo y văn thì có thể đến 12 giờ tính từ khi bị đứt cho đến khi khôi phục thành công tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời, tuy nhiên chức năng có thể hạn chế. Thời gian lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ khôi phục được tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời (nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn với thời gian từ lúc bị đứt đến lúc vào tới khoa cấp cứu) nếu chi thể được bảo quản đúng cách. Nhưng nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích độc chất vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân, do vậy bệnh nhân đến trễ thường phải bỏ phần chi bị đứt.

Câu hỏi 3. Cách xử trí ban đầu bệnh nhân bị chi thể bị đứt đúng cách?

Đối với người cấp cứu:

Cần vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, đi găng tay y tế hoặc găng tay sạch, tránh tiếp xúc trực tiếp tay với phần chi thể đứt rời

Với bệnh nhân (phần trung tâm của chi thể bị đứt):

1. Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý; sau đó băng kín vết thương bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng.

2. Đối với tai nạn đứt lìa ngón tay, chỉ cần băng ép lên vết thương là đủ. Nếu đứt lìa bàn tay, bàn chân, cần làm thêm garô để tránh chảy máu. Cách làm: Dùng băng hay dây vải quấn vài vòng phía trên mỏm cụt khoảng 10 cm, đút một cây gỗ và xoắn vài vòng cho đến khi máu ngưng chảy, không siết quá chặt. Ghi nhận thời điểm làm garô và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu đi xa, cứ sau 90 phút, cần nới garô 5 phút.

3. Với phần chi đứt lìa (phần ngoại vi):

- Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất.

- Bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi ni lông mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thể thấm vào.

- Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.

- Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

Chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật vi phẫu trồng chi thể đứt lìa, tránh đi lòng vỏng lãng phí thời gian vàng để có thể cứu sống chi thể.

Bác sỹ Hoàng Mạnh Vững - C1-3

Tham khảo và sưu tầm