Tại sao cá la hán đầu to

Tại sao đầu cá la hán lại xẹp ???

Rất nhiều người đã đổ tiền của, thậm chí vay mượn nợ để kinh doanh cá la hán, con cá cóá “dòng chữ Tàu” bên thân và khối u ngộ nghĩnh trên đầu, được xem như biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Kết quả, rất nhiều người bị lỗ vốn, trắng tay vì cá không chịu “lên gù”. Hãy cùng Saigonfish.com tìm hiểu về vấn đề này nhé!


Khổ vì “cái đầu xẹp lép”!

Anh Tống Thành Đức, một giáo viên về hưu ở TP.HCM, với nghề dạy đàn và buôn bán nhỏ, gia đình có thu nhập ổn định. Cuộc sống gia đình anh có lẽ chẳng có gì xáo trộn nếu niềm đam mê nuôi cá cảnh không đột nhiên trỗi dậy. Nghe đồn nuôi cá la hán có thể làm giàu, anh Đức dốc túi xây hồ nuôi cá, gom góp được gần 40 triệu đồng để mua cá về nuôi. Anh tìm đến mua cá của cơ sở Phước Bình Đăng [Q.8], một lò cá được quảng cáo là nơi cung cấp uy tín và tạo được thương hiệu cá la hán Nữ hoàng kim cương danh tiếng. Sau 3 tháng chăm chút, chi phí đầu tư đã tăng lên đến 50 triệu đồng nhưng kết quả thật thảm hại. 300 con cá anh nuôi chỉ có 6 con “lên gù”, nghĩa là tạo được cục u phía trước đầu. Toàn bộ đàn cá còn lại có đầu… xẹp lép, mà như vậy thì không thể nào gọi là “la hán”, và dĩ nhiên không thể nào bán được với giá hàng chục triệu như mơ ước, thậm chí 6 con cá “lên đầu” của anh Đức cũng chỉ được người khác hỏi mua với giá 200.000 đồng/con. Số vốn ban đầu bỏ ra coi như đi đứt.

Cá la hán dòng King Kamfa được mua với giá 12.000 USD và cá la hán dòng Kamalau


Anh Kiều Văn Thanh, một sĩ quan quân đội về hưu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều lần bị thất bại do mua cá giống trôi nổi ngoài thị trường, anh Thanh tìm đến cơ sở Phước Bình Đăng để mua cá có bảo đảm nguồn gốc cho yên tâm, nhưng trong số 60 con anh mua về với giá 3,5 triệu đồng, chỉ có duy nhất 1 con “lên gù”. Bức xúc, anh tìm đến chủ cung cấp và đòi bồi thường, nhưng chỉ nhận được 30% số tiền mua cá bột gọi là “hỗ trợ rủi ro”. Đau khổ hơn là trường hợp anh Nguyễn Thanh Vân ở Bình Dương, nhận lời làm đại lý nuôi cá cho cơ sở Phước Bình Đăng. Gọi là “đại lý”, nhưng anh Vân phải bỏ toàn bộ tiền nhà ra để xây hồ, lắp đặt trang thiết bị, mua cá bột về nuôi. Tổng cộng chi phí hết hơn 120 triệu đồng và sau 3 tháng, toàn bộ đàn cá không có con nào “lên đầu”, số vốn bỏ ra coi như mất trắng.

Lỗi tại ai?

Quá bức xúc trước thiệt hại to lớn, hàng chục hội viên Chi hội cá La hán TP.HCM đã đồng ký tên vào đơn khiếu nại các nhân vật chủ chốt trong Ban chấp hành chi hội bán cá la hán bột cho hội viên với giá “cắt cổ” nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu. Theo đơn trình bày của gần 15 người nuôi cá thất bại, họ đã mua cá bột với giá từ 50.000 – 300.000 đồng/con, cao hơn gấp nhiều lần ngoài thị trường. Qua nhiều lần họp giải quyết, chỉ có lò cá Phước Bình Đăng là chấp nhận hoàn trả 30% tiền mua cá.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thanh – Chủ tịch Chi hội cá la hán TP.HCM nói: “Chúng tôi đã nói từ đầu là nuôi cá la hán thành công có xác suất, muốn hiệu quả cao thì phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, và phải chịu nhiều lần thất bại. Những người đi khiếu nại hay kiện ra tòa chỉ là chuyện khôi hài, vì cá chúng tôi bán ra rất nhiều, ai thích thì mua, mà mua rồi đem trả chúng tôi cũng không biết được phải cá của mình hay không. Họ nuôi thành công đem bán có lợi nhuận thì im lặng, còn nuôi lỗ thì làm um sùm lên. Với tư cách là chủ tịch chi hội, chúng tôi chỉ hỗ trợ bằng cách hướng dẫn thêm kinh nghiệm, cho họ vài con cá miễn phí để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi”.

“Người nuôi khi có quyết định nuôi cá La hán bột cũng nên chuẩn bị tâm lý là có sự hên xui trong đó. Ngay khi khách hàng hỏi tôi, mua cá bột về nuôi có “lên gù” không? Tôi trả lời thẳng thắn là không có gì đảm bảo cả. Vì nếu biết con cá đó chắc chắn “lên gù” thì không chỉ tôi mà các chủ cửa hàng cũng không bán nó với giá cá bột rất rẻ mà chỉ cần đợi một vài tháng sau khi cá “bung gù” thì tôi sẽ hốt bạc. Trong kinh doanh cũng có những rủi ro, không chỉ riêng ngành cá cảnh, mà những ngành nghề khác cũng vậy”. [Ông Hà Sỹ Liêm, chủ chuỗi cửa hàng Thập Bát La Hán – TP.HCM]


Ông Huỳnh Văn Phước, chủ lò cá Phước Bình Đăng thì có cách giải quyết mềm mỏng hơn. Ông Phước cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ vào chi hội để tìm cách quảng cáo bán cá. Nhưng có nhiều người nóng lòng muốn tìm lợi nhuận nhanh mà không tìm hiểu kỹ nên nuôi cá gặp thất bại. Khi có nhiều người khiếu nại về cá la hán nuôi không thành công, tôi đã hỗ trợ 30% tiền mua cá ban đầu của khách hàng, đó là cách giải quyết hợp tình hợp lý”. Còn trước những cáo buộc về lời quảng cáo cá la hán của Phước Bình Đăng cho tỷ lệ “lên gù” từ 50 – 60%, ông Huỳnh Văn Phước khẳng định không hứa hẹn gì với khách hàng cả.

Chị Võ Thị Trúc Mai, đại diện những người khiếu nại nêu ý kiến: “Tiền chúng tôi bỏ ra xem như mất rồi, nhưng chúng tôi muốn làm rõ chuyện này để hàng trăm, hàng ngàn người đang có ý định nuôi cá la hán phải cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi bắt đầu nuôi”. Về phía Chi hội cá la hán TP.HCM, nhiều hội viên cũng nêu ý kiến phải cải tổ lại hoạt động, các thành viên Ban chấp hành hiện nay chỉ quan tâm nhiều đến việc giao dịch, mua bán cá cảnh mà bỏ quên các tiêu chí hoạt động khác.

Quang Thuần


Có hai tiêu chuẩn được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của giống cá La hán là màu sắc tươi tắn [với hoa văn rõ nét và kỳ lạ] và cái bướu to trên đầu

  • Phương pháp nuôi cá La hán lên màu
    • Cá La hán thừa hưởng gien di truyền của cá bố mẹ chúng
    • Lên màu bằng cách cho ăn từ lúc còn là cá La hán con
    • Lên màu bằng cách thỉnh thoảng cho cá La hán trống mái “kè” nhau
    • Cho cá La hán lên màu bằng thuốc
  • Phương pháp nuôi cá La hán lên đầu
    • Do gien di truyền
    • Lên đầu bằng thức ăn tươi và thức ăn viên
    • Lên đầu bằng cách thả cá mái vào hồ

Có nhiều tiêu chuẩn phải đặt ra khi đánh giá con cá La hán đẹp. Thế nhưng trong số những tiêu chuẩn đó, có hai tiêu chuẩn được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của giống cá lai tạo này là màu sắc tươi tắn [với hoa văn rõ nét và kỳ lạ] và cái bướu to trên đầu là mục tiêu được nhiều người ưa chuộng và săn tìm nhất.

Con cá La hán nào hội đủ trên mình nó hai biểu tượng đặc trưng vừa kể thì mới được mang biệt danh “Đệ nhất dị ngư” có giá bán bạc triệu, thậm chí cả chục, cả trăm triệu một con. Ngược lại, dù mang hình dáng có đẹp đi nữa mà màu sắc tầm thường, cái đầu trơn tuột thì giá trị của nó chỉ vài ba chục ngàn, thậm chí còn làm cá mồi, vì tiếc mà nuôi cũng chỉ thêm tốn công tốn của.

Con cá La hán có màu sắc tươi tắn, hấp dẫn, hoa văn lạ, đẹp và cái đầu gù to, ngoài nét đẹp và lạ ra còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà. Và chỉ riêng với cái đầu gù đối với một số người Á Đông được xem lại biểu trưng của Phúc, Lộc, Thọ. Nhưng nói gì thì nói nuôi được con cá có nét quái đó trong nhà cái lợi trước tiên là mỗi lần nhìn ngắm nó tâm hồn mình được thêm sảng khoái, giảm stress, thì chắc ai cũng công nhận.

Vì lẽ đó, người mua cá La hán bao giờ cũng cố săn tìm mua cho bằng được nhưng con cá đạt được cả hai tiêu chuẩn vừa nêu, dù phải trả giá cao. Và người nuôi bất cứ ai cũng cố gắng tìm mọi phương pháp để giúp những con cá trong hồ của mình sớm được lên màu, lên đầu, để hỏi uổng công chăm sóc. Đó là chưa nói đầu tư tốn kém..

Thực tế cho thấy, đã có người nhiều mừng rơn khi tự mình nuôi được những con cá La hán lên đầu, lên màu như ý muốn. Và ngược lại cũng nhiều người phải chán nản, nửa chừng từ bỏ thú chơi khi cố gắng nuôi mãi mà những con cá La hán trong hồ tuy lớn dần qua năm tháng nhưng chỉ vẫn là những chú cá tầm thường, với màu sắc lợt lạt, và cái đầu chẳng nhú tí u nần nào.

Chúng tôi đưa ra một số ít kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân đã nuôi cá La hán lâu năm, và thành công trong việc cho cá mau lên màu, lên đầu. Việc này thạt ra không có gì gọi là bí quyết mà chỉ đòi hỏi người nuôi có chút ít kinh nghiệm và chịu khó chăm sóc chu đáo mọi mặt trong việc dưỡng nuôi từ lúc cá La hán còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành.

Phương pháp nuôi cá La hán lên màu

Như chúng ta đã biết, cá La hán lúc còn nhỏ dưới hai tháng tuổi các tế bào sắc tố chưa được phát triển nên màu sắc trên mình còn lợt lạt, đến nỗi trong cả trăm con cá giống nhau như một. Thậm chí trộn chung cá con của giống cá khác vào trông chúng vẫn giống nhau.

Từ hai tháng tuổi trở về sau, các tế bào sắc tố mới phát triển dần dần khiến con cá mỗi ngày mỗi tươi đẹp hơn, màu sắc đặc trưng rõ nét hơn và dãy hoa văn nằm dọc hai bên sườn cá cũng bắt đầu xuất hiện rõ nét dần…Ở tuổi này, thân mình con cá đã có chiều dài hơn 200mm, mua về nuôi tỉ lệ hao bớt cũng không còn nhiều. Nhưng con cá đã lên màu thì giá đã không còn rẻ nữa.

Có nhiều cách để giúp cá La hán lên màu tươi tắn:

Cá La hán thừa hưởng gien di truyền của cá bố mẹ chúng

Để có một số cá con đẹp, có giá trị kinh tế cao, trong việc nhân giống cá La hán không ai là không cẩn thân trong việc chọn lựa kỹ cặp cá bố mẹ. Ngoài việc tránh đồng huyết còn nghĩ đến việc chọn lựa kỹ về màu sắc trên mình cá trống lẫn cá mái phải thật sặc sỡ và trong càng lạ mắt càng tốt.

Màu sắc càng đều đặn, càng không có khuyết điểm nào và không có khoảng trắng nào giữa các màu trắng nên chọn. Cá bố mẹ của chúng có nhiều hy vọng đạt chuẩn về mặt này rất nhiều.

Lên màu bằng cách cho ăn từ lúc còn là cá La hán con

Kinh nghiệm cho thấy nếu biết cho cá La hán ăn đúng phương pháp, từ lúc còn là cá bột, cũng có nhiều hy vọng giúp cá sớm lên màu. Cá bột sau khi nở khỏi trứng khoảng vài ba ngày mới biết ăn. Trong những ngày đầu đời đó, cá bột không ăn vẫn sống được nhờ vào chất dinh dưỡng còn dự trữ trong thân chúng. Sau đó ta chỉ nuôi cá bột bằng trứng artemia, loại thức ăn này không những thích hợp lại còn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho cá bột.

Thật ra không phải cho cá bột ăn trứng artemia mà là ăn con artemia từ trứng nở ra. Trứng artemia là trứng của một loài tôm biển. Sau khi ấp trứng nở, ta sẽ có những con tôm biển nhỏ xíu để nuôi cá bột. Cách ấp trứng artemia có hướng dẫn sau hộp artemia. Chúng ta cũng có thể tự làm cho trứng artemia tự nở theo cách này: Dùng một cái chai không đổ vào khoảng 1/4 nước rồi cho vào một muỗng canh đầy muối ăn. Sau đó ta đổ vào chai có dung dịch nước mặn này vài muỗng canh trứng artmia, khuấy nhẹ tay cho đều rồi đặt vào nơi có nhiệt độ mát mẻ dưới 30oC. Sau 24 giờ trứng artemia sẽ nở để làm thức ăn nuôi cá La hán bột.

Cá con càng lớn tháng tuổi, ta cung cấp các loại thức ăn bổ dưỡng khác như trùn huyết đông lạnh, thức ăn tươi sống..

Lên màu bằng cách thỉnh thoảng cho cá La hán trống mái “kè” nhau

Kinh nghiệm cho thấy nếu thỉnh thoảng năm bảy ngày ta thả cá mái [cùng cỡ nhau] vào sống chung hồ với cá trống trong một đôi giờ rồi vớt ra, thì màu sắc của cá trống La hán sẽ tươi tắn hẳn lên. Nhưng cho chúng “kè” nhau theo cách này đôi khi rất nguy hiểm, vì cá trống có thể tấn công cá mái không chết cũng bị thương tật. Vì vậy, nếu áp dụng theo cách này thì tốt nhất ta phải túc trực cạnh bên để nếu gặp sự cố bất như ý là vớt cá mái ra ngay. Còn một cách “kè” khác là thả cá mái vào một ngăn hồ kế bên để cá trống sống cận kề cá mái nhưng có hung hăng muốn tấn công cũng không cách nào tấn công được, vì giữa “anh chị” đã có bức vách ngăn bằng kiểng cản trở rồi.

Cá trống La hán lúc đầu có thể sử dụng đôi môi to khỏe của nó nhắm vào hướng con mái mà tấn công. Nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nó tỏ thái độ hòa hoãn, rồi ve vãn. Nhờ đó sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể khiến màu sắc con cá tươi đẹp hơn… Nếu kè theo cách có vách ngăn này, ta có thể để chúng sống cạnh nhau vài ba ngày cũng được; sau đó trả cá mái về nơi sống trước đây của nó.

Cho cá La hán lên màu bằng thuốc

Những cách làm cho cá La hán lên màu vừa trình bày ở trên, nếu thành công thì chắc chắn ai cũng thích, vì màu này bền bỉ lâu “phai”. Còn việc làm cho con cá La hán lên màu bằng cách cho “uống” thuốc [thức ăn lên màu] màu tuy lên mau và tươi tắn thật, nhưng đó là.. màu nhân tạo, không mang tính vĩnh cửu, nên không mấy ai ham. Loại thức ăn lên màu này thường dùng để “trang điểm” cho những con cá La hán màu sắc không đạt để nhìn mà chơi, hoặc dùng trong trường hợp đem chú cá đi đấu xảo.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn lên màu dành cho cá kiểng. Người mua mặc sức tha hồ chọn lựa.

Phương pháp nuôi cá La hán lên đầu

Cái bướu trên đầu cá La hán là đặc điểm rất được nhiều người ưa chuộng. Cá La hán trống nào có bướu càng to, càng được nhiều người săn tìm hơn và tất nhiên có giá cao hơn. Do lẽ đó, bất cứ ai nuôi cá La bán cũng mong muốn con cá cưng của mình sớm được lên đầu, và bướu càng to lại càng mừng. Thế nhưng, mong ước là một chuyện, mà nuôi cho cá lên đầu đúng với ý muốn hay không lại là một chuyện khác!

Trước hết, ta thử tìm hiểu xem thành phần của bướu là gì?

Có người cho đó là cực xương với thịt. Có người cho đó là mỡ. Nhưng cũng có người tin đó chỉ là chất hơi nên mới căng phồng lên. Thật ra, thành phần chủ yếu của bướu trên đầu cá La hán là nước và mỡ. Hễ được chủ nuôi thường xuyên bồi bổ loại thức ăn dồi dào chất béo và protein thì bướu sẽ có điều kiện tốt để phát triển to. Ngược lại cho cá ăn thất thường, bữa no bữa đói, lại thiếu chất bổ dưỡng cần thiết thì cả đâu thừa chất dự trữ để nổi đầu. Còn một yếu tố khác phải kể đến là lượng hormone cũng góp phần tác động đến kích thích bướu phát triển to. Nếu lượng hormone được sản sinh ra nhiều thì kích thích bướu phát triển to. Ngược lại, khi lượng hormone giảm sút thì bướu sẽ xẹp nhỏ lại.

Sau đây là vài phương pháp đã được nhiều nghệ nhân nuôi cá La hán áp dụng thành công để cá mau lên đầu:

Do gien di truyền

Nếu cá bố mẹ trước đây được tuyển chọn kỹ, có đầu gù đạt chuẩn thì bầy cá của chúng thế nào cũng lựa ra được một số cá con thừa hưởng đặc điểm này của cá bố mẹ. Có nhiều người thắc mắc: không hiểu sao con cá La hán ở các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia.. cá mới có mấy tuần tuổi mà đa số đã nổi u trên đầu, trong khi cá La hán mình “cản” ra, đến lúc gần trưởng thành mới phân biệt được tốt, xấu! Đặt ra câu hỏi đó tức ta đã có câu trả lời rồi vậy. Do người ta cẩn thận hơn mình trong việc tuyển lựa kỹ những cặp cá bố mẹ từ nguồn gốc của chúng tốt xấu ra sao rồi mới ráp cặp cho sinh sản. Ngoài ra, có thể họ còn có bí quyết riêng trong việc nuôi dưỡng từ lúc còn là cá bột…

Lên đầu bằng thức ăn tươi và thức ăn viên

Thức ăn đã đóng vai trò quan trọng để cá La hán lên màu và lên đầu. Điều này chắc chắn không ai phủ nhận. Nếu từ lúc còn là cá bột, ta cho ăn artemia. Qua một tuần tuổi ta cho ăn thức ăn tươi sống, xen kẻ với thức ăn viên… Nếu hàng ngày cứ cho ăn no đủ với các loại thức ăn bổ dưỡng như vậy, cá La hán sẽ chóng lên màu và lên đầu.

Lên đầu bằng cách thả cá mái vào hồ

Nếu thả cá mái vào hồ sống chung với cá trống La hán theo định kì hàng tuần hay nửa tháng một lần, và mỗi lần chừng một hai giờ, thì cá trống sung lên. Nhờ đó mà lượng hormon sinh sản ra nhiều, làm cục bướu trên đầu căng to ra.

Cũng đạt được kết quả này, chúng ta còn áp dụng nhiều cách khác:

Thay vì thả cá mái vào hồ, ta chỉ đặt dựa vào vách hồ một tấm kiếng soi mặt. Cá trống sẽ nhìn vào đó và thấy cái bóng chính nó nhưng ngỡ rằng đó là kẻ địch cố tình xâm lấn lãnh địa của mình nên hùng hổ gây sự… Chỉ nên đặt tấm kiếng trong một hai giờ thôi, vì nếu để lâu hơn sẽ có tác dụng ngược lại vì cá sẽ kiệt sức. Có thể thay tấm kiếng bằng một con cá bằng nhựa.

Một cách khác là đặt hai cái hồ gần nhau để hai con cá La hán có cơ hội trông thấy nhau mà dương oai diễu võ với nhau, không thể cắn mổ gì được nhau. Nhưng, nhờ đó mà chúng sung sức để lên đầu. Hoặc dùng tấm kiếng ngăn đôi cái hồ ra, mỗi bên thả một con trong một hai giờ rồi thả con kia [có thể là cá mái La hán] trở về môi trường sống cũ của nó…

Tóm lại, muốn cá La hán mau lên màu, lên đầu, ngoài yếu tố di truyền có sẵn ra, ta còn phải cho chúng ăn no đủ với thức ăn bổ dưỡng. Ngoài ra phải có chế độ chăm sóc hợp lý về mọi mặt., từ khâu thay nước có định kỳ, đến việc theo dõi nhiệt độ nước, độ pH…

Việc cho cá La Hán ăn các loại thức ăn để lên màu, lên đầu như Sumo, Novo – JBL.. vẫn tốt, nhưng hơi tốn kém một chút.

Video liên quan

Chủ Đề