Bắc hà bidv là ai

Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV tử vong khi đang bị tạm giam để điều tra về những sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV.

Ông được đưa vào bệnh viện Quân y 105, Sơn Tây, Hà Nội sáng nay và được xác định mất trước khi đưa vào bệnh viện. Nhiều năm nay, ông bị bệnh về gan và từng chữa trị ở nước ngoài.

Ngày 22/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [CO3] ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 46/C03-P13 về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại ngân hàng BIDV và quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Trần Bắc Hà.

Ông Hà bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại điều 206 bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngày 29/11/2018, ông Hà bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [C03] tống đạt các quyết định và thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét.

Trước đó, UB Kiểm tra TƯ kết luận ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.

Ông đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại ngân hàng Xây dựng.

Những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Tại kỳ họp 27 của UB Kiểm tra TƯ vào tháng 6/2018, UB Kiểm tra TƯ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ông Hà ra khỏi Đảng.

Ông Trần Bắc Hà sinh năm 1956, quê ở Hoài Ân, Bình Định. Ông là cử nhân tài chính kế toán.

Tháng 2/1981, ông bắt đầu làm việc tại BIDV.

Tháng 7/1991: Giám đốc BIDV chi nhánh Bình Định khi mới ở tuổi 35.

Tháng 10/1999: Phó tổng giám đốc BIDV.

Tháng 5/2003: Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIDV

Tháng 1/2008: Chủ tịch HĐQT BIDV.

Ngày 1/9/2016, ông nghỉ hưu.

Ông Trần Bắc Hà [63 tuổi, quê Bình Định, cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV] vừa tử vong sáng nay, sau hơn 7 tháng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Thu Hằng - Thiết kế: Phạm Luyện

Cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà.

Vào cuối tháng 5/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương [UBKTTW] đã đưa ra kết luận về những vi phạm của ông Trần Bắc Hà trong vụ án Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] là rất nghiêm trọng.

Những sai phạm của ông Trần Bắc Hà được chỉ ra như "vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, bao gồm việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân Hàng Xây Dựng".

Sau kỳ họp của UBKTTW vào cuối tháng 6, ông Trần Bắc Hà bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng. 

'Linh hồn' BIDV - những năm tháng quyền lực

Lần giở lại lý lịch, ông Trần Bắc Hà sinh năm 1956 tại Bình Định, bắt đầu gắn bó với BIDV từ năm 25 tuổi. Sau 10 năm công tác tại ngân hàng này, tháng 7/1991 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh BIDV tỉnh Bình Định.

Đến năm 1999, ông Hà được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc BIDV và đến tháng 5/2003 được lựa chọn làm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc NH này. Ông chính thức trở thành lãnh đạo quyền lực nhất tại ngân hàng này từ đầu năm 2008 với vai trò Chủ tịch HĐQT và là người đại diện sở hữu gần 40% trên tổng số 95,3% cổ phần nhà nước nắm giữ tại BIDV. 

Cái tên Trần Bắc Hà được gắn với quá trình phát triển thăng trầm của BIDV. Trên thị trường tài chính - ngân hàng, thậm chí, người ta còn gọi ông bằng biệt danh: "ông trùm tài chính".

Tính đến ngày về hưu, ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của BIDV. Ông Hà cũng từng được coi là “linh hồn” của BIDV trong suốt thời gian dài và ghi dấu ấn là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV…

Tuy nhiên, thời kỳ cầm "bánh lái" con thuyền BIDV của ông Hà cũng gây ra nhiều tỳ vết. Cựu lãnh đạo này cũng góp phần trong điều hành đẩy nợ xấu BIDV tăng vọt.

Theo báo cáo tài chính của 11 NHTM công bố vào tháng 8/2016 [thời điểm ông Hà nghỉ hưu], 11 Ngân hàng đã cầm trong tay hơn 48.882 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, BIDV là ngân hàng có tổng số nợ xấu cao nhất, lên tới 13.183 tỷ đồng, tăng 35,95% so với cuối năm 2015. Báo cáo quý I/2018,  BIDV ghi nhận tới 8.498 tỷ đồng lợi nhuận thuần trong quý I/2018, tăng tới 84% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, chi phí dự phòng lên đến 6.013 tỷ đồng [gấp 2,6 lần quý I/2017] đã ăn mòn lợi nhuận của BIDV, khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2018 của BIDV chỉ tăng 9,1%, lên 2.485 tỷ đồng.

Dù vậy, cho đến nay, BIDV là kênh thanh toán duy nhất được chỉ định thực hiện dịch vụ thanh toán các giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà cũng là người chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Czech và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.

2 lần dính tin đồn bắt bớ

Năm 2014, BIDV lên sàn và cổ phiếu BID nhanh chóng trở thành một trong những mã có vốn hóa lớn nhất thị trường, tác động mạnh đến các chỉ số.

Vào tháng 8/2017, tin đồn ông Hà bị bắt đã nhấn chìm thị trường chứng khoán, đặc biệt là khiến cổ phiếu nhóm ngân hàng đỏ lửa. Chỉ trong 1 ngày 9/8, vốn hóa thị trường bốc hơi 1,8 tỷ USD, riêng vốn hóa BIDV trong phiên mất 7.521 tỷ đồng. 

Tin đồn lần này rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông Hà có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây Dựng dưới thời Phạm Công Danh. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Hà nói vẫn bình thường. Ông Trần Bắc Hà không có mặt cả 3 lần tại tòa với tư cách người có nghĩa vụ liên quan trong đại án Phạm Công Danh vì đang điều trị bệnh ung thư.

Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của ông Hà với giới đầu tư không phải chỉ sau khi BID niêm yết, mà trước đó, vào năm 2013, tin đồn thất thiệt tương tự liên quan đến ông Hà cũng đã "thổi bay" khoảng 1,6 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.

Sau vụ việc, ông Hà cho rằng nhiều khả năng có tung tin để trục lợi từ đó, nhất là sau những diễn biến về bắt "bầu" Kiên và những lùm xùm liên quan đến một số lãnh đạo ngân hàng khi đó. Theo ông Hà, những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài chính.

Hai lần có tin đồn ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư phát triển [BIDV] bị bắt là hai lần khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của nhân vật này.

Quá trình công tác và sai phạm của ông Trần Bắc Hà

Theo các tài liệu PV Thanh Niên có được, ông Trần Bắc Hà là con của liệt sĩ Trần Đình Châu [1915 - 1969, ở thôn An Thường, xã Ân Thạnh, H.Hoài Ân, Bình Định]. Ông Hà được sinh vào năm 1956 tại miền Bắc, trong thời gian ông Trần Đình Châu tập kết ra Bắc.

Năm 1981, ông Trần Bắc Hà bắt đầu công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]. Đến năm 1991, ông Trần Bắc Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định.

Ông Trần Bắc Hà [thứ 2 từ trái sang] khi còn công tác tại BIDV Chi nhánh Bình Định

Ảnh tư liệu

Tháng 10.1999, ông Hà được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc BIDV. Tháng 5.2003, ông Hà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc BIDV. Từ năm 2008 đến 2016, ông Hà làm Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.

Tài sản khủng của gia đình ông Trần Bắc Hà ở Bình Định

Ngày 29.11.2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, khám xét, tạm giam đối với ông Trần Bắc Hà về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Bản tin về việc bắt giữ ông Trần Bắc Hà và một số bị can ngày 29.11.2018 - Bản quyền thuộc VTV

Các công ty của gia đình ông Trần Bắc Hà

Ông Trần Bắc Hà và vợ là bà Ngô Kim Lan có hai người con, gồm: con gái là Trần Lan Phương [37 tuổi] và con trai Trần Duy Tùng [35 tuổi]. Những người trong gia đình ông Bắc Hà từng nắm giữ trong tay khối tài sản khá đồ sộ như: Công ty CP Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng và Công ty CP Tập đoàn An Phú [cùng có địa chỉ tại 01 đường Hàn Mặc Tử, P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định].

Công ty CP Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn là chủ sở hữu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn [ở P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định], được công nhận chuẩn 4 sao. Resort này tọa lạc tại khu đất rộng hàng ngàn mét vuông, bao gồm hàng chục nhà lưu trú, quán Bar Royal Club, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng kinh doanh thực phẩm, cà phê, quầy hàng lưu niệm… Hiện giá đất khu vực xung quanh Resort Hoàng Gia Quy Nhơn được giao dịch trên thị trường khoảng 200- 300 triệu đồng/m2.

Trước kia, Resort Hoàng Gia Quy Nhơn được hình thành từ năm 2003 với tên ban đầu là Resort Hoàng Anh Quy Nhơn thuộc sở hữu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2009, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển toàn bộ cổ phần tại Resort Hoàng Anh Quy Nhơn cho một doanh nghiệp ở Hà Nội với giá khoảng 175 tỉ đồng.

Cũng trong năm này, Resort Hoàng Anh Quy Nhơn được doanh nghiệp này chuyển nhượng lại cho Công ty CP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn với giá 135 tỉ đồng. Từ đó, Resort Hoàng Anh Quy Nhơn đổi tên thành Resort Hoàng Gia Quy Nhơn cho đến nay.

Tài sản khủng của gia đình ông Trần Bắc Hà ở Bình Định

Resort Hoàng Gia Quy Nhơn

Ảnh: Hoàng Trọng

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, Công ty CP du lịch Hoàng Anh - Đất Xanh Quy Nhơn được thành lập vào tháng 10.2009 do vợ của ông Trần bắc Hà bà Ngô Kim Lan làm chủ sở hữu kiêm người đại diện pháp luật. Tháng 12.2017, bà Ngô Kim Lan bất ngờ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại Công ty CP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn cho em ruột mình là bà Ngô Thị Kim Oanh [ở TP.HCM]. Hiện bà Oanh là người đại diện theo pháp luật của công ty này.

Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú thuộc sở hữu của ông Trần Duy Tùng, con trai ông Hà. Công ty này được thành lập vào tháng 4.2009, ban đầu có tên gọi là Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú. Đến năm 2016, Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn An Phú và ông Trần Duy Tùng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.

Công ty này tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Bình Định như: Dự án như Khu đô thị thương mại An Phú [ở P.Quang Trung, TP.Quy Nhơn] với tổng vốn đầu tư gần 300 tỉ đồng, rộng khoảng 36.568 m2 [đã hoàn thành], Dự án quần thể du lịch khu vực chùa Linh Phong [xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định] rộng 56,65ha, tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng [vẫn đang trong quá trình thi công].

Ông Trần Duy Tùng bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vào tháng 3.2019.

Khu đô thị An Phú

Ảnh: Hoàng Trọng

Con gái ông Hà là bà Trần Lan Phương thành lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng vào năm 2014 với số vốn điều lệ 300 tỉ đồng.

Đến cuối năm 2017, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng và Công ty CP Tập đoàn An Phú cùng một doanh nghiệp khác được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng tại khu "đất vàng" K200 thuộc Khu đô thị, thương mại, dịch vụ phía Tây đường An Dương Vương [TP.Quy Nhơn].

Dự án này có diện tích đất khoảng 10.840 m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.900 tỉ đồng. Tháng 7.2018, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án này với lý do chủ đầu tư không triển khai như đúng cam kết. Hiện khu đất K200 đang được tỉnh Bình Định đấu giá, kêu gọi chủ đầu tư.

Tháng 12.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định tiến hành phong tỏa tài sản các công ty của gia đình ông Trần Bắc Hà để phục vụ công tác điều tra.

Cận cảnh dự án nuôi bò ngàn tỉ liên quan đến ông Trần Bắc Hà

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề