Tiêm sởi quai bị rubella có tác dụng bao lâu

Chống chỉ định đối với vắc-xin MMR bao gồm

  • Phản ứng dị ứng nặng [ví dụ: phản vệ Sốc phản vệ ] sau khi dùng liều trước đó hoặc với một thành phần của vắc-xin, bao gồm cả neomycin

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải nặng đã biết [ví dụ: do bệnh bạch cầu, u lympho, khối u đặc, khối u ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết, AIDS, nhiễm HIV nặng, điều trị bằng hóa trị liệu hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài]

  • Mang thai [tiêm vắc-xin được hoãn lại cho đến khi sinh nở]

  • Tiền sử gia đình có người thân cấp độ 1 [bố mẹ hoặc anh chị em] bị suy giảm miễn dịch di truyền bẩm sinh, trừ khi người được tiêm vắc-xin được biết là có đủ khả năng miễn dịch

Chỉ chống chỉ định nhiễm HIV nếu suy giảm miễn dịch nghiêm trọng [CDC miễn dịch loại Vấn đề hòa nhập của trẻ em nhiễm HIV 3 với CD4 < 15% hoặc số lượng CD4 < 200 tế bào/mcL]; nếu tình trạng suy giảm miễn dịch không nặng, nguy cơ mắc bệnh sởi tự nhiên cao hơn nguy cơ mắc bệnh sởi do vắc-xin sống.

Thận trọng với vắc-xin MMR bao gồm

  • Bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không sốt [hoãn tiêm vắc-xin cho đến khi bệnh khỏi]

  • Điều trị gần đây [trong vòng 11 tháng] bằng các sản phẩm máu có chứa kháng thể [khoảng thời gian cụ thể tùy thuộc vào sản phẩm]

  • Tiền sử giảm tiểu cầu hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu

Nếu một người bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis, vắc-xin MMR và có thể là vắc-xin MMRV có thể tạm thời ngăn chặn đáp ứng với xét nghiệm tuberculin. Do đó, nếu cần, xét nghiệm này có thể được thực hiện trước hoặc cùng thời điểm với tiêm vắc-xin. Nếu những người đã chích vắc-xin, việc xét nghiệm nên được hoãn lại từ 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin.

Một trong những căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp mà nếu chưa có kháng thể phòng bệnh là sởi – quai bị – rubella. Bệnh lây lan nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Chúng ta cần tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella đầy đủ. Hãy cùng YouMed tìm hiểu vắc xin sởi – quai bị – rubella tiêm mấy mũi nhé!

Bệnh sởi – quai bị – rubella

Trước khi tìm hiểu vắc xin sởi – quai bị – rubella tiêm mấy mũi, bạn cần tìm hiểu rõ hơn về những bệnh lý này để có biện pháp chủ động bảo vệ sức khoẻ.

Bệnh sởi

  • Bệnh sởi thường gây ra phát ban toàn thân, sốt, ho khan kéo dài, chảy nước mũi, sưng mí mắt…
  • Bệnh dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Bệnh quai bị

  • Bệnh quai bị thường có triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, khó nhai, sốt…
  • Quai bị có thể dẫn đến điếc, sưng đau tinh hoàn, buồng trứng dẫn đến vô sinh, viêm màng não.

Bệnh Rubella

  • Bệnh Rubella gây phát ban toàn thân, sốt nhẹ và viêm khớp. Phụ nữ mang thai nhiễm rubella thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh làm chậm phát triển trí tuệ và bị dị tật bẩm sinh.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Hiện nay, vắc xin kết hợp giúp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất vẫn là vắc xin MMR II cần phải tiêm 2 mũi, lịch tiêm khác nhau theo từng đối tượng giúp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Vắc xin MMR II là gì?

  • Vắc xin MMR II hay còn được gọi là vắc xin MMR của công ty Merck Sharp and Dohme sản xuất tại Mỹ. Vắc xin này là loại vắc xin sống, giảm độc lực, tiêm ngừa dưới da, giúp phòng ngừa 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella. Vắc xin này hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút.
  • Chỉ định của vắc xin này để tạo miễn dịch phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

    Vắc xin MMR II được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Vắc xin MMR II tiêm mấy mũi là đủ?

Có nhiều người thắc mắc vắc xin sởi – quai bị – rubella tiêm mấy mũi? Vắc xin MMR II cần tiêm 2 mũi. Lịch tiêm chủng thông thường như sau:

  • Tiêm mũi đầu tiên cho trẻ vào khoảng thời gian từ 12 – 15 tháng hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con.
  • Một mũi tiêm nhắc lại thường vào khoảng 4 – 6 tuổi, có thể sớm hơn nếu dịch xảy ra. Mũi tiêm này giúp tạo ra biến đổi thể dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước.

Lịch tiêm theo độ tuổi khác:

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1 là lần tiêm phòng đầu tiên.
  • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với phụ nữ, cần hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Chi phí tiêm vắc xin MMR II

Giá tiêm Vắc xin sởi – quai bị – rubella tại Hệ thống tiêm chủng VNVC [thuộc Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam]

Công ty cổ phần Vacxin VNVC là hệ thống tiêm chủng vắc xin nhiều cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc. Ở đây được trang bị hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh hiện đại và là đơn vị đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất. Thêm vào đó, công ty này còn cam kết bình ổn giá ngay cả thời điểm khan hiếm.

Tất cả kháng hàng đến tiêm chủng đều được tư vấn miễn phí. Giá tại đây:

Tên Vaccine Nước sản xuất Giá bán lẻ [VND] Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu [VND]
MMR II [3 in 1] Mỹ 305.000 366.000

Giá tiêm Vắc xin sởi – quai bị – rubella  tại Pasteur TP.HCM

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 127 Pasteur, phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Tên Vaccine Nước sản xuất Giá bán lẻ [VND]
MMR II [3 in 1] Mỹ 265.000

Giá tiêm Vắc xin sởi – quai bị – rubella  tại Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM

Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM nằm tại vị trí 99/6 Nơ Trang Long, Phường 11, quận Bình Thạnh, Tp. HCM.

Tên Vaccine Nước sản xuất Giá bán lẻ [VND]

T2 – T6

Giá bán lẻ [VND]

T7

MMR II Ấn Độ 188.000 203.000

Giá tiêm Vắc xin sởi – quai bị – rubella  tại Trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt

Trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt  nằm trên đường 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Tên Vaccine Nước sản xuất Giá [VND]
MMR II Mỹ 280.000

Những lưu ý khi tiêm vắc xin MMR II

Ngoài những lưu ý về vắc xin sởi – quai bị – rubella tiêm mấy mũi, chúng ta cần phải quan tâm đến đường dùng, tác dụng phụ, chống chỉ định:

Đường sử dụng

Tiêm dưới da, không được tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng phụ

  • Cảm giác rát bỏng/ đau nhói chỗ tiêm.
  • Tác dụng phụ ít gặp: sốt trên 38 độ C, xuất hiện ban đỏ nhẹ trên da.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, căng cứng, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Phản ứng trên da bao gồm nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
  • Đau cơ, khớp: thoáng qua, thường xảy ra ở phụ nữ trong lứa tuổi trưởng thành.
Xuất hiện vết sưng đỏ tại nơi tiêm là tình trạng khá phổ biến

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào trong vắc xin.
  • Phụ nữ đang mang thai, tránh mang thai sau 3 tháng khi tiêm.
  • Dị ứng với neomycin.
  • Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
  • Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Rối loạn về máu, bạch cầu hay u hạch bạch huyết, người có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới hệ xương và máu.
  • Bị suy giảm miễn dịch tiên phát và thứ phát và tiền sử gia đình có người suy giảm miễn dịch.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới vắc xin sởi – quai bị – rubella tiêm mấy mũi, những lưu ý khi sử dụng. Nếu có bất thường sau khi tiêm vắc xin hãy liên lạc ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!

Video liên quan

Chủ Đề