Hiv aids là gì sinh 10

HIV/AIDS là gì ?

+ HIV là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. Gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể.

+ AIDS là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom, là giai đoạn cuối của HIVAIDS. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

ảnh minh họa

Các đường lây truyền HIV

- Virus lây truyền qua đường nào? Đã xác định chắc chắn virus HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:

+ Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…

+  Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú.

- Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? Chỉ có làm xét nghiệm HIVmới xác định được có bị nhiễm hay không bị nhiễm HIV.

-Biểu hiện của HIV/AIDS: Có 04 giai đoạn nhiễm HIV

+ Giai đoạn sơ nhiễm [còn gọi là thời kỳ cửa sổ]: Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính [vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn].

+ Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

+ Giai đoạn cận AIDS: Vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

+ Giai đoạn AIDS: Có các biểu hiện như: Gầy sút [giảm trên 10% trọng lượng cơ thể]; sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh kèm theo như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân,.... Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

Cách phòng tránh lây nhiễm

- Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục

+ Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.

+ Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

+ Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.

+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

- Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu

+ Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.

+ Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

+ Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…

+ Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.

- Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

- Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ

+ Nếu phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.

+ Để tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ [tuổi từ 15 - 49]: không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người; sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

Nam, nữ trong tuổi sinh đẻ hãy đến phòng khám tư vấn hoặc các co sở y tế để tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV và phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

+ Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm số trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

+ Phụ nữ nhiễm HIV hãy cùng chồng hoặc bạn tình đến phòng tư vấn sức khoẻ, trạm y tế hoặc các cơ sở sản khoa để được tư vấn và tự quyết định về các vấn đề sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn và kế hoạch hoá gia đình; tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; giới thiệu chuyển đến co sở chăm sóc, điều trị và hỗ trợ thích hợp.

- Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

+ Tất cả phụ nữ mang thai cần đến co sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

+ Nếu phụ nữ vẫn muốn sinh con thì họ sẽ được: tư vấn và chăm sóc thai nghén; xét nghiệm và dùng thuốc kháng vi rút [ARV] vào thời điểm thích hợp; sinh đẻ an toàn; tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.

- Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau khỉ sinh

+ Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.

+ Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng co hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần.

+ Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con. Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp.

Lâm Tân

ad syt ad

Được ví như một căn bệnh thế kỷ hình thành do loại virus HIV truyền nhiễm và mang đến một tỷ lệ tử vong xếp ở mức cao nhất của lịch sử loài người. Theo như ước tính của WHO – Tổ chức y tế Thế giới thì số lượng người chết vì nhiễm HIV trên toàn cầu đã đạt ngưỡng trung bình khoảng từ 570.000 – 1.100.000 người/năm. Vậy AIDS là gì mà lại khiến cho mọi người bỏ mạng vì nó nhiều đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

AIDS là gì?

AIDS chính là tên viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrom. Được hiểu là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Chúng làm phá hủy tất cả các tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm gọi là CD4 thuộc huyết cầu. Từ đó hệ miễn dịch ngày càng suy yếu dần, người bệnh không còn sức đề kháng và khả năng chống lại nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh.

Khi đã đến hình thành AIDS rồi thì thường bệnh nhân đã trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm: Giai đoạn sơ nhiễm – nhiễm trùng không triệu chứng – giai đoạn liên quan đến AIDS – giai đoạn bị bệnh AIDS.

AIDS là gì?

Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các loại bệnh ung thư, nhiễm trùng cơ hội mà lúc khỏe mạnh chúng ta có thể chống chịu được. Đến khi người bệnh bị nhiễm phải HIV, mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội cùng với ung thư thì sẽ được chẩn đoán bị AIDS. Thêm vào đó người bị HIV không được chữa trị thì dễ chuyển sang AIDS trong khoảng 10 năm.

Hiện nay dù y học đã rất phát triển rồi nhưng vẫn chưa tìm ra được cách chữa trị bệnh AIDS tận gốc. Hơn nữa nếu không chữa trị tốt được bằng thuốc kháng virus, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 03 năm hoặc ngắn hơn nếu bị bệnh cơ hội nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây bệnh AIDS

Người bệnh bị AIDS thường là do khi nhiễm phải HIV trước đó được được chữa trị đúng cách, duy trì lối sống sinh hoạt không khoa học. Từ đó mới làm cho hệ thống miễn dịch yếu đến mức không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng dạng thông thường. Mỗi năm nước ta có đến hàng nghìn người bị nhiễm HIV/AIDS bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như:

  • Thực hiện quan hệ tình dục không được an toàn bằng âm đạo, miệng, hậu môn mà không dùng bao cao su phòng tránh.
  • Dùng chung một kim tiêm với người bị bệnh hoặc là dùng chung kim lúc xăm mình
  • Người bị bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn giộp sinh dục, nhiễm khuẩn âm đạo,…  lây lan thông qua con đường tình dục cũng có nguy cơ bị HIV/AIDS.
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc bú sữa mẹ,…

Ngoài ra vẫn còn tồn tại một vài yếu tố làm gia tăng thêm nguy cơ bị mắc bệnh AIDS như:

  • Đang trong quá trình điều trị bệnh nhưng dùng thuốc không đúng liều lương, tự ý ngưng thuốc khi chưa được đồng ý, không tái khám đúng lịch.
  • Uống nhiều chất kích thích, sử dụng ma túy, hiếm máu hay các bộ phận khác
  • Ăn các thực phẩm như hàu sống, trứng sống hay sữa chưa được tiệt trùng,…

Dùng chung kim tiêm với nhiều AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng của bệnh AIDS

Hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào trong vài tháng hay vài năm kể từ khi nhiễm bệnh. Trong khi đó lượng virus này vẫn cứ hoạt động bình thường bên trong cơ thể. Một số trường hợp có thể nhận biết được thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Cân nặng sụt giảm nhanh chóng
  • Mồ hôi đổ nhiều về đêm, sốt thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần
  • Những tuyến bạch huyết ở cổ, háng và nách có xuất hiện rất nhiều nốt sưng kéo dài
  • Bị tiêu chảy liên tục trong vòng 1 tuần hoặc hơn
  • Viêm phổi, miệng, hậu môn hay bộ phận sinh dục bị loét
  • Trí nhớ suy giảm, rối loạn thần kinh, trầm cảm
  • Xuất hiện những nốt đốm màu nâu, đỏ, hồng, đỏ tía ở trong miệng, trên da hoặc là ở mí mắt,….
  • Một vài trường hợp nhiễm Herpes còn có thể bị đau cổ họng mỗi khi nuốt, lưỡi phủ một lớp màu trắng lên bên trên. Ngoài ra người bị AIDS còn dễ bị ung thư da, ung thư mô bạch huyết,…

Để biết được chắc chắn mình có thực sự bị bệnh HIV/AIDS hay không thì bạn cần đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng dịch vụ đặt lịch thăm khám tại bệnh viện và cơ sở y tế uy tín trên nền tảng Aihealth cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật chỉ với một vài thao tác bấm đơn giản qua đường link tại đây.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh AIDS 

Bạn cũng đã biết được rằng bệnh AIDS sẽ mang đến nhiều nguy hiểm đến tính mạng cũng như hệ lụy về sau cho những ai gặp phải. Do vậy ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải có cho mình những cách phòng ngừa bệnh thông qua một số biện pháp như sau:

Tình dục an toàn bằng bao cao su để phòng ngừa AIDS

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình khác nhau.
  • Tuyệt đối không được sử chất ma túy hay các chất có tính gây nghiện
  • Hạn chế và tốt nhất là tránh tiếp xúc với các đối tượng hay những khu vực có nhiều người bị nghiệm để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm.
  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp phát hiện bệnh kịp thời cũng như có phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về AIDS là gì mà AiHealth muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hay cũng như chú trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và người thân được an toàn bằng cách theo dõi sức khỏe định kỳ, thường xuyên nhé!

Video liên quan

Chủ Đề