Dòng tiền bắt đáy là gì

Bắt đáy [bottom Fishing] là một thuật ngữ/ tiếng lóng thường thấy của những nhà đầu tư chứng khoán.

Trái ngược với ĐU ĐỈNH chính là BẮT ĐÁY. Như ở bài trước mình có chia sẻ với các bạn về thuật ngữ Đu Đỉnh rồi, nếu như bạn chưa đọc thì hãy đọc bài viết đó tại đây nhé: Đu đỉnh trong Chứng Khoán là gì?

Vậy: Bắt đáy là gì?

Bắt đáy là lúc bạn mua được mã cổ phiếu [cp] của một công ty nào đó với mức giá thấp nhất [màu xanh lam]. Nghĩa là bạn cho rằng giá cổ phiếu đó đang ở mức sàn, thấp nhất rồi và không thể rẻ hơn được nữa.

#2. Tại sao nhà đầu tư chọn mua bắt đáy?

Tâm lý chung của người mua mà, ai cũng mong muốn mua được một món gì đó với mức giá giá thấp nhất đúng không nào? Trong chứng khoán cũng y chang vậy đó !

Nhưng khác với mua rau hay mua cá ngoài chợ thì đây là thị trường chứng khoán và bạn sẽ không thể biết chắc được rằng mã cổ phiếu [cp] mà bạn muốn mua có tiếp tục giảm giá nữa không, hay sẽ tăng lên và có ngày đổi sang màu xanh hoặc màu tím?!

Phải, không ai biết được chính xác điều này. Vậy nên không thể biết chắc chắn đó đã là ĐÁY hay chưa? Hay đó lại là ĐỈNH cho cả quãng thời gian về sau, vì giá cổ phiếu liên tục giảm giá trong các phiên tiếp theo vì một nguyên nhân nào đó [ có thể do công ty làm ăn thua lỗ, do thị trường biến động….]

Nếu bạn chọn mua 1 mã cp đang giảm sàn thì nghĩa là bạn đang bắt đáy, bạn có một niềm tin son sắc chắc bền rằng mã cp này sẽ tăng. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chấp nhận rủi ro cho hành động này [sẽ cháy tài khoản nếu cp tiếp tục giảm sâu hơn nữa].

Bản chất thực sự của bắt đáy được được ví như việc bắt một con dao đang rơi, vì nó là một chiến lược rất rủi ro nếu giá cổ phiếu bị suy giảm một cách chính đáng [tức là do công ty đó đang làm ăn thua lỗ thật].

Nhưng mặt khác, bắt đáy sẽ là một chiến lược khôn ngoan khi giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thật của nó.

Vậy nên, bước phân tích giá trị thật của cổ phiếu mà bạn muốn mua là điều vô cùng cần thiết, không thì bạn sẽ rất dễ bị mua theo cảm tính. Sau khi bạn đã ước lượng được giá trị thật của cổ phiếu công ty bạn muốn mua rồi thì việc bắt đáy sẽ an toàn hơn, ít rủi ro hơn.

Bạn đang hỏi là làm thế nào để ước lượng được giá trị thật của một mã cổ phiếu ư? Có cách đó, nhưng mình sẽ chia sẻ với các bạn trong những bài viết tiếp theo, vì nó hơi dài và cũng khá là phức tạp..

#3. Khi nào thì nên bắt đáy?

Như mình đã nói qua ở bên trên rồi đó, là khi bạn đã nhìn rõ được tiềm năng của công ty đó, đã ước lượng được giá trị thật của mã cổ phiếu đó là bao nhiêu….

Thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều mảng cho bạn chọn lựa, ví dụ như là Bất Dộng Sản, Ngân hàng, Giá Trị, Thủy Sản, Năng lượng, Dầu Khí…

Nếu bạn có thông tin ngầm và biết rằng sắp tới sẽ có nguồn mua lớn về Bất động sản vì sắp có dự án lớn hoặc có dòng tiền từ ông lớn nào đó chảy vào đây để đầu tư, bạn đón đầu xu thế ngay khi mã này còn đang màu xanh lam [mức giá thấp].

Nhưng tất nhiên, để có được những thông tin này không phải là dễ, bạn phải có được những thông tin mà ít ai có được [thông qua những người thân quen]. Chứ đừng quá tin vào báo đài nha các bạn, những cái bạn thấy trên báo đài là những thông tin người khác muốn cho bạn thấy, nó dành cho số đông và có mục đích 🙂

Vâng, một thời gian sau, đúng như những gì bạn kỳ vọng, cổ phiếu tăng giá, mã chứng khoán chuyển từ xanh lam sang màu xanh lá và rồi tím trần. Lúc này bạn có thể bán mã cp đó đi khi đã đủ lãi như kì vọng. Như vậy lần này bạn chiến thắng thị trường rồi đó !

#4. Khi nào thì không nên bắt đáy?

Là khi mã cổ phiếu đó đang giảm sâu, nằm sàn nhiều phiên nhưng bạn thấy đâu đâu cũng là tin tức công khai kêu gọi mua vào, giữ hàng cho chắc…. thì lúc này tốt nhất bạn cũng nên đứng ngoài cuộc. Hãy tìm những mã cổ phiếu tiềm năng hơn để đầu tư nhé.

Nếu ngoan cố hay chạy theo số đông thì nguy cơ bạn bị cháy tài khoản hay âm nợ rất cao đấy. Mới tham gia thị trường thì cứ từ từ, an toàn là trên hết !

#5. Lời khuyên cho nhà đầu tư F0

  • Hãy đứng ngoài cuộc khi thị trường đang rung lắc mạnh [tức là đang lên xuống rất thất thường].
  • Tìm hiểu kỹ về công ty bạn muốn mua cổ phiếu
  • Đọc biểu đồ nến
  • Không mua theo phong trào, hiệu ứng Fomo.
  • Mua đỏ bán xanh, đừng mua đỉnh bán sàn. Điều mà ai cũng biết, chỉ là cách áp dụng khác nhau thôi ^^
  • Chốt lãi không bao giờ sai, kể cả lãi non. Hãy biết dừng đúng lúc, đừng tham..

Đọc thêm:

CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Tổng thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay vẫn tụt giảm nhẹ so với sáng hôm qua, nhưng diễn biến đáng chú ý là dòng tiền vào rất nhanh nửa đầu phiên sáng, đẩy thanh khoản gia tăng với tốc độ mạnh hơn hẳn phiên trước. Đó là tín hiệu của lực cầu chọn bắt đáy lúc hoảng loạn.

Đà giảm vẫn tiếp diễn sau phiên giảm cực sốc hôm qua với kỷ lục về số mã giảm sàn. VN-Index lao dốc sâu nhất lúc 9h30, xuống 1.232,57 điểm, giảm 2,92% so với tham chiếu. VN30-Index cũng giảm tới 2,16% giá trị.

Nhịp lao dốc sớm này đã đẩy VN-Index thủng đáy ngắn hạn trong tháng 4/2022 và mức thấp nhất của chỉ số tương đương đáy thấp nhất hồi tháng 7/2021. Giá cổ phiếu dĩ nhiên tạo đáy còn sâu hơn và thị trường lại xuất hiện tín hiệu bắt đáy.

Tổng giao dịch khớp lệnh hai sàn niêm yết cả buổi sáng đạt 10.401 tỷ đồng, thấp hơn sáng hôm qua khoảng 4%. HoSE khớp giảm 4,5%, đạt 9.458 tỷ đồng. Tuy nhiên thay đổi đáng chú ý nhất là thời điểm gia tăng thanh khoản.

Ngay thời điểm 9h30, thanh khoản sàn HoSE đã cao gấp đôi cùng thời điểm hôm qua. Chênh lệch cao nhất là đến gần 10h, sau đó đà tăng thanh khoản giảm dần. Đến khoảng 11h thanh khoản đã tương đương phiên trước và suy yếu trong thời gian còn lại.

Diễn biến thanh khoản này khác so với hôm qua, khi thanh khoản ban đầu ít và giá lình xình, nhưng thanh khoản tăng với tốc độ lớn khi giá lao dốc. Đó là do ảnh hưởng của hoạt động bán ra ngày càng mạnh. Ngược lại sáng nay thanh khoản tăng vọt nhanh khi giá lao dốc sớm và giảm dần cường độ khi giá phục hồi. Đây là kết quả của hoạt động bắt đáy giá thấp và bên mua giảm dần hưng phấn khi giá lên cao hơn.

Tốc độ gia tăng thanh khoản nhanh ở thời điểm giá giảm sâu nhất.

Diễn biến của các chỉ số cũng tương thích với diễn biến thanh khoản nói trên. Từ chỗ giảm sâu nhất 2,92%, VN-Index quay lại và vượt nhẹ tham chiếu lúc sau 1h0h, tăng 0,03% trước khi cầu suy yếu và chỉ số lại tụt nhẹ xuống. Kết phiên sáng VN-Index vẫn giảm 1,14%.

Tuy nhiên diễn biến của VN30-Index tốt hơn. Từ mức giảm sâu nhất 2,16%, đến 10h chỉ số này đã phục hồi vượt qua được tham chiếu, sau đó đi ngang đến hết phiên. Kết phiên sáng VN30-Index chỉ giảm nhẹ 0,33%. Độ rộng duy trì 11 mã tăng/18 mã giảm, trong khi VN-Index vẫn là 117 mã tăng/329 mã giảm. Thống kê độ rộng của VN-Index cũng cho thấy thời điểm đạt đỉnh phiên sáng và trên tham chiếu, số mã tăng ghi nhận 171 mã tăng/244 mã giảm. Như vậy hiện tượng phục hồi đảo chiều, sau đó lại tụt giá xuống là tình trạng chung. Chỉ có mức giữ giá tốt hơn tập trung vào nhóm blue-chips.

Nỗ lực thoát đáy của các blue-chips VN30 đã tạo nên biên độ dao động khá rộng. Rổ này tính đến cuối phiên sáng có 7 mã thoát đáy với biên độ trong khoảng 2%, 15 mã khác thoát đáy với biên độ từ 3% trở lên.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng phục hồi khá ấn tượng, nhất là các cổ phiếu nhạy với biến động như chứng khoán. SSI đảo chiều tới trên 5% so với giá đáy đầu phiên và đang chốt trên tham chiếu 1,49%; ACB, BID, VPB, HDB, MBB, TPB đều đảo chiều 2-3% so với đáy và nhiều mã vượt được tham chiếu.

Do dòng tiền mua vào vẫn canh giá thấp và thận trọng khi giá đã hồi lên cao, sức mạnh của cổ phiếu thể hiện ở khả năng giữ giá. Với độ rộng vẫn rất hẹp tức là đa số mã giảm so với tham chiếu, thì mức giảm càng nhẹ càng thể hiện khả năng nâng đỡ tốt hơn. Midcap chốt phiên sáng vẫn giảm 2,61%, Smallcap giảm 2,95% cho thấy chỉ có nhóm blue-chips VN30 đang khá nhất. Rổ này vẫn đang còn 13 mã chốt dưới tham chiếu trên 1%, trong đó GVR giảm 4,61%, STB giảm 4,21%, BVH giảm 3,2%...

Vn30-Index thể hiện khả năng giữ giá sau phục hồi tốt hơn ở nhóm blue-chips.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đáy mạnh sáng nay khi tổng mức giải ngân tại HoSE đạt gần 920 tỷ đồng, tương đương 8,9% giá trị sàn này. Mức mua ròng đạt 307,7 tỷ đồng. STB, SSI, DIG là 3 mã được mua ròng trên 20 tỷ; DPM, DGC, VND, CTG, FRT, VNM, LHG, DCM là các mã được mua ròng từ 10 tỷ đồng trở lên. Phía bán ròng chỉ có chứng chỉ E1 với -35,5 tỷ, VRE -16,9 tỷ, FUEVFVND -16 tỷ, VHM -15,3 tỷ, VCB -12,4 tỷ là đáng kể.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang ghi nhận số giảm sàn là 24 mã trên HoSE, HNX còn 8 mã và UpCOM là 13 mã. Số lượng ít đi rất nhiều so với hôm qua cho thấy độ hoảng hốt đã giảm. Dù vậy với phiên được bắt đáy khá rõ như buổi sáng thì các cổ phiếu vẫn bị bán sàn hoặc đảo chiều yếu với thời gian ngắn vẫn tiềm ẩn lực bán lớn hoặc nhà đầu tư chưa bắt đáy đủ mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề