Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị sưng, phù nề mi. Dù là nguyên nhân gì thì sưng mi cũng khiến người bệnh rất khó chịu do ảnh hưởng tầm nhìn, khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Nguyên nhân gây sưng mi

– Lẹo

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

Mọi người thường gọi chung khối sưng trên mi mắt là “chắp lẹo”, nhưng thực ra chắp với lẹo có khác nhau.

Lẹo xảy ra khi một tuyến trong mi mắt bị nhiễm trùng (thường là các tuyến nước mắt ở dưới lông mi). Người bị lẹo sẽ thấy mắt ngứa, đau, mi sưng lên, sau đó khối lẹo trông giống mụn mủ.

– Chắp

Chắp cũng gây sưng đỏ mi, nhưng khác với lẹo, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc. Những người tuyến mồ hôi nhiều bã nhờn sẽ dễ bị chắp. Người bị chắp có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.

– Dị ứng: Dị ứng toàn thân hay dị ứng tại mắt đều có thể gây ngứa ở mắt, mắt đỏ, sưng mi, chảy nước mắt.

– Viêm kết mạc: Khi mắt bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ), mi có thể sưng lên gây khó chịu cho người bệnh.

– Mất ngủ, mệt mỏi: Khi bạn mất ngủ hoặc quá mệt mỏi, mi mắt có thể sưng lên.

– Khóc: Khóc nhiều và trong thời gian lâu sẽ gây sưng mi. Chứng sưng mi này sẽ hết dần sau khi ngừng khóc. Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

– Trang điểm và dùng kem chăm sóc da: Một số người bị kích ứng/dị ứng khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da dẫn đến mi mắt sưng đỏ và đau.

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

– Viêm mô tế bào hốc mắt: Đây là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

– Rối loạn nội tiết: Mắc rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây sưng mi và viêm (bệnh Graves).

Cách khắc phục, điều trị sưng mi mắt

-Trong mọi trường hợp sưng mi, chườm ấm khá hiệu quả để giảm đau. Có thể chườm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi (quả trứng ấm nóng ở mức cơ thể chịu được).

-Trong các trường hợp sưng mi do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng. Nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng tương tự.

-Người có cơ địa dị ứng cần tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…

-Nếu mi sưng kèm mắt bỏng rát khó chịu, nước mắt nhân tạo có thể làm dịu đi rất nhiều.

-Sưng mi nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng sưng mi kèm theo sốt, đau nhiều thì bạn cần đi khám để bác sĩ có chỉ định điều trị.

-Nếu sưng do nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường sẽ phải dùng kháng sinh theo liều chỉ định.

-Nếu sưng mi do rối loạn nội tiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật, sau đó điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.

 Một số lưu ý khi dị ứng mắt

– Khi lên chắp, lẹo, tuyệt đốt không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Việc tháo mủ nếu cần thiết phải do bác sĩ chỉ định.

– Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.

– Dù bị bệnh hay không, tránh dụi tay vào mắt. Nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Đỗ Minh Lâm

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.aao.org/eyenet/article/postop-mystery-of-swollen-eyelid
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2884828/
  3. https://www.allaboutvision.com/conditions/swollen-eyelids.htm

Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm như tăng nhãn áp, viêm tổ chức hốc mắt hay u giả viêm…Các bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực.

Hốc mắt có nhiều bộ phận, có một số bộ phận rất cứng, dày và khó gãy. Tuy nhiên một số bộ phận của hốc mắt cũng rất mỏng manh và dễ tổn thương. Khi có triệu chứng đau hốc mắt, tuyệt đối không được chủ quan, cần phải đến khám ngay ở các bệnh viện uy tín để xác định được nguyên nhân của bệnh cũng như cách điều trị kịp thời.

Đau hốc mắt có nguy hiểm không?

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

Đau hốc mắt, nhức hốc mắt, bị đau vùng hốc mắt không chỉ báo hiệu các bệnh về mắt nguy hiểm mà còn có khả năng có khá nhiều bệnh liên quan đến các bộ phận khác.

Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Các tổ chức mềm của hốc mắt được bọc bởi cân chứ không áp trực tiếp vào xương hốc mắt.  Quá trình bệnh lý liên quan đến đau hốc mắt có thể phát triển ở trong hoặc ngoài cân.

Tổ chức hốc mắt bao gồm: bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh. Từ bao tenon tới thành hốc mắt và tổ chức mỡ có nhiều sợi phần nào giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định và dễ vận chuyển khi các cơ hoạt động; các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo; hệ thống tĩnh mạch hốc mắt; hệ thống bạch huyết.

Đó là những yếu tố giữ cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt, khi có biến đổi do bệnh đau hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt, bị đau vùng hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu… gây ra thì người bệnh dễ dàng nhận biết.

Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mi sưng, mắt lồi, song thị. Đôi khi gây đau và thị lực giảm sút. Dấu hiệu đau hốc mắt dễ nhận biết nhất là lồi mắt và hạn chế vận nhãn.

Ngoài các bệnh về mắt, đau hốc mắt có thể báo hiệu các bệnh liên quan khác như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh. Vì thế khi bị đau hốc mắt, cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.

Đau hốc mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

Bị đau hốc mắt, nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu, bị đau vùng hốc mắt… đều báo hiệu những bệnh lý sau đây 

1. Viêm

Viêm hốc mắt là bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có hại gây nên. Một số người bị nhọt hay chấn thương tác động lên vùng mắt, mũi miệng cũng có biểu hiện đau vùng hốc mắt. Bệnh viêm hốc mắt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm, khối viêm có thể lây lan, gây nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.

Viêm nhiễm chủ yếu của phần phụ nhãn cầu và mô hốc mắt là viêm tổ chức trước vách ngăn và viêm tổ chức hốc mắt

– Viêm tổ chức trước vách ngân là nhiễm trùng mô mềm mi mắt và xung quanh nhãn cầu phía trước vách ngăn hốc mắt

– Viêm tổ chức hốc mắt là nhiễm trùng mô mềm hốc mắt phía sau vách ngăn

Chandler đã chia viêm nhiễm hốc mắt thành 5 nhóm. Nguyên nhân thông thường nhất của 2 nhòm đầu là do viêm xoang sàng. Ba nhòm còn lại đều có sự tạo mủ và có thể do nguyên nhân khác.

– Nhóm 1: Viêm quanh hốc mắt hay trước vách ngăn

– Nhóm 2: Viêm tổ chức hốc mắt

– Nhóm 3: Áp xe dưới màng xương hốc mắt

– Nhóm 4: Áp  xe trong hốc mắt

– Nhóm 5: Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang

Triệu chứng chính: lồi mắt và liệt vận nhãn, đau khi lếc mắt, giảm thị lực, phù nề kết mạc, tăng nhãn áp

Điều trị: 

– Trẻ dưới 1 tuổi: sốt, có dấu màng não cần nhập viện

– Sử dụng kháng sinh liều cao nhanh, mạnh qua đường tiêm tĩnh mạch và đường uống

– Phẫu thuật dẫn lưu áp xe thoát mủ

Đau hốc mắt là dấu hiệu của bệnh u giả viêm. Tùy từng vị trí gây sưng viêm vùng hốc mắt mà có thể chia bệnh u giả viêm thành các loại khác nhau. Cụ thể:

– U giả viêm trước: Loại này gây ra tình trạng phù mi, sụp mi

– U giả viêm lan tỏa

– Hội chứng đỉnh hốc mắt

– U giả viêm tuyến lệ: Loại này sẽ gây ra tình trạng đau, sưng vùng tuyến lệ.

Khi bị bệnh u giả viêm, mắt sẽ lồi một bên, đau hốc mắt, những cơn đau nửa bên mặt có thể kéo dài dai dẳng hàng tháng. Ngoài ra, thị lực có thể bị suy giảm, quan sát nhãn cầu thấy sưng, có thể đỏ ít… Tình trạng này cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sỹ khám đồng thời đưa ra phác đồ điều trị hợp lý giúp bệnh khỏi dứt điểm, tránh tái phát nguy hiểm. 

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

2. Đau hốc mắt là dấu hiệu của u

U hốc mắt có hai loại là u lành tính và u ác tính, bệnh dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

U lành tính có u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn.

U ác tính có u ác tính sacom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ và u ác tính có di căn, u bạch huyết ở người lớn.

Với dạng u nang bì thì thường không gây đau đớn, ít phải cắt. tuy nhiên, nếu u tác động đến thị lực gây đau hốc mắt, nhức hốc mắt… thì cần phải loại bỏ. 

3. Giãn tĩnh mạch 

Đau hốc mắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch chứa nhiều máu thì giãn nở làm mắt trở nên lồi ra và ngược lại. Bị giãn tĩnh mạch, nghỉ ngơi, tránh làm việc bằng mắt nhiều. 

4. Viêm tai mũi họng cũng có thể khiến hốc mắt bị đau 

Khi cúi xuống thấy đau hốc mắt cả hai bên, đau thần kinh trên hố thì có thể bị viêm xoang. Đau nhức do bệnh lý hốc mắt hoặc nhãn cầu thì cơn đau sẽ dồn liên tục mà không hề do tư thế hay bất kỳ tương tác gì. Với tình huống này, bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời. 

5. Bệnh Graves 

Graves là bệnh tuyến giáp gây lồi mắt với biểu hiện như chói mắt, chảy nước mắt sống, đôi khi có cảm giác nóng rát… Thậm chí ở một số trường hợp cơ mi trên sẽ co rút làm cho mắt lồi ra giống như trợn mí.

Đối với mi dưới có thể phù nề để lâu dễ bị liệt, xung huyết, mi nhắm không được kín dẫn đến biến chứng loét giác mạc, khô mắt. 

6. Chấn thương 

Đau hốc mắt cũng có thể do xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt. Cả hai đều xảy ra lúc bị chấn thương. Tuy nhiên dị vật có thể chưa gây ra các dấu hiệu ở hốc mắt trong một thời gian dài. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần có biện pháp hỗ trợ như chụp cắt lớp hay siêu âm.

Cách chữa đau hốc mắt

Tại sao bị đau 2 đuôi mắt

Khi có những biểu hiện như nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu, bị đau vùng hốc mắt… cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa đau hốc mắt để chấm dứt tình trạng khó chịu này càng nhanh càng tốt.

Các chuyên gia nhãn khoa và bác sĩ có chuyên môn cao lưu ý rằng, tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và khám nghiệm cụ thể để tìm ra nguyên nhân của từng bệnh lý riêng biệt liên quan đến hốc mắt. Khi có triệu chứng bị đau hốc mắt, người bệnh cần đến đúng cơ sở chuyên khoa mắt để được xác định đúng bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, nhanh chóng, hiệu quả.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Tài liệu tham khảo:

https://www.allaboutvision.com/conditions/eye-pain.htm

https://www.webmd.com/g00/eye-health/eye-pain-causes-symptoms-diagnosis-treatment?i10c.ua=1&i10c.encReferrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLmNvbS8%3d&i10c.dv=20

https://www.aao.org/eye-health/symptoms/pain-around-eye

http://vnio.vn/dau-dau-dau-quanh-mat.-co-thuc-su-nghiem-trong