Tại sao apple google intel samsung chưa vào cuộc bitcoin

Ngày càng nhiều ông lớn nhảy vào thị trường tiền mã hóa. Việc nắm được những gì họ đang làm giúp cho chúng ta hiểu hơn về tương lai của thế giới này.

 

Vào thời kỳ đầu của tiền mã hoá, Bitcoin chỉ được xem như món đồ chơi của những gã IT lập dị. Lập trình viên Laszlo Hanyecz từng bỏ ra tận 10.000 Bitcoin chỉ để mua 2 chiếc bánh Pizza. Chuyện cũng không có gì bất ngờ vì vào thời điểm đó, tất cả mọi người đều cho rằng tiền mã hóa là vô dụng và không có giá trị. Vật đổi sao dời, 11 năm sau, Bitcoin trở thành đồng tiền ảo có giá trị lớn nhất thị trường tiền điện tử. Cuộc chơi trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi có nhiều công ty công nghệ lớn nhảy vào. 

Sau đây là một vài cái tên nổi bật:

Vị CEO của Tesla chính là người có ảnh hưởng nhất tới thị trường tiền mã hóa trong thời gian qua. Chỉ với vài dòng tweet, Elon Musk khiến cho cả thị trường chao đảo.

Việc Tesla đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin với lý do “đa dạng hóa tài sản của công ty và tối ưu lợi nhuận” cũng đánh dấu thời điểm Bitcoin bắt đầu tăng vọt lên mức giá 64.000 USD thời gian ngắn sau đó. Tesla cũng tuyên bố sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho các sản phẩm của mình nhưng rồi lại hoãn kế hoạch này vào tháng 5 vì các yếu tố môi trường. 

Tuy vậy, tháng 7/2021, Elon lại cho biết Tesla sẽ chấp nhận Bitcoin là phương thức thanh toán nếu các mỏ đào Bitcoin sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các máy đào. Sự kiện này cũng đánh dấu lần tăng giá trở lại của Bitcoin sau khoảng 2 tháng giảm liên tục.

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates cho biết ông không đầu tư vào Bitcoin chỉ vì nhiều người tin rằng chúng có giá trị. Thay vào đó ông đang tập trung đầu tư vào các dự án về y sinh và nghiên cứu vaccine. 

Tuy vậy, Microsoft lại có một bước tiến lớn trong mảng blockchain khi được cấp bằng sáng chế cho các phần mềm hỗ trợ vận hành các ứng dụng blockchain. Khó khăn khi sử dụng các ứng dụng blockchain là việc giao tiếp qua lại giữa các nền tảng với nhau hay việc quản lý và phân phối các mã token. Phần mềm mới của Microsoft được cho có thể hỗ trợ cho nhiều dự án blockchain hoạt động trơn tru hơn.  

Tháng 7/2021, công ty về fintech tại Anh là Wirex thông báo họ đã sử dụng Microsoft Azure để xây dựng nền tảng thanh toán bằng tiền mã hóa của mình. Wirex đã kết nối với 10 sàn giao dịch và nền tảng blockchain khác nhau thông qua Azure. CEO Wirex ông Dmitry Lazarichev cho rằng “công ty có thể đạt được 15 triệu khách hàng trong 5 năm tới với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Microsoft”.

Vào đầu tháng 7, một số tin đồn cho rằng Amazon chuẩn bị chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin như Tesla. Tuy nhiên phát ngôn viên của Amazon đã đính chính rằng họ chưa có kế hoạch chính thức và hiện tại vẫn đang tập trung nghiên cứu về thế giới tiền mã hóa. Tin đồn này là có cơ sở khi Amazon đăng tin tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử, có khoảng 70 vị trí được yêu cầu. Rất có thể Amazon sẽ áp dụng cơ sở dữ liệu blockchain cho hệ lưu trữ dữ liệu đám mây AWS của họ.

Amazon cũng có một đồng tiền điện tử của riêng họ với tên gọi Amazon Coin. Người dùng có thể sử dụng chúng để mua sắm một số dòng sản phẩm trên nền tảng Amazon. Hoặc trong thời gian ngắn tới Amazon Coin sẽ được chuyển đổi thành một dạng tiền mã hóa để mọi người có thể giao dịch cùng với các đồng tiền khác.

Google vừa gỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo tiền mã hóa trên nền tảng tìm kiếm của họ từ tháng 6/2021, mặc dù chỉ mới cho phép các công ty lớn quảng cáo trên Google nhưng động thái trên có thể hiểu là gã khổng lồ công nghệ bắt đầu công nhận blockchain. 

Đồng thời nền tảng thanh toán trực tuyến Google Pay cũng đã hỗ trợ thẻ thanh toán Coinbase, một dạng ví điện tử dùng để lưu trữ và giao dịch tiền mã hóa. Ví này sẽ chuyển đổi tiền mã hóa của người dùng sang USD và từ đó có thể chi tiêu trong các hoạt động thường ngày.

Apple Pay cũng cho phép người dùng sử dụng thẻ thanh toán Coinbase trong giao dịch giống như Google Pay. Mặc dù Apple đã cấm đào coin trên iPhones và không cho phép giao dịch tiền mã hóa bằng Apple Pay nhưng nhiều người tin rằng họ sẽ sớm thay đổi chính sách.

Vụ kiện giữa Epic Games - công ty đứng sau tựa game Fortnite - và Apple đã mở ra cánh cửa cho việc thanh toán bằng tiền mã hóa trực tiếp trên iOS. Epic cho rằng Apple đã giữ thế độc quyền trong việc thanh toán trên App Store khi mọi thanh toán trên chợ ứng dụng này phải thông qua cổng thanh toán của Apple và bị thu 30% phí giao dịch. 

Tòa án bang California đã phán quyết rằng Apple phải cho phép người dùng lựa chọn các phương thức thanh toán khác khi sử dụng App Store, và đây là cơ hội cho các nền tảng thanh toán tiền mã hóa chen chân vào. Vì sự kiện trên, rất có thể trong thời gian tới Apple sẽ phát triển nền tảng thanh toán bằng tiền mã hóa của riêng mình nhằm bắt kịp Samsung trong đường đua blockchain. 

Facebook đang chạy đua với thời gian để phát hành đồng tiền mã hóa của riêng họ vào cuối năm nay, Diem. Đồng tiền này được xem là bàn đạp để Facebook chen chân vào thị trường tài chính khổng lồ. Dù vậy, Diem hay tên gọi cũ là Libra vẫn còn những thách thức cần giải quyết như các vấn đề pháp lý và sự rời bỏ của nhiều nền tảng thanh toán hỗ trợ cho họ trước đây như Visa hay Mastercard. 

Facebook đang nhắm đến các giải pháp thay thế như xin hỗ trợ về mặt pháp lý từ các ngân hàng tại Thụy Sĩ. Nếu chính thức đưa vào hoạt động, chắc chắn đồng tiền Diem sẽ có ảnh hưởng rất lớn vì Facebook đang có hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới cùng với hoạt động khá mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp trên nền tảng mạng xã hội này. Vì thế Diem có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với Bitcoin cho ngôi vương.

Ngoài Diem, Facebook cũng chuẩn bị trình làng ví điện tử Novi, một dạng ví tương tự các loại ví lưu trữ tiền mã hóa khác trên thị trường. 

CEO của quỹ, bà Cathie Wood, hiện đang quản lý khối tài sản lên tới 60 tỷ USD, đồng thời là một người tin tưởng vào tương lai của blockchain. Bà từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn rằng Bitcoin sẽ đạt mức giá 500.000 USD trong 5 năm nữa.

Khi chính phủ Trung Quốc đưa ra các lệnh cấm đối với Bitcoin, bà đã kêu gọi mọi người hãy sớm mua Bitcoin vì đây là cơ hội ngàn vàng. Cathie cũng cực lực phản đối Elon Musk khi Elon cho rằng Bitcoin có ảnh hưởng đến môi trường. Qũy đầu tư của bà là nơi chuyên tư vấn cho các đối tác cao cấp trong việc nên đầu tư như thế nào vào tiền mã hóa. Bên cạnh đó quỹ Ark cũng chuẩn bị phát hành quỹ ETF Bitcoin riêng nhằm mở rộng thị trường.

Ai biết đến Bitcoin thì không lạ gì vị CEO của công ty phần mềm này khi Michael Saylor luôn chỉ làm một thứ duy nhất: mua Bitcoin. Tính đến hiện tại, MicroStrategy đang sở hữu hơn 100.000 BTC trong ngân khố của họ. Điều này khiến cho mỗi bước đi của công ty sẽ có tác động rất lớn đến thị trường. Saylor luôn nhắc đến Bitcoin trong mỗi tweet của mình và ảnh bìa và ảnh đại diện của ông trên Twitter cũng là hình Bitcoin.

Qũy đầu tư về công nghệ Galaxy cũng là một tay chơi lớn trong lĩnh vực Blockchain. Cha đẻ của quỹ, ông Michael Novogratz tin rằng Bitcoin sẽ chạm mốc 100.000 USD vào cuối năm 2021. Qũy này cũng đã nộp đơn xin phép thành lập quỹ ETF Bitcoin lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ.

Chủ tịch của Twitter và CEO của nền tảng thanh toán Square, Jack Dorsey cho biết anh đã lên kế hoạch phát hành một nền tảng giao dịch phi tập trung cho Bitcoin. Square cũng đã phát hành Cash App cho phép người dùng mua bán tiền mã hóa thông qua ví điện tử họ phát triển. Ví điện tử của họ cũng có 2 dạng: ví nóng (online) và ví lạnh (offline) giống như các ví tiền mã hóa khác.

Square cũng là một công ty công nghệ lớn tham gia vào lĩnh vực này. Họ đã công bố “kế hoạch Bitcoin” với nhiều định hướng phát triển khác nhau để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ mảnh ghép nào trong một lĩnh vực tăng trưởng chóng mặt như blockchain. 

Tiền mã hóa và blockchain ngày càng có nhiều bước tiến ngoạn mục, đã thu hút các công ty lớn như Amazon, Google, Tesla tấn công vào lĩnh vực này. Thực tế, nếu một trong những công ty trên công khai kế hoạch của mình thì ngay lập tức giá các đồng tiền mã hóa sẽ tăng chóng mặt. Chúng ta cần phải nhanh chóng tìm hiểu và tham gia vào thế giới blockchain để bắt kịp với xu hướng công nghệ mới.

Nguồn: CoinMarketCap