Tại sao áo len tích điện

Ông Lưu Thái Hùng đang mô tả chiếc chăn bị tích điện. Ảnh: Kienthuc.

Ông Lưu Thái Hùng ở phòng 108, khu tập thể bưu điện, Hoàng Cầu, Hà Nội phản ánh, cách đây không lâu ông mua chiếc chăn ở Lạng Sơn về dùng. Một hôm, nửa đêm tỉnh dậy kéo chăn cho con, ông giật mình khi thấy tia lửa tóe sáng, kèm tiếng kêu tạch tạch phát ra.

Ông Hùng đã thử lại vài lần với chiếc chăn này thì hiện tượng đó vẫn tiếp diễn. Ông càng cố kéo mạnh, ánh sáng và tiếng kêu càng dày. Từ hôm đó, ông không dám đắp chiếc chăn trên nữa. Ông sợ điện từ chiếc chăn này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người trong nhà.

Quảng cáo

Gia đình anh Nguyễn Văn Lương, sống ở Kim Mã, Hà Nội gặp phải trường hợp tương tự. Theo lời kể của anh Lương, chiếc chăn lông nhà anh đang dùng cũng có hiện tượng tóe sáng mỗi khi có sự chà xát mạnh. Buổi tối, ánh sáng và tiếng nổ phát ra tựa như chiếc vợt bắt muỗi khi có muỗi dính vào. Vì chiếc vợt muỗi có thể gây giật nên anh Lương rất lo lắng chiếc chăn có thể tạo ra dòng điện tác động đến cơ thể hoặc tương tác dòng điện khi anh đứng gần các thiết bị điện tử.

Theo kỹ sư Trường Phi Nam, Trưởng phòng Nghiên cứu Viện Dệt may, hiện tượng tĩnh điện trong quần áo, chăn màn thường hay gặp vào mùa khô hanh. Yếu tố tĩnh điện chủ yếu do nguyên liệu, xơ sợi mà nên. Trong đó, xơ sợi tổng hợp có chứa nhiều nilon sẽ xảy ra tĩnh điện nhiều hơn xơ sợi tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do các tính chất lý hóa của các loại sợi.

Quảng cáo

Về nguyên lý, khi dệt các loại quần áo, nhà sản xuất phải có quá trình xử lý tĩnh điện. Đây là một khâu tương đối quan trọng, bởi nếu không xử lý chống tĩnh điện khi đang là dạng xơ sợi thì ra đến thành phẩm là quần áo khó có thể xử lý. Thông thường, để chống tĩnh điện, người ta sử dụng các chất chống tĩnh điện tùy vào sợi vải.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện tượng tĩnh điện xảy ra do quá trình ma sát tích thêm điện. Có nhiều trường hợp tĩnh điện như lóe tia sáng tựa lưới bắt muỗi, cũng có trường hợp truyền điện xuống chân và sàn nhà làm tê nhẹ cơ thể.

"Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, cũng không đến mức gây sốc, giật tê đối với người bị tác động", ông Dũng nói.

"Ngoài ra, dòng điện đó không cộng hưởng với các dòng điện khác tạo nên ảnh hưởng với các thiết bị điện khi sử dụng. Vì thế, người sử dụng có thể an tâm", ông Dũng cho hay.

Ông Dũng cho biết thêm, dòng điện của quần áo gây nên hoàn toàn khác với dòng điện của thiết bị bắt muỗi. Bởi thiết bị này có nguồn [pin] tạo ra dòng điện liên tục, ổn định tác động đến con muỗi gây chết. Trong khi đó, hiện tượng tĩnh điện hoàn toàn không có nguồn phát.

Theo Kiến thức

Hiện tượng điện giật vào những ngày trời lạnh, thời tiết hanh khô rất dễ gặp phải khiến nhiều người cảm thấy e sợ. Ở khu vực miền Nam có lẽ hiếm gặp, nhưng tại các tỉnh thành miền Bắc, vào những ngày cuối năm, khi nhiệt độ bắt đầu giảm mạnh thì tình trạng đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại... là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hiện tượng bị giật điện vào mùa đông không có gì lạ, nhưng tại sao lại có vấn đề này?

Khi chạm vào vật kim loại, nhiều người đột nhiên cảm thấy bị giật điện chính là hiện tượng tĩnh điện. May mắn là chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Trên thực tế, điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng cùng với sự cộng hưởng của quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa hoặc một số hành động cọ xát khác. Yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do nguyên liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong.

Theo các nhà nghiên cứu, tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng

Không cần phải trở thành siêu anh hùng mới có điện năng trong cơ thể. Vì thực chế, cơ thể người là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.

Nhiêu đây cũng đủ giúp bạn hiểu vì sao khi chạm tay vào nắm cửa kim loại lại cảm thấy giật tê đúng không? Đó là do điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Một trường hợp cũng gặp phải thường xuyên trong mùa đông chính là tóc dựng ngược lên khi cởi bỏ mũ. Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, chúng không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh sẽ khiến cho tóc dễ sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len...

Ngoài ra, một số vật liệu thường gây tĩnh điện như cao su, nylon, vải sợi tổng hợp, tóc, lông thú, kim loại, ...

Giải pháp phòng tránh tĩnh điện

Tăng cường độ ẩm cho không khí

Hãy giải quyết nguyên nhân độ ẩm trong không khí thấp đáng kể vào mùa đông bằng cách sử dụng thêm máy phun sương tạo ẩm để hạn chế hiện tượng tĩnh điện.

Máy phun sương giúp tạo độ ẩm cho không khí hanh khô

Chất liệu quần áo

Quần áo có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện. Thế nên, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

Bên cạnh đó, việc ngâm với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo và ngăn tĩnh điện. Cuối cùng, thay vì làm khô quần áo bằng máy sấy thì phơi cũng là cách giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn.

Hạn chế đi giày cao su

Giày cao su là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi bạn vô tình đi qua tấm thảm bằng len hoặc nylon. Lựa chọn giày da sẽ phù hợp hơn trong thời tiết này.

Sử dụng giấy dryer sheet

Dryer sheet có thiết kế tương tự giấy ăn nhưng mỏng hơn, có tác dụng làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Bạn có thể cho giấy dryer sheet vào máy sấy quần áo

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là điều vô cùng cần thiết trong thời tiết hanh khô. Mọi người có thể thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi mặc quần áo có chất liệu như polyester, nylon.

Thoa kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da 

Minh Quang   -   Thứ hai, 11/01/2021 17:32 [GMT+7]

Đây chính là hiện tượng tĩnh điện và chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thông thường, yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do nguyên liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong. Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu.

Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông dẫn đến việc “bị giật” khi chạm vào các đồ vật hoặc người khác. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ảnh: APPTrong quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này sang vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên một vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Mọi người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác. Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.

Đó cũng là lý do vì sao khi ban vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Mặt khác, không khí nóng giữa được độ ẩm cao hơn, đó cũng là lý do tại sao những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè. Ngoài ra, một số vật liệu thường gây tĩnh điện như cao su, nylon, vải sợi tổng hợp, tóc, lông thú, kim loại, ...

Giải pháp phòng tránh tĩnh điện

Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí thường khá thấp. Do đó, để hạn chế hiện tượng tĩnh điện khi ở nhà, bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm.

Chất liệu quần áo

Các chuyên gia cho rằng, mặc đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện, do đó mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

Ngoài ra, việc ngâm với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo và ngăn tĩnh điện. Phơi khô tự nhiên thay vì sấy quần áo cũng giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn.

Hạn chế đi giày cao su

Đây là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi bạn vô tình đi qua tấm thảm bằng len hoặc nylon. Các chuyên gia của Đại học Birmingham cho hay, giày da sẽ là một lựa chọn hoàn hảo vào mùa đông để tránh hiện tượng tĩnh điện.

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là một cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô. Mọi người có thể thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi mặc quần áo có chất liệu như polyester, nylon.

Video liên quan

Chủ Đề