Giữ tiền từ thiện bao lâu

Chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử lý như thế nào? [Ảnh minh họa]

Hiện nay, theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP, công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Trách nhiệm hành chính

Nếu người kêu gọi quyên góp từ thiện có một trong các hành vi trên thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu toàn bộ số tiền đã kêu gọi, quyên góp được.

Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh đó, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cần xác định "hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện" có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội.

Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vạy, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hoàng Thảo

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Việt Dũng   -   Thứ ba, 25/05/2021 14:44 [GMT+7]

Luật sư Nguyễn Minh Long – Công ty Luật Dragon [Đoàn Luật sư TP Hà Nội] cho biết có ý kiến trên.

Theo luật sư Long, pháp luật có quy định cụ thể việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện, thể hiện tại Nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP ngày 14.5.2008 của Chính phủ.

Nghị định này nêu về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bênh hiểm nghèo;

Ngoài ra còn có Thông tư 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP đang điều chỉnh thực hiện việc từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 các hành vi bị nghiêm cấm của Nghị định 64/2008 quy định hành vi Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp và hành vi Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi bị nghiêm cấm.

"Như vậy tiền quyên góp từ thiện phải được phân phối cho người dân cần giúp đỡ theo luật định", luật sư Long cho biết.

Việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện được quy định bởi Điều 10 Nghị định 64/2008/NĐ-CP về “tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ cho các địa phương” và Điều 11 Nghị định 64/2008 về “sử dụng nguồn đóng góp tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng” [được hướng dẫn bởi Điểm 6.3 Thông tư 72/2008/TT-BTC].

Quá trình sử dụng tiền ủng hộ phải được công khai theo Điều 14 Nghị định 64/2008/NĐ-CP [Điều 9 Thông tư 72/2008/TT-BTC hướng dẫn].

Điều 7 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định về thời gian vận động đóng góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ như sau “Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp được quy định tại khoản 2 Điều này.”

Sử dụng tiền hỗ trợ từ thiện không đúng mục đích sẽ bị xử lý ra sao?

Điều 21 Nghị định 64/2008 quy định “các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".

Áp dụng vào trường hợp một nghệ sĩ hiện có lùm xùm về việc giữ tiền từ thiện, luật sư Long cho biết, nếu người này giữ số tiền này vì mục đích tư lợi cá nhân để chiếm đoạt thì thậm chí còn có dấu hiệu hình sự của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

"Tôi cho rằng để làm rõ vấn đề này thì cơ quan có thẩm quyền cần điều tra, xác minh làm rõ động cơ, mục đích, hành vi của người này để có căn cứ xử lý theo quy định", luật sư Long nói.

Nghệ sỹ Hoài Linh và khía cạnh pháp lý của vụ '14 tỷ đồng quyên góp'

Quanh chuyện danh hài Hoài Linh ở Việt Nam giữ 14 tỷ tiền cứu trợ bà con miền Trung suốt sáu tháng, một số luật sư đưa ra những phân tích khác nhau về tính pháp lý của vụ việc, giữa lúc có người tuyên bố đã gửi đơn tố cáo tới cơ quan chức năng.

Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài hôm 26/5 nói với BBC rằng xét theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi của danh hài đã phạm luật.

"Tính tới ngày 21/5/2021, khi mà Hoài Linh làm video để giải trình thì đã quá gần sáu tháng theo qui định của pháp luật," ông Đài nói.

"Cho dù Hoài Linh có biện minh đưa ra bất cứ lý do chậm trễ nào thì theo luật, việc nghệ sĩ này chiếm đoạt số tiền gần 14 tỷ VND đã hoàn tất."

Quảng cáo

Mới đây, trong video 'trần tình' gửi một số cơ quan báo chí Việt Nam, danh hài Hoài Linh nói: "Tôi là người của công chúng, cần phải làm gương, không thể tập trung đông người… Mọi người hãy tin vào sự minh bạch của tôi.''

"Tôi sẽ thực hiện sứ mệnh này và có các chứng từ, giấy xác nhận của địa phương nơi đoàn từ thiện của tôi đến trao.''

"Bởi lẽ, khi tiến hành đi trao số tiền này, tôi đều phải thông qua chính quyền địa phương và có sự xác nhận của địa phương khi tiếp nhận số tiền giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả sau thiên tai…"

Có phạm tội hình sự hay không?

Luật sư Đài giải thích:

"Pháp luật của Việt Nam chưa có qui định về việc cá nhân thực hiện việc quyên tiền, tài sản để cứu trợ nạn nhân thiên tai. Nhưng khi cần xem xét tới việc nghệ sĩ Hoài Linh quyên tiền cứu trợ có thực hiện đúng pháp luật hay không thì cơ quan chức năng có quyền áp dụng các quy định liên quan, như Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008."

"Theo qui định tại khoản 3 điều 7 nghị định này, sau khi kết thúc việc quyên tiền vào ngày 11/11/2020, trong vòng 20 ngày, tức ngày 1/12 năm 2020, Hoài Linh lẽ ra phải hoàn tất việc giải ngân toàn bộ số tiền đã quyên được để đem cứu trợ."

Ồn ào vụ Hoài Linh 'ôm' 14 tỷ tiền ủng hộ bà con miền Trung suốt 6 tháng

Việt Nam: Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng?

Tranh cãi việc Thủy Tiên dừng hỗ trợ ở Hải Lăng Quảng Trị

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Với việc chậm trễ không giải ngân số tiền 14 tỉ tới gần sáu tháng, luật sư Nguyễn Văn Đài nói, nghệ sĩ Hoài Linh có thể bị xử về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, hoặc "lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản" theo điều 175 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, là các tội danh có khung hình phạt rất cao, tối đa là tù chung thân hoặc 20 năm.

"Cơ quan điều tra chỉ cần điều tra xem nghệ sĩ Hoài Linh có mục đích chiếm đoạt trước hay sau khi nhận quyên tiền để xác định tội danh mà thôi," luật sư Đài nói với BBC.

Chuyện người nổi tiếng quyên tiền từ thiện là chủ đề được người dân rất quan tâm trong những năm gần đây.

Trong trận lũ lụt tàn phá miền Trung mùa mưa bão năm ngoái, đã có rất nhiều gương mặt nổi tiếng trong giới nghệ sĩ đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện giúp đồng bào gặp nạn.

Nổi trội nhất là ca sĩ Thủy Tiên, người đã tiến hành quyên góp gần như cùng thời điểm với danh hài Hoài Linh, và cho đến nay cô vẫn đang tiếp tục công bố việc giải ngân.

Danh hài Hoài Linh đăng bài kêu gọi cộng đồng quyên góp cho miền Trung vào ngày 20/10/2020 và kết thúc nhận tiền ngày 11/11/2020.

Ca sĩ Thủy Tiên từ ngày 13/10 đến ngày đóng tài khoản 2/11/2020 đã kêu gọi được 177,5 tỉ đồng.

Với số tiền thu được cao tới mức bất ngờ như vậy, việc trông đợi Thủy Tiên phải giải ngân hết trong vòng 20 ngày kể từ khi ngưng tiếp nhận quyên góp trong bối cảnh nước lũ vẫn đang tiếp tục nhấn chìm miền Trung khi đó - nếu theo đúng quy định của Nghị định 64 - là điều khó khả thi.

Những hoạt động cứu trợ liên tục, tận nơi của Thủy Tiên đã góp phần khiến giới chức thừa nhận là luật pháp trong lĩnh vực này đã trở nên lạc hậu và cần phải được thay đổi.

Truyền thông trong nước đưa tin thủ tướng khi đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, hôm 23/10/2020 đã "yêu cầu xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 64 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện".

Không phạm tội hình sự nhưng vi phạm nghĩa vụ dân sự, đánh mất niềm tin?

Theo luật sư Đặng Văn Cường [Đoàn luật sư thành phố Hà Nội], đây là quan hệ dân sự theo nội dung ủy quyền tặng cho tài sản, và phải được thực hiện theo quy định tại Điều 138, Điều 562 và Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.

"Nghệ sỹ Hoài Linh đã đồng ý nhận ủy quyền của những người khác để nhận tiền, chuyển giao số tiền đó cho đồng bào lũ lụt miền Trung là nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự; cần có trách nhiệm thông báo cho đồng bào lũ lụt miền Trung, người được tặng cho số tiền đó về số tiền tặng cho, thời gian, phương thức tặng cho [từ thiện]... Dù nghệ sỹ có kéo dài thời hạn bàn giao số tiền đó thì số tiền lãi phát sinh cũng thuộc về đồng bào miền Trung chứ không phải là tiền của nghệ sĩ Hoài Linh", ông Cường nói với tờ Tin Tức.

Ông Cường cũng cho rằng Hoài Linh phải có trách nhiệm phải chuyển toàn bộ tiền gốc và lãi cho đồng bào miền Trung sớm nhất có thể. Nếu không làm kịp thời, gây thiệt hại cho đồng bào miền Trung, nghệ sĩ Hoài Linh còn phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Quốc Cường nói với Zing.vn rằng 'Hoài Linh chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật', nhưng mục đích của việc kêu gọi đóng góp chưa hoàn thành. Rằng tiền vẫn nằm trong tài khoản sau 6 tháng là "không đáp ứng tính kịp thời, nhanh chóng".

Luật sư Nguyễn Hữu Toại cũng có chung quan điểm trên, cho rằng Hoài Linh có thể chưa vi phạm pháp luật do 'tiền vẫn trong tài khoản', nhưng sẽ gây mất niềm tin với khán giả, theo Zing.vn.

Đơn tố giác

Trong lúc dư luận vẫn đang xôn xao vụ việc của Hoài Linh, một cá nhân đã công bố mẫu đơn được dùng để tố giác nghệ sỹ này do khuất tất tiền từ thiện.

Người làm đơn là bà N.T.O.P [40 tuổi, quận Bình Tân, TP HCM].

Trả lời BBC ngày 27/5/2021, bà P, có tài khoản Facebook là Phương Ngô, gửi mẫu đơn tố giác danh hài cùng địa chỉ gửi là Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP Hồ Chí Minh.

Nguồn hình ảnh, Phuong Ngo

Trong một phỏng vấn với báo Giao thông ngày 26/5, bà P cho hay bà làm đơn tố cáo ông Hoài Linh với 'trách nhiệm công dân', do bà nhận thấy các lý do nghệ sỹ này đưa ra mâu thuẫn, không thuyết phục trong huy động, quản lý, sử dụng tiền cộng đồng đóng góp cho mục đích từ thiện, cứu trợ.

Trên Facebook cá nhân, bà P kêu gọi mọi người 'chung tay hưởng ứng' cùng nộp đơn tố giác tội phạm gởi đến cơ quan chức năng qua đường bưu điện 'vì một xã hội tốt đẹp, minh bạch'.

Bà P cũng cho hay trên Facebook cá nhân rằng một đội ngũ luật sư đứng ra để tư vấn, đồng hành cùng bà về vấn đề pháp lý.

Hiện không rõ bà P có nằm trong số những người gửi tiền ủng hộ bà con miền Trung cho Hoài Linh hay không.

Người góp tiền có thể gửi đơn tố cáo hay đòi bồi thường dân sự được không?

Một vấn đề khác được dư luận lưu tâm là người gửi tiền quyên góp nếu muốn và khi kiện Hoài Linh có gặp trở ngại gì không khi họ thường không có yêu cầu bằng văn bản ngay từ đầu về phương thức, thời gian tiền của họ được sử dụng.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:

"Thời gian giải ngân khoản tiền cứu trợ các nạn nhân do thiên tai được qui định rất rõ ràng ở khoản 3 điều 7 Nghị định 64/2008/NĐ-CP như đã đề cập ở trên: Trong vòng 20 ngày kể từ khi kết thúc việc nhận quyên góp."

"Pháp luật qui định như vậy để cho thấy tính chất cấp bách và cần thiết của việc cứu trợ. Nếu không việc quyên tiền để làm từ thiện thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật khác."

"Luật pháp đã qui định rõ ràng thì không phụ thuộc vào ý chí của người đem quyên tiền cũng như người nhận việc quyên tiền."

"Tất cả các cá nhân, tổ chức đã gửi tiền cho nghệ sĩ Hoài Linh có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh, thành phố nơi nghệ sĩ Hoài Linh đang cư trú căn cứ vào điều luật trên. Kèm theo là xác nhận của ngân hàng việc họ đã gửi tiền vào tài khoản của nghệ sĩ Hoài Linh trong thời gian từ ngày 20/10 tới ngày 11/11/2020; các tin nhắn trao đổi với nghệ sĩ Hoài Linh nếu có."

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đã từng có trường hợp tương tự như vậy xảy ra gần đây.

Đó là việc bà Nguyễn Phương Hằng, người đang trở thành đề tài nóng hiện nay với các livestream thu hút hàng trăm ngàn người xem, tố cáo ông Võ Hoàng Yên nhận số tiền hơn 3 tỷ VND của bà để thực hiện cứu trợ đồng bào miền Trung năm 2020 nhưng ông Yên chỉ thực hiện một phần nhỏ, chiếm đoạt số còn lại.

Sau khi bà Phương Hằng tố cáo lên Cơ quan CSĐT TP HCM thì ông Võ Hoàng Yên đã trả lại tiền cho bà, nhưng cơ quan CSĐT chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Quốc Cường cho rằng do đây là giao dịch dân sự nên người đã đóng góp thiện nguyện cho ông Hoài Linh có thể áp dụng các đòi hỏi dân sự.

Nếu người đóng góp cảm thấy tiền của mình không thực hiện đúng mục đích có thể yêu cầu chủ tài khoản trả lại. Còn nếu chứng minh được thiệt hại, có thể kiện chủ tài khoản ra tòa, và tòa sẽ xử lý theo Bộ luật Dân sự 2015, ông Nguyễn Quốc Cường được Zing.vn dẫn lời, nói.

Video liên quan

Chủ Đề