Bạch cầu hạt chưa trưởng thành là gì

Nhiễm sắc thể Philadelphia [Ph] có trong 90 đến 95% trường hợp bệnh bạch cầu tủy mãn tính. Nhiễm sắc thể Ph là sản phẩm của sự chuyển đoạn nghịch đảo giữa nhiễm sắc thể 9 và nhiễm sắc thể 22, t [9; 22]. Đó là trao đổi đoạn, trong đó một phần nhiễm sắc thể số 9 chứa gen ung thư c-abl được chuyển lên nhiễm sắc thể số 22 và kết hợp với gen BCR. Gen tổng hợp tinh bột BCR-ABL chịu trách nhiệm sản xuất protein bcr-abl tyrosine kinase.

protein bcr-abl có hoạt tính tyrosine kinase không được kiểm soát, làm mất tác dụng của sự tăng sinh tế bào, làm giảm sự bám dính của các tế bào bạch cầu vào tủy xương và bảo vệ tế bào khỏi chết tế bào theo chương trình [apoptosis].

CML xảy ra khi tế bào tiền thân tạo máu vạn năng bất thường bắt đầu sản xuất quá mức tế bào dòng tủy, hạt chủ yếu ở tủy xương, nhưng cũng ở các vị trí ngoại tủy [ví dụ lá lách, gan]. Mặc dù sự sản xuất dòng hạt chiếm ưu thế hơn, nhưng dòng tân sản bao gồm các hồng cầu, mẫu tiểu cầu, mô nô và thậm chí cả tế bào B, T. Các tế bào gốc bình thường được giữ lại và có thể xuất hiện sau khi thuốc ức chế dòng CML.

Không được điều trị, CML trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn mãn tính: Thời kỳ ủ bệnh ban đầu có thẻ từ 5-6 năm.

  • Giai đoạn tăng tốc: Điều trị thất bại, thiếu máu tăng dần, giảm tiểu cầu tiến triển hoặc tăng tiểu cầu, lách to hơn, sư phát triển dòng, tăng bạch cầu ưa baso máu, tăng blast tủy xương và máu [lên đến 19%].

  • Giai đoạn blast [chuyển cấp]: Tích lũy các blast ở các vị trí ngoại tủy [ví dụ xương, CNS, hạch, da], blast máu hoặc tủy tăng ≥ 20%

Giai đoạn blast dẫn đến các biến chứng tràn lan tương tự như bệnh bạch cầu cấp, bao gồm nhiễm khuẩn và chảy máu. Một số bệnh nhân tiến triển trực tiếp từ giai đoạn mạn tính đến giai đoạn blast.

Giảm bạch cầu trung tính thứ phát có thể là kết quả của việc sử dụng một số loại thuốc nhất định, thâm nhiễm tủy xương hoặc thay thế, nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch.

Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm

  • Nhiễm trùng và phản ứng miễn dịch

  • Quá trình thâm nhiễm tủy xương

Giảm bạch cầu trung tính do thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm bạch cầu. Thuốc có thể làm giảm quá trình sản sinh bạch cầu thông qua các cơ chế gây độc, đặc ứng hoặc quá mẫn; hoặc chúng có thể làm gia tăng sự phá hủy bạch cầu trung tính ngoại vi thông qua các cơ chế miễn dịch. Chỉ có cơ chế gây độc [ví dụ với phenothiazines] gây giảm bạch cầu trung tính liên quan đến liều. Các phản ứng đặc ứng là không thể đoán trước và xảy ra với nhiều loại thuốc, bao gồm các chế phẩm thuốc hoặc chiết xuất, và độc chất.

Giảm bạch cầu trung tính do thuốc do trung gian miễn dịch gây ra, được cho là phát sinh từ các loại thuốc hoạt động như hapten để kích thích sự hình thành kháng thể, thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi dừng thuốc. Nó có thể là kết quả của aminopyrine, propylthiouracil, penicillin, hoặc các kháng sinh khác.

Giảm bạch cầu trung tính nặng liên quan đến liều xảy ra có thể dự đoán được sau khi dùng thuốc chống hoặc xạ trị gây ức chế sản xuất tủy xương.

Thâm nhiễm tủy xương bởi lơ xê mi Tổng quan về lơ xê mi Lơ xê mi là ung thư của bạch cầu có liên quan đến tủy xương, bạch cầu máu ngoại vi, và các cơ quan như lách và các hạch. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tăng lên ở bệnh nhân có Tiền sử tiếp xúc với... đọc thêm , u tủy Đa u tủy xương Đa u tủy xương là ung thư của tương bào mà sản xuất ra các globulin miễn dịch đơn dòng, xâm lấn và phá hủy xương lân cận. Các biểu hiện thông thường bao gồm đau xương, suy thận, tăng calci máu... đọc thêm , u lym phô Tổng quan về u lympho U lympho là một nhóm bệnh không đồng nhất gồm nhiều loại u khác nhau phát sinh từ hệ thống lưới nội mô và hệ bạch huyết. Các loại chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin [NHL- xem... đọc thêm , hoặc khối u di căn [ví dụ, ung thư vú Ung thư vú Ung thư vú thường bao gồm các tế bào vú trong các tuyến hay trong các thuỳ hầu hết các bệnh nhân có khối bất thường nhưng không biểu hiện triệu chứng mà phát hiện thông qua khám hoặc sàng lọc... đọc thêm , ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt thường là ung thư biểu mô tuyến. Triệu chứng thường vắng mặt cho đến khi khối u tăng trưởng gây tiểu máu và/hoặc đái khó kèm theo đau. Gợi ý chẩn đoán khi thăm trực... đọc thêm ] có thể làm giảm sản xuất bạch cầu trung tính. Xơ tủy do khối u gây ra có thể làm trầm trọng thêm chứng giảm bạch cầu trung tính. Xơ tủy cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng u hạt, bệnh Gaucher, và xạ trị.

Khiếm khuyết miễn dịch có thể gây giảm bạch cầu trung tính.Giảm bạch cầu trung tính tự miễn ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra với sự không hòa hợp của kháng nguyên bạch cầu trung tính ở bào thai với mẹ liên quan đến việc kháng thể IgG chống lại bạch cầu trung tính thai nhi của mẹ qua nhau thai [thường là với kháng nguyên HNA-1] đi vào bào thai. Giảm bạch cầu tự miễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể là nguyên nhân của giảm bạch cầu trung tính mạn tính vô căn. Xét nghiệm kháng thể kháng bạch cầu trung tính [miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết hoặc đếm tế bào dòng chảy] không phải lúc nào cũng sẵn có hoặc đáng tin cậy.

Bạch cầu trong máu là thành phần không thể thiếu, giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu. Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể từ đó phát hiện những bất thường. Vậy số lượng bạch cầu trong máu ở một người bình thường là bao nhiêu?

Bạch cầu trong máu còn được gọi là bạch huyết cầu, dân gian thường gọi là “tế bào máu trắng”. Đây là một tế bào miễn dịch và là một thành phần quan trọng của máu, chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Bạch cầu trong máu là một tế bào miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu

Bạch cầu gồm 3 loại chính là: bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân.

2.1. Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính [neutrophil], bạch cầu ái kiềm [basophil] và bạch cầu ái toan [eosinophil], được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu đa nhân [vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 – 5 múi].

2.2. Tế bào Lympho

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho [lymphocyte] rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lympho là tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên.

2.3. Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có chức năng “dọn dẹp chân không” của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

3. Số lượng bạch cầu trong máu ở người bình thường là bao nhiêu?

Ở một người bình thường, số lượng bạch cầu trong máu rơi vào khoảng từ 4.0 đến 10.0G/L. Và chỉ số dùng để đo số lượng bạch cầu là chỉ số WBC, chỉ số này có trong xét nghiệm tổng phân tích máu thường quy.

– Nếu chỉ số WBC tăng cao hơn so với mức bình thường, thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,..

– Nếu chỉ số WBC giảm hơn so với mức bình thường, cảnh báo bạn đang thiếu hụt vitamin B12, giảm trong bệnh suy tủy hoặc nhiễm khuẩn,…

Bạch cầu trong máu cao hay thấp đều cảnh báo những nguy hiểm đến sức khỏe, bạn cần chú ý

4. Các chỉ số xét nghiệm khác đánh giá bệnh bạch cầu

Chỉ số WBC phản ánh số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Tuy nhiên để có căn cứ chính xác đánh giá các bệnh lý về bạch cầu thì ngoài chỉ số WBC, bác sĩ còn phải căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu khác liên quan để đánh giá như: chỉ số NEUT, LYM, MONO, EOS, BASO,…

4.1. NEUT [Neutrophil – Bạch cầu trung tính]

– Giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy,…
– Giảm: nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…

4.2. LYM [Lymphocyte – Bạch cầu Lympho]

– Giá trị bình thường: 19- 48% [0.9 – 5.2 G/L].– Tăng: nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, bệnh CLL, bệnh Hogdkin,…

– Giảm: giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…

4.3. MONO [Monocyte – Bạch cầu Mono]

– Giá trị bình thường: 3.4 – 9% [0.16 -1 G/L].– Tăng: chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng mono, trong rối loạn sinh tủy,…

– Giảm trong các trường hợp thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng glucocorticoid…

4.4. EOS [Eosinophil – Bạch cầu đa múi ưa axit]

– Giá trị bình thường: 0- 7% [0- 0.8 G/L].
– Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

4.5. BASO [Basophil – Bạch cầu đa múi ưa kiềm]

– Giá trị bình thường: 0 – 1.5% [ 0 – 0.2G/L]
– Tăng: một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.

4.6. LUC [Large Unstained Cells]

– Có thể là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non.– Giá trị bình thường: 0- 4% [0- 0.4G/L].

– Tăng: bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus [LUC bình thường ko loại trừ nhiễm virus vì không phải tất cả các virus có thể làm tăng số lượng LUC],…

5. Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu ở đâu?

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan giúp đánh giá các bệnh lý về bạch cầu. Từ đó bác sĩ sẽ có những căn cứ để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các chỉ số này sẽ được phản ánh trong kết quả xét nghiệm máu và bạn nên chọn một đơn vị uy tín để thực hiện dịch vụ này.

Chỉ số xét nghiệm máu giúp phản ánh nhiều bệnh lý mà bạn có thể gặp phải

Như vậy, số lượng bạch cầu ở người bình thường là từ 4.0 đến 10.0G/L. Hãy thực hiện xét nghiệm máu nói riêng cũng như việc thăm khám nói chung tại các cơ sở uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Nếu số lượng hoặc tình trạng bạch cầu bất thường, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong kiểm tra và điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề