Sinh mổ ăn chuối luộc được không

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Chuối là loại trái cây thơm ngon với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy sau phẫu thuật ăn chuối được không? Nên ăn chuối với lượng bao nhiêu và cần lưu ý những gì? Theo dõi ngay những chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare sau đây!

1. Người sau phẫu thuật ăn chuối được không?

Theo khuyến nghị của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, chuối là một trong những loại trái cây tốt dành cho người bệnh sau phẫu thuật. Chuối có hương vị thơm ngon, dễ tiêu hoá và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình hồi phục, đặc biệt là chất xơ. Chất xơ trong chuối giúp giảm tình trạng táo bón phổ biến ở người sau phẫu thuật. Chuối cũng là nguồn bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết giúp người bệnh nhanh hồi phục sau phẫu thuật.

Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Chuối dễ tiêu hóa, nhiều Vitamin và khoáng chất rất tốt cho người bệnh sau phẫu thuật

2. Tác dụng của chuối với quá trình hồi phục sau phẫu thuật

Chuối được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tuy chứa chủ yếu là nước (75%) và cung cấp ít năng lượng với chỉ khoảng 90 calo/100g, chuối lại rất giàu các Vitamin và khoáng chất vi lượng quan trọng. Để chắc chắn về việc sau phẫu thuật ăn chuối được không chúng ta cùng tìm hiểu bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g chuối:

Thông tin dinh dưỡngHàm lượngThông tin dinh dưỡngHàm lượngProtein1,1gFolate20mcgCacbohydrat22,8gCholine9,8mgĐường12,2gCanxi5mgChất xơ2,6gSắt0,26mgChất béo0,3gMagie27mgOmega-30,03gPhospho22mgOmega-60,05gKali358mgVitamin A3mcgNatri1mgVitamin C8,7mgKẽm0,15mgVitamin E0,1mgĐồng0,08mgVitamin K0,5mcgMangan0,27mgVitamin nhóm B1,47mgSelen1mcg

Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng như trên, chuối cung cấp nhiều lợi ích nổi bật cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh. Cụ thể:

2.1. Giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn

Chất xơ (2,6g) trong chuối chủ yếu là chất xơ hoà tan giúp nhuận tràng, làm giảm táo bón ở người bệnh sau phẫu thuật. Ngoài ra, chất xơ hoà tan còn giúp làm tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, cải thiện chức năng đường ruột và củng cố sức khỏe toàn diện cho người bệnh sau phẫu thuật.

Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Chất xơ hoà tan trong chuối hỗ trợ tiêu hoá cho người bệnh sau phẫu thuật

2.2. Ít calo, kéo dài cảm giác no, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

Đối với người bệnh sau phẫu thuật tiêu hoá kém, chuối giúp tăng tiêu hoá thức ăn tại dạ dày, làm giảm áp lực lên hệ tiêu hoá và hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài lượng calo thấp, chuối còn chứa Pectin và tinh bột kháng có tác dụng làm chậm quá trình rỗng dạ dày, giúp giảm thèm ăn và tăng cảm giác no sau khi ăn. Đồng thời, chuối còn giúp giảm cân hiệu quả cho các bà mẹ sau sinh mổ hoặc người bệnh sau phẫu thuật bị béo phì.

2.3. Chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn

Chuối là nguồn cung cấp dồi dào nhiều chất chống oxy hóa mạnh như các Flavonoid, Amin, Vitamin A, C, Selen,… Các chất này có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do và thúc đẩy tái tạo mô, từ đó đẩy nhanh quá trình lành vết thương, giảm sẹo, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng ngừa viêm nhiễm cho người bệnh sau phẫu thuật.

Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Chất oxy hóa trong chuối giúp chống viêm nhiễm cho người sau phẫu thuật

2.4. Giàu Vitamin và khoáng chất, bổ sung dinh dưỡng kịp thời

Chuối giúp người bệnh phục hồi sau phẫu thuật và cải thiện sức khỏe toàn diện nhờ bổ sung lượng lớn các Vitamin và khoáng chất thiết yếu. Sắt và các Vitamin B6, B12 là nguyên liệu chính của quá trình tái tạo máu, trong khi Kẽm và Vitamin C giúp đẩy nhanh chữa lành vết thương, củng cố và duy trì hệ miễn dịch cho người bệnh. Ngoài ra, Kali, Magie và nhiều Vitamin A, D, E,… cũng giúp tăng cường chức năng não bộ và giảm hiện tượng stress sau phẫu thuật.

2.5. Điều hòa đường huyết, tốt cho người sau phẫu thuật bị tiểu đường

Dù chứa lượng đường và tinh bột khá cao nhưng chuối lại có chỉ số đường huyết GI tương đối thấp (42 – 58). Tinh bột kháng trong chuối không chỉ cải thiện trao đổi chất mà còn cải thiện độ nhạy của Insulin, giúp điều hòa lượng đường trong máu. Các chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hoá, hấp thu đường và tinh bột.

Vì vậy, người bệnh sau phẫu thuật bị tiểu đường có thể ăn chuối để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chuối càng chín thì lượng đường càng cao và lượng tinh bột kháng càng giảm, vì vậy người bệnh sau phẫu thuật nên tránh ăn chuối chín kỹ.

Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Chuối là thực phẩm tốt cho người bệnh sau phẫu thuật bị tiểu đường

2.6. Hương vị thơm ngon, mềm, dễ ăn

Người bệnh sau phẫu thuật thường mệt mỏi, chán ăn và khó nuốt với người phẫu thuật vùng cổ. Chuối có kết cầu mềm, hương vị thơm ngon nên rất dễ ăn và chế biến được thành nhiều món ngon như sữa chua, bánh, chè,…, vì vậy chuối rất phù hợp cho người bệnh do giúp tăng cảm giác ngon miệng và bổ sung dinh dưỡng.

Như vậy thì hoàn toàn có thể là đáp án cho tham vấn “Sau phẫu thuật ăn chuối được không?”. Tiếp theo cùng tìm hiểu cách ăn đúng để mang lại cho người sau phẫu thuật một sức khỏe tốt nhất nhé!

3. Hướng dẫn cách ăn chuối khoa học cho người sau phẫu thuật

Chuối sẽ phát huy tác dụng tốt nhất cho người bệnh sau phẫu thuật khi được sử dụng đúng cách, đủ liều lượng và đúng thời điểm.

Liều lượng

Người bệnh sau phẫu thuật chuyển hoá các chất thường kém hơn bình thường. Vì vậy, để tránh hấp thu quá mức các dưỡng chất, người bệnh chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày.

Thời điểm ăn

  • Sau bữa ăn 1 – 2 tiếng là thời điểm tốt để người bệnh ăn chuối. Lúc này trong dạ dày vẫn còn thức ăn đang tiêu hoá, do đó có thể tránh các ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và tăng hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.
  • Ăn chuối trước khi ngủ cũng giúp người bệnh ngủ nhanh và sâu hơn. Chuối chứa Tryptophan, một chất vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành các chất có vai trò điều hòa thần kinh và giấc ngủ. Lượng Magie cao trong chuối cũng có tác dụng thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa chuột rút khi ngủ và giúp tăng chất lượng giấc ngủ.

Lưu ý khi ăn chuối: Nên ăn chuối chín thay vì chuối xanh.

Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Người sau phẫu thuật nên ăn chuối chín thay vì chuối xanh

4. Một số trường hợp không nên ăn chuối sau phẫu thuật

Tuy có nhiều công dụng tốt cho người bệnh sau phẫu thuật, vẫn có một vài trường hợp người bệnh không nên ăn chuối như:

  • Người mắc bệnh viêm dạ dày, đại tràng: Người sau phẫu thuật có tiền sử viêm dạ dày hay đại tràng nên tránh ăn chuối khi bụng đói do tăng lượng Axit dịch vị, gây cồn cào, đau bụng và có thể gây nặng thêm tình trạng viêm loét.
  • Người đang bị tiêu chảy: Lượng chất xơ và Oligosaccarid trong chuối có tác dụng nhuận tràng rất tốt nên có thể khiến người bệnh tiêu chảy nặng hơn.
  • Người cần tỉnh táo để sinh hoạt: Tryptophan trong chuối khi vào cơ thể được chuyển hóa thành Serotonin – tiền chất của Melatonin, một chất làm tăng cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, chuối có lượng Magie cao cũng có tác dụng giãn cơ bắp, có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi cho người bệnh.
Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Chuối có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ cho người bệnh sau phẫu thuật

5. Ngoài chuối, người sau phẫu thuật nên ăn hoa quả gì?

Để bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, chế độ ăn của người sau phẫu thuật không thể thiếu các loại hoa quả. Ngoài chuối, người bệnh nên tham khảo một số loại hoa quả dưới đây:

  • Cam, quýt, bưởi giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hình thành mô sẹo cho người bệnh. Cam, quýt, bưởi là nguồn bổ sung Vitamin C dồi dào và phổ biến nhất.
  • Dâu tây nhiều chất xơ: Hàm lượng cao chất xơ trong dâu tây giúp người bệnh cải thiện chức năng đường ruột và giảm táo bón sau phẫu thuật.
  • Kiwi chứa nhiều Kali: Kali giúp hạ huyết áp tốt, giảm các triệu chứng liệt ruột, chướng bụng sau mổ và đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thần kinh.
  • Đu đủ chứa nhiều vitamin A: Lượng lớn Vitamin A trong đu đủ giúp thúc đẩy lành vết mổ, chống viêm nhiễm và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau phẫu thuật.
Sinh mổ ăn chuối luộc được không
Người sau phẫu thuật nên ăn các loại quả như cam, dâu tây, kiwi,…

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nutricare về chủ đề “Sau phẫu thuật ăn chuối được không?”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhất cho người sau phẫu thuật.

Đừng ngần ngại gọi tới hotline 18006011 hoặc fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn thực đơn sau phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất. Liên hệ ngay!

Sanh mổ ăn chuối gì?

Mẹ sinh mổ ăn chuối phải đúng cách Mẹ nên ăn chuối càng chín càng tốt. Khi mua chuối thì nên chọn chuối xanh hoặc chuối chưa chín.

Sinh xong bao lâu ăn được chuối?

Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn chuối để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể bởi loại quả này vô cùng lành tính và chất dinh dưỡng trong chuối rất giá trị.

Sau sinh nên ăn chuối gì?

Các loại chuối tốt cho mẹ sau sinh.
Chuối sáp. Chuối sáp nhỏ, mập hơn so với các loại chuối khác. ... .
Chuối sứ Chuối sứ (hay chuối tây) vừa thơm, ngon mà lại lợi sữa. ... .
Chuối tiêu. Chuối tiêu rất dễ ăn, vừa giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa lại cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé..

Sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì?

3.1 Quả na. Trong quả na có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho cơ thể như là Kali, Vitamin C, Carbohydrate, chất xơ. ... .
3.2 Quả đu đủ ... .
3.3 Quả việt quất. ... .
3.4 Quả bưởi, cam, quýt. ... .
3.5 Quả sung. ... .
3.6 Quả vú sữa. ... .
3.7 Quả chuối. ... .
3.8 Quả thanh long..