Sheet nhạc Pháp có note và lời bài je sais t aimer

HOÀI NAM (Biên Soạn)

NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập Ba) NHẠC PHÁP Trình Bày: T.Vấn Ấn Bản Điện Tử do T.Vấn & Bạn Hữu Thực Hiện

©Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu 2018 ©Hoài Nam 2018

■Tất cả những hình ảnh sử dụng trong bài đều chỉ nhằm mục đìch minh họa và chúng hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu theo luật quốc tế hiện hành của các tác giả hợp pháp của những hình ảnh này.■

MỤC LỤC

TỰA 01- Nhạc Pháp - Dẫn Nhập 002 02- Domino (Khúc nhạc muôn đời / Hội mùa hoa) 018 03- Histoire d'un amour (Chuyện tình yêu) 032 04- L'amour c'est pour rien (Tình cho không) 048 05- Tomb la neige (Tuyết rơi) 062 06- Mal (Cơn đau tính ái) 079 07- Oh mon amour (Tình yêu, ôi tình yêu) 095 08- Capri c'est fini (Lời chia xa) 111 09- La plage aux romantiques (Biển mộng mơ) – Kilimandjaro (Đỉnh tuyết) 127 10- Adieu Jolie Candy (Tiễn em nơi phi trường) 138 11- Tous les garçons et le filles (Những nụ tình xanh) 151 12- La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay) - La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ) 168 13- Bang Bang (Khi xưa ta bé) 184

14- Poupée de cire poupée de son (Búp-bê không tình yêu) 200 15- L'amour est bleu (Tình yêu màu xanh) - Après toi (Vắng bóng người yêu) 217 16- Dans le soleil et dans le vent (Trong nắng trong gió) - Roule s‘enroule (Tính nồng cháy) 234 17- Il est mort le soleil (Nắng đã tắt) 252 18- L‘Avventura (Cuộc phiêu lưu, Lãng du) 266 19- Adieu, sois heureuse (Thôi ta xa nhau) 282 20- Maman oh Maman (Mẹ hiền yêu dấu) 292 21- Tu te reconnaîtras (Xin tự hiểu mình) 303 22- Rien qu'une larme (Chỉ cần một giọt lệ) 318 23- Je n‘pourrai jamais t'oublier (Mưa trên biển vắng) 332 24- Notre tango d‘amour (Tango Tính) - Il pleut sur Bruxelles (Tính đến rồi đi) 345 25- Nostalgie (Niềm thương nhớ) 359 26- Comme Toi (Về chốn thiên đường / Hãy đến với em) 375 27- Papa (Cha yêu) 393

1|HÒAI NAM

NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT (TẬP 3)

NHẠC PHÁP

Tựa Như đã được giới thiệu trước ở Tập Một –Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt của nhà báo Hoài Nam, ở tập Ba này, nội dung sẽ là những ca khúc phổ thông của Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt từ thập niên 1960 trở về sau. Xin nhắc lại, việc phân chia nội dung nhạc Ngoại Quốc lời Việt ra thành nhiều tập chỉ nhằm giúp độc giả dễ dàng tham khảo những bài mình ưa thích. Chúng tôi dựa vào việc phân chia thể loại hay thời kỳ để sắp xếp các tập. Việc sắp xếp này cũng nhằm giúp độc giả dễ dàng tìm các bài hát liên quan (ở dạng âm thanh -audio MP3) hiện lưu trữ ở trang Web T.Vấn & Bạn Hữu (t-van.net). Xin cám ơn sự theo dõi và ủng hộ của đông đảo độc giả trong và ngoài nước từ nhiều năm nay dành cho trang T.Vấn & Bạn Hữu và loạt bài về nhạc Ngoại Quốc lời Việt của nhà báo Hoài Nam. T.Vấn & Bạn Hữu

2|NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT III

Dẫn Nhập

3|HÒAI NAM

Trong ―Những Ca Khúc Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt‖ Tập 3, chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài về những ca khúc phổ thông của Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt từ thập niên 1960 trở về sau. Sở dĩ chúng tôi dành một loạt bài riêng cho ―nhạc Pháp‖ là ví hai nguyên nhân sau đây: (1) Đa số ca khúc Pháp được được ưa chuộng tại miền Nam VN trong khoảng thời gian này chưa hẳn đã được người yêu nhạc ở khắp nơi trên thế giới xem là những ca khúc bất hủ, hoặc bán đươc hàng chục triệu đĩa, cho nên nếu giới thiệu chung với những bản nhạc pop của Anh Mỹ từng làm mưa gió trên các bảng xếp hạng khắp năm châu, sẽ thiếu sự cân xứng. (2) Quan trọng hơn, với thế hệ trẻ ngày ấy – tức các ―baby boomers‖ – tại miền Nam VN cũng như ở các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp khác trên thế giới, nhạc Pháp, cùng với thơ văn, phim ảnh của Pháp, được ưa chuộng một cách đặc biệt. Trong lĩnh vực ca nhạc nói riêng, mặc dù tới giữa thập niên 1960, tỷ lệ học sinh trung học ở miền Nam VN chọn Anh văn làm môn sinh ngữ chình đã vượt xa tỷ lệ chọn Pháp văn, đồng thời các ca khúc lời Anh của Paul Anka, Neil Sedaka, Elvis Presley, Connie Francis... cũng đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi, giới trẻ nghe nhạc ngoại quốc nói chung vẫn chuộng nhạc Pháp hơn. Thậm chì nhiều người không hiểu tiếng Pháp, không biết cách phát âm đúng tiếng Pháp, vẫn thìch nghêu ngao mấy câu đầu trong các bản La Nuit của Adamo, Aline, Oh mon amour, La vie c‟est une histoire d‟amour của Christophe, Adieu Jolie Candy của JeanFrançois Michael... Về phần các cô nữ sinh, họ không chỉ nghe nhạc của Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Sheila, France Gall... mà còn bắt chước cả thời trang, kiểu tóc của các thần tượng. Cho nên có thể viết, ngày ấy ―nghe nhạc Pháp‖ không chỉ là một phong trào mà còn được xem là một biểu hiện trong ―culture‖ của giới trẻ Sài Gòn từ giữa thập niên 1960 tới những năm đầu thập niên 1970. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những ca khúc Pháp được yêu chuộng ngày ấy đã không bị lãng quên theo thời gian, mà ngược lại, dù tuổi đời

4|NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT III

chồng chất, tóc đã bạc phai, chỉ cần nghe lại một câu hát, một giai điệu quen thuộc, cũng đủ khiến chúng ta bâng khuâng nhớ về một thời đã qua – một thời ―yêu nhạc Pháp‖. *** Ngược dòng thời gian, người Việt bắt đầu nghe nhạc tây phương nói chung, nhạc Pháp nói riêng vào những năm cuối thập niên 1920, khi phim có tiếng nói và những đĩa hát 78 vòng trở nên phổ biến. Một trong những ca khúc Pháp đầu tiên được ưa chuộng tại Việt Nam là bản Parlez-moi d‟amour của tác giả Jean Lenoir (1891-1976), vốn được xem là ―ca khúc cầu chứng‖ của nữ danh ca Pháp Lucienne Boyer (1901-1983), thu đĩa năm 1930.

Có thể nói, Parlez-moi d‟amour là ca khúc nổi tiếng nhất của Pháp trong thời gian giữa hai cuộc Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến. Sau này, các nữ danh ca khác của Pháp như Édith Piaf, Juliette Gréco, Dalida, Mireille Mathieu, và Nana Mouskouri của Hy-lạp (hát lời Pháp) đều đạt thành công rực rỡ khi thu đĩa lại ca khúc này. Phiên bản lời Anh với tựa Speak to Me of Love của Bruce Sievier (1894-1953) cũng được hàng trăm ca sĩ

5|HÒAI NAM

thu đĩa, trong số đó có Barbra Streisand, nữ danh ca Mỹ hát bản Woman in Love mà chúng tôi đã giới thiệu trong loạt bài trước. Parlez-moi d’amour Parlez moi d‟amour Redites-moi des choses tendres Votre beau discours Mon coeur n‟est pas las de l‟entendre Pourvu que toujours Vous répétiez ces mots suprêmes: Je vous aime Vous savez bien Que dans le fond je n‟en crois rien Mais cependant je veux encore Ecouter ces mots que j‟adore Votre voix aux sons caressants Qui les murmure en frémissant Me berce de sa belle histoire Et malgré moi je veux y croire Il est si doux Mon cher trésor d‟être un peu fou La vie est parfois trop amère Si l‟on ne croit pas aux chimères Le chagrin est vite apaisé Et se console d‟un baiser Du Coeur on guerit la blessure Par un serment qui le rassure Tới những năm cuối thập niên 1930, Tino Rossi (1907–1983) bắt đầu được khán thình giả Việt Nam biết tới, và trở thành thần tượng số một trong suốt hai thập niên kế tiếp. Cuộc đời và sự nghiệp (ca hát, đóng phim) của Tino Rossi đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết về ca khúc bất hủ Les feuilles mortes (Autumn Leaves – Những chiếc lá úa). Với người Pháp, Tino Rossi được xem là công dân Pháp xuất thân từ đảo Corse (Corsica) nổi tiếng thứ nhí

6|NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT III

trong lịch sử, chỉ đứng sau Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất (Napoléon Bonaparte); với người Việt, Tino Rossi là tên tuổi nghệ sĩ lớn nhất của Pháp trên màn bạc cũng như qua làn sóng điện trong hai thập niên 1940, 1950; đến độ giới trẻ ở Hà Nội, Hải Phòng đã thành lập các câu lạc bộ ái mộ Tino Rossi, bắt chước cách hát và nhái theo giọng hát của ông. Ca khúc đầu tiên của Tino Rossi được giới thiệu tới khán thình giả Việt Nam là bản Marinella, hát trong cuốn phim có cùng tựa do ông thủ vai chình năm 1936. Tiếp theo là bản Petit Papa Noël, một ca khúc Giáng sinh bất hủ được Tino Rossi trính bày trong cuốn phim Destins (1946), cũng do ông thủ vai chình. Đĩa đơn (45 vòng) Petit Papa Noël được phát hành cùng năm, cho tới nay vẫn giữ kỷ lục tại Pháp với 6 triệu đĩa, và 30 triệu tình trên toàn thế giới.

Tino Rossi (1907–1983) Tino Rossi còn đạt thành công qua việc thu đĩa lại các ca khúc nổi tiếng của các ca sĩ khác, như các bản Les feuilles mortes (Autumn Leaves, Những chiếc lá úa) do Yves Montand hát lần đầu trong phim Les portes de la nuit (1945), Cerisier rose et pommier blanc (Cherry Pink and Apple

7|HÒAI NAM

Blossom White, Cánh bướm vườn xuân) do André Claveau thu đĩa năm 1950... André Claveau (1911-2003) nổi tiếng sau Tino Rossi một thập niên, với những ca khúc như Domino (1950), Dors, mon amour (Ngủ đi em), ca khúc đã đoạt giải Ca khúc Âu châu (Eurovision) năm 1958. [Chúng tôi sẽ viết về bản Domino trong một bài sau] Sau Tino Rossi và André Claveau, tới Édith Piaf (1915-1963), người nữ danh ca được xem là ―diva‖ đầu tiên của làng ca nhạc Pháp. [“Diva”, nguyên là tiếng Ý, có nghĩa là một nữ danh ca được rất nhiều người ái mộ, tương đương với “Prima Donna” bên điện ảnh, kịch nghệ] Các ca khúc do Édith Piaf thu đĩa như La vie en rose (1946, Cuộc đời màu hồng), Hymme à l‟amour (1949), Padam… Padam (1951), Sous le ciel de Paris (1951), L‟Accordéoniste (1955), La Foule (1957), Milord (1959), Non, je ne regrette rien (1960)... đều rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Édith Piaf (1915-1963)

8|NHẠC NGỌAI QUỐC LỜI VIỆT III

Rồi tới thế hệ ca sĩ thứ hai của Pháp, những người làm công việc chuyển tiếp giữa thể loại ca khúc bán cổ điển, hoặc ―pop truyền thống‖ và ―pop hiện đại‖. Tên tuổi nổi bật trong thời kỳ này là Gilbert Bécaud. Gilbert Bécaud (1927-2001) được xem là nghệ sĩ đa tài nhất của Pháp: ca sĩ, nhạc sĩ dương cầm, nhà viết ca khúc, nhà soạn nhạc kịch opéra, diễn viên điện ảnh..., có biệt hiệu ―Monsieur 100.000 volts‖ ví phong cách trính diễn nhiệt tính, lôi cuốn của ông. Ra chào đời tại Toulon, Gilbert Bécaud chơi dương cầm từ nhỏ, được thu nhận vào Nhạc viện Nice (Conservatoire de Nice). Nhưng tới năm 1942, cậu bé 15 tuổi đã bỏ học để theo Kháng chiến Pháp (của Tướng De Gaulle, chống Đức Quốc Xã). Sau khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt, Gilbert Bécaud bắt đầu sáng tác ca khúc và chơi dương cầm trong các ban nhạc. Năm 1953, trong thời gian đệm dương cầm cho ca sĩ đàn anh Jacques Pills trong một chuyến lưu diễn, Gilbert Bécaud được gặp Édith Piaf, đời vợ thứ hai của Jacques Pills (đời vợ thứ nhất của ông chình là nữ danh ca Lucienne Boyer đã nhắc tới ở trên). Được Édith Piaf khuyến khìch, Gilbert Bécaud bắt đầu ca hát và chẳng bao lâu sau trở thành ca sĩ trính diễn nổi tiếng. Năm 1954, Gilbert Bécaud được trính diễn lần đầu tiên tại đại hì viện Olympia, Paris; và qua năm 1955, đã tạo kỷ lục với 6.000 khán giả – gấp ba lần sức chứa bính thường của hì viện này. Năm 1956, Gilbert Bécaud bắt đầu sự nghiệp điện ảnh... Tuy nhiên trên trường quốc tế, Gilbert Bécaud được biết tới nhiều nhất qua các ca khúc do ông sáng tác. Năm 1960, phiên bản tiếng Anh của ca khúc Je t‟appartiens của ông với tựa đề Let It Be Me được ban The Everley Brothers của Mỹ thu đĩa và lên Top, sau này được nhiều danh ca Mỹ khác như Bob Dylan, Nina Simone, Elvis Presley, Willie Nelson, Sam & Dave, James Brown... thu đĩa lại. Năm 1967, một ca khúc khác của Gilbert Bécaud, bản Seul sur son étoile trở thành phiên bản lời Anh It Must Be Him, được Vickki Carr thu đĩa, đã đứng No.1 trong 3 tuần lễ liên tiếp trên bảng xếp hạng Easy Listening, và No.3 trong danh sách Billboard Hot 100 (tất cả mọi thể loại). Gilbert Bécaud cũng viết chung với ca nhạc sĩ Mỹ Neil Diamond nhiều ca khúc nổi tiếng, trong số này có bản Love on the Rocks, được Neil

9|HÒAI NAM

Diamond trính bày trong cuốn phim The Jazz Singer (1980) do Neil thủ vai chính. Tuy nhiên, kể cả ở Pháp lẫn các nơi khác trên thế giới, ―ca khúc cầu chứng‖ của Gilbert Bécaud phải là bản Et maintenant, cho tới nay vẫn được ghi nhận là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử ca nhạc Pháp quốc. Gilbert Bécaud viết và thu đĩa ca khúc này năm 1961, và ngay sau đó đã được nhà viết ca khúc Carl Sigman của Mỹ đặt lời Anh với tựa What Now My Love, từ đó tới nay đã được hàng trăm ca sĩ Anh Mỹ thu đĩa, trong số này có Judy Garland, Frank Sinatra, Andy Williams, Elvis Presley, Shirley Bassey, Sony & Cher…

Gilbert Bécaud

Tới đây, chúng tôi viết về một nam ca sĩ khác cũng được đàn chị Édith Piaf khám phá, nâng đỡ, đó là Charles Aznavour, người ra chào đời trước Gilbert Bécaud 3 năm nhưng lại nổi tiếng sau, và nổi tiếng hơn rất nhiều. Charles Aznavour không chỉ là một ca sĩ, nhà viết ca khúc, mà còn một diễn viên đã đóng trên 60 cuốn phim, được trao tặng giải điện ảnh César của Pháp (tương đương giải Oscar của Hoa Kỳ), là nhà hoạt động nhân

10 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

đạo, nhà ngoại giao, đại sứ thiện chì của UNESCO..., tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ viết về Charles Aznavour ca sĩ và nhà viết ca khúc. Charles Aznavour sở hữu một giọng tenor độc đáo, sáng tác trên 1,200 ca khúc, hát bằng 8 ngôn ngữ khác nhau, bán được trên 180 triệu đĩa hát. Charles Aznavour cũng là ca sĩ nổi tiếng quốc tế có sự nghiệp kéo dài nhất; những buổi trính diễn gần đây nhất là vào năm 2014. Ông thường được so sánh với Frank Sinatra của Hoa Kỳ. Năm 1998, hệ thống truyền hính CNN của Mỹ và những người sử dụng trang mạng Time Online trên toàn thế giới đã bính chọn Charles Aznavour là nghệ sĩ trính diễn lớn nhất của thế kỷ 20 với 18% số phiếu, qua mặt cả Elvis Presley lẫn Bob Dylan. Charles Aznavour tên thật là Shahnour Varinag Aznavourian, sinh năm 1924 tại khu phố văn nghệ sĩ Saint-Germain-des-Prés của Paris. Cha ông là một ca sĩ gốc di dân Armenia, mẹ ông cũng là di dân gốc Armenia, tới Pháp sau cuộc diệt chủng của Đế quốc Thổ (Ottoman Empire) trong Đệ nhất Thế chiến (sử sách gọi cuộc diệt chủng này là Armenian Genocide, hay Armenian Holocaust, hoặc Armenian Massacres, qua đó quân Thổ đã tàn sát gần một nửa dân số của đất nước bé nhỏ này). Thời gian đầu, ông bố của Shahnour đi hát trong các nhà hàng của người Pháp, nhưng khi Shahnour lên 5 tuổi, ông đã tậu được một quán ăn riêng, đặt tên là La Caucase. Chình tại đây, Shahnour đã bắt đầu ―sự nghiệp‖ với tư cách một nhạc sĩ. Năm lên 9 tuổi, Shahnour bỏ học để dành hết thời giờ cho ca, vũ, nhạc, kịch, và lấy nghệ danh là Charles Aznavour. Ngay trong năm đó, Charles Aznavour đã được xuất hiện trong vở kịch Un Petit Diable à Paris và thủ một vai trong cuốn phim La Guerre des Gosses. Trong những năm tiếp theo đó, Charles Aznavour vừa ca vừa vũ trong các hộp đêm, cho tới khi được lọt vào mắt xanh của đàn chị Édith Piaf vào năm 1946. Sau khi tính cờ được nghe Charles Aznavour hát, Édith Piaf đã cho chàng trẻ tuổi hát mở đầu buổi trính diễn của mính ở nhà hát Moulin Rouge, Paris, và tiếp theo, trong suốt chuyến lưu diễn ở Pháp và Hoa Kỳ của bà.

11 | H Ò A I N A M

Nhưng quan trọng hơn cả là việc Édith Piaf đã khuyến khìch Charles Aznavour đặt trọng tâm vào sự nghiệp ca hát, và giúp chàng phát triển giọng tenor độc đáo của mính – một giọng khi cao lên thí trong, vang, lúc xuống lại trầm ấm như baritone, không thể lẫn lộn với bất cứ giọng hát của một ca sĩ nào khác. Với thế hệ trẻ, tức các ―baby boomers‖ ở các quốc gia nói tiếng Pháp nói chung, ở miền Nam VN nói riêng, Et pourtant (lời Việt: Anh vẫn biết) là ca khúc nổi tiếng nhất, được ưa chuộng nhất của Charles Aznavour. Ông hát bản này trong cuốn phim ca nhạc hài kịch Cherchez l‟idole (1963) – cuốn phim mà trong đó Sylvie Vartan đã làm mê mẩn cả một thế hệ trẻ với ca khúc La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay). Trong năm 1964, Et pourtant đã đứng No.1 trong 5 tuần lễ liên tiếp ở Pháp.

Tuy nhiên, với mọi thành phần thình giả nói chung, trong đó có những người yêu nhạc tính cảm êm dịu, những nhà phê bính đặt nặng yếu tố nghệ thuật trong dòng nhạc, lời hát, ca khúc được xem là ―cầu chứng‖, được trân trọng nhất của Charles Aznavour phải là La Bohème (1965), với sự hợp tác của nhà viết lời hát nổi tiếng Jacques Plante. La Bohème không chỉ là ca khúc để đời của Charles Aznavour mà còn được giới thưởng ngoạn xem là một ―chanson Pháp‖ điển hính.

12 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[CHÚ THÍCH: “La Bohème” ở đây mang ý nghĩa thu hẹp và trừu tượng là “lối sống không cần biết đến ngày mai” (thường không một xu dình túi) của giới nghệ sĩ ở Âu châu, đặc biệt là tại Pháp. Còn “Chanson” trong tiếng Pháp có nghĩa chung chung là “bài hát”, “ca khúc”, tuy nhiên trong lĩnh vực chuyên môn (nghiên cứu, phê bính), từ giữa thế kỷ thứ 19, khi được nhấn mạnh, “chanson” có nghĩa là một ca khúc mang âm hưởng cổ điển của Pháp có giá trị nghệ thuật cao, cả nhạc lẫn lời] Nội dung La Bohème là hoài niệm của một họa sĩ về khu Montmartre của những ngày xưa cũ, nơi mà mính đã sống qua tuổi thanh xuân nghèo khổ nhưng thơ đẹp... Montmartre là một khu vực thuộc Quận 18, Paris, nằm ở hữu ngạn sông Seine; trung tâm là đồi Montmartre cao 130 mét, trên có Vương cung thánh đường Thánh Tâm (Basilique du Sacré-Coeur) với mái vòm bằng đá trắng, dưới chân đồi là các hộp đêm, quán rượu, gần đó là khu ―đèn đỏ‖ Pigalle, nơi tọa lạc của hì viện nổi tiếng Moulin Rouge. Từ trước Đệ nhất Thế chiến, rất nhiều nghệ sĩ thời danh, đặc biệt là giới họa sĩ và ca nhạc sĩ, Pháp cũng như quốc tế, đã tới sống ở khu Montmartre, thoạt đầu chỉ ví giá mướn nhà, mướn phòng, mướn studio ở đây rẻ hơn những nơi khác, nhưng sau này còn ví ―không khì nghệ sĩ‖ của khu vực. Trong số này có các danh họa Salvador Dali, Amedeo Modigliani, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Piet Montrian, Pablo Picasso, Camille Pissaro, Vincent van Gogh..., nữ nghệ sĩ Pháp gốc Mỹ Josephine Baker, nhà soạn nhạc gốc Bỉ Django Reinhardt, văn sĩ gốc Thụy-sĩ Le Corbusier... Tuy nhiên, tới những năm sau Đệ nhị Thế chiến, ví cuộc sống ở khu Montmartre trở nên quá sức xô bồ, hỗn độn, mất an ninh, giới nghệ sĩ đã dần dần bỏ sang khu Montparnasse bên kia bờ (tả ngạn) sông Seine, thuộc Quận 14, vốn được xem là khu vực của văn nghệ sĩ ―nhà lành‖ và giới trì thức ở Paris. Từ đó, bộ mặt của khu Montmartre cũng thay đổi, với những kiến trúc tân kỳ, nhà cửa hàng quán khang trang, đường phố sạch sẽ, an ninh, đồng thời cũng mất đi những sinh hoạt đặc thù, không khì nghệ sĩ của ngày tháng cũ; riêng khu ―đèn đỏ‖ Pigalle nổi tiếng nay trở thành khu bán các loại nhạc cụ.

13 | H Ò A I N A M

Ví thế, theo lời Charles Aznavour, ca khúc La Bohème chình là lời vĩnh biệt khu Montmartre của những ngày xưa cũ. La Bohème có lời hát khá dài và thật buồn; phiên khúc cuối (lời chàng họa sĩ khi về thăm chốn xưa) như sau: Je ne reconnais plus/Ni les murs, ni les rues/Qui ont vu ma jeunesse/En haut d‟un escalier/Je cherche l‟atelier/Don‟t plus rien ne subsiste/Dans son nouveau décor/Montmartre semble triste/Et les lilas sont morts… Tạm dịch: Tôi không còn nhận ra những bức tường, những con phố chứng nhân của thời trẻ. Trên tận cùng cầu thang, tôi tím lại căn phòng trọ có xưởng vẽ của mính. Không có bất cứ thứ gí tồn tại. Trong cái vỏ tân kỳ, Montmartre trông thật ảm đạm. Và hàng tử đinh hương đã chết khô… Ngoài nguyên tác lời Pháp, La Bohème còn được Charles Aznavour thu đĩa phiên bản lời Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Anh và Đức. Từ đó, hầu như trong tất cả mọi buổi trính diễn của mính, Charles Aznavour đều trình bày ca khúc này. *** Hai ca sĩ cuối cùng trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thể loại ca khúc bán cổ điển, hoặc ―pop truyền thống‖ và ―pop hiện đại‖ của nền ca nhạc Pháp chúng tôi đề cập tới là Dalida (1933-1987) và Petula Clark (1932-). Nếu chỉ tình trên số ghi nhận là ca sĩ lớn Sự nghiệp lẫy lừng, chúng tôi sẽ đề cập (Chuyện tính yêu).

lượng người ái mộ ở khắp năm châu, Dalida được nhất của Pháp từ xưa tới nay (hạng 6 trên thế giới). cuộc đời sóng gió và cái chết bi thảm của Dalida tới trong bài viết về ca khúc Histoire d‟un amour

Về phần Petula Clark, có thể xem là trường hợp độc nhất vô nhị: ca sĩ gốc Anh, hát nhạc Pháp, lên Top ở Pháp và nhiều quốc gia nói tiếng Pháp. Sinh năm 1932, tới khi Đệ nhị Thế chiến xảy ra, Petula Clark đã trở thành một thần đồng của BBC Radio. Bước sang thập niên 1950, Petula

14 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Clark bắt đầu thu đĩa bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, và tới đầu thập niên 1960 bắt đầu nổi tiếng quốc tế. Trước đây, trong bài giới thiệu ca khúc You Don‟t Have to Say You Love Me (Không Cần Nói Anh Yêu), khi chúng tôi viết ―Trong cuộc xâm lăng của Anh quốc‖ (British Invasion) vào nền nhạc phổ thông Hoa Kỳ, tên tuổi lớn nhất sau ban The Beatles phải là Dusty Springfield…‖ là có ý nói về mức độ nổi tiếng, còn nếu chỉ xét thành tìch, Petula Clark mới là ―First Lady of the British Invasion‖ như giới truyền thông đã xưng tụng. Chỉ trong mấy năm giữa thập niên 1960, Petula Clark đã có gần một chục ca khúc nằm trong Top 10 ở Hoa Kỳ, trong đó có ba bản rất quen thuộc với người yêu nhạc ngoại quốc tại miền Nam VN: – Downtown (1964) đứng No. 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ và No. 2 tại Anh quốc. – This Is My Song (1966, tác giả: Charlie Chaplin) đứng No.1 tại Anh, Ái-nhĩ-lan, Úc, Hòa-lan, Bỉ, Nam Phi; No.3 ở Hoa Kỳ và No.4 tại Gianã-đại. – Don‟t Sleep in the Subway (1967), đứng No.1 tại Úc, No.1 trên bảng Easy Listening và No.5 trên bảng Billboard Hot 100 tại Hoa Kỳ. Sở dĩ trong phần viết về cuộc xâm lăng của Anh quốc vào nền nhạc phổ thông Hoa Kỳ, chúng tôi không viết về Petula Clark là ví trong số các ca khúc nổi tiếng của ―First Lady of the British Invasion‖, theo sự hiểu biết của chúng tôi, đã không có bản nào được đặt lời Việt. Đa số ca khúc nói trên cùng một lúc, hoặc ngay sau đó, đã được Petula Clark thu đĩa phiên bản lời Pháp, như Dans le temps (Downtown), C‟est ma chanson (This Is My Song), v.v… Nhưng có một điều thú vị rất ìt người biết là có một ca khúc của Pháp được Petula Clark thu đĩa đã đứng No.1 tại Pháp, đó là bản Chariot.

15 | H Ò A I N A M

Chariot nguyên là một khúc nhạc không lời, sáng tác chung của hai nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng nổi tiếng bậc nhất của Pháp: Frank Pourcel và Paul Mauriat. Năm 1961, Frank Pourcel nhờ Raymond Lefèbre, một đồng nghiệp nổi tiếng khác, soạn hòa âm rồi cho dàn nhạc của mính thu đĩa trong album nhạc nhẹ có tựa đề “Amour, Danse, et Violons. No.17.” Qua năm 1962, khúc nhạc này được Jacques Plante đặt lời hát với tựa Chariot, nội dung là lời một người con gái muốn được cùng người yêu đi tới tận chân trời góc biển trên chiếc xe ngựa mui trần (chariot). Jacques Plante cũng là người đã góp phần đặt lời hát cho bản La Bohème của Charles Aznavour. Chariot Si tu veux de moi Pour t‟accompagner au bout des jours Laisse moi venir près de toi Sur le grand chariot de bois et de toile Nous nous en irons Du côté où l‟on verra le jour Dans les premiers reflets du ciel Avant la chaleur du soleil Sous la dernière étoile

16 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

La plaine, la plaine, la plaine N‟aura plus de frontière La terre, la terre, sera notre domaine Que j‟aime, que j‟aime Ce vieux chariot qui tangue Qui tangue, qui tangue Si tu veux de moi Pour dormir à ton côté toujours L‟été sous la lune d‟argent L‟hiver dans la neige et le vent Alors dis-le moi, je pars avec toi La plaine, la plaine, la plaine N‟aura plus de frontière La terre, la terre, verra notre domaine Que j‟aime, que j‟aime Ce vieux chariot qui tremble Qui tremble, qui tremble Si tu veux de moi De ma vie et de mon fol amour Le long des torrents et des bois Au coeur des dangers et des joies Alors dis-le moi, je pars avec toi Chariot do Petula Clark thu đĩa năm 1962 đã đứng No.1 tại Pháp và No.8 tại Bỉ, đem lại một đĩa vàng. Cùng thời gian, Petula Clark còn thu đĩa các phiên bản tiếng Ý, tiếng Đức, và tiếng Anh. Kết quả, trong khi các phiên bản tiếng Ý, tiếng Đức lên tới No.4 và No.6 tại hai quốc gia này thí phiên bản tiếng Anh, do Norman Gimbel đặt lời với tựa I Will Follow Him, lại không được thình giả Anh, Mỹ chú ý tới.

17 | H Ò A I N A M

Nhưng sau khi được cô bé Peggy March 15 tuổi của Mỹ thu đĩa lại, hãng RCA Victor phát hành, I Will Follow Him đã lên No.1 trên cả bảng xếp hạng nhạc soul lẫn Billboard Hot 100. Cho tới nay, Peggy March – biệt hiệu ―Little Peggy March‖ ví cô chỉ cao 1m45 – vẫn được ghi nhận là ca sĩ trẻ nhất có đĩa hát đứng No.1 trên Billboard Hot 100. Chính vì I Will Follow Him quá phổ biến, được các đài phát thanh của quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam VN phát đi phát lại, cho nên đa số bạn trẻ yêu nhạc ngoại quốc ngày ấy đã lầm tưởng Chariot do Petula Clark thu đĩa cũng là một ca khúc Anh, Mỹ được đặt lời Pháp, tương tự các bản Donna Donna, Bang Bang, Est-ce que tu le sais? (What‘d I Say), Chèrvefeuille que tu es loin (Scarborough Fair), J‟entends siffler le train (500 Miles), v.v... *** Sau Dalida, Petula Clark, tới thế hệ ca sĩ đàn em – những ca sĩ nhạc pop thời đại, như Salvatore Adamo (sinh năm 1943), Michel Polnareff (1944), Pascal Danel (1944), Françoise Hardy (1944), Sylvie Vartan (1944), Christophe (1945), Sheila (1945), Hervé Villard (1946), Jean– François Michael (1946), France Gall (1947), Art Sullivan (1950)... sẽ được chúng tôi lần lượt giới thiệu trong loạt bài ―Nhạc Pháp‖, qua những ca khúc một thời đã yêu, một đời mãi nhớ.▄

18 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Domino (Khúc Nhạc Muôn Đời – Hội Mùa Hoa) Louis Ferrari & Jacques Plante

19 | H Ò A I N A M

Ca khúc thứ nhất trong loat bài ―Nhạc Pháp‖ chúng tôi gửi tới độc giả là bản Domino, một ca khúc nổi tiếng của Pháp theo thể loại ―valse musette‖ của hai tác giả Louis Ferrari và Jacques Plante, trước năm 1975 được tác giả Hương Huyền Trinh đặt lời Việt với tựa Khúc Nhạc Muôn Đời, và sau này là Phạm Lê Phan với tựa Hội Mùa Hoa. Trước hết xin được viết về hai tác giả của nguyên tác: Louis Ferrari, người soạn nhạc, và Jacques Plante, người đặt lời.

Louis Ferrari (1910–1988) Louis Ferrari (1910–1988) là một nhạc sĩ phong cầm (accordéon) kiêm nhà soạn nhạc gốc Ý, sang Paris lập nghiệp vào đầu thập niên 1930. Tại Kinh thành Ánh sáng, ông thành lập ban nhạc Louis Ferrari et Son Ensemble để trính diễn tại các câu lạc bộ. Sở trường của Louis Ferrari là ―musette‖. Trước năm 1975, tại miền Nam VN, nhiều người trong chúng ta thường nghe nói tới một đặc trưng của nền nhạc dân gian Pháp, đó là “valse

20 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

musette”, thường được hiểu một cách đơn giản là ―valse nhanh độc tấu bằng đàn accordéon dành cho giới bính dân‖. Một trong những ca khúc nổi tiếng và quen thuộc theo thể điệu valse musette là bản Sous le ciel de Paris (Dưới bầu trời Paris) của nữ danh ca Édith Piaf. Trước khi viết về valse musette, xin có đôi dòng về ―musette‖, một từ trong tiếng Pháp mà khi được sử dụng trong lĩnh vực âm nhạc, không thể dịch sang bất cứ một ngôn ngữ nào khác. Các tự điển tiếng Anh định nghĩa musette một cách dài dòng là “French cafe music for accordion” (nhạc Pháp chơi trong các quán cà-phê bằng phong cầm). Nguyên thủy, musette được viết một cách đầy đủ là ―musette de cour‖, là tên gọi một loại ―kèn có túi hơi‖ – cùng một họ với ―bagpipe‖ của người Tô-cách-lan – xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ thứ 16, rất thịnh hành vào thời kỳ ―Baroque‖ cho nên còn được gọi là ―baroque musette‖. Tiếng kèn musette được mô tả tương tự kèn oboe, nhưng có một âm hưởng khác lạ, độc đáo.

musette de cour Hai chữ ―de cour‖ (của triều đính) trong tên gọi cho biết musette là một nhạc cụ dành cho giới quý tộc, trưởng giả, thường được sử dụng trong nhạc thình phòng.

21 | H Ò A I N A M

Thế kỷ thứ 17 là khoảng thời gian thịnh hành nhất của musette, tuy nhiên sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, cùng với ngày tàn của dòng tộc Bourbon, nó đã bị ―thất sủng‖ một cách mau chóng, trong khi các loại kèn có túi hơi (bagpipe) đơn giản hơn của giới bính dân vẫn phổ biến, trong đó có kèn ―cabrette‖ của người vùng Auvergne, ở trung nam nước Pháp. Người dân Auvergne – tiếng Pháp gọi là ―Auvergnat‖ – có truyền thống... mở quán; vào thế kỷ thứ 19, hầu hết các quán cà-phê, quán rượu bính dân tại các Quận 4, 11, 12, 19 của thủ đô Paris đều do người gốc Auvergne làm chủ, nơi người ta thường nhảy điệu ―bourrée‖ (một điệu nhảy phát xuất từ Auvergne) theo tiếng kèn cabrette. Ví người dân Paris đã quen với tên gọi musette (do chữ ―musette de cour‖ đã nhắc tới ở trên) cho nên họ gọi cabrette là musette. Tới thập niên 1880, do tình cách phổ biến của cây đàn accordéon, tiếng kèn musette dần dần được thay thế bằng tiếng đàn accordéon, trước tiên là ở Quận 19, nơi tập trung những tay đàn accordéon Pháp, Ý tài ba nhất, rồi lan rộng khắp Paris; đồng thời người ta không chỉ nhảy ―bourrée‖ mà còn nhảy nhiều thể điệu khác như valse, tango, paso… Thể loại nhạc và sinh hoạt khiêu vũ bính dân này được gọi là ―bal musette‖, mặc dù cái kèn ―musette‖ đã vắng bóng. Từ những năm cuối thế kỷ thứ 19, ―bal musette‖ đã thu hút một số không nhỏ trong giới thượng lưu Pháp, những người muốn tím cảm giác mạnh qua việc hòa nhập vào sinh hoạt giải trì của giới bính dân – nghèo khổ, sống hết mính, không bị ràng buộc, không cần biết đến ngày mai. Bước sang thế kỷ thứ 20, bal musette càng được nhiều người ưa chuộng và tới năm 1945 đã trở thành hính thức khiêu vũ phổ biến nhất ở Pháp, với những bước nhảy dễ hơn, nhanh hơn, gợi cảm hơn, cũng như không đòi hỏi một vũ trường rộng lớn. Trong số ba thể điệu phổ biến nhất của bal musette là paso musette, tango musette và valse musette, tại Việt Nam ngày ấy, valse musette được ưa chuộng nhất. So với ―valse viennoise‖ (điệu luân vũ thành Viên), valse musette có bước nhảy trẻ trung hơn, thân thể của đôi nam nữ sát nhau hơn, người nữ

22 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

quay thường xuyên hơn, trong đó ―đỉnh cao‖ là quay tìt (tiếng Pháp gọi là ―la toupie‖ – con quay, con vụ). Trở lại với Louis Ferrari, ông sáng tác không nhiều, nhưng chỉ cần một bản Domnino, viết năm 1950, cũng đủ để lưu danh muôn thưở. Domino được Jacques Plante đặt lời hát.

Jacques Plante (1920-2003) Jacques Plante (1920-2003), mà chúng tôi đã từng nhắc tới khi viết về các ca khúc La Bohème (của Charles Aznavour), Chariot (của Petula Clark) do ông đặt lời, là một thi sĩ kiêm nhà viết lời hát tài ba và nổi tiếng bậc nhất của Pháp; ông đã đặt lời hát cho hàng trăm ca khúc, từ những tính khúc êm đềm của Tino Rossi, Yves Montand, Édith Piaf... tới những ca khúc thời trang do Dalida, Claude François, Christophe, Sheila… thu đĩa. Nội dung ca khúc Domino khá dài, là lời một người bị phụ tính, trong tiết xuân huy hoàng, chạnh lòng nhớ thương người yêu bội bạc đã ra đi, mời gọi trở về và hứa sẽ tha thứ tất cả...

23 | H Ò A I N A M

DOMINO Le printemps chante en moi, Dominique, Le soleil s‟est fait beau, J‟ai le cœur comme un‟ boite à musique J‟ai besoin de toi, De tes mains sur moi, De ton corps doux et chaud, J‟ai envie d‟être aimée Domino Méfie-toi, mon amour, je t‟ai trop pardonné J‟ai perdu plus de nuits que tu m‟en as données Bien plus d‟heures A attendre, qu‟à te prendre sur mon cœur, Il se peut qu‟à mon tour je te fasse du mal, Tu m‟en as fait toi-même et ça t‟est bien égal, Tu t‟amuses de mes peines, et je m‟use de t‟aimer. Domino Domino Le printemps chante en moi, Dominique, Le soleil s‟est fait beau, J‟ai le cœur comme un‟ boite à musique J‟ai besoin de toi, De tes mains sur moi, De ton corps doux et chaud, J‟ai envie d‟être aimée Domino. Il est une pensée que je ne souffre pas C‟est qu‟on puisse me prendre ma place en tes bras, Je supporte bien des choses, mais à force c‟en est trop… Et qu‟une autre ait l‟idée de me voler mon bien, Je ne donne pas cher de ses jours et des tiens, Je regarde qui t‟entoure prends bien garde mon amour. Domino Domino J‟ai bien tort de me mettre en colère, Avec toi, Domino, Je sais trop qu‟il n‟y a rien à faire, T‟as le cœur léger, Tu ne peux changer,

24 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Mais je t‟aime, que veux-tu ? Je ne peux pas changer, moi non plus, Domino, Domino, Je pardonne toujours, mais reviens, Domino, Domino, Et je ne te dirai plus rien. Domino được nam danh ca Pháp André Claveau thu đĩa năm 1950. André Claveau (1911-2003) nổi tiếng sau Tino Rossi một thập niên, trong số những ca khúc nổi tiếng do ông thu đĩa, ngoài Domino, sau này còn có Dors, mon amour (Hãy ngủ đi em), ca khúc đoạt giải Ca khúc Âu châu (Eurovision) năm 1958.

Lucienne Delyle (1917-1962) Cũng trong năm 1950, sau André Claveau, Domino đã được hai nữ danh ca Pháp đương thời là Lucienne Delyle (1917-1962) và Patachou (19182015) thu đĩa. Từ đó, trong suốt thập niên 1950, Domino đã trở thành ca khúc Pháp phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất ở Âu châu. Tới thời kỳ ―yé-yé‖ (thời nhạc trẻ), bản Domino với lời hát rút ngắn, được cô bé Danièle Vidal (sinh năm 1952) thu đĩa, cũng rất được thế hệ sinh sau đẻ muộn yêu thìch.

25 | H Ò A I N A M

Qua năm 1951, Domino được tác giả Mỹ Don Raye (1909-1985) đặt lời bằng tiếng Anh, và được hai nam danh ca Tony Martin và Bing Crosby thu đĩa cùng một thời gian. Ngày 26/10/1951, cả hai đĩa của Tony Martin và Bing Crosby cùng được lọt vào danh sách Best Seller của tạp chì Billboard Magazine; đĩa của Tony Martin ở trong danh sách này 12 tuần lễ, lên tới hạng 9, còn đĩa của Bing Crosby ở trong danh sách 6 tuần lễ, và lên tới hạng 15. Cũng trong năm 1951, nữ danh ca Doris Day, người sau này nổi tiếng quốc tế với ca khúc Que Sera, Sera, đã thu đĩa Domino. Sau này, trong số các ca sĩ thu đĩa Domino còn có cả nam danh ca Andy Williams. Domino Domino, Domino, you‟re an angel that heaven has sent me, Domino, Domino, you‟re a devil designed to torment me, When your heart must know that I love you so, Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino, Domino, Domino, won‟t you tell me you‟ll never desert me? Domino, Domino, if you stay I don‟t care how you hurt me, Fate has made you so, you can‟t change, I know, You can‟t change, though you try, but then neither can I, Domino, Just one look in your eyes and I melt with desire, Just a touch of your hands and I burst into fire, And my whole world fills with music when I‟m lost in your embrace, But I know that you‟re fickle and I‟m not misled, Each attractive new face that you see turns your head, And it scares me that tomorrow, someone else may take my place, Domino, Domino, you‟re an angel that heaven has sent me, Domino, Domino, you‟re a devil designed to torment me, When your heart must know that I love you so, Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino, Domino, Domino, I‟ll forgive anything that you do, Domino, Domino, nothing matters if I have you.

26 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Domino (lời Pháp) rất được yêu chuộng tại Việt Nam, và được tác giả Hương Huyền Trinh đặt lời Việt ngay trong thập niên 1950. Hương Huyền Trinh tên thật là Ngô Thị Ngọc Báu, cô ruột của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (Ngô Quang Bính), sinh tại Hải Phòng vào khoảng cuối thập niên 1930, và di cư vào Nam năm 1954. Xuất thân từ một gia đính có truyền thống văn học và yêu nhạc, ngoài công việc sáng tác ca khúc và đặt lời Việt cho ca khúc ngoại quốc, bà còn làm thơ dưới bút hiệu Hoài Hương (nhớ Hải Phòng quê xưa?) Một trong những ca khúc nổi tiếng của Hương Huyền Trinh là bản Hương Nắng Huy Hoàng, thường được trính bày dưới hính thức hợp ca. Về ca khúc ngoại quốc được bà đặt lời Việt, có lẽ trước năm 1975 ở miền Nam VN, ai cũng đã từng nghe qua hai bản ―valse musette‖ Lòng Người Ly Hương (La Complainte des Infidèles) và Khúc Nhạc Muôn Đời (Domino). Trước hết, xin viết về bản Lòng Người Ly Hương. Ca khúc nguyên tác có tựa đề La Complainte des Infidèles (Lời than vãn của những kẻ phụ tính), trìch trong cuốn phim tính cảm hài kịch La Maison Bonnadieu (1951), do Danielle Darieux, nữ ca sĩ kiêm diễn viên tài sắc bậc nhất của Pháp thời bấy giờ thủ vai chình.

Danielle Darrieux

27 | H Ò A I N A M

Ca khúc La Complainte des Infidèles do Georges Van Parys viết nhạc, Carlo Rim (cũng là đạo diễn của cuốn phim) đặt lời. Người hát ca khúc này trong phim là nam ca sĩ kiêm diễn viên Marcel Mouloudji, thủ vai một người hát dạo. Tuy nhiên, với không ìt người ái mộ Danielle Darieux, trong đó có khán thình giả Việt Nam chuộng phim Pháp, yêu nhạc Pháp, bản La Complainte des Infidèles do Danielle Darieux thu đĩa sau đó (năm 1952) được ưa chuộng hơn. Tương tự trường hợp ―Tell Laura I Love Her / Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” của Nam Lộc sau này, phiên bản lời Việt Lòng Người Ly Hương của Hương Huyền Trinh cũng không dình dáng gí tới nguyên tác, bà chỉ mượn dòng nhạc của La Complainte des Infidèles để gửi gấm tâm sự của một kẻ ly hương – một cách tuyệt vời, đến độ nhiều người cứ ngỡ đây là một ca khúc nhạc Việt Nam 100%! Lòng Người Ly Hương Chiều thu ấy khi ngàn lá khô lía cây bay lướt theo làn gió Rời quê hương ra đi, vương lệ ướt đôi hàng mi Từ đây nhé đi ngàn hướng, xa rời bóng quê yêu vương sầu thương Thôi từ đây ly hương, sống kiếp muôn vạn nẻo đường Mái nhà xưa ôi nay còn đâu Cánh đồng xanh đã khuất sau hàng dâu Làng quê xưa ánh trăng quê vàng hắt hiu đã Mờ xóa theo lệ rơi lúc nắng chiều Biết ngày nao quay về làng xưa Thấy ngày thơ những lúc chuông chiều đưa Nhín bầy chim lướt bay ngang trời sáng trong sáo Diều thướt tha nhẹ vương theo mơ màng Tím nơi đâu bóng quê xưa, làng thân mến yêu đã xa mờ Hẹn mai đây ánh dương lên, trở về sống lại phút thần tiên. Ngày ấy, ví được Thái Thanh trính bày đầu tiên, và cũng là người hát Lòng Người Ly Hương đạt nhất, không ìt thình giả đã cho đây là một sáng tác của… Phạm Duy!!!

28 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Khánh Ly, Lệ Thu và Thái Thanh Cùng khoảng thời gian (giữa thập niên 1950), Hương Huyền Trinh đã đặt lời Việt cho bản Domino với tựa Khúc Nhạc Muôn Đời. Tương tự Lòng Người Ly Hương, lời hát của Khúc Nhạc Muôn Đời đẹp tựa một bài thơ. Nếu bị bắt buộc làm công việc so sánh hai ca khúc, chúng tôi chịu thua, cùng lắm cũng chỉ có thể nêu ra một sự khác biệt: Lòng Người Ly Hương đẹp và buồn u uất, Khúc Nhạc Muôn Đời đẹp và buồn man mác. Khúc nhạc muôn đời Trăng đã lên, trăng đã lên, Hương ngát thơm bao u huyền vườn thu thiết tha. Trăng sáng soi trên lá hoa, Dâng nhớ bao câu mong chờ nhạc xưa đã qua.

29 | H Ò A I N A M

Xa xôi rồi nhớ thương, Ai mong chờ vấn vương.Riêng có ta tim xót xa, Luyến thương bao khúc ca xưa đã phai nhòa. Bạn lòng ơi, đã bao đêm thức trông trăng sáng long lanh, Nhín dòng sông nước trong xanh cuốn trôi nhanh giữa đêm thanh. Sông mong chờ nhớ bao khúc nhạc thắm, Nay đâu còn nữa, đã quá xa. Và từ đây, mỗi khi nghe khúc ca xưa lúc gió mưa, Thí lòng ta thấy xót xa nhớ thiết tha phút đã qua. Ðã phai nhòa hết, hoa xưa tàn hết, Nhưng ngàn thu mãi trong tim ta… Thu đã qua, bao lá hoa Theo gió bay, bay quây quần rụng theo gió đưa. Mây vẫn xanh, trăng vẫn thanh, Nhưng thấy đâu khúc ca đẹp nhạc êm thắm tươi. Ai xa vời có hay, Bao nhiêu ngày gió bay. Bao lá khô, theo gió thu, Rớt trên đôi mắt đôi môi khóc mong chờ… Nhớ thắm thiết thương ngàn kiếp. Khắc bên tôi bao khúc nhạc vàng đêm nao. Gió cuốn gió lá vàng úa. Nhưng ai đâu có thấu được lòng ta… Ngày ấy, Thái Thanh cũng là người đầu tiên hát Khúc Nhạc Muôn Đời, và theo cảm quan của cá nhân, chúng tôi cũng cho rằng tình tới nay, Thái Thanh vẫn là người hát đạt nhất.

30 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Thu Minh Sau năm 1975 ở trong nước, đã có một số tác giả đặt lời Việt mới cho Domino; phổ biến nhất là phiên bản có tựa Hội Mùa Hoa của Phạm Lê Phan, được biết đến tại hải ngoại qua tiếng hát Thu Minh. Hội Mùa Hoa Ta tới đây, vui với nhau, nghe nắng xuân reo tưng bừng trên muôn đóa hoa Xiêm áo bay, theo tiếng ca, ôi tóc em xanh vương dài như mây thướt tha. Nghe tâm hồn đắm say, dâng men tính ngất ngây. Tung bước vui, tay nắm tay, mến thương trao ái ân nồng cháy trong hồn. Đều nhịp múa cất tiếng reo, câu hân hoan đem tin yêu Vào hội vui má môi em đắm say theo bước chân ngà. Em yêu kiều gió, dâng hương tính tiếng chim reo mừng chúng ta hát vang. Nụ cười sáng lấp lánh vui dâng cao tay tung muôn hoa

31 | H Ò A I N A M

Chập chờn bay áo em tươi ánh xuân vui Bướm ong say sưa men tính chúng ta quay đều, mắt vui trời sao, dáng em kiêu sa. Domino (ta tới đây) Domino (vui với nhau) nghe nắng xuân reo tưng bừng trên muôn đóa hoa. Xiêm áo bay, theo tiếng ca, ôi tóc em xanh vương dài như mây thướt tha. Nghe tâm hồn đắm say, dâng men tính ngất ngây. Tung bước vui, tay nắm tay, mến thương trao ái ân nồng cháy trong hồn. Tiếng hát nuôi, cung đàn ấm. Luyến lưu trao hương ân tính mê say đó. Cất tiếng hát, vui trần thế, múa ca lên vang suốt mùa ….hội hoa. ▄

32 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Histoire d’un amour (Chuyện tình yêu) Carlos Eleta Almaran

33 | H Ò A I N A M

Ca khúc thứ hai trong phần ―Nhạc Pháp‖ chúng tôi giới thiệu là Histoire d‟un amour, một bản Bolero bất hủ, ngày ấy rất được yêu chuộng tại miền Nam VN qua tiếng hát của nữ danh ca Pháp Dalida, và được nhạc sĩ Pham Duy đặt lời Việt với tựa Chuyện tính yêu. Với người yêu nhạc Pháp trên thế giới thuộc ba thế hệ liên tiếp, Dalida là tên tuổi lớn nhất, được ái mộ nhất từ giữa thập niên 1950 tới giữa thập niên 1980, và rất có thể còn trong nhiều thập niên nữa, nếu như ―nữ hoàng không ngai‖ ấy không tự kết liễu đời mính vào năm 1987. Trước khi viết về ca sĩ, xin viết về ca khúc: Histoire d‟un amour. Khác với trường hợp bản Besame Mucho mà ngay tự tựa đề đã cho biết đây là một ca khúc có gốc gác Mỹ la-tinh (các xứ nói tiếng Tây-ban-nha), trước năm 1975 tại miền VN, không mấy người biết Histoire d‟un amour chỉ là phiên bản lời Pháp của một ca khúc nguyên tác tiếng Tây-ban-nha: Historia de un amor (A Love Story) của tác giả Carlos Eleta Almaran.

Carlos Eleta Almaran (1918-2013)

34 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Carlos Eleta Almaran là một nhân vật đầy giai thoại của xứ Panama, ông không chỉ là một doanh gia thành công mà còn là một nhà viết ca khúc, nhà hoạt động chình trị, và ông bầu quyền Anh uy tìn! Lời hát của Historia de un amor diễn tả tâm trạng thảm sầu, tuyệt vọng của một người đàn ông khi hồi tưởng mối tính lớn nhất đời mính, mà trong trường hợp này chình là người em trai Fernando của tác giả, vừa mất người bạn đời yêu quý. Tuy nhiên về sau, khi Historia de un amor đã trở nên quá phổ biến, chẳng còn mấy ai để ý tới bối cảnh sáng tác, ý nghĩa ban đầu, và với cả ca sĩ lẫn thình giả, đối tượng trong lời hát có thể là nam hay nữ. Carlos Eleta Almaran kể lại một cách chi tiết hoàn cảnh ra đời của Historia de un amor như sau: Trong năm 1955, cô vợ Mercedes của Fernando đang mang thai bị lâm trọng bệnh. Biết mính không qua khỏi, Mercedes đã trối trăn với Carlos xin ông nâng đỡ, an ủi Fernando trước nỗi đau khổ tuyệt vọng ví mất mát lớn lao này. Carlos hứa, và ba tiếng đồng hồ sau đó, ông đã biến nỗi xúc động trong lòng thành ca khúc Historia de un amor. Lời hát trong nguyên tác của Carlos Eleta Almaran khá dài, được trang mạng lyricstranslate.com dịch sang tiếng Anh như sau: A Love Story You‟re no longer by my side, my love There‟s only loneliness in my soul And if I can‟t see you anymore Because God made me to love you For suffering me more You were always the reason for my existence Adoring you was my religion And in your kisses I found The warmth that you gave me The Love and passion

35 | H Ò A I N A M

It‟s a love story Like there‟s no other That made me understand All the good and all the evil That gave light to my life Turning it off again Oh what a dark life Without your love I won‟t survive A love story You‟re no longer by my side, my love There‟s only loneliness in my soul And if I can‟t see you anymore Because God made me to love you For suffering me more It‟s a love story Like there‟s no other That made me understand All the good and all the evil That gave light to my life Turning it off again Oh what a dark life Without your love I won‟t survive You‟re no longer by my side, my love There‟s only loneliness in my soul And if I can‟t see you anymore Because God made me to love you For suffering me more Chúng tôi không biết bản dịch Anh ngữ nói trên trung thực với nguyên tác tiếng Tây-ban-nha tới mức nào, chỉ biết sau khi Carlos Eleta Almaran qua đời, trang mạng latinmusic.about.com đã ca tụng ―lời hát của Historia de un amor là một trong những lời hát đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử ca nhạc Mỹ la-tinh‖. Về phần nhạc, Historia de un amor cũng được mọi người xem là một trong những bản Bolero trữ tính nhất xưa nay.

36 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Historia de un amor được Leo Marini, nam ca sĩ chình của ban nhạc La Sonora Matancera (Cuba), trính bày đầu tiên; qua năm 1956, ca khúc này đã được nữ danh ca kiêm minh tinh màn bạc Á-căn-đính Libertad Lamarque (1908-2000) trính bày trong cuốn phim có cùng tựa do bà thủ vai chình; từ đó Historia de un amor trở thành một trong những tính khúc Mỹ la-tinh được yêu chộng nhất trên thế giới. [Trên Internet, có ìt nhất một tác giả viết rằng ca khúc Historia de un amor được Carlos Eleta Almaran sáng tác cho một cuốn phim có cùng tựa. Viết như thế là không chịu tím hiểu tới nơi tơi chốn, làm giảm giá trị tinh thần của ca khúc để đời này] Trong số hàng trăm ca sĩ, ban hợp ca nổi tiếng quốc tế trính bày nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả năm tên tuổi điển hính: nữ danh ca Nana Mouskouri (sinh năm 1934) của Hy-lạp, nam danh ca Julio Iglesias (sinh năm 1943) của Tây-ban-nha, nữ danh ca Guadalupe Pineda (sinh năm 1955) của Mễ-tây-cơ, ban French Latino (thành lập năm 2009) của vùng Địa Trung Hải với các nghệ sĩ Pháp, Ý, Bắc Phi, và ban tam ca Il Volo của Ý mới nổi tiếng gần đây, chuyên hát ―classical crossover‖ (nhạc cổ điển trính bày theo phong cách nhạc pop, còn được gọi một cách bán chình thức là ―popera‖). Về số lượng phiên bản tiếng ngoại quốc, có lẽ Historia de un amor chỉ đứng sau bản Besame Mucho của Consuelo Velásquez; chỉ tình tại Hoa ngữ, đã có tới ba tác giả đặt lời hát khác nhau. Trong số nói trên, phổ biến và được ưa chuộng nhất phải là phiên bản lời Pháp Histoire d‟un amour của Françis Blanche.

37 | H Ò A I N A M

Françis Blanche (1921-1974) Françis Blanche (1921-1974) là một tiểu thuyết gia, thi sĩ, diễn viên, nghệ sĩ hài kịch được ái mộ bậc nhất của Pháp, con trai của nam diễn viên kịch nghệ Louis Blanche, cháu của họa sĩ Emmanuel Blanche. Ngoài những công việc trên, Françis Blanche còn viết lời hát cho một số ca khúc của Charles Tenet và Dalida, trong đó Histoire d‟un amour phải được xem là một tác phẩm để đời. Lời hát của Histoire d‟un amour như một bài thơ. Sự tài tính của Françis Blanche là ở chỗ ông đã sử dụng những từ rất đơn giản, bính dị để diễn tả một cách tuyệt vời những cảm nghĩ sâu sắc, những rung động từ tận đáy lòng. Histoire d’un amour Mon histoire C‟est l‟histoire d‟un amour Ma complainte C‟est la complainte de deux coeurs

38 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Un roman comme tant d‟autres Qui pourrait être le vôtre Gens d‟ici ou bien d‟ailleurs C‟est la flamme Qui enflamme sans brûler C‟est le rêve Que l‟on rêve sans dormir Un grand arbre qui se dresse Plein de forces et de tendresse Vers le jour qui va venir C‟est l‟histoire d‟un amour éternel et banal Qui apporte chaque jour tout le bien tout le mal Avec la roue l‟on s‟enlace Celle où l‟on se dit adieu Avec les soirées d‟angoisse Et les matins merveilleux Mon histoire C‟est l‟histoire qu‟on connaît Ceux qui s‟aiment Jouent la même, je le sais Mais naive ou bien profonde C‟est la seule chanson du monde Qui ne finira jamais C‟est l‟histoire d‟un amour Qui apporte chaque jour tout le bien tout le mal Avec la roue l‟on s‟enlace Celle où l‟on se dit adieu Avec les soirées d‟angoisse Et les matins merveilleux Mon histoire C‟est l‟histoire qu‟on connaît Ceux qui s‟aiment Jouent la même, je le sais Mais naive ou bien profonde C‟est la seule chanson du monde Qui ne finira jamais C‟est l‟histoire d‟un amour

39 | H Ò A I N A M

*** Tới đây, chúng tôi viết về người nữ danh ca mà với thình giả Sài Gòn ngày ấy, tên tuổi đã gắn liền với bản Histoire d‟un amour: Dalida (1933 – 1987), nữ danh ca kiêm diễn viên Ai-cập gốc Ý, thành danh ở Pháp, một trong 6 danh ca được ái mộ nhất thế giới. Với khả năng hát và thu đĩa bằng trên 10 ngôn ngữ khác nhau, trong sự nghiệp trải dài hơn 30 năm, Dalida đã bán được trên 170 triệu album, được tặng 70 đĩa vàng, và là ca sĩ đầu tiên được tặng đĩa kim cương.

Dalida – Miss Egypt 1955 Dalida tên thật là Iolanda Cristina Gigliotti, ra chào đời tại Cairo, thủ đô Ai-cập, nơi ông bố Pietro Gigliotti là tay vĩ cầm chình (primo violino) tại nhà hát Cairo Opera House.

40 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm 17 tuổi, Iolanda đoạt giải Hoa hậu trẻ rồi trở thành người mẫu, và được Cherif Kamel, người chủ xướng chương trính ―Hit Parade‖ tại Gezira Sporting Club, khám phá ra giọng hát. Năm 20 tuổi (1954), Iolanda đoạt giải Hoa hậu Ai-cập (Miss Egypt). Chình trong dịp này, Iolanda đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Pháp Marc de Gastyne. Cuối năm đó, bất chấp sự phản đối kịch liệt của cha mẹ, vào đúng đêm trước lễ Giáng Sinh, Iolanda bỏ sang Paris để xây giấc mộng minh tinh. Tại kinh thánh ánh sáng, Iolanda lấy nghệ danh là Dalila, sau đó ìt lâu đổi thành Dalida. Thế nhưng, cho dù trước sau đã đóng khoảng 20 cuốn phim, sự nghiệp điện ảnh của Dalida không đáng kể so với những thành công rực rỡ trong sự nghiệp ca hát. Thời gian đầu, Dalida được mời hát tại các quán nhạc (cabaret) ở đại lộ Champ-Élysées, rồi tại đại hì viện Olympia, nơi Dalida đã ―xâm mính‖ trình diễn ca khúc Étrangère au Paradis (Người đẹp xa lạ chốn thiên đường), vốn thường đi liền với tiếng hát của Gloria Lasso. [Gloria Lasso (1922 – 2005), một nữ ca sĩ gốc Tây-ban-nha hành nghề tại Pháp, rất nổi tiếng trong thập niên 1950; đĩa “Étrangère au Paradis” của bà lên tới No.2 trên bảng xếp hạng. Cuối thập niên 1950, sau khi bị Dalida lấn lướt, Gloria Lasso sang Mễ-tây-cơ hành nghề, và sống tại đây cho tới cuối đời] Tại đại hì viện Olympia, Dalida được giới thiệu với hai nhân vật quan trọng về sau đã có công đưa cô lên đài danh vọng: ông Eddie Barclay, chủ nhân sáng lập hãng đĩa Barclay, và chàng Lucien Morisse, giám đốc nghệ thuật của đài phát thanh Radio Europe 1 có số thình giả nhất nhí Âu châu, người sau đó trở thành tính nhân, và tới năm 1961, trở thành chồng của Dalida. Năm 1955, đĩa hát 45 vòng đầu tiên của Dalida, bản Madona, mặc dù được Lucien Morisse ra sức quảng cáo, đã không gây được tiếng vang; nhưng đĩa thứ nhí, bản Bambino, thành công ngoài sức tưởng tượng. Bambino (tiếng Ý: cậu bé, chàng trẻ tuổi) nguyên là bản Guaglione, một ca khúc Ý thuộc thể loại ―ca khúc xứ Naples‖ (Neapolitan songs, chúng tôi đã nhắc tới trong bài viết về bản Torna A Sorriento – Về mái nhà

41 | H Ò A I N A M

xưa). Bản Guaglione rất được ưa chuộng tại Ý và các quốc gia Mỹ latinh, thường được hát, trính tấu theo thể điệu Mambo. Tuy nhiên, Guaglione chỉ lên tới đỉnh cao sau khi được Dalida thu đĩa lời Pháp với tựa Bambino. Bambino đã tạo kỷ lục với 46 tuần lễ liên tiếp ở trên Top 10 của Pháp, cũng là ca khúc đem lại đĩa vàng đầu tiên cho Dalida, đồng thời đưa tên tuổi của người nữ ca sĩ mới nổi tới mọi vùng đất ở lục địa Âu châu. Ngày ấy, những năm cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, thời vàng son của thể điệu mambo – chacha tại Sài Gòn, Bambino đã được một tác giả đặt lời Việt với tựa Mối tính đầu, do nữ ca sĩ Trúc Mai thu vào đĩa nhựa. Sau Bambino, thình giả yêu nhạc Pháp ở miền Nam VN ngày ấy còn được thưởng thức nhiều bản nổi tiếng khác của Dalida như Gondolier, Histoire d‟un amour, Tout l‟amour... Vào năm 1961, giới mộ điệu (và có khả năng tài chánh) còn được xem Dalida trính diễn tại Sài Gòn trong chuyến lưu diễn Hương Cảng – Việt Nam. Năm 1968, Dalida được Tổng thống Pháp Charles de Gaulle ân thưởng huân chương ―Médaille de la Présidence de la République‖, và tình tới nay vẫn là người duy nhất trong làng ca nhạc nhận được vinh dự cao quý này. Năm 1973, Dalida và Alain Delon, nam thần tượng điện ảnh số một của Pháp và cũng là bạn thân của Dalida, đã gây ngạc nhiên thìch thú nơi người ái mộ của cả hai bộ môn ca nhạc lẫn điện ảnh khi hai người song ca bản Paroles Paroles (một cách chình xác, Dalida hát và Alain Delon nói). Paroles Paroles nguyên là một ca khúc Ý đã được nữ danh ca Mina Mazzini thu đĩa, nhưng chỉ thành công tương đối. Tới khi được Dalida và Alain Delon thu đĩa (và cùng nhau đóng một video clip), Paroles Paroles đã đứng No.1 ở Pháp, Nhật-bản, và nằm trong Top 10 ở nhiều quốc gia Âu châu cũng như Ả-rập.

42 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Dalida 1956 Năm 1976, Dalida thu đĩa ca khúc J‟attendrai, được ghi nhận là bản disco đầu tiên của nền ca nhạc Pháp Quốc. Năm 1984, Dalida thu đĩa bản Pour te dire je t‟aime, phiên bản lời Pháp của I Just Called to Say I Love You, một ca khúc để đời của nam ca sĩ khiếm thị Stevie Wonder. Với khả năng trính diễn, thu đĩa bằng trên 10 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Ả-rập, Ý, Tây-ban-nha, Hy-lạp, Đức, Hòa-lan, Pháp, Anh, Nhật, và Do-thái, tình tới năm 1986, năm phát hành album cuối cùng của mính có tựa đề Le visage de l‟amour (Khuôn mặt tính yêu), Dalida đã có 19 ca khúc đứng No.1 tại Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Đức, Bỉ, Hòa-lan, Lụcxâm-bảo, Thụy-sĩ, Áo, Ai-cập, Jordan, Li-băng, Hy-lạp, Gia-nã-đại, Nga, Nhật-bản và Do-thái. Năm 1988, một năm sau khi Dalida tự tử chết, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến dân chúng Pháp do nhật báo Le Monde thực hiện, Dalida được đứng hạng nhí, chỉ sau tướng De Gaulle trong danh sách những nhân vật tác động mạnh nhất tới xã hội Pháp thời hiện đại. ***

43 | H Ò A I N A M

Nhân tiện, chúng tôi cũng xin có đôi dòng về cuộc sống tính cảm cá nhân bất ổn và tình khì bất thường của Dalida, hai yếu tố chình dẫn đưa tới việc người nữ danh ca tự tím cái chết vào năm 1987. Người tính đầu tiên của Dalida sau khi sang Pháp là ông bầu ca nhạc Lucien Morisse, người có công chình trong việc đưa Dalida lên đài danh vọng. Chàng hơn nàng 4 tuổi, trai tài tài gái sắc, quả xứng đôi vừa lứa.

Dalida và Lucien Morisse Lucien Morisse, sinh năm 1929, là giám đốc nghệ thuật của đài phát thanh Radio Europe 1, và là người sáng lập hãng đĩa hát Disc AZ, về sau trở thành một chi nhánh của hãng đĩa Universal Records. Qua công việc tại Radio Europe 1, Lucien Morisse đã có công giới thiệu rất nhiều ca sĩ nổi tiếng của Pháp, mà ngoài Dalida còn có: Petula Clark, Christophe, Pascal Danel, Michel Polnareff… Dalida bắt đầu chung sống với Lucien Morisse vào năm 1956. Năm năm sau (1961), hai người làm đám cưới, nhưng chỉ được mấy tháng thí ly dị. Theo lời Lucien Morisse, Dalida có tình khì bất thường, có những lúc thật đáng yêu, có lúc lại cực kỳ vô lý; chàng không bao giờ hết yêu nàng, nhưng sự kiên nhẫn của chàng chỉ có hạn. Năm 1963, Lucien Morisse kết hôn với người mẫu Pháp gốc Bỉ Agathe Aems; họ có với nhau hai đứa con. Ngày 11/9/1970, vào tuổi 41, Lucien Morisse tự tử bằng cách bắn vào đầu tại apartement riêng ở Paris.

44 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Về phần Dalida, sau khi chia tay Lucien Morisse, ngay trong năm 1961 đã cặp với Jean Sobieski, một nam diễn viên kiêm họa sĩ Pháp kém nàng 5 tuổi; hai người chia tay năm 1963.

Dalida và Luigi Tenco Tiếp theo là cuộc tính với nam diễn viên kiêm ca sĩ kiêm nhà viết ca khúc Luigi Tenco của Ý, cũng kém nàng 5 tuổi. Trong tháng 2/1967, ìt ngày trước khi cùng nhau tham dự cuộc thi ca khúc Sanremo Songs Festival của Ý, hai người đã loan báo ngày tổ chức đám cưới. Tại Sanremol, ca khúc Ciao amore ciao (Bye Love, Bye) của Luigi Tenco do hai người song ca đã bị loại khỏi phần chung kết (Dalida hát rất đạt nhưng Luigi Tenco thất bại có lẽ ví bị căng thẳng). Hay tin này, ngày 27/2/1967, Luigi Tenco đã tự sát bằng súng tại phòng khách sạn, với mấy hàng chữ để lại, chỉ trìch ban giám khảo và công chúng (chấm điểm các ca khúc).

45 | H Ò A I N A M

Một tháng sau, Dalida tự tử bằng cách ―overdose‖ tại khách sạn Prince of Wales ở Paris; được khám phá kịp thời, Dalida chỉ bị hôn mê trong 5 ngày, và bính phục, trở lại sân khấu trính diễn vào tháng 10 năm đó. Tới cuối năm, Dalida có bầu với Lucio, một sinh viên Ý mới 18 tuổi, và quyết định phá thai, đưa tới hậu quả bị triệt sản vĩnh viễn.

Dalida và Richard Chanfray Năm 1972, Dalida bắt đầu quan hệ tính cảm với nam diễn viên Pháp Richard Chanfray, kém nàng 7 tuổi. Cuộc tính này kéo dài 9 năm, được xem là lâu bền nhất của Dalida. Tháng 7 năm 1983, hơn 2 năm sau ngày chia tay Dalida, Richard Chanfray đã tự tử trong chiếc xe Renault 25 của mính bằng khói độc từ ống ―bô‖ xe. Về phần Dalida, một người hết lòng ủng hộ ứng cử viên tổng thống Pháp François Mitterrand, một người thuộc cánh Tả, sau khi ông trở thành tổng thống (1981), báo chì đua nhau khai thác quan hệ mà họ cho là vượt quá ―tính đồng chì‖ giữa ―vị Tổng thống và giai nhân‖! Để né tránh dư luận, Dalida đã phải rời bỏ nước Pháp, đi lưu diễn thế giới trong suốt hai năm. Trở về Pháp vào năm 1983, Dalida vẫn tiếp tục được ái mộ như trước, tuy nhiên người nữ danh ca đã nhận ra sự thật phũ phàng: báo chì đưa mính lên như thế nào thí họ cũng có thể hạ mính xuống như thế. Cho nên

46 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

cuộc tính kế tiếp của Dalida với một vị bác sĩ trẻ đã được giữ bì mật tối đa. Nhưng, cũng như bao mối tính trước đó, lần này đoạn kết cũng là những giọt lệ chia tay. Có khác chăng, lần này Dalida không còn đủ sức chịu đựng. Ngày 2/5/1987, Dalida tự tử bằng cách ―overdose‖ thuốc an thần, để lại dòng chữ ngắn ngủi “La vie m‟est insupportable... Pardonnez-moi.” (Tôi không tím được sự nâng đỡ trong cuộc đời... Xin hãy tha lỗi cho tôi). Khi ấy, Dalida mới 54 tuổi. *** Trở lại với những năm từ cuối thập niên 1950 tới giữa thập niên 1960 tại miền Nam VN, với thình giả yêu nhạc Pháp nói chung, bản Tout l‟amour (lời Pháp của nhạc khúc Fur Elise của Beethoven) có thể là giai điệu quen thuộc hơn, nhưng với những người yêu thìch nhạc tính cảm nói riêng, Histore d‟un amour mới là ca khúc gắn liền với tiếng hát, và tên tuổi của Dalida. Histore d‟un amour được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Chuyện tính yêu, sau năm 1975 rất được yêu chuộng qua tiếng hát Ngọc Lan. Trong những năm gần đây, xuất hiện thêm một phiên bản lời Việt khác, cũng với tựa Chuyện tính yêu nhưng không ghi tên tác giả, được gửi tới giới mộ điệu bằng tiếng hát Xuân Phú. Chuyện tình yêu (Phạm Duy) Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy tuyệt như mơ Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy đẹp như thơ Mình làm quen nhau trên đường vắng khuya Díu nhau qua bao nhiêu hè phố mưa Ngồi ôm nhau công viên lạnh giá… Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy đầy mộng mơ Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy thật kiêu sa Và trần gian thênh thang chỉ có ta Mính cho nhau yêu thương rồi xót xa Rồi chia ly rồi đến phôi pha…

47 | H Ò A I N A M

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay sâu chân trời Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi Đến bây giờ em vẫn buồn nhớ… Đến bây giờ anh xóa tính cũ Đến bây giờ em hóa tượng đá Đứng thiên thu trong mong đợi chờ… Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy giờ còn đâu? Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy thành thương đau Một mính em lang thang đường phố khuya Tím anh trong công viên đầy gió mưa Kỷ niệm ơi đừng chết trong ta… Chuyện tình yêu (khuyết danh) Chiều nhẹ buông trên sông lờ lững làn mây trôi kía thuyền ai cô đơn dạt mãi về phương nao nhẹ nhàng rơi trên cung đàn lẻ loi từng lời than nghe như hồn nhớ thương thời gian ơi nghe sao vô tính quá chuyện ngày xưa khi em vừa đến tuổi mộng mơ mính díu nhau đi trên đường phố đầy sương rơi nàng hồn nhiên như hoa hồng hé môi lòng tôi bâng khuâng tâm hồn ngất ngây và như say ví quá yêu nàng Đến bây giờ em đã là cánh én vút bay phương trời nào biết em còn nhớ đến ngày tháng đắm say yên vui thuở nào biết em còn nhớ đến tính ta biết em còn nhớ đến ngày qua Đến bây giờ anh hóa tượng đá đứng bơ vơ nghe mưa tủi hờn Chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy giờ còn đâu chuyện tính yêu đôi ta ngày ấy giờ phai mau chỉ còn anh lang thang hè phố xưa tím dư âm trên muôn trùng phìm tơ người yêu ơi đành cách xa người…▄

48 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

L’amour c’est pour rien (Tình cho không) ENRICO MACIAS

49 | H Ò A I N A M

Tiếp tục phần ―Nhạc Pháp‖, bài này chúng tôi viết về ca khúc L‟amour c‟est pour rien, bản Tango phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN trong những năm cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Tình cho không. L‟amour c‟est pour rien là một sáng tác của ca nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc Enrico Macias, một người Algeria gốc Do-thái, về sau mang quốc tịch Pháp. Enrico Macias tuy không nằm trong danh sách ca nhạc sĩ hàng đầu thế giới, nhưng phải được xem là một tài năng hiếm quý ví ngoài tiếng đàn ghi-ta độc đáo và những ca khúc Ả-rập/Bắc Phi, ông còn khai sáng một thể loại ca khúc Pháp mới, ìt nhiều mang âm hưởng độc đáo của Ảrập/Bắc Phi. Enrico Macias tên thật là Gaston Ghrenassia, ra chào đời năm 1938 tại thành phố Constantine, Algeria, ngày ấy còn là một thuộc địa của Pháp. Mang trong người dòng máu nghệ sĩ, ông bố Sylvain Ghrenassia (1914– 2004) là một nhạc sĩ vĩ cầm trong dàn nhạc, Gaston Ghrenassia bắt đầu chơi ghi-ta từ nhỏ. Loại nhạc chủ yếu mà họ chơi được gọi là ―maalouf‖, tây phương gọi là Arab-Andalusian music, tức nền nhạc của các dân tộc Bắc Phi (Algeria, Tunisia, Morocco…) chịu ảnh hưởng Ả-rập. Âm điệu độc đáo ấy, chúng ta sẽ thấy trong nhiều sáng tác của Gaston Ghrenassia (Enrico Macias) sau này.

50 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm 15 tuổi, Gaston Ghrenassia bắt đầu chơi ghi-ta trong dàn nhạc của Cheikh Raymond Leyris, ông bố vợ tương lai của mính, trong khi vẫn tiếp tục học hành để trở thành một giáo viên. Nhưng rồi cuộc chiến giành độc lập của Algeria nổ ra, và tới năm 1961, ông bố vợ bị Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Algeria ám sát. Lo sợ cho sinh mạng của mính, ngày 29 tháng 7 năm 1961, Gaston Ghrenassia đã đưa cô vợ Suzy Leyris xuống tàu rời Constantine sang Pháp tỵ nạn; để rồi cho tới nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ông vẫn không được phép trở về cố hương. Chình trên chuyến tàu biệt xứ ấy, Gaston Ghrenassia đã sáng tác ca khúc Adieu mon pays (Vĩnh biệt quê hương) sau này rất nổi tiếng. ĐÔI DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN ALGERIA: Cuộc chiến giành độc lập của Algeria có điểm giống nhưng cũng có cái khác cuộc chiến tranh chống Pháp tại Việt Nam trước năm 1954. Giống ở chỗ cũng do các thành phần cộng sản lãnh đạo, khác ở chỗ không có những cuộc giao tranh lớn mà chủ yếu là hoạt động thủ tiêu, ám sát, khủng bố. Đối tượng của Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng (tiếng Pháp: Front de Libération Nationale) gồm người Pháp, người dân Algeria có gốc gác Âu châu hay Do-thái, và người địa phương làm việc cho Pháp, hoặc chỉ cần có lập trường thân Pháp, chẳng hạn ông bố vợ của Gaston Ghrenassia. Trong số những nạn nhân bị ám sát còn có một người bạn từ thưở thiếu thời của Gaston Ghrenassia. Người bạn này bỗng dưng biệt tìch, và một buổi sáng nọ, người ta thấy xác anh ở một góc phố, trên thân thể đầy những vết đạn. ―Người bạn‖ trong ca khúc Compagnon disparu (Người bạn mất tìch) do Gaston Ghrenassia sáng tác và thu đĩa sau này chình là người bạn xấu số ấy. Tháng 3 năm 1962, MTQGGP Algeria và chình phủ Pháp ký kết Thỏa ước Évian, theo đó, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 năm đó, với kết quả đại đa số dân chúng bỏ phiếu đòi độc lập. Có lẽ với mục đìch áp lực người Pháp mau chóng tiến hành việc trao trả độc lập, MTQGGP Algeria đã cho tiến hành cuộc Thảm sát Oran (Oran Masscacre of 1962), với hàng trăm dân quân tiến vào khu Oran của người

51 | H Ò A I N A M

Âu châu, truy lùng và bắn giết trong hai ngày liên tiếp, với khoảng 3500 người bị thiệt mạng, 543 người được ghi nhận mất tìch. Cuộc thảm sát này đã gây ra một làn sóng tỵ nạn vĩ đại, với hơn 900.000 người gốc Âu châu, Do-thái, chạy sang Pháp. Về phần người bản xứ trước kia làm việc cho Pháp, mặc dù Thỏa ước Évian nói rõ họ sẽ không bị áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào, cũng đã có khoảng từ 50.000 tới 150.000 người Algeria (bản thân họ và thân nhân) bị các thành viên MTQGGP Algeria hoặc ―quần chúng tự phát‖ giết chết; khoảng 91.000 người may mắn vượt thoát sang Pháp. Cũng nên biết, dân số của Algeria vào thời điểm này chỉ vào khoảng 11 triệu người. Từ đó, Algeria trở thành Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Algeria, một quốc gia thuộc khối thứ ba thiên tả, được sự hỗ trợ của Liên Xô (nay là Cộng Hòa Liên Bang Nga). *** Trở lại với Gaston Ghrenassia, tới Pháp năm 1961 khi mới 23 tuổi, chàng sống tại vùng ngoại ô Argenteuil rồi tới thủ đô Paris, kiếm sống bằng cách đàn hát trong các quán cà-phê, quán rượu. Thời gian đầu, Gaston Ghrenassia chỉ trính diễn những ca khúc Ả-rập/Bắc Phi (ArabAndalusian) và Do-thái/Ả-rập (Judeo-Arab) được chàng dịch lời sang tiếng Pháp, rồi sau đó sáng tạo một thể loại ca khúc Pháp mới, như chúng tôi đã trính bày ở đoạn đầu. Qua năm 1962, Gaston Ghrenassia được giới thiệu với ông Raymond Bernard, giám đốc hãng đĩa Pathé. Kết quả là đĩa đơn (45 vòng) đầu tay của chàng ca sĩ: bản Adieu mon pays (Vĩnh biệt quê hương), sáng tác năm 1961 trên chuyến tàu biệt xứ. Cùng với đĩa nhạc này, Gaston Ghrenassia bắt đầu sử dụng nghệ danh ―Enrico Macias‖. Adieu mon pays J‟ai quitté mon pays J‟ai quitté ma maison Ma vie, ma triste vie Se traîne sans raison

52 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

J‟ai quitté mon soleil J‟ai quitté ma mer bleue Leurs souvenirs se réveillent Bien après mon adieu Soleil! Soleil de mon pays perdu Des villes blanches que j‟aimais Des filles que j‟ai jadis connues J‟ai quitté une amie Je vois encore ses yeux Ses yeux mouillés de pluie De la pluie de l‟adieu Je revois son sourire Si près de mon visage Il faisait resplendir Les soirs de mon village Mais du bord du bateau Qui m‟éloignait du quai Une chaîne dans l‟eau A claqué comme un fouet J‟ai longtemps regardé Ses yeux qui fuyaient La mer les a noyés Dans le flot du regret. Sau khi đĩa hát Adieu mon pays được tung ra, Enrico Marcias được mời trình diễn trên truyền hính Pháp, và một sớm một chiều nổi tiếng. Năm 1963, Enrico Marcias lưu diễn một vòng nước Pháp. Mùa xuân 1964, Enrico Marcias trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris, rồi lưu diễn Do-thái, Li-băng, Hy-lạp, và đặc biệt Thổ-nhĩ-kỳ, nơi mà hiện nay Enrico Marcias vẫn còn được ái mộ như những ngày đầu, và nhiều ca khúc của chàng đã được dịch sang tiếng Thổ-nhĩ-kỳ để chàng trính diễn và thu đĩa.

53 | H Ò A I N A M

Enrico Marcias có khả năng hát bằng nhiều ngôn ngữ: Pháp, Anh, Ý, Tây-ban-nha, Do-thái, Thổ-nhĩ-kỳ, Hy-lạp, Armenia, Ả-rập (bằng nhiều thổ ngữ địa phương), và gần đây là tiếng Yiddish (ngôn ngữ của người Do-thái lưu vong). Năm 1965, Enrico Marcias được trao tặng giải thưởng cao quý Prix Vincent Scotto của Hiệp hội các tác giả âm nhạc Pháp quốc (SACEM: La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Giải thưởng này có từ năm 1948, lấy tên nhà soạn nhạc Pháp Vincent Scotto ((18741952), được trao tặng cho ca khúc được ưa chuộng nhất trong năm. Ca khúc đoạt giải của Enrico Marcias là bản Paris tu m‟as pris dans tes bras (Paris, người đã ôm ta trong vòng tay). Đây là một trong những sáng tác lời Pháp được cho là hay nhất của Enrico Marcias. Paris tu m’as pris dans tes bras J‟allais le long des rues. Comme un enfant perdu. J‟étais seul j‟avais froid Toi Paris, tu m‟as pris dans tes bras Je ne la reverrai pas La fille qui m‟a souri Elle s‟est seulement retournée et voilà Mais dans ses yeux j‟ai compris Que dans la ville de pierre Où l‟on se sent étranger Il y a toujours du bonheur dans l‟air Pour ceux qui veulent s‟aimer Et le cœur de la ville A battu sous mes pas De Passy à Belleville Toi Paris, tu m‟as pris dans tes bras Le long des Champs Elysées Les lumières qui viennent là Quand j‟ai croisé les terrasses des cafés Elles m‟ont tendu leurs fauteuils Saint-Germain m‟a dit bonjour Rue Saint-Benoît, rue Dufour J‟ai fait danser pendant toute la nuit

54 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Les filles les plus jolies Au petit matin blême Devant le dernier crème J‟ai fermé mes yeux là Toi Paris, tu m‟as pris dans tes bras Sur les quais de l‟île Saint-Louis Des pêcheurs, des amoureux Je les enviais mais la Seine m‟a dit Viens donc t‟asseoir avec eux Je le sais aujourd‟hui Nous sommes deux amis Merci du fond de moi Toi Paris, je suis bien dans tes bras Toi Paris, je suis bien dans tes bras Toi Paris, je suis bien dans tes bras Toi Paris, je suis bien dans tes bras. Bản dịch Việt ngữ (khuyết danh): Ðường khuya một mính có tôi Lạc loài một kẻ đơn côi. Lẻ loi và lạnh lẽo thôi ! Hỡi Paris ! Hỡi Paris ! Ðến với tôi ! Hôm xưa yêu đến trong lòng ta Hôm nay tính chắp cánh bay xa. Quay đi, em không muốn nói năng chi Nhưng đâu cần ? Tôi biết em sẽ xa tôi dần. Tôi đi trên phố xưa mơ mòng Dù người xa vắng hay lạnh lùng. Còn nhiều niềm vui, còn chan chứa bao ân tính. Của Thành Ðô mến yêu của mính. Nhịp tim đập theo phố vui Ðường rộng, đường hẹp khắp nơi. Nàng không còn yêu mến tôi ! Có Paris, có Paris ! Ðến với tôi ! Tôi đi trên phố, trong chiều rơi Lung linh đèn chiếu như sao trôi. Paris, trên ghế nơi công viên, hay trên hè Âu yếm tôi, yêu thương tràn chề.

55 | H Ò A I N A M

Tôi đi trên phố hoa tưng bừng Người người tay bắt tay nhau đón mừng. Mời gọi vào ngay cuộc khiêu vũ trong đêm nay Ở Thành Ðô ái ân muôn đời ! Bính minh trời còn khói sương Mính tôi thờ thẫn bước chân Bờ sông tính nồng vấn vương Hỡi Paris ! Hỡi Paris ! Hỡi sông Seine ! Sông êm như cánh tay tính nhân Ôm tôi và nói câu yêu đương. Paris âu yếm tôi hôm nay Cũng như là âu yếm tôi, yêu thương suốt đời. Từ nay đời tôi sẽ vui Ví cuộc tính còn tới tôi. Tính yêu bền bỉ mãi thôi ! Hỡi Paris ! Hỡi Paris mến yêu ơi ! Qua năm 1966, trong chuyến lưu diễn Liên Xô, Enrico Marcias đã trính diễn tại vận động trường Dinamo Stadium ở Mạc-tư-khoa trước 120.000 khán giả, tiếp theo là hơn 40 thành phố khác của Liên Xô. Sau đó, Enrico Marcias sang Nhật Bản rồi trở về trính diễn tại Ý và Tâyban-nha, nơi những ca khúc do chàng thu đĩa bằng tiếng Ý, tiếng Tâyban-nha rất được ưa chuộng. Trong số này có bản Solenzara, viết về một mối tính chợt đến rồi đi trên bãi biển thơ mộng ở Solanzara, một thị trấn dưới chân núi ở miền nam đảo Corse (Corsia) của Pháp. Năm 1968, Enrico Marcias lưu diễn Bắc Mỹ lần đầu tiên. Buổi trính diễn ngày 17 tháng 2 tại đại hì viện Carnegie Hall ở thành phố Nữu Ước không còn một chỗ trống. Tiếp theo là các thành phố Chicago, Dallas, và Los Angeles. Tại Québec, tỉnh nói tiếng Pháp của Gia-nã-đại, dĩ nhiên Enrico Marcias đã được đón chào nồng nhiệt. Năm 1971, Enrico Marcias trở lại hì viện Olympia, Paris, rồi bay sang Luân-đôn trính diễn tại đại hì viện Royal Albert Hall, sau đó trở lại Nhật Bản, Gia-nã-đại, Ý, và Tây-ban-nha.

56 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm 1972, Enrico Marcias sang Hoa Kỳ trính diễn tại Carnegie Hall lần thứ hai. Năm 1974, Enrico Marcias trở lại Hoa Kỳ, trính diễn 10 xuất hát tại rạp Uris Theatre (nay là Gershwin Theatre), nhà hát lớn nhất của thủ đô kịch nghệ Broadway; sau đó về Pháp, trính diễn tại hì viện Olympia lần thứ sáu. Năm 1976, Enrico Marcias lưu diễn Do-thái lần thứ hai, rồi lần thứ ba vào năm 1978. Từ Do-thái, Enrico Marcias sang Ai-cập, cựu thù của Dothái, theo lời mời của Tổng thống Answar El Sadat. Cho tới lúc đó, không một quốc gia Ả-rập nào cho phép Enrico Marcias tới trính diễn cho dù chàng rất được thình giả ở các nước Ả-rập và Bắc Phi ái mộ. Nguyên nhân: Enrico Marcias là một người có gốc gác Do-thái và lập trường ủng hộ Do-thái. Nhưng Tổng thống Answar El Sadat, một người chủ trương sống chung hòa bính với Do-thái, đã ―nhân danh hòa bính‖ để mời Enrico Marcias tới Ai-cập trính diễn. Kết quả, hơn 20.000 người đã tham dự buổi trính diễn ngoài trời của Enrico Marcias dưới chân Kim tự tháp. Ba năm sau, Tổng thống Answar El Sadat bị các thành phần Hồi giáo quá khìch ám sát, Enrico Marcias đã sáng tác ca khúc Un berger vient de tomber (Một mãnh khuyển vừa gục ngã) để tưởng nhớ ông. Năm 1988, Enrico Marcias đạt thành công rực rỡ với bản Zingarella, một ca khúc viết về cô gái du mục (gypsy) đầy huyền thoại mang tên Zingarella. Ca khúc này đặc biệt được ưa chuộng tại Do-thái, Thổ-nhĩ-kỳ và Nam Hàn, những nơi ông lưu diễn trong năm 1988. Điều thú vị là một trong những video clip của ca khúc này đã sử dụng màn vũ mê hồn của nữ minh tinh Ý Gina Lollobrigida, người thủ vai vũ nữ du mục Esmeralda trong phim Chàng gù nhà thờ Đức Bà (The Hunchback of Notre Dame) hơn 30 năm về trước (1956), hiện vẫn là video clip của Enrico Marcias được xem nhiều nhất trên trang mạng YouTube.

57 | H Ò A I N A M

Ajda Pekkan và Enrico Marcias Với khả năng hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Enrico Marcias đã hợp tác với hàng chục tên tuổi nổi tiếng quốc tế, trong đó có nữ danh ca Ajda Pekkan tài sắc bậc nhất của Thổ-nhĩ-kỳ. Hai người đã nhiều lần song ca trên truyền hính Pháp, và vào năm 1976 đã thu chung một album có tựa A L‟Olympia. Về phìa các nghệ sĩ Pháp, Enrico Marcias đã nhiều lần hát chung với Dalida, qua các khúc nổi tiếng như Bambino, Flamenco… Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, Enrico Marcias còn tìch cực hoạt động cho hòa bính thế giới và phong trào bảo vệ nhi đồng quốc tế. Năm 1980, sau khi sáng tác và thu đĩa ca khúc Malheur à celui qui blesse un enfant (Vô phúc cho kẻ nào làm thương tổn một đứa trẻ), hiến tặng toàn bộ tiền bán đĩa cho quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Enrico Marcias đã được ông Tổng Thư ký LHQ Kurt Waldheim phong tặng danh hiệu ―Singer of Peace‖. Cũng qua các hoạt động nói trên, tới năm 1997, Enrico Marcias được ông Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan trao chức Đại sứ lưu động về Hòa bính và Bảo vệ Nhi đồng (Roving Ambassador for Peace and the Defence of Children).

58 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Điều đáng tiếc, đáng buồn nhất trong đời Enrico Marcias là việc ông không bao giờ được phép trở về cố hương (Algeria) chỉ ví gốc gác và lập trường thiên Do-thái của mính. Sau nhiều lần thất bại trong việc xin trở về Algeria để trính diễn, năm 2001, Enrico Marcias đã viết cuốn Mon Algérie (Algeria của tôi), trong đó ông bộc lộ ―tính yêu quê hương của một con người với quê cha đất tổ‖ – một tính yêu quê hương chân thật mà các chế độ cực đoan thiên tả ở Algeria không bao giờ hiểu được.

Enrico Marcias (2015)

Tới đây, chúng tôi viết về bản L‟amour c‟est pour rien. Đây là một trong những ca khúc do Enrico Marcias soạn nhạc và tác giả Pháp Pascal-René Blanc đặt lời, thu đĩa năm 1964, tuy không nằm trong danh sách ca khúc đoạt đĩa vàng (disque d‘or) của Enrico Marcias, nhưng lại được giới nghe nhạc Pháp tại miền Nam VN ngày ấy yêu chuộng nhất trong số những ca khúc của ông. Theo suy luận của chúng tôi, có hai nguyên nhân: thứ nhất, ca khúc này được viết theo thể điệu Tango thu hút, và thứ hai, khúc nhạc dạo (intro) với tiếng đàn guitar độc đáo của chình tác giả.

59 | H Ò A I N A M

L’amour c’est pour rien (1) Comme une salamandre L‟amour est merveilleux Et renaît de ses cendres Comme l‟oiseau de feu Nul ne peut le contraindre Pour lui donner la vie Et rien ne peut l‟éteindre Sinon l‟eau de l‟oubli Refrain: L‟amour c‟est pour rien Tu ne peux pas le vendre L‟amour c‟est pour rien Tu ne peux l‟acheter (2) Quand ton corps se réveille Tu te mets à trembler Mais si ton coeur s‟éveille Tu te mets à rêver Tu rêves d‟un échange Avec un autre aveu Car ces frissons étranges Ne vivent que par deux (Refrain) (3) L‟amour c‟est l‟espérance Sans raison et sans loi L‟amour comme la chance Ne se mérite pas Il y a sur terre un être Qui t‟aime à la folie

60 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sans même te connaître Prêt à donner sa vie Refrain: L‟amour c‟est pour rien Tu ne peux pas le vendre L‟amour c‟est pour rien Mais tu peux le donner L‟amour c‟est pour rien L‟amour c‟est pour rien. L‟amour c‟est pour rien được Pham Duy đặt lời Việt với tựa Tình cho không vào đầu thập niên 1970. Tình cho không (1) Ngon như là trái táo chín Thơm như vườn hoa kìn Mong manh như dây tơ chím Nhẹ êm như là mây tìm. Tính là rất cao mù khơi Tính là thấp như biển vơi Tính tỏa khắp, khắp cuộc đời Đi bao la khắp nơi nơi… Điệp khúc: Tính cho không, biếu không Ân tính ai cũng cho được nhiều. Tình cho không, biếu không Chớ nên mua bán tính yêu. (2) Khi em mơ niềm yêu dấu Em run như là tơ liễu Khi con tim em xoay động Và tính yêu vừa lên tiếng

61 | H Ò A I N A M

Tính cần có hai lời ca Tính là bãi khô cần mưa Diều chờ gió dong ngoài trời Đêm khuya mong sáng yên vui. (Điệp khúc) (3) Ta yêu nhau là mong nhớ Không băn khoăn hoặc suy nghĩ Như say mê như hi vọng Tính yêu như là may mắn. Tính là mắt ta vừa che Tính là biết yêu người xa Người tính vẫn nhớ mong dù Ta không quen biết bao giờ. Điệp khúc: Tính cho không, biếu không Ân tính ai cũng cho được nhiều. Tính cho không, biếu không Chớ nên mua bán tính yêu. Tính cho không không thiếu Không bán mua tình yêu! Trước năm 1975, Tình cho không được thu băng với tiếng hát Elvis Phương (hát cả lời Pháp lẫn lời Việt). Sau năm 1975, rất nhiều ca sĩ đã thu đĩa ca khúc này, trong số đó có Thanh Lan (hát cả lời Pháp lẫn lời Việt), Hoàng Thanh Tâm, Như Loan, Khánh Phương (new wave)…, và đặc biệt là Tú Quyên, trính bày với phong cách rất độc đáo, mới lạ.▄

62 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tombe la neige (Tuyết rơi) ADAMO

63 | H Ò A I N A M

Sau ba bài tạm gọi là ―Intro‖ với các ca khúc Domino, Histoire d‟un amour, và L‟amour c‟est pour rien, kỳ này chúng tôi mới thực sự bước vào phần ―nhạc Pháp‖ của thời ―nhạc trẻ‖ ở Sài Gòn trước năm 1975, thời của những ―baby boomers‖ mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập tới trong loạt bài này. Đó là thời vàng son của nhạc Pháp tại Việt Nam nói riêng, các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp trên thế giới nói chung, và cả ở một số quốc gia không chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, chẳng hạn Nhật Bản, Đài Loan. Những tên tuổi như Claude François, Johnny Hallyday, Adamo, Christophe, Michel Polnareff, Hervé Villard, Pascal Danel, Jean– François Michael, Art Sullivan, Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Sheila, France Gall, Vicky Leandros, Anne-Marie David..., không chỉ làm mưa gió trên làn sóng điện mà còn trở thành thần tượng của các ―baby boomers‖ trong nhiều lĩnh vực của đời sống – từ lối tư duy cho tới thời trang, kiểu tóc… *** Trước hết, chúng tôi xin trở lại với Claude François (1939-1978), chàng ca nhạc sĩ vắn số đã đặt lời Pháp cho ca khúc Donna Donna, và là tác giả của bản Comme d‟habitude, sau này được Paul Anka đặt lời Anh với tựa

64 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

My Way, trở thành ―ca khúc cầu chứng‖ của Frank Sinatra, mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây.

Claude François (1939-1978), Sở trường của Claude François – biệt hiệu ―Cloclo‖ – là trình diễn những ca khúc ―rock and roll‖ đang ăn khách của Mỹ được chàng đặt lời Pháp, cùng với hính thức phụ diễn sinh động, thu hút (mà chàng học được qua chuyến lưu diễn Las Vegas) với các nữ vũ công xinh đẹp ăn mặc hấp dẫn nhảy nhót ở phìa sau (backup dancers), mà chàng đặt tên là Les Claudettes. [Có lẽ độc giả chưa quên Maddly Bamy, người tính cuối đời của Jacques Brel – tác giả ca khúc Ne me quitte pas/If you go away bất hủ – cũng xuất thân từ ban vũ Les Claudettes] Chình ví thế, Claude François nổi tiếng và ăn khách trên sân khấu (trính diễn ―live‖ hoặc trên truyền hính) hơn là qua đĩa hát và làn sóng điện. Đó cũng là nguyên nhân khiến Claude François tương đối ìt được biết tới tại miền nam Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1960. Phải đợi tới năm 1966, 1967, sau khi bản Donna Donna lời Pháp của chàng được phổ biến tại Sài Gòn, cùng với vụ chàng và France Gall chia tay nhau, Claude François mới được nhiều người yêu nhạc ở Hòn ngọc Viễn đông biết tới tên tuổi, và cũng tới lúc đó, ―ca khúc cầu chứng‖ Je sais (Anh

65 | H Ò A I N A M

biết) do Claude François viết năm 1964 sau khi bị cô vợ Janet Woollacott bỏ đi theo đàn anh Gilbert Bécaud, mới trở nên phổ biến trong giới yêu nhạc Pháp tại miền nam VN. Je sais Je sais que cette fois, c‟est la fin Je sais que l‟on n‟y peut plus rien Je sais, mais je ne peux pas croire Je sais qu‟il n‟y a plus d‟espoir J‟ai peur, si peur seul dans la vie J‟ai froid, si froid tout seul, la nuit Je pleure de haine au petit jour Je te hais en gémissant d„amour Oh, j‟ai si mal, si mal De penser qu‟un autre déjà Te serre dans ses bras Oh, j‟ai si mal, si mal Et pourtant Depuis bien longtemps Je sais, je sais Je sais que je n‟ai jamais su Je sais que je n‟aurais pas dû Je sais que souvent, j‟ai eu tort Je sais que notre amour est mort Oh, j‟ai si mal, si mal De penser qu‟un autre déjà Te serre dans ses bras Oh, j‟ai si mal, si mal Et pourtant Depuis bien longtemps Je sais, je sais Mais je t‟aime Ngày ấy, Je Sais đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cuộc Tính Tàn. Cuộc Tình Tàn Cuộc tính mà tôi đã biết tàn rồi Cuộc tính mà tôi đã nghe tàn phai. Than ôi ! Tôi biết nhưng vẫn mong ước Ước mong nhưng biết sẽ mơ hoài công

66 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Một mính buồn lo đi giữa cuộc đời, Lạnh lùng hồn ma giữa đêm mù khơi Than ôi ! Tôi khóc cho tới khi sáng Tôi oán ghét, oán ghét tôi trong màn đêm Lòng chua sót với đớn đau trong hồn tôi Hỡi ôi ! Ôi chàng trai đã ôm ấp em rồi Lòng chua sót với đớn đau đã từ lâu Hỡi ôi ! Ôi tính hoa sẽ phai tàn mau Cuộc tính dù tôi biết đã tàn rồi Cuộc tính mà tôi lẽ ra còn nuôi Than ôi ! Tôi biết tôi đã lầm lỡ Tôi biết tôi sẽ giết đi tính tôi. Lòng chua sót với đớn đau trong hồn tôi Hỡi ôi ! Ôi chàng trai đã ôm ấp em rồi Lòng chua sót với đớn đau đã từ lâu Hỡi ôi ! Ôi tính hoa sẽ phai tàn mau Than ôi ! Tôi biết tôi sẽ quên hết Tôi biết tôi sẽ không khóc Tôi biết yêu sẽ chưa chết Tôi còn yêu, còn yêu, còn yêu, Còn yêu, còn yêu. Claude François chết bất đắc kỳ tử vào tuổi 39. Hôm ấy là ngày Thứ Bảy 11/3/1978, sau khi thu một chương trính cho đài truyền hính BBC ở Thụy-sĩ, Claude François trở về apartement của mính ở Paris để ngày hôm sau xuất hiện trên show TV ―Les Rendez-vous du Dimanche‖. Trong lúc tắm vòi bông sen, có lẽ thấy cái đèn gắn trên tường bị lệch, Claude François với tay sửa lại cho ngay, và đã bị điện giật chết tại chỗ. Ngày 11/3/2000, đánh dấu 22 năm ngày Claude François qua đời, quảng trường phìa trước apartement cũ của chàng ca sĩ vắn số đã được Hội Đồng Thành Phố Paris đổi tên thành Quảng trường Claude-François (Place Claude-François). *** Tiếp theo, chúng tôi viết về Johnny Hallyday, ra chào đời sau Claude François 4 năm và nổi tiếng cùng thời gian. Một cách chình xác, phải gọi Johnny Hallyday là ca sĩ kiêm diễn viên. Sinh năm 1943, tới khi bắt đầu

67 | H Ò A I N A M

khôn lớn Johnny Hallyday đã tôn ―Ông vua nhạc rock‖ Elvis Presley của Mỹ làm thần tượng, và cố gắng noi bước.

Johnny Hallyday Johnny Hallyday thu đĩa hát đầu tiên vào năm 1960, và qua năm 1961 đã đoạt đĩa vàng khi hát lại ca khúc Let‟s Twist Again của nam ca sĩ Mỹ Chubby Checker bằng lời Pháp. Qua năm 1962, Johnny Hallyday bắt đầu đóng phim, trong số đó có D‟òu viens-tu Johnny? (Johnny, anh từ đâu tới?), cuốn phim đầu tiên của Johnny Hallyday được chiếu tại Sài Gòn. Mặc dù được ghi nhận là ―nghệ sĩ Pháp thành công nhất tại những quốc gia không nói tiếng Pháp‖, Johnny Hallyday đã không có nhiều ca khúc nguyên tác được giới trẻ Sài Gòn yêu chuộng. Những bản được yêu cầu nhiều nhất trên đài phát thanh (chương trính do Mỹ Linh phụ trách) thường là phiên bản lời Pháp của những ca khúc Anh Mỹ ăn khách, chẳng hạn Le Pénitencier (House of the Rising Sun) của ban The Animals, Quand revient la nuit (Mr Lonely) của Bobby Vinton, Noir c‟est noir (Black is Black) của ban Los Bravos...

68 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trong những năm sau này, nếu giới trẻ Sài Gòn còn nhắc tới tên tuổi của Johnny Hallyday thí cũng chỉ ví Johnny là chồng của Sylvie Vartan hơn là ví các ca khúc của anh. Tên tuổi thứ ba trong làng nhạc Pháp được giới yêu nhạc trẻ ở Việt Nam biết tới là Adamo, chàng ca nhạc sĩ Bỉ gốc Ý, tác giả và người thu đĩa ca khúc Tombe la neige chúng tôi giới thiệu trong bài này.

Adamo tên đầy đủ là Salvatore Adamo, ra chào đời ngày 1/11/1943 tại thị trấn Cosimo, đảo Sicily, Ý-đại-lợi, là con trai lớn trong một gia đính nghèo gồm 7 người con. Ông bố Antonio làm nghề đào giếng, khi Adamo lên 2 tuổi, ví cuộc sống quá khó khăn, ông quyết định đưa gia đính di cư sang Jemappes, một thị trấn ở miền nam vương quốc Bỉ, nơi ông trở thành một thợ mỏ. Sống ở Bỉ, cậu bé Adamo bắt buộc phải học thêm tiếng Pháp, không ngờ điều ―khổ sở‖ này lại trở thành một thuận lợi cho sự nghiệp ca nhạc của cậu về sau. [Vương quốc Bỉ có 3 ngôn ngữ chình thức được hiến pháp thừa nhận: tiếng Hòa-lan (còn gọi là tiếng Flemish), tiếng Pháp và tiếng Đức. Người nói tiếng Hòa-lan (gần 60%) sống ở miền Bắc (vùng Flanders), người nói tiếng Pháp (40%) sống ở miền Nam, người nói tiếng Đức (0.5%) sống ở miền Tây; riêng lãnh thổ thủ đô Brussells (tiếng Pháp gọi là Bruxelles) sử dụng cả tiếng Hòa-lan lẫn tiếng Pháp] Năm lên 7 tuổi, Adamo bị viêm màng óc suýt chết. Sau khi con trai bính phục, không muốn trưởng nam nối nghiệp thợ mỏ của mính, ông bố đã cố

69 | H Ò A I N A M

gắng cho cậu vào học tại trường Công giáo của các Sư huynh Dòng Lasan (tức Christian Brothers, tiếng Pháp: Frères des Écoles Chrétiennes). Tại đây, tài năng thiên phú về âm nhạc, nghệ thuật của Adamo đã có cơ hội phát triển. Năm 12 tuổi, cùng với việc được tuyển vào ca đoàn nhà thờ địa phương, Adamo được ông nội tặng cho cây đàn ghi-ta. Đây là nhạc cụ đầu tiên cậu sở hữu trong đời, đã giúp cậu bước thẳng vào con đường âm nhạc mà không cần qua một trường lớp nào cả. Năm 15 tuổi, Adamo bắt đầu sáng tác ca khúc để tự trính diễn. Lời hát của Adamo chịu ảnh hưởng tình lãng mạn trong thơ của hai thi hào Victor Hugo thế kỷ 19 và Jacques Prévert thế kỷ 20 (Jacques Prévert chình là tác giả bài thơ Les feuilles mortes, được Joseph Kosma phổ nhạc và trở thành một tính khúc bất hủ của nhân loại, tựa tiếng Anh: Autumn Leaves, tiếng Việt: Những chiếc lá úa, chúng tôi đã giới thiệu trong một bài trước đây) Về phần nhạc, những ca khúc của Adamo thường mang giai điệu của thể loại canzonette, nguyên là một thể loại ca khúc bính dân, đơn giản của Ý có từ thế kỷ thứ 16, gọi là ―canzonetta‖, về sau phổ biến sang nhiều quốc gia Âu châu, người Pháp gọi là ―canzonette‖. Năm 16 tuổi, Adamo tham dự cuộc thi ca khúc Âu châu do Radio Luxembourg tổ chức vào cuối năm 1959, trính bày ca khúc Si j‟osais (If I dared: Nếu tôi đã dám), đoạt giải nhất ở Bỉ, và sau đó đoạt giải nhất chung kết tổ chức tại Paris vào đầu năm 1960. Nhờ thành công này, Adamo đã được một hãng đĩa ký hợp đồng. Năm 1962, ca khúc Sans toi, ma mie của Adamo được thình giả nồng nhiệt đón nhận, và qua năm 1963, Tombe la neige, ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Adamo, đã một sớm một chiều biến chàng ca sĩ 20 tuổi thành một thần tượng quốc tế. Năm 1964, Adamo tiếp tục đạt thành công rực rỡ với Vous permettez, monsieur?, La Nuit, Quand les roses, Si jamais..., trong số này bản La Nuit là ca khúc đầu tiên của Adamo được giới yêu nhạc Pháp tại Sài Gòn biết tới.

70 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Chúng tôi không hiểu ví nguyên nhân gí, sau đó Tombe la neige mới được phổ biến tại Hòn ngọc Viễn đông; có thể ví tiệm bán đĩa Anna (là nơi sau này sản xuất các băng nhạc ngoại quốc) đã nhập đĩa La Nuit trước đĩa Tombe la neige chăng?) Ngày ấy, La Nuit đã được tới ba tác giả đặt lời Việt: Phạm Duy với tựa Tiếng cười trong đêm, Trường Kỳ với tựa Đêm đen, và Khắc Dũng với tựa Đêm khát. Qua năm 1965, Adamo tiếp tục sáng tác và thu đĩa thêm nhiều ca khúc nổi tiếng, trong đó hai bản phổ biến nhất tại miền nam VN là Mes mains sur tes hanches và Viens ma brune. Trước năm 1975, Viens Ma Brune được đặt lời Việt với tựa Ngồi nghe sóng vỗ. Rất tiếc, chúng tôi không nhớ tên tác giả lời Việt, và sau này tại hải ngoại, khi thu âm ca khúc này với tiếng hát Billy Shane (hát lời Pháp) và Duy Quang (hát lời Việt), trung tâm thực hiện băng nhạc cũng không hề ghi tên tác giả lời Việt. Năm 1966, người ái mộ Adamo ở Sài Gòn lại được thưởng thức thêm hai tính khúc lãng mạn khác của anh, Ton Nom và Une mèche de cheveux. Qua năm 1967, Adamo đạt thành công rực rỡ với bản Une larme aux nuages, ngày ấy được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Nước mắt cho mây, và được Pauline Ngọc thu vào băng nhựa. Sau năm 1975 tại hải ngoại, Nước mắt cho mây đã được Ngọc Lan trính bày trong một CD của cô. Nhưng năm 1967 cũng là năm Adamo bị sao quả tạ chiếu, tất cả chỉ ví thiện chì hòa bính! Như những độc giả trung niên, cao niên còn nhớ, năm 1967 là năm xảy ra ―Cuộc chiến 6 ngày‖ (Six Days War) giữa Do-thái và Liên quân Ả-rập gồm Ai-cập (ngày ấy gọi là Cộng Hòa Ả-rập Thống Nhất – United Arab Republic), Syria và Jordan, từ ngày 5 tới ngày 10/6/1967, với kết quả Liên quân Ả-rập bị thảm bại, quân Do-thái chiếm đóng Bán đảo Sinai của Ai-cập, Cao nguyên Golan của Syria, và toàn bộ thành Jerusalem, trước kia do Jordan làm chủ một nửa.

71 | H Ò A I N A M

[Sau chiến cuộc chiến giành độc lập của Do-thái vào năm 1948, tân quốc gia này và Vương quốc Jordan đã ký kết một thỏa thuận song phương, theo đó, thành Jerusalem được chia đôi, Do-thái làm chủ nửa phìa Tây, Jordan làm chủ nửa phìa Đông cùng với tả ngạn sông Jordan (tây phương gọi là West Bank). Năm 1949, Thủ tướng Do-thái David BenGurion tuyên bố Jerusalem (nửa phìa Tây ) là thủ đô của Do-thái, tất cả các Bộ, Sở, cơ quan đầu não trong chình phủ được dời về Jerusalem, trừ Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục ở lại Tel Aviv] Sau ―Cuộc chiến 6 ngày‖, Adamo đã sáng tác và thu đĩa ca khúc Inch’Allah với mục đìch cổ súy hòa bính trong khu vực.

Inch‟Allah tiếng Ả-rập có nghĩa là ―God willing‖, sử dụng để bày tỏ hy vọng vào tương lai; tìn đồ Thiên chúa giáo và Do-thái giáo sống ở vùng Trung Đông cũng thường sử dụng nhóm từ này. Thế nhưng, người Ả-rập lại cho rằng lời hát trong bản Inch‟Allah có ý thiên vị Do-thái, và đã nhắc tới Jerusalem như là một thành phố của Dothái. Hậu quả, bản Inch‟Allah đã bị cấm tại tất cả các quốc gia Ả-rập, Adamo bị báo chì địa phương lên án là kẻ ―ăn cháo đá bát‖, bởi mới vài tháng trước đó, chàng đã lưu diễn một số quốc gia Ả-rập và được ái mộ nồng nhiệt.

72 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tuy nhiên, với người Tây phương đa số theo Thiên chúa giáo, Inch‟Allah là một ca khúc mang đầy ý nghĩa. Inch‟Allah đứng trên bảng xếp hạng Hit Parade của Pháp trong 8 tháng liên tục, được Adamo thu đĩa bằng cả lời Anh, Ý, Tây-ban-nha và trở thành một trong hai ca khúc thành công nhất trong sự nghiệp của chàng; bản kia là Tombe la neige. Inch’Allah J‟ai vu l‟orient dans son écrin Avec la lune pour bannière Et je comptais en un quatrain Chanter au monde sa lumière Mais quand j‟ai vu Jérusalem Coquelicot sur un rocher J‟ai entendu un requiem Quand sur lui je me suis penché Ne vois-tu pas humble chapelle Toi qui murmures paix sur la terre Que les oiseaux cachent de leurs ailes Ces lettres de feu danger frontière Le chemin mène à la fontaine Tu voudrais bien remplir ton seau Arrête-toi Marie-Madeleine Pour eux ton corps ne vaut pas l‟eau Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Et l‟olivier pleure son ombre Sa tendre épouse son amie Qui repose sous les décombres Prisonnières en terre ennemie Sur une épine de barbelés Le papillon guette la rose Les gens sont si écervelés Qu‟ils me répudieront si j‟ose Dieu de l‟enfer ou Dieu du ciel Toi qui te trouves ou bon te semble

73 | H Ò A I N A M

Sur cette terre d‟Israël Il y a des enfants qui tremblent Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Les femmes tombent sous l‟orage Demain le sang sera lave La route est faite de courage Une femme pour un pavé Mais oui j‟ai vu Jérusalem Coquelicot sur un rocher J‟entends toujours ce requiem Lorsque sur lui je suis penché Requiem pour 6 millions d‟âmes Qui n‟ont pas leur mausolée de marbre Et qui malgré le sable infâme On fait pousser 6 millions d‟arbres Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah Inch‟Allah được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Đường về đất thánh vào khoảng giữa thập niên 1980. Đường về đất thánh Ðường về đất thánh, như trám kim cương Cờ liềm trăng treo đầy… trong trời quang. Vọng lời hát tới, như tiếng kinh vang Hàng ngàn câu kinh rền… dâng trời thiêng. Nhẹ nhàng bước tới Jesusalem Lòng thành tìn ngưỡng bước qua đỉnh non. Và còn nghe thấy những câu kinh cầu Ðầu nghiêng xuống, chú ý nghe từng câu. Người có thấy, đây đó ngôi đền Người còn lâm râm khấn xin bính yên Xin cho chim bay, chim bay rất an lành Lửa nào còn soi lên, cũng xin lặng im. Ðường này dẫn ta đi vào suối tiên Người được dẫn đi theo mệnh số hên Lòng thành nắm tay Marie-Madeleine Xuống dưới nước, lỗi cũng trôi hết. Inch‟Allah… Inch‟Allah… Inch‟Allah… Inch‟Allah Chàng Olivier, âu yếm tay ôm

74 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Người vợ thân yêu này, ru tính duyên Ta yêu nhau trên đống hoang tàn này Lửa tính luôn bay, chiến tranh tàn phai Lòng thành ta bước, chân dẫm gai non, Nụ hồng kia ơi, bướm đang vờn em. Chung quanh đôi ta, ai ai cũng ngu đần Loài người không dung tính yêu, hiểu không ? Ðường của chúng sinh, sáu triệu cánh tay Chẳng cần có ngay ngôi đền đá xây, Mà trồng xuống nơi bãi cát nung nấu này Bãi cát bóng mát, những bóng cây cao. Inch‟Allah… Inch‟Allah… Inch‟Allah… Inch‟Allah Qua phiên bản Việt ngữ Đường về đất thánh, chúng tôi không thể phủ nhận tài nghệ của Phạm Duy trong việc soạn ca từ sao cho phù hợp với giai điệu, tuy nhiên về mức độ trung thành với ý nghĩa trong nguyên tác, cũng có ìt nhất hai điểm khiến những người từng đọc Kinh Thánh và có trính độ tiếng Pháp tương đối cảm thấy không ổn. Thứ nhất, hai câu ―Lòng thành nắm tay Marie-Madeleine – Xuống dưới nước, lỗi cũng trôi hết” trong phiên bản tiếng Việt của Phạm Duy mang ý nghĩa khác hoàn toàn với hai câu tương ứng trong nguyên tác “Arrêtetoi Arrête-toi Marie-Madeleine – Pour eux ton corps ne vaut pas l‟eau”. Thứ hai, trong nguyên tác, chữ “olivier” trong câu Et l‟olivier pleure son ombre, chỉ có nghĩa đơn thuần là cây ô-liu (olive tree), nhưng trong phiên bản tiếng Việt, Phạm Duy lại biến ―cây ô-liu‖ thành ―chàng Olivier‖. Một hính thức ―nhân cách hóa‖ chăng‖?! Vẫn biết chẳng có mấy người chú ý tới hai chỗ ―không ổn‖ nói trên, nhưng ví Elvis Phương đã đưa Đường về đất thánh vào một CD ―Thánh Ca‖ của anh, chúng tôi nhận thấy cần làm sáng tỏ. Bước sang thập niên 1970, Adamo có thêm nhiều đĩa vàng (disque d‘or) khác, như Petit Bonheur (1970), J‟avais oublié que les roses sont roses (1971), C‟est ma vie (1975)... Năm 1984, Adamo bị giải phẫu tim và phải ngưng ca hát mấy năm. Năm 1987, Adamo trở lại với sân khấu trính diễn nhưng hầu như không còn sáng tác nữa, rất có thể ví thể loại ca khúc êm dịu không còn sức thu hút

75 | H Ò A I N A M

thế hệ trẻ. Từ thập niên 1990 trở về sau, các buổi trính diễn của Adamo cũng không còn mang mục đìch thương mại mà chỉ có tình cách hoài niệm, hoặc gây quỹ từ thiện. Tình cho tới nay, Adamo, với khả năng hát bằng nhiều ngôn ngữ, đã bán ra trên 100 triệu đĩa hát, gồm 80 triệu album và 20 triệu đĩa đơn (45 vòng), được ghi nhận là ca sĩ gốc Bỉ có số đĩa bán cao nhất từ trước tới nay, và là một trong 10 ca sĩ hát tiếng Pháp được ái mộ nhất. Về các hoạt động nhân đạo, năm 1993, Adamo trở thành Đại sứ danh dự của UNICEF (Tổ chức Nhi đồng LHQ); trong cương vị này, Adamo đã viếng thăm Việt Nam, Li-băng, Bosnia, Kosovo, A-phú-hãn, và nhiều quốc gia kém phát triển khác. Năm 2001, Adamo được Quốc vương Bỉ Albert đệ Nhị phong tước Hiệp sĩ; qua năm 2002, được ân thưởng huân chương Order of the Crown của Hoàng gia Bỉ; và gần đây, năm 2014, được trao tặng giải âm nhạc Victoires de la Musique của Pháp, tương đương với giải Grammy ở Hoa Kỳ.

Tới đây, chúng tôi viết về Tombe la neige, ―ca khúc cầu chứng‖ của Adamo. Xét về phần nhạc, nếu có nhà phê bính âm nhạc nào nhận xét rằng ―chẳng có gí độc đáo‖, chúng tôi cũng không dám bác bỏ, mà chỉ xin viết thêm: đây là một trường hợp “the simple things are the best”,

76 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

tương tự những tính khúc để đời của Trịnh Công Sơn, một người chỉ có trính độ nhạc lý căn bản! Về lời hát, như chúng tôi đã viết ở một đoạn trên, Adamo chịu ảnh hưởng thơ của Victor Hugo và Jacques Prévert, cho nên rất lãng mạn. Tombe La Neige Tombe la neige Tu ne viendras pas ce soir Tombe la neige Et mon cœur s‟habille de noir Ce soyeux cortège Tout en larmes blanches L‟oiseau sur la branche Pleure le sortilège Tu ne viendras pas ce soir Me crie mon désespoir Mais tombe la neige Impassible manège Tombe la neige Tu ne viendras pas ce soir Tombe la neige Tout est blanc de désespoir Triste certitude Le froid et l‟absence Cet odieux silence Blanche solitude Tu ne viendras pas ce soir Me crie mon désespoir Mais tombe la neige Impassible manège Tombe la neige nguyên tác lời Pháp đã đứng No.1 tại Pháp, Bỉ, Lục-xâmbảo và nhiều quốc gia nói tiếng Pháp, đồng thời được Adamo hát và thu đĩa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Anh, Ý, Tây-bannha, Bồ-đào-nha, Thổ-nhĩ-kỳ, Bảo-gia-lợi, và Nhật (với tựa Yuki Ga Furu).

77 | H Ò A I N A M

Tombe la neige cũng được đặt lời bằng tiếng Quan thoại (Đặng Lệ Quân thu đĩa), tiếng Đại Hàn..., và dĩ nhiên, tiếng Việt. Về phiên bản tiếng Việt, đa số các tài liệu phổ biến trên Internet đều ghi tác giả là Hùng Lân (1922-1986), nhạc sĩ kiêm giáo sư âm nhạc nổi tiếng, một vài tài liệu của các tác giả trong nước ghi là của Phạm Duy, và ìt nhất một video clip ghi là của Lam Phương. Chúng tôi cho rằng ―Hùng Lân‖ là hợp lý nhất, bởi chình Phạm Duy, trong hồi ký ―Ngàn lời ca‖ của ông, đã không hề nhắc tới Tombe la neige trong danh sách ca khúc Pháp được ông đặt lời Việt, còn ―Lam Phương‖ chúng tôi chưa bao giờ được nghe nói ông từng làm công việc đặt lời Việt cho các ca khúc ngoại quốc. Nhưng dù sao, chúng tôi cũng không đủ tư cách để đưa ra một sự khẳng định. Tuyết rơi Ngoài kia tuyết rơi đầy em không đến bên anh chiều nay ngoài kia tuyết rơi rơi trong băng giá tim anh tả tơi đâu đây đám tang u buồn mắt ai vương lệ thẫn thờ lũ chim trên cành ngu ngơ khóc thương ai đời bơ vơ Không có em vuốt ve đêm nay môi mắt anh xanh xao hao gầy tuyết vẫn rơi đầy trên cây giông tố như vô tính qua đây Tuyết vẫn rơi rơi chiều nay sao em không đến bên anh? tuyết rơi tuyết rơi phủ kìn hồn anh một màu tang trắng Buồn ơi ta khóc thương thân mính vắng em căn phòng giá lạnh nỗi cô đơn nào không đau nhớ thươngbao giờ qua mau. Ngoài kia tuyết rơi mau Người không đến khiến tôi buồn rầu.

78 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ngoài kia tuyết rơi lạnh Như ngăn bước chân êm người tính. Trông ra trắng xoá (trên) cây cành Giống khăn tang phủ lên mính Lũ chim trên cành giơ xương Tuyết không tha đàn chim non. Em muốn qua thăm tôi một chiều Nhưng tuyết rơi rơi thật nhiều Tuyết ngăn chân người em yêu Không tới thăm được tôi đâu. (la la la….) Ngoài kia tuyết rơi mau Người không đến khiến tôi buồn rầu. Ngoài kia tuyết rơi lạnh Như ngăn bước chân êm người tính. Trông ra trắng xoá (trên) cây cành Rét căm thêm vào vắng lạnh Thế gian như lặng câm thôi Tuyết không bao giờ ngưng rơi. Em muốn qua thăm tôi một chiều Nhưng tuyết rơi rơi thật nhiều Tuyết ngăn chân người em yêu Không tới thăm được tôi đâu▄

79 | H Ò A I N A M

Mal (Cơn đau tình ái) CHRISTOPHE

80 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp được ưa chuộng trong thời ―nhạc trẻ‖ ở Sài Gòn trước năm 1975, bài này chúng tôi viết về bản Mal của Christophe, ngày ấy được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cơn đau tính ái. Xuất hiện sau Claude François, Johnny Hallyday, và Adamo, Christophe đã một sớm một chiều thu phục các ―baby boomers‖ với những ca khúc ―phản kháng văn hóa‖ của anh. Mức độ ái mộ và số đĩa của Christophe bán ra trên thế giới nói chung không nhiều bằng Adamo, tuy nhiên nếu chỉ tình ở Pháp, ở các quốc gia nói tiếng Pháp, hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, trong đó có Việt Nam, Christophe phải được xem là thần tượng số một, là ông vua không ngai của làng nhạc trẻ Pháp quốc. Tại miền Nam VN ngày ấy, đã có hàng chục ca khúc của Christophe được đặt lời Việt. Ví thế, chúng tôi sẽ phải dành ra hai kỳ mới có thể giới thiệu tương đối đầy đủ những ca khúc nổi tiếng của anh. Một cách ngắn gọn, có thể viết Christophe là một sự tương phản hoàn toàn với một Adamo trữ tính và hài hòa. Anh là ca sĩ Pháp đầu tiên của thời hậu chiến đã lồng vào các ca khúc của mính, kể cả tính khúc, tư tưởng phản kháng xã hội, bi quan trước cuộc sống, nghi ngại trong tính yêu, và đề cao lối sống bạt mạng. Christophe chỉ có một điểm duy nhất giống Adamo: cả hai đều là người gốc Ý. Christophe tên thật là Daniel Bevilacqua, ra chào đời ngày 13/10/1945 tại Paris trong một gia đính khá giả, ông bố là một kỹ nghệ gia, bà mẹ làm chủ một tiệm may. Ngay từ nhỏ, Christophe đã mê xem phim Mỹ, từ đó ảnh hưởng lối sống Mỹ, và tôn nam diễn viên Mỹ James Dean làm thần tượng. Kết quả, tình tới năm 16 tuổi, cậu học trò trung học ―nổi lọan‖ đã đổi trường – tự ý hoặc bị đuổi học – trên 10 lần!

81 | H Ò A I N A M

Về âm nhạc, bắt đầu từ năm 8 tuổi, Christophe đã say mê tiếng hát của Édith Piaf và Gilbert Bécaud. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau Christophe lại thìch nghe nhạc blues, một sự kiện hơi khác thường đối với một cậu bé mới lớn. Thần tượng của Christophe là ca nhạc sĩ Mỹ gốc Phi châu John Lee Hooker. [John Lee Hooker (1917-2001), là tay đàn ghi-ta kiêm ca sĩ nhạc blues nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ. Ngoài những bản đứng No.1 trên bảng xếp hạng Billboard, ông còn tạo ảnh hưởng rất mạnh nơi những thế hệ ca nhạc sĩ blues đi sau] Sau này, Christophe cho biết khi sáng tác, anh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thi sĩ, nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc Georges Brassens (1921-1981) của Pháp. Ngay trong những năm đầu của bậc trung học, thấy trước tương lai của mính trên con đường học vấn không mấy sáng sủa, Christophe đã quyết định sẽ theo đuổi nghiệp cầm ca, theo học ghi-ta và khẩu cầm (harmonica). Năm 1961, Christophe, lúc ấy còn mang tên cúng cơm Daniel Bevilacqua, đứng ra thành lập một ban nhạc tài tử lấy tên là Danny Baby et les Hooligans (―Danny‖ là viết tắt của ―Daniel‖ theo kiểu Mỹ), trong đó anh vừa đàn ghi-ta vừa hát những ca khúc Mỹ bằng một thứ tiếng Anh phát âm sai bét. Năm 1963, sau 6 tháng thụ huấn quân dịch theo luật định, Daniel Bevilacqua bắt đầu sự nghiệp sáng tác và hát solo dưới nghệ danh Christophe, thu đĩa ca khúc đầu tay của mính, bản Reviens Sophie, tại phòng thu âm Golf Drouot. [Golf Drouot, tọa lạc tại Quận 9, Paris, là một cơ sở thu đĩa độc lập, thành lập năm 1955, hoàn toàn mang tình cách vô vị lợi, với mục đìch giúp những ca nhạc sĩ chưa có tên tuổi có phương tiện thu đĩa. Từ năm 1961, Golf Drouot còn được xem là hội quán rock-and-roll đầu tiên ở Paris, nơi trính diễn của các ca nhạc sĩ chưa có tên tuổi] Đĩa đơn Reviens Sophie không gây được tiếng vang và chím vào quên lãng. Nhưng Christophe không nản, tiếp tục sáng tác và thu đĩa, để rồi 2 năm sau, 1965, khi chưa tròn 20 tuổi, đã vụt nổi với ca khúc Aline.

82 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Aline, cùng với bản J‟entends siffler le train (500 Miles) của Richard Anthony, đã trở thành hai ca khúc được ưa chuộng nhất trong năm 1965, bán được trên một triệu đĩa.

Riêng tại miền Nam VN ngày ấy, Aline không chỉ được giới trẻ ưa chuộng hơn J‟entends siffler le train mà còn qua mặt cả La Nuit của Adamo. ALINE J‟avais dessiné sur le sable Son doux visage qui me souriait Puis il a plu sur cette plage Dans cet orage elle a disparu Et j‟ai crié, crié: “Aline”, pour qu‟elle revienne Et j‟ai pleuré, pleuré Oh, j‟avais trop de peine Je me suis assis auprès de son âme Mais la belle dame s‟était enfuie Je l‟ai cherchée sans plus y croire Et sans un espoir pour me guider Et j‟ai crié, crié:

83 | H Ò A I N A M

“Aline”, pour qu‟elle revienne Et j‟ai pleuré, pleuré Oh, j‟avais trop de peine Je n‟ai gardé que ce doux visage Comme une épave sur le sable mouillé Et j‟ai crié, crié: “Aline”, pour qu‟elle revienne Et j‟ai pleuré, pleuré Oh, j‟avais trop de peine Et j‟ai crié, crié: “Aline”, pour qu‟elle revienne Et j‟ai pleuré, pleuré Oh, j‟avais trop de peine Et j‟ai crié, crié: “Aline”, pour qu‟elle revienne Et j‟ai pleuré, pleuré Trước năm 1975, Aline đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Gọi tên người yêu, và bản này gần như đã trở thành độc quyền của tiếng hát Elvis Phương, trong băng nhựa Tính Ca Nhạc Trẻ ngày ấy cũng như trên CD tại hải ngoại sau này (anh thường hát lời Pháp trước lời Việt). Gọi tên người yêu Ngồi họa hính người tính… trên bãi cát vàng Hính dáng em ngoan… nụ cười ôi mến thương Rồi trời mịt mù… làn mưa rồi xóa nhòa Hính dáng nên thơ… chím dần trong bão mưa… Rồi anh sẽ hét… Sẽ hét lên, hét lên… gọi tên người yêu Rồi anh sẽ khóc… Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên… Rồi anh sẽ hét… Sẽ hét lên, hét lên… gọi tên người yêu Rồi anh sẽ khóc… Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên… Ngồi buồn tủi ngoài đời… tưởng như ngồi với người Người đã xa xôi… người đi mất hơi

84 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Rồi tím, tím hoài… rồi như ngóng đợi Người hỡi có ai… tím em giúp tôỉ Rồi anh sẽ hét… Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên người yêu Rồi anh sẽ khóc… Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên… Rồi anh sẽ hét… Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên người yêu Rồi anh sẽ khóc… Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên… Chỉ còn họa hính… mặt người trên nền cát mềm Nằm chết êm êm… chím dần trong nước lên… Rồi anh sẽ hét… Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên tên người yêu Rồi anh sẽ khóc… Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên… Cũng trong năm 1965, Christophe đã tung ra nhiều ca khúc rất được ưa chuộng khác, như Les Marionnettes, Je ne t‟aime plus, Je suis parti, Tu n‟es plus comme avant, Noël... Trong số nói trên, Les Marionnettes (Những con rối) là bản được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN, chỉ đứng sau Aline. Còn bản Je ne t‟aime plus (Tôi không còn yêu em nữa) chình là ca khúc đã tạo nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 viết bản Không (với câu đầu ―Không, không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa‖ dịch từ nguyên tác “Non, non, Je ne t‟aime plus). Riêng bản Je suis parti, như các ―baby boomers‖ ngày ấy còn nhớ, chính là ca khúc đã giới thiệu tiếng hát Nguyễn Chánh Tín với làng nhạc trẻ. Trước năm 1975, Je suis parti được một tác giả đặt lời Việt với tựa Biệt khúc, và sau này được một tác giả khác đặt lời với tựa Biệt khúc tính buồn. Rất tiếc, chúng tôi không được biết tên của cả hai tác giả, và trên những bía băng, đĩa nhạc mà chúng tôi sưu tầm được cũng không thấy ghi. Bước qua năm 1966, Christophe tiếp tục làm mưa gió với các bản

85 | H Ò A I N A M

Excusez-moi monsieur le professeur, J‟ai entendu la mer, Maman, Les amoureux qui passent... Với những người nghe nhạc có trính độ tiếng Pháp tương đối, các ca khúc của Christophe không chỉ đơn thuần mang tình cách giải trì, mà còn phản ánh tâm tư của tuổi đôi mươi thời đại; chẳng hạn bản Excusez-moi monsieur le professeur với nội dung phản kháng học đường, bản Maman nói về những hối tiếc muộn màng của một người mẹ sau khi mất đứa con trai yêu quý, bản Les amoureux qui passent với những vết hằn của một cuộc tính đã chia xa... Tình tới cuối thập niên 1960, Les amoureux qui passent đã được nhiều người đánh giá là tính khúc hay nhất của Christophe. Trước năm 1975, Les amoureux qui passent đã được Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Một thời để yêu. Một thời để yêu Chút ánh sáng cho cuộc đời Cất tiếng hát cho một Người Có mắt biếc soi nụ cười Tươi như cánh hoa tính ái Đã biết nói yêu một lần Sẽ thấy đớn đau thật gần Sẽ thấy nắng phai nhạt dần Khi vương vấn trong tính yêu Đời là một thời để yêu Yêu trong bóng đêm lẻ loi Yêu cho bao nỗi đắng cay Yêu cho quên từng ngày tháng Tính là một lần được mơ Mơ trong bóng đêm lẻ loi Có những chiếc lá úa rơi Rôi chơi vơi vào trời tối… Có biết đắng cay một lần Mới tiếc nuối ân tính này

86 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Mới biết nhớ mong từng ngày Như khi thấy nhau lần cuối Hết đắm đuối trong cuộc tính Hết đứng ngóng trông Người tính Sẽ thấy đớn đau một mính Như khi tiễn nhau lần cuôi.. Những phút cuối trong cuộc đời Vẫn thấy nhớ thương một Người Lúc nhắm mắt xin nụ cười Thay cho chiếc hôn lần cuối. Ngày ấy, và cả sau này, Les amoureux qui passent / Một thời để yêu (mà khá nhiều bản in viết sai thành ―Một thời để chết‖) rất được các giọng ca nữ ưa chuộng, như Thanh Lan, Kiều Nga, Minh Xuân, Ngọc Lan, Ngọc Hạ... Thế nhưng với không ìt nghệ sĩ trẻ nổi tiếng quốc tế, sự thành công vượt bực trong một thời gian quá ngắn - too young too famous - đôi khi lại trở thành con dao hai lưỡi. Chúng tôi muốn nói tới cuộc sống cá nhân của Christophe, chàng ca sĩ đã tôn James Dean làm thần tượng.

87 | H Ò A I N A M

James Dean (1931-1955) là nam diễn viên Mỹ được giới trẻ trên thế giới ái mộ bậc nhất thời bấy giờ, qua các vai trò trên màn bạc cũng như cuộc sống đời thường. Chỉ với ba cuốn phim East of Eden, Rebel Without a Cause, Giant, trong thời gian chưa đầy 2 năm, James Dean không chỉ chứng tỏ được tài nghệ xuất chúng mà còn trở thành biểu tượng của phản kháng xã hội, trở thành thần tượng của cả một thế hệ. Song song, lối sống bạt mạng của James Dean cũng trở thành một thứ khuôn mẫu cho giới trẻ bắt chước, nhất là say mê tốc độ. Năm 1954, sau khi đóng xong cuốn phim East of Eden, James Dean đã mua một số xe đua trong đó có hai chiếc Triumph T110 và Porsche 356 để tập dợt. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, chàng diễn viên 23 tuổi đã tham dự các cuộc đua chuyên nghiệp tại Palm Springs và Bakersfield, California, với kết quả về nhí và về hạng ba. Mong ước lớn nhất, mục tiêu tối hậu của James Dean là tham dự cuộc đua nổi tiếng nhất nước Mỹ Indianapolis 500, nhưng đã không thể sắp xếp tham dự ví đang bận đóng cuốn phim Rebel Without a Cause vào thời gian này. Sau đó, trong lúc tham dự cuộc đua ở Santa Barbara nhân dịp Memorial Day, 30/5/1955, chiếc xe của James Dean bị ―nổ máy‖ (blown piston); ví thế hãng phim Warner Brothers đã ra lệnh cấm James Dean tham dự các cuộc đua cho tới khi đóng xong cuốn phim Giant. Ngay sau khi Giant hoàn tất phần thu hính, James Dean trở lại với trường đua, lần này là ở Salinas, California. Nhưng James Dean đã không bao giờ tới được trường đua này: vào lúc 5 giờ 15 phút chiều 30/9/1955, trên đường từ Los Angeles tới Salinas, chiếc xe Porsche 550 Spider của James Dean đang phóng như bay thí đụng phải một chiếc xe quẹo ẩu trên Route 466, và chàng diễn viên được ghi nhận đã tắt thở lúc 6 giờ 20 tại bệnh viện Paso Robles War Memorial Hospital. Khi ấy James Dean mới 24 tuổi ! Như chúng tôi có lần đề cập tới trong bài viết về bản Tell Laura I Love Her (Trưng Vương khung cửa mùa thu), cái chết bi thảm của James Dean chẳng những đã không khiến giới trẻ lái xe cẩn thận hơn, mà trái lại, còn

88 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

tác động tìch cực tới bản tình hiếu thắng, thúc đẩy họ bắt chước thần tượng của mính. Một trong những người trẻ ấy chình là Christophe! Từ năm 1966, hính ảnh Christophe lái bạt mạng trên những chiếc xe thể thao hiệu Ferrari và Lamborghini đã trở nên quá quen thuộc. Tới năm 1968, Christophe còn theo học một khóa lái phi cơ thể thao biểu diễn! Về cuộc sống tính cảm, cùng với nhiều mối tính lẻ, từ cuối năm 1965, Christophe cặp kè thân mật (nhưng không chung sống) với nữ ca sĩ Pháp Michèle Torr.

Michèle Torr, sinh năm 1947, là người trẻ nhất trong số nữ ca sĩ trẻ của Pháp thời bấy giờ, nhưng lại chuyên trính bày những ca khúc êm dịu hoặc bán cổ điển. Năm 1962, vào tuổi mới 15, Michèle Torr đã vụt nổi tiếng khi thu đĩa ca khúc Exodus (Về miền đất hứa) của ―nữ tiền bối‖ Édith Piaf. Trong sự nghiệp ca hát kéo dài cho tới nay, Michèle Torr đã bán ra trên 30 triệu đĩa hát.

89 | H Ò A I N A M

Cùng với giọng hát, Michèle Torr còn nổi tiếng với nhan sắc, mái tóc vàng, và một thân hính lý tưởng của một minh tinh màn bạc. Ví thế, truyền thông Pháp đã gọi Michèle Torr là ―Édith Piaf tóc vàng‖. Mới đây, mặc dù đã sắp bước vào tuổi ―cổ lai hi‖, Michèle Torr vẫn còn được độc giả của tạp chì thời trang thượng lưu Glam‟mag bầu là nữ ca sĩ sexy nhất thế giới trong hai năm liền (2015, 2016). Bên cạnh ca hát, Michèle Torr còn là một tác giả viết sách khá ăn khách. Trở lại với năm 1967, kết quả của cuộc tính Christophe – Michèle Torr là bé trai Romain, ra chào đời ngày 18/6/1967. Ít lâu sau, hai người chia tay. [Sau này, Christophe kết hôn với Véronique và có thêm cô con gái Lucie. Véronique là em gái cùng mẹ khác cha với ca nhạc sĩ Alain Kan (1944 – 1990), một tên tuổi độc đáo trong làng nhạc Pháp, biệt tìch năm 1990] Ví dành quá nhiều thí giờ cho những đam mê và hưởng thụ của cá nhân, trong khoảng thời gian từ năm 1967 tới đầu năm 1971, Christophe đã không còn sáng tác và thu đĩa nhiều như trong những năm trước đó. Trong khoảng thời gian này, Christophe đã chỉ có dăm ba bản – La petite gamine, La petite fille du 3e, Mère, tu es la seule... – được phổ biến tại miền Nam VN. Thời gian này cũng là thời gian Christophe thay đổi hoàn toàn diện mạo của mính với hàng râu mép và mái tóc vàng để dài như bờm ngựa. Thời may – may cho cả Christophe lẫn giới mộ điệu – trong năm 1971, Françis Dreyfus, một nhạc sĩ nhạc jazz kiêm ông bầu ca nhạc, đứng ra thành lập hãng đĩa Les Disques Motors. Được sự khuyến khìch của Françis Dreyfus và sự hợp tác nhiệt thành của nhà viết lời hát trẻ tuổi Jean-Michel Jarre, Christophe đã bắt đầu giai đoạn hai trong sự nghiệp của mính, với những ca khúc để đời không chỉ được ưa chuộng tại các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, mà còn ở nhiều miền đất khác trên thế giới. [Jean-Michel Jarre là con trai của nhạc sư Maurice Jarre, người đã soạn nhạc cho những cuốn phim bất hủ như Lawrence of Arabia, Dr Zhivago, A Passage to India, và hàng chục cuốn phim đoạt giải khác.

90 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Chúng tôi sẽ trở lại với tên tuổi Maurice Jarre trong phần viết về các ca khúc nổi tiếng trong phim, hoặc trìch từ nhạc phim] Ca khúc nổi tiếng đầu tiên của Christophe dưới nhãn hãng đĩa Les Disques Motors, được trính làng trong năm 1971 là bản Mal, một ca khúc điển hính của thể loại ―jazz điện tử‖ (jazz électronique). MAL Mal Au fond du cœur Oui j‟ai mal Mal De la vie me fait mal De temps en temps Quand je regarde le soleil Qui vole Qui vole Au fond du ciel Je me souviens D‟un prénom qui me fait mal D‟une robe D‟un soulier de premier bal Je me souviens Des paroles d‟une chanson Où venaient souvent Des mots dans les frissons Mal Dans une mer de corail Mal La couleur bleu me fait mal De temps en temps Quand je regarde le soleil Qui vole Qui vole Au fond du ciel Je me souviens D‟un prénom qui me fait mal D‟une robe

91 | H Ò A I N A M

D‟un soulier de premier bal Je me souviens Des paroles d‟une chanson Où venaient souvent Des mots dans les frissons Mal Au fond du cœur Oui j‟ai mal Mal De la vie me fait mal De temps en temps Quand je regarde le soleil Qui vole Qui vole Au fond du ciel Je me souviens D‟un prénom qui me fait mal D‟une robe D‟un soulier de premier bal Je me souviens Des paroles d‟une chanson Où venaient souvent Des mots dans les frissons Mal Mal Oui j‟ai mal Bien trop mal Mal Mal Oui j‟ai mal

Trước năm 1975, Mal đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cơn đau tình ái.

92 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Cơn đau tình ái Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu Nhín nắng hắt hiu ôi nắng yêu Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu Ta vẫn thương ta ví nhớ mãi tên một người xa Ta thương ta ví xót xa em trong áo hoa đã khiến ta hững hờ Ví nhớ tiếng ca em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà Câu ca làm rung cõi nhớ… Đau! Bằng sóng biếc cao nơi biển xanh Đau! Với áng mây bay vút mau khiến ta ưu sầu Nhìn nắng mãi hắt hiu ôi nắng yêu Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu Ta vẫn thương ta ví nhớ mãi tên một người xa Ta thương ta ví xót xa em trong áo hoa đã khiến ta hững hờ Ví nhớ tiếng ca em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà Câu ca làm rung cõi nhớ… Vâng! Còn, còn đau mãi mãi đau vâng còn đau Đau! Còn mãi thương đau

Ngày ấy, Thanh Lan là người đầu tiên thu băng bản Mal (băng nhạc Tính Ca Nhạc Trẻ) và Cơn đau tính ái (băng nhạc Shotguns); theo cảm quan cá nhân, chúng tôi cho rằng hơn 40 năm đã trôi qua, ―Nữ hoàng nhạc Pháp‖ của Hòn ngọc Viễn đông ngày nào vẫn được xem là người hát bản Mal lời Pháp đạt nhất. Sau này tại hải ngoại, Mal được một tác giả khác (không thấy ghi tên tuổi) đặt lời Việt với tựa Cuộc tính xót xa, và được Ngọc Lan thu vào CD, tiếp theo là Kiều Nga trính bày theo thể điệu ―new wave‖.

93 | H Ò A I N A M

Cuộc tình xót xa Ôi! lòng mãi xót xa, ôm niềm đau Ôi! đời sống đã cho, bao đắng cay tháng năm u sầu Mặt trời đã khuất xa, quên lãng ta trong âm thầm Nơi nao mờ xa khuất bóng. Ôi ta thương sao, lòng mãi nhớ bao ân tính xưa… Ôi thương sao, tà áo ấy trong đêm đắm say phút giây ban đầu. Lời nói thiết tha trong câu hát yêu, ôi tuyệt vời. Ôi nay tím đâu thấy nữa Ôi! biển sóng đã xô trên tính ta. Ôi! biển mãi vẫn trôi, ta xót xa, khiến ta âu sầu Màu nắng đã phai, ôi nắng phai, tan trong chiều Nơi nao, ngàn khơi gió cuốn Ôi ta thương sao, ngày tháng cũ, bao ân tính xưa Ôi thương sao, màu áo ấy ngây thơ xiết bao biết nơi đâu tím Từng tiếng hát yêu trên môi đắm say, ôi nay đâu còn gí Ta nghe hồn dâng nỗi nhớ Ôi! lòng mãi xót xa ôi mính đau Ôi! đời sống đã cho bao đắng cay tháng năm u sầu Mặt trời đã khuất xa, quên lãng ta trong âm thầm Nơi nao mờ xa khuất bóng Ôi ta thương sao, lòng mãi nhớ bao ân tính xưa… Ôi thương sao, tà áo ấy trong đêm đắm say phút giây ban đầu Lời nói thiết tha trong câu hát yêu, ôi tuyệt vời. Ôi nay tím đâu thấy nữa Tương tự Cơn đau tính ái của Phạm Duy, Cuộc tính xót xa cũng là một cố gắng dịch từ nguyên tác. Bản nào hay hơn xin để độc giả đánh giá, riêng chúng tôi chỉ đề cập tới một chữ duy nhất: chữ ―Mal‖ ở đầu hai câu hát đầu tiên mà Phạm Duy dịch thành ―Đau‖, và tác giả kia thay bằng ―Ôi!‖ Nguyên tác: Mal Au fond du cœur Oui j‟ai mal Mal De la vie me fait mal De temps en temps

94 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Lời Việt của Phạm Duy: Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu Lời Việt của tác giả sau: Ôi! lòng mãi xót xa, ôm niềm đau Ôi! đời sống đã cho, bao đắng cay tháng năm u sầu Dĩ nhiên, chữ ―Mal‖ mà dịch thành ―Đau‖ thí chình xác và hay hơn ―Ôi!‖, nhưng kẹt một nỗi trước năm 1975, cứ mỗi lần nghe Thanh Lan mở đầu ca khúc bằng tiếng than ―Đau!‖ thí một số người có đầu óc khôi hài, châm biếm lại cười, cho là không ổn! Có lẽ ví thế sau này tác giả của Cuộc tính xót xa mới sử dụng chữ ―Ôi!‖ để các nữ ca sĩ khỏi ngại ngùng; và chình Thanh Lan, sau khi ra hải ngoại cũng hát phiên bản Cuộc tính xót xa chứ không hát lại Cơn đau tính ái nữa.▄

95 | H Ò A I N A M

Oh! mon amour (Tình yêu, ôi tình yêu) De Senneville & Toussaint, Michaële

96 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nam ca nhạc sĩ Pháp Christophe được ưa chuộng trong thời ―nhạc trẻ‖ ở Sài Gòn trước năm 1975, bài này chúng tôi viết về ca khúc thành công nhất, phổ biến nhất tại miền Nam VN trong số các đĩa nhạc của anh, đó là bản Oh! mon amour, ngày ấy được Nhật Ngân đặt lời Việt với tựa Tình yêu, ôi tình yêu. Trở lại với năm 1971, năm Christophe bắt đầu hợp tác với hãng đĩa Les Disques Motors của ông bầu Françis Dreyfus, sau thành công của bản Mal (Cơn đau tính ái), một ca khúc thuộc thể loại ―jazz điện tử‖ chúng tôi đã giới thiệu trong bài trước, Christophe thu đĩa thêm hai ca khúc khác, trong số đó Mes passagères (Những người đàn bà đi qua đời tôi) rất được ưa thìch. Qua năm 1972, Christophe đạt thành công rực rỡ với Oh! mon amour (chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần cuối bài). Cũng trong năm 1972, Christophe còn có thêm ba ca khúc nổi tiếng khác: Goodbye, je reviendrai, Main dans la main, và Nue comme la mer. Có thể nói, Main dans la main là tính khúc êm đềm (và dễ thương) nhất của Christophe, êm đềm tới mức không ìt người thưởng thức lần đầu nếu không được cho biết trước sẽ không thể nào ngờ đây lại là một sáng tác của ―thần tượng nổi loạn‖.

97 | H Ò A I N A M

Main Dans La Main Je t‟aime et je t‟aimerai toujours Mon presque premier amour Ma tendresse, mon bonheur, ma douleur Je t‟enferme au fond de mon coeur Nous serons tout deux Comme les amoureux Nous serons si bien main dans main Nous serons tout deux Comme les amoureux Nous serons si bien main dans main Quand? Où? Et comment le dire? Ce grand amour qui me déchire Je t‟aime et je t‟aimerai toujours De l‟aube à la fin des jours Nous serons tout deux Comme les amoureux Nous serons si bien main dans main Nous serons tout deux Comme les amoureux Nous serons si bien main dans main Trước năm 1975, Main dans la main được Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Cho quên thú đau thương nhưng hiện nay, không ìt trang mạng đã ghi tác giả là Phạm Duy. Đây không phải lần đầu tiên, và có lẽ cũng chưa phải lần cuối cùng, tên tuổi Phạm Duy được ―gán‖ cho một ca khúc ngoại quốc lời Việt của một tác giả khác. Ngày ấy, Main dans la main / Cho quên thú đau thương đã được Elvis Phương và Thanh Lan, Minh Xuân & Minh Phúc thu vào băng nhựa; sau năm 1975 tại hải ngoại, được Ngọc Lan, Minh Xuân thu vào CD, và gần đây ở trong nước, đã được Bằng Kiều & Trần Thu Hà trính bày theo một phong cách mới lạ. Cho quên thú đau thương Cho tôi quên đi nỗi ưu phiền cuộc đời Cho tôi sống mãi trong tính yêu

98 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Cho tôi mang cánh chim chiều lạc loài Cho tôi nghe câu hát lên tuyệt vời Cho tôi cánh lá bay, bay man mác khắp nơi Khi em đến với tôi nhớ đôi môi này Cho tôi mát tóc xanh, xanh như đáy mắt em em theo hết nhớ nhung, nhớ nhung vơi đầy Cho tôi yêu tia nắng tan dần buổi chiều Cho tôi mơ, mơ lúc hôn người yêu Cho tôi đi khi khói sương mù đợi chờ Cho tôi ngân, ngân hết muôn lời thơ Cho tôi đi những cánh mây, trôi đi khắp đó đây Theo cơn gió ngất ngây lãng quên tháng ngày Cho tôi chắp cánh bay như khi uống rất say Cho quên hết đắng cay, thú đau thương này Qua năm 1973 – năm hoạt động mạnh nhất của anh – Christophe đã thu đĩa 11 ca khúc: Belle, La vie c‟est une histoire d‟amour, Les jours où rien ne va, Rock monsieur, Les paradis perdus, Mama, Mickey, Emporte-moi, L‟amour toujours l‟amour, và La bête. Trong số này, bản Belle (Em Đẹp), do Christophe vừa hát vừa đàn dương cầm, dù không được đặt lời Việt (theo sự hiểu biết của chúng tôi) rất được những người có trính độ tiếng Pháp ưa chuộng, ví lời hát thơ mộng, trữ tính… Belle Belle comme un matin Après une nuit blanche Comme une goutte d‟eau Au milieu du désert Belle comme un silence Après une avalanche Comme une île déserte Au milieu de la mer

99 | H Ò A I N A M

Tu es bien trop belle Pour entre vraie trop belle Bien trop belle pour moi Et pourtant tu dors près de moi Tu es bien trop belle Pour entre vraie trop belle Bien trop belle pour moi Et pourtant je vis avec toi Belle comme une chaîne Aux pieds d‟un galérien Comme un dernier mirage Au milieu du désert Belle comme un souvenir Au milieu d‟un chagrin Comme une île déserte Pour un perdu en mer Tu es bien trop belle Pour entre vraie trop belle Bien trop belle pour moi Et pourtant tu dors près de moi Tu es bien trop belle Pour entre vraie trop belle Bien trop belle pour moi Et pourtant je vis avec toi Tuy nhiên, xét về giá trị lâu dài, Les paradis perdus (Thiên đường đã mất) do Jean-Michel Jarre đặt lời, mới là tính khúc được đánh giá cao nhất do Christophe thu đĩa. Ngày ấy tại miền Nam VN, rất ìt người chú ý tới ca khúc này nhưng ở Pháp, Bỉ, Lục-xâm-bảo, Ý, Les paradis perdus là ca khúc được ưa chuộng bậc nhất, và sau này khi nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21, Les paradis perdus vẫn là ca khúc ―bắt buộc‖ của Christophe trong các buổi trính diễn. Một cách vắn tắt, có thể viết Les paradis perdus là ca khúc đưa ta trở về với những kỷ niệm của chốn thiên đường đã mất!

100 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Les paradis perdus Dans ma veste de soie rose Je déambule morose Le crépuscule est grandiose…mais Peut-être un beau jour voudras-tu Retrouver avec moi Les paradis perdus Dandy un peu maudit, un peu vieilli, Dans ce luxe qui s‟effondre Te souviens-tu quand je chantais Dans les caves de Londres Un peu noyé dans la fumée Ce rock sophistiqué Toutes les nuits tu restais là Peut-être un beau jour voudras-tu Retrouver avec moi Les paradis perdus Dandy un peu maudit un peu vieilli Les musiciens sont ridés Sur ce clavier qui s‟est jauni J‟essaie de ma rappeler les accords de Ce rock sophistiqué Qui étonnait même les anglais Peut-être un beau jour voudras-tu Retrouver avec moi Les paradis perdus Trong khi đó, ca khúc được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN trong số 11 bản Christophe thu đĩa năm 1973 lại là La vie c‟est une histoire d‟amour. Nguyên nhân rất dễ hiểu: giai điệu của bản này có một sức thu hút lạ thường, chỉ cần nghe qua một lần, dù không hiểu được ý nghĩa lời hát, người ta cũng cảm thấy thìch ngay.

101 | H Ò A I N A M

La vie c’est une histoire d’amour Malgré ce que tu penses Je peux dire à l‟avance Que c‟est la nuit qui commence Si tu t‟en vas Que pour moi, la vie même C‟est le temps que l‟on égraine Avec l‟être que l‟on aime auprès de soi REFRAIN: Tu le sais, la vie, c‟est une histoire d‟amour, I love you, I need you, pour toujours. Tu le sais, la vie, c‟est une histoire d‟amour, I love you, I need you, mon amour. Quand tu as le coeur plus sage C‟est comme la fin d‟un voyage Ou simplement une page qu‟il faut tourner Tu dis que, passe les peines Que l‟on peut vivre quand même Quelques mois, quelques semaines Sans être aimé… (refrain…)

102 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Quand tu passeras la porte Souviens-toi que tu emportes Comme une colombre morte Toute ma vie Que l‟adieu que tu me donnes N‟est pas reçu par homme Qu‟un bel amour abandonne et qui oublie (refrain…) Trước năm 1975, La vie c‟est une histoire d‟amour được đặt lời Việt với tựa Tính yêu thiết tha. Hầu hết các tài liệu phổ biến trên Internet đều ghi tác giả là Lê Hựu Hà, trừ một vài trang mạng sau này ghi là Nam Lộc với tựa Một thời để chết (có lẽ để đối lại với Một thời để yêu / Les amoureux qui passent cũng của Nam Lộc chăng?) Riêng cá nhân chúng tôi tin rằng tác giả là Lê Hựu Hà (với tựa Tình yêu thiết tha), nhưng dù sao chăng nữa, ví trong số ba nhân vật uy tìn nhất của thời nhạc trẻ – Trường Kỳ, Nam Lộc, Lê Hựu Hà – hai người đã vĩnh viễn ra đi, người còn lại (Nam Lộc) thí chưa thể liên lạc, chúng tôi cũng không dám đưa ra một sự khẳng định. Tình yêu thiết tha Có tiếng hát cất bóng mát cho đời có đuốc sáng ấm áp nét môi cười có khóe mắt chiếu nắng ấm cho người người tôi thương yêu Sẽ đến đón những tiếng hát mỹ miều sẽ đến thắp những đuốc sáng yêu kiều sẽ đến chiếu ánh nắng ấm áp ban chiều tính yêu thiết tha Tính như tia nắng ấm lấp lánh trong đời ta tính thiết tha cho những mùa xuân ngát hoa tính như cơn gió buốt thấp thoáng trong đời ta tính giá băng cho những mùa đông lãng quên Có những chiếc ghế đá vẫn mong chờ có những chiếc lá úa rớt hững hờ có những tiếng cất bước rất ơ thờ người qua trong mơ Đã hết những lúc đứng dưới sương mờ đã mất đáy ánh mắt biếc mong chờ

103 | H Ò A I N A M

biết chất chứa nuối tiếc đến bao giờ tính cho giấc mơ… Với giới yêu nhạc Pháp tại miền Nam VN ngày ấy, La vie c‟est une histoire d‟amour và Oh mon amour, được đặt lời Việt vào năm 1974, là hai ca khúc cuối cùng của Christophe được phổ biến tại Hòn ngọc Viễn đông (trước khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975), nhưng với người yêu nhạc Pháp trên thế giới nói chung, những sáng tác được xem là giá trị nhất của Christophe – chúng tôi nhấn mạnh: ―giá trị‖ chứ không nhất thiết ―ăn khách‖ – đều là những ca khúc thu đĩa từ năm 1974 trở về sau. Điển hính là bản Les mots bleus (Những chữ màu xanh), cũng do JeanMichel Jarre đặt lời. Nội dung của Les mots bleus là những lời yêu đương muốn gửi tới người con gái ―biết mà chưa quen‖! Sau này, Les mots bleus đã được nhiều ca sĩ thu đĩa lại và đạt thành công đáng kể. Tới thập niên 1980, vào tuổi ―tứ tuần‖, Christophe trở thành một ca nhạc sĩ ―trính diễn‖ đúng nghĩa, vừa hát vừa đàn dương cầm hoặc ghi-ta với âm hưởng blues, thể loại mà anh đã say mê từ năm 9, 10 tuổi; và bên cạnh những sáng tác mới của mính, chẳng hạn Succès fou, Clichés d‟amour…, anh còn trính bày những ca khúc quốc tế nổi tiếng của các thập niên 1940, 1950, như Arrivederci Roma, hoặc Besame Mucho lời Pháp với tựa Dernier baiser (Nụ hôn cuối cùng)… Năm 2003, buổi tái ngộ khán giả của Christophe tại đại hì viện Olympia, Paris, cũng là buổi vinh danh chàng ca sĩ với giải thưởng ―Victoires de la Musique‖ (Christophe đoạt vinh dự này 11 năm trước Adamo). Năm năm sau (2008), album thứ 13 của Christophe (Aimer ce que nous sommes) đoạt giải album hay nhất của viện Académie Charles-Cros của các nhà phê bính âm nhạc Pháp. Năm 2010, Christophe được trao tặng giải ―Grand Prix de la chanson française‖ của SACEM (Hiệp hội các tác giả âm nhạc Pháp). Sau hết, vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, Christophe đã được trao tăng vinh dự cao quý nhất của Pháp quốc: tước hiệu ―Ordre national de la

104 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Légion d‘honneur‖, tức là được phong tước ―hiệp sĩ (chevalier)‖, một tước hiệu được Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất ký sắc lệnh ban hành trước đó hơn hai thế kỷ (năm 1802). Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, trính diễn và thu đĩa, Christophe còn nhảy sang cả lĩnh vực điện ảnh, với tư cách diễn viên, nhà sản xuất, hoặc nhà soạn nhạc phim, trong khoảng 20 cuốn phim truyện hoặc phim tài liệu. Nhân tiện, chúng tôi cũng xin có đôi hàng về buổi trính diễn duy nhất của Christophe tại Sài Gòn cách đây mấy năm.

Christophe (2013) Buổi trính diễn này do tổ chức từ thiện nhi đồng Poussières de Vie của Pháp tổ chức với sự hỗ trợ của tòa Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, diễn vào đêm 23/11/2013 tại nhà hát Hòa Bính ở Quận 10. Đây là nhà hát hiện đại nhất, và cũng là nhà hát duy nhất có sân khấu quay ở Việt Nam, xây cất năm 1985 với 2230 ghế ngồi. Buổi trính diễn của Christophe còn có phần phụ diễn của Elvis Phương, Mỹ Linh, Đồng Lan. Giá vé gồm bốn hạng: 2 triệu đồng (VN), 1 triệu, 500.000, và 300.000.

105 | H Ò A I N A M

Toàn bộ tiền bán vé đã được tổ chức Poussières de Vie sử dụng vào việc giúp đỡ trẻ em Việt Nam gặp khó khăn. *** Tới đây, chúng tôi viết về ca khúc tựa đề bài này: Oh! mon amour, do Christophe thu đĩa năm 1972. Đây không chỉ là đĩa hát thành công nhất, phổ biến nhất của Christophe trước năm 1975 tại miền Nam VN, tại các quốc gia nói tiếng Pháp hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Thế nhưng Oh! mon amour lại không phải là một sáng tác của Christophe, hoặc do anh viết chung với một tác giả khác, mà của ba tác giả Paul de Senneville, Olivier Toussaint, và Michaële. Một cách chi tiết, Oh! mon Amour do Paul de Senneville viết nhạc, Olivier Toussaint soạn hòa âm, và Michaële đặt lời. Paul de Senneville và Olivier Toussaint là hai nhà soạn nhạc kiêm viết ca khúc, sau khi gặp nhau đã trở thành một cặp bài trùng. Ngoài Oh mon amour, hai ông còn viết nhiều ca khúc mang lại thành công cho Dalida, Petula Clark, Michèle Torr, Hervé Villard, Claude François, Michel Polnareff... Hai ông cũng soạn nhạc đệm cho nhiều cuốn phim điện ảnh. Năm 1976, nhạc khúc Ballade pour Adeline của hai ông đã một sớm một chiều biến chàng nhạc sĩ dương cầm vô danh 22 tuổi Richard Clayderman thành một tên tuổi quốc tế.

106 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Tình cho tới nay, đĩa đơn Ballade pour Adeline của Richard Clayderman đã bán được trên 22 triệu đĩa, con số kỷ lục về dương cầm] Về phần Michaële, sinh năm 1944, là một nữ ca nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc người Pháp gốc Ai-cập, nổi tiếng với những lời hát đẹp như thơ. Ba tài năng chuyên biệt ấy – Paul de Senneville & Olivier Toussaint, Michaële – phối hợp lại, cùng với tiếng hát độc đáo của Christophe đã cống hiến cho đời đĩa hát Oh! mon amour bất hủ. Vẫn biết lời hát của Oh! mon amour do Michaële đặt được xưng tụng đẹp như một bài thơ, nhưng cũng tương tự trường hợp bản La vie c‟est une histoire d‟amour, sức thu hút ban đầu của Oh! mon Amour chính là ở giai điệu, chỉ cần nghe một lần là yêu thìch ngay, và sẽ nhớ mãi. Oh! Mon amour Elle a des yeux qui voient la mer A travers la pluie qui descend Elle fait des rêves où elle se perd Entre les grands nuages blancs Elle ne sait plus le jour ni l‟heure Elle a des larmes au fond du coeur Qui lui font peur Oh! mon amour écoute-moi Déjà la vie t‟attends là-bas Non n‟ai pas peur il faut me croire La vie est belle même sans mémoire Tu sais je te raconterai Avec le temps tu comprendras Elle n‟entend pas ce que je dis Et sa main dans ma main s‟endort Je voudrais être ce pays Où elle s‟en va chercher encore Dans le miroir de son passé Ce rêve qui s‟était brisé Un soir d‟été

107 | H Ò A I N A M

Oh! mon amour écoute-moi Un autre monde t‟attend là-bas Non n‟ai pas peur il faut me croire La vie est belle et notre histoire Peut continuer quand tu voudras Et tout sera comme autrefois Oh! mon amour ouvre ton coeur Tu m‟entendras Pardonne le mal que je t‟ai fait Je ne te quitterai plus jamais Oui mais demain dans mes cheveux Je vois des soleils dans tes yeux Oh! mon amour Une autre vie t‟attend là-bas Je t‟aime tant il faut me croire Le monde est beau et notre histoire Peut continuer quand tu voudras Et tout sera… Ở đầu bài, khi viết ―Oh! mon amour ngày ấy được Nhật Ngân đặt lời Việt với tựa Tình yêu, ôi tình yêu‖, chúng tôi biết sẽ có nhiều độc giả phải ngạc nhiên, thắc mắc, bởi hiện nay tất cả mọi trang mạng của người Việt trong nước và một vài trang mạng của người Việt hải ngoại đã ghi tác giả phiên bản lời Việt Tình yêu, ôi tình yêu là… Phạm Duy! Theo suy nghĩ và phân tìch của chúng tôi, trong khi các trang mạng của người Việt hải ngoại vô tính ghi sai chỉ ví không chịu bỏ công tím hiểu tới nơi tới chốn, thí việc các trang mạng trong nước ghi sai rất có thể là một sự cố tính: để khỏi phải nhắc tới tên tuổi ―Nhật Ngân‖, bởi cho tới nay chế độ CSVCN vẫn chưa quên cái ―gốc ngụy‖ và ca khúc ―Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?‖ của Nhật Ngân sáng tác sau năm 1975!

108 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Nhật Ngân (1942-2012) Xưa nay, nhắc tới Nhật Ngân (1942-2012) đa số người nghe nhạc sẽ nhớ ngay tới bản Tôi đưa em sang sông và việc cả ông lẫn Y Vũ đều nhận mính là ―tác giả duy nhất‖ của ca khúc nổi tiếng ấy. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không muốn đi sâu vào việc đánh giá mức độ khả tìn của cá nhân cũng như so sánh nét nhạc, lời hát trong những sáng tác sau này của hai nhà nhạc sĩ để đi tới một kết luận, mà chỉ đưa ra nhận định như sau: cho dù Nhật Ngân không phải tác giả của bản Tôi đưa em sang sông, thí với hơn 200 ca khúc nhạc Việt lời Việt và khoảng 400 ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt, mọi người cũng phải dành cho ông một vị trì xứng đáng trong nền tân nhạc Việt Nam. Đa số trong 400 ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân đều được ông soạn sau năm 1975, một ―thành tìch‖ mà chình Phạm Duy đã phải lên tiếng ca tụng. Từ Mưa trên biển vắng (nhạc Pháp: Je n‘pourrais jamais t‘oublier) tới Hạnh phúc nơi nào (nhạc Đức: So viele Lieder sind in mir), từ Trời còn mưa mãi (nhạc Nhật: Ribaibaru) tới Máu nhuộm bến Thượng Hải, Cuộc đời phù du (Máu nhuộm bến Thượng Hải 2)... đã cho chúng ta thấy trính độ nhạc ngữ và tình cách phong phú, đa dạng trong các ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân.

109 | H Ò A I N A M

Số lượng ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Nhật Ngân trước năm 1975 không nhiều nhưng chắc chắn trong đó có hai bản The Shadow of Your Smile / Bóng tối nụ cười và Oh! mon amour /Tình yêu, ôi tình yêu. Trước năm 1975, The Shadow of Your Smile / Bóng tối nụ cười đã được thu băng với tiếng hát Vy Vân, và sau này tại hải ngoại, được Thái Hiền trính bày trong CD Nhạc Trẻ 4 của Trung Tâm ASIA. Về bản Oh! mon amour /Tình yêu, ôi tình yêu, để nói có sách mách có chứng, chúng tôi xin kèm theo bài viết này phóng ảnh bía sau của băng nhạc ―Băng Vàng Nhạc Trẻ‖ số 6 (Tiếng hát Thanh Lan) do ban Shotguns thực hiện năm 1974, trên đó ghi rõ tác giả bản số 6 của mặt B Tình yêu, ôi tình yêu, Oh! mon amour là Nhật Ngân.

Tình yêu, ôi tình yêu Cuộc tính ngày đó đã ghi trong ta ôi bao nhiêu ngọt bùi, bao kỷ niệm Rồi một thời tiếc nuối ôi xanh xao, nghe tiếc nuối xót xa vô vàn Giờ chỉ còn nước mắt rưng rưng thôi Bao nhiêu đêm rồi thức trắng canh trường mính ta chua xót Anh nơi phương xa nào anh có biết có hay tính ta nhớ thương vơi đầy

110 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Anh ơi anh ơi ở nơi xa đó có bao giờ anh tiếc thương ngày cũ? Đắm đuối xa xưa, khi sống gần nhau Hay anh quên mau như cơn mơ Kỷ niệm làm tiếng hát lên chơi vơi Ôi lung linh tuyệt vời, nghe rã rời Kỷ niệm làm nước mắt hoen đôi mi sao vấn vương theo bên ta hoài Này người tính hỡi có nghe không anh? Bao nhiêu trông chờ, bao nhiêu gọi mời Tình ta tha thiết Em nơi phương đây, đường xưa vẫn đó, dấu chân còn đây, ngóng trông đêm ngày Anh ơi, anh ơi, vòng tay còn ấm, môi còn say, cớ sao còn mãi, cứ mãi lênh đênh như chiếc thuyền trôi, Trôi đi mênh mang chẳng biết khi nao, trở về bến cũ khiến ai chờ mong, héo hon đêm ngày Anh ơi, anh ơi ở phương xa đó, nếu mây mù giăng, nếu mưa ngập lối Hãy nhớ nhé anh, em vẫn chờ mong, Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tính yêu đắm say triền miên khiến ta tính ái Cất bước lên cao, em vẫn chờ mong … Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tính yêu đắm say triền miên khiến ta tính ái… Ví mãi tới năm 1974, Oh! mon Amour mới được Nhật Ngân đặt lời Việt cho nên, theo ký ức của chúng tôi, Thanh Lan là ca sĩ duy nhất kịp thu băng Tình yêu, ôi tình yêu trước khi xảy ra biến cố 30 tháng Tư, 1975.Về sau tại hải ngoại, trong số những ca sĩ thu CD bản này có Ngọc Lan, Elvis Phương, và cả Thanh Lan sau khi cô tới định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thìch nhất ấn bản do Thanh Lan hát trước năm 1975 trong ―Băng Vàng Nhạc Trẻ‖. Tuy chất lượng âm thanh, kỹ thuật thu âm, nghệ thuật phối khì không thể sánh với CD của thời hiện đại, nhưng có một thứ mà giới mộ điệu chỉ có thể tím thấy trong băng nhựa này, đó là tiếng hát NGÀY ĐÓ của Thanh Lan, một thời ―nữ hoàng nhạc Pháp‖.▄

111 | H Ò A I N A M

Capri c’est fini (Lời Chia Xa – Mai sau, thôi đã hết) Hervé Vilard & Marcel Hurten

112 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp được ưa chuộng và được đặt lời Việt vào thời ―nhạc trẻ‖ ở Sài Gòn trước năm 1975, bài này chúng tôi viết về ca khúc thành công nhất của Hervé Vilard, bản Capri c‟est fini (Lời chia xa – Mai sau, thôi đã hết). Hervé Vilard là một trường hợp thành công khá độc đáo trong làng nhạc Pháp, có lẽ chỉ đứng sau nữ tiền bối Édith Piaf (1915-1863). Thật vậy, mặc dù sự nghiệp và tên tuổi không thể sánh với Édith Piaf - người nữ nghệ sĩ lớn lên trong động điếm, khởi nghiệp trên hè phố, thất học từ nhỏ, sau trở thành nữ danh ca nổi tiếng nhất của Pháp - chàng trẻ tuổi xuất thân viện mồ côi sau trở thành nhà soạn nhạc, ca sĩ, và nghệ sĩ sân khấu được ái mộ bậc nhất ở Pháp trong suốt bốn thập niên, cũng phải được xem là độc đáo hạng nhí. Hervé Vilard tên thật là René Villard, ra chào đời ngày 24/7/1946 tại kinh thành ánh sáng Paris dưới một ngôi sao xấu. Cậu là con trai của Marcelle Blanche Villard, nguyên là một cô gái bán hoa dạo kiêm ca sĩ hè phố, sau trở thành người hướng dẫn chỗ ngồi (usherette) tại hì viện Théâtres des Variétés. René bị đẻ rớt trên chiếc xe tắc-xi chở bà mẹ trên đường tới bệnh viện Saint-Antoine, và không bao giờ được biết mặt cha - một tài xế tắc-xi gốc đảo Corse - bởi ìt lâu sau đó ông đã một đi không trở lại. Năm René lên 6 tuổi, do đơn thưa của một người bà con, Marcelle Blanche bị tòa án gia đính tước quyền nuôi con ví tật say sưa, René được đưa vào viện mồ côi Saint-Vincent-de-Paul ở Paris. Sau đó, René Villard được đưa về vùng Berry sống với các cha mẹ nuôi (foster parents). Trong cuộc đời mính sau này, René Villard luôn giữ những ấn tượng đẹp về các ―bà mẹ‖ của mính, nhưng ngày ấy, cậu đã bỏ trốn nhiều lần, và cứ sau mỗi lần bị bắt lại, được trao cho một ―bà mẹ‖ mới. Tổng cộng trước sau cậu đã sống với bảy gia đính khác nhau! Năm 11 tuổi, René Villard may mắn được gặp Cha Denis Angrand, một vị linh mục giáo sư về hưu tại một tu viện nhỏ ở làng La Celette, được ngài thu nhận làm học trò, dạy chữ nghĩa, văn chương, âm nhạc. [Năm 1991, tức hơn 30 năm sau, tu viện La Celette đóng cửa, Hervé Vilard đã trở về chốn xưa mua lại tu viện này để làm chỗ ở của mính]

113 | H Ò A I N A M

Cha Denis Angrand và René Villard (khi đã thành danh) Tới năm 1961, vào tuổi 14, René Villard lại bỏ trốn, lần này cậu lên Paris. Tại kinh thành ánh sáng, cậu bé mồ côi trở thành một tay đầu đường xó chợ (gamin) đúng nghĩa, sống giữa đám con gái làm điếm ở khu Pigalle và lũ con trai chuyên nghề trộm cắp, bụng lúc nào cũng trống rỗng... Nhưng qua năm 1962, may mắn lại đến với cậu. Sau này, René Villard kể lại trong cuốn hồi ký L‟âme seule (Tâm hồn cô đơn) xuất bản năm 2007: ―Một ngày nọ đứng trước nhà ga Montparnasse, tôi chú ý tới một họa sĩ đang vẽ và tới gần. Bức tranh ông đang vẽ không có sức thu hút tôi cho bằng cặp bánh mí sandwich để bên cạnh... Nhận ra sự thật phũ phàng ấy, ông cắt cặp sandwich làm đôi, đưa cho tôi một nửa và bảo: ―Thứ Bảy này cậu hãy tới buổi triển lãm tranh của tôi, tha hồ mà ngốn cho đầy bụng. Nhưng cậu phải nhớ giặt cái áo sơ-mi của cậu trước đã, bởi phòng triển lãm ấy nằm trong một khu phố đẹp đẽ‖. Thứ Bảy, tôi tới phòng triển lãm tranh nằm trên đường Miromesnil trong khu Montparnasse. Họa sĩ ấy chình là Dado.‖

114 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Như chúng tôi đã viết trong bài “Dẫn Nhập” (Nhạc Pháp), Montparnasse là một trong hai khu phố nghệ sĩ nổi tiếng của Paris, khu kia là Montmartre. Montmartre thuộc Quận 18, nằm ở hữu ngạn sông Seine; trung tâm là đồi Montmartre cao 130 mét, trên có Vương cung thánh đường Thánh Tâm (Basilique du Sacré-Coeur) với mái vòm bằng đá trắng, dưới chân đồi là các hộp đêm, quán rượu, gần đó là khu “đèn đỏ” Pigalle, nơi tọa lạc của hì viện nổi tiếng Moulin Rouge. Từ trước Đệ nhất Thế chiến, rất nhiều nghệ sĩ thời danh, đặc biệt là giới họa sĩ và ca nhạc sĩ, Pháp cũng như quốc tế, đã tới sống ở khu Montmartre, thoạt đầu chỉ ví giá mướn nhà, mướn phòng, mướn studio ở đây rẻ hơn những nơi khác, nhưng sau này còn ví “không khì nghệ sĩ” ở đây. Trong số này có các họa sĩ Salvador Dali, Amedeo Modigliani, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Piet Montrian, Pablo Picasso, Camille Pissaro, Vincent van Gogh..., nữ nghệ sĩ Pháp gốc Mỹ Josephine Baker, nhà soạn nhạc gốc Bỉ Django Reinhardt, văn sĩ gốc Thụy-sĩ Le Corbusier... Tuy nhiên, tới những năm sau Đệ nhị Thế chiến, ví cuộc sống ở khu Montmartre trở nên quá sức xô bồ, hỗn độn, mất an ninh, giới nghệ sĩ đã dần dần bỏ sang khu Montparnasse bên kia bờ (tả ngạn) sông Seine, thuộc Quận 14, vốn được xem là khu vực của văn nghệ sĩ “nhà lành” và giới trì thức ở Paris] *** Cũng trong cuốn hồi ký nói trên, René Villard viết: “Chình Dado đã cứu tôi ra khỏi cảnh khốn cùng”, qua việc giới thiệu cậu bé là ―đệ tử‖ của mính với nhà mạnh thường quân Daniel Cordier trong buổi triển lãm tranh nói trên. Dado (1933—2010) là một họa sĩ, nghệ sĩ thạch bản (lithography) kiêm điêu khắc gia gốc Nam Tư nổi tiếng ở Pháp từ cuối thập niên 1950. Ông tên thật là Miodrag Duric, xuất thân từ một gia đính trì thức và giàu có ở Montenegro, ngày ấy thuộc Vương quốc Nam Tư (Kingdom of Yugoslavia). Trong hoàn cảnh loạn lạc do các cuộc giao tranh giữa kháng chiến quân Nam Tư và phe Trục (Đức Quốc Xã, Phát-xìt Ý) thời Đệ nhị

115 | H Ò A I N A M

Thế chiến, Miodrag Duric bị mồ côi mẹ vào năm 11 tuổi, được một người cậu đưa về Slovenia (ngày ấy cũng thuộc Nam Tư) nuôi dạy. Miodrag Duric học khá ―dốt‖ nhưng lại có khiếu về các bộ môn nghệ thuật, nên vào năm 1951, được cho lên thủ đô Belgrade theo học tại các trường nghệ thuật. Năm 1956, được sự khuyến khìch của các vị thầy, Miodrag Duric khăn gói sang Paris tím đường tiến thân. Tại kinh thành ánh sáng, Miodrag Duric vừa làm việc trong các xưởng khắc thạch bản vừa trau dồi tiếng Pháp để có thể giao du với giới nghệ sĩ địa phương. Hai năm sau (1958), tài năng của Miodrag Duric được nhà mạnh thường quân Daniel Cordier khám phá và đứng ra tổ chức buổi triển lãm những bức tranh, những bản khắc của chàng. Từ đó, Miodrag Duric nổi tiếng một cách mau chóng dưới cái tên nghệ sĩ ―Dado‖. Daniel Cordier (sinh năm 1920) nguyên là thành viên Kháng chiến Pháp (French Resitance) của Tướng De Gaulle trong Đệ nhị Thế chiến chống lại Đức Quốc Xã, sau trở thành một doanh gia thành công, một nhà mạnh thường quân nổi tiếng. Ông không chỉ là một nhà sưu tầm, buôn bán, triển lãm tác phẩm nghệ thuật, mà còn là nhà phê bính, và một sử gia trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. *** Trở lại với buổi triển lãm tranh của Dado năm 1962 ở khu Montparnasse, sau khi René Villard đã ―dồn đầy một bụng‖, nhà họa sĩ đưa cậu tới giới thiệu với ông Daniel Cordier, nói rằng đây là ―đệ tử‖ của mính. Vừa gặp René Villard, ông Daniel Cordier đã có cảm tính ngay với cậu bé mặt mũi sáng sủa, và hỏi nhà cậu ở đâu. Từ ngày bỏ trốn khỏi vùng Berry, René Villard luôn luôn nói dối về thân thế và hoàn cảnh bụi đời của mính, nhưng không hiểu sao nay khi nghe ông Daniel Cordier hỏi, cậu lại thú thật rằng mính bỏ trốn khỏi viện mồ côi. Ông nói với cậu: ―Em phải trở lại viện, rồi ta sẽ tím cách lãnh em ra‖. Daniel Cordier đã giữ lời, và chình thức nhận René Villard làm con nuôi. Điều này có nghĩa là từ nay cậu không còn là ―con bà phước‖, đối tượng của cơ quan quản chế trẻ vị thành niên của nhà nước Pháp nữa! René Villard viết trong hồi ký:

116 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

―Cuộc đời tôi hoàn toàn đảo ngược. Tôi được ngồi ăn sáng chung bàn với André Malraux (văn sĩ, Tổng trưởng Văn hóa), Yvonne de Gaulle (phu nhân Tổng thống Charles de Gaulle), Mendès France (cựu Thủ tướng), François Mitterrand (Tổng trưởng Nội vụ, Tổng thống tương lai)…‖ Cũng trong thời gian này, ông Daniel Cordier đã tập cho René Villard thú đọc thơ văn, kết quả sau này ngoài việc sáng tác và trính bày các ca khúc của mính, René Villard còn trính diễn ngâm thơ với một giọng ngâm rất chuyên nghiệp. Biết René Villard ôm mộng trở thành ca sĩ, ông Daniel Cordier cho cậu đi học hát đồng thời kiếm cho cậu một chân bán hàng trong tiệm bán đĩa hát của hãng đĩa Sinfonia nổi tiếng ở đại lộ Champs-Elysées, nơi cậu được hân hạnh gặp gỡ, quen biết những danh ca như Maria Callas, Claude François..., và được họ cho vé đi tham dự những buổi trính diễn của họ. Vào một ngày trong năm 1963 tại lớp luyện giọng hát, René Villard lọt vào mắt xanh của một đại diện hãng đĩa Mercury Records, và ngay sau khi thử giọng, đã được ông Giám đốc Louis Hazan ký hợp đồng 5 năm. Trong buổi ăn sáng tiếp theo đó, sau khi ông Daniel Cordier loan báo tin mừng René Villard đã được hãng đĩa ký hợp đồng, văn sĩ André Malraux (Tổng trưởng Văn hóa) nói: ―Sao anh không cho cậu ta theo một ngành nào khác, hát hỏng chỉ là một nghệ thuật thứ yếu!‖. Nghe thấy thế, René Villard xen vào: ―Thưa ông Tổng trưởng, xin ông hãy thử đi nghe Brel hát, ông sẽ thấy giá trị không thua gí Chagall‖; còn ông Daniel Cordier thì tuyên bố một cách lạc quan: ―Cậu ta đã sẵn sàng rồi, tôi sẽ để cậu ấy tự lập!‖ [Brel mà René Villard nhắc tới ở đây là ca nhạc sĩ Jacques Brel, tác giả ca khúc bất hủ Ne Me Quitte Pas (If You Go Away) chúng tôi đã giới thiệu. Còn Chagall là Marc Zajharovich Chagall (1887-1985), một họa sĩ Pháp gốc Nga nổi tiếng, một trong những người khai sáng trường phái hiện đại (modernism)] Tháng 11 năm 1964, René Villard thu đĩa 45 vòng đầu tiên của mính, với hai ca khúc Je veux chanter ce soir (Chiều nay tôi muốn cất tiếng hát) và Une voix qui t‟appelle (Có tiếng gọi em), dưới cái tên nghệ sĩ ―Hervé Vilard‖ (bỏ bớt một chữ ―l‖ trong họ ―Villard‖).

117 | H Ò A I N A M

Với số bán ra 12.000, đĩa hát này được xem là thành công đáng kể đối với một ca sĩ mới bước vào nghề. Để rồi hơn nửa năm sau, Hervé Vilard đã đạt thành công rực rỡ với bản Capri c‟est fini, một sáng tác chung với Marcel Hurten. Được tung ra cùng năm với J‟entend siffler le train (500 Miles – Tiễn em lần cuối) của Richard Anthony và Aline (Gọi tên người yêu) của Christophe mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây, Capri c‟est fini đã bán được trên một triệu đĩa, và trong 6 tháng còn lại của năm 1965, đã qua mặt cả hai bản nói trên. Tiếp theo thành công của Capri c‟est fini là các bản Mourir ou vivre, J‟ai envie, Fais-la rire, v.v…

J’ai Envie J‟ai envie de vivre avec toi J‟ai envie de rester avec toi Toute la vie, de rester avec toi Toute la vie, toute la vie, toute la vie J‟ai envie de chanter quand tu chantes J‟ai envie de pleurer quand tu pleures J‟ai envie de rire quand tu ris

118 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Quand tu ris, quand tu ris Mais en lisant ta lettre Je vois qu‟il n‟y a plus d‟espoir Je sais que tu ne viendras pas Au rendez-vous ce soir J‟avais tout préparé J‟avais tout décidé Mais tu ne viendras pas Au rendez-vous ce soir J‟ai envie de parler avec toi J‟ai envie de dire n‟importe quoi J‟ai envie pourvu que tu sois là J‟ai envie de vivre avec toi J‟ai envie que tu sois près de moi J‟ai envie que tu sois près de moi Mais en lisant ta lettre Je vois qu‟il n‟y a plus d‟espoir Je sais que tu ne viendras pas Au rendez-vous ce soir J‟avais tout décidé J‟avais tout préparé Mais tu ne viendras pas Au rendez-vous ce soir J‟ai envie de parler avec toi De dire n‟importe quoi Trước năm 1975, J‟ai Envie được Trường Kỳ đặt lời Việt với tựa Anh Ước Mong, Fais la rire với tựa Mời Nàng Cười, và cùng được thu vào băng nhựa qua tiếng hát của Jo Marcel.

Anh Ước Mong Anh ước mong, được sống vui bên em. Anh ước mong, được có em luôn bên anh. Luôn với anh được có em luôn bên anh. Ta bên nhau trong mai sau, trong mai sau. Anh ước mong, được hát lên khi em ca

119 | H Ò A I N A M

Anh ước mong, được khóc khi em âu sầu Anh ước mong, cười lớn khi em vui, khi em vui, khi em vui. Đọc lá thư em miên man, anh trông thấy quá rõ niềm tuyệt vọng Vì gót chân em hôm nay không đi đến chỗ hẹn hò buổi chiều. Tim anh chất ngất nỗi nhớ Mong em với những đắm đuối má gót chân em không quay về Đường cũ hôm nào. Anh ước mong, được nói lên câu yêu thương Anh ước mong, được nói lên câu đam mê. Anh ước mong, gần gũi bên em luôn luôn Anh ước mong, được sống vui bên em Anh ước mong, được có em, vui bên em. Anh ước mong, được có em, vui bên anh. Với những ca khúc trữ tính, lối diễn tả tha thiết của mính, Hervé Vilard được xem là một ―chanteur à minettes‖ (nam ca sĩ của các cô gái ―nhà lành‖, xinh xắn dễ thương). Năm 1966, Hervé Vilard bắt đầu lưu diễn ở ngoại quốc, trước hết là Algeria, một quốc gia Bắc Phi nói tiếng Pháp, với những buổi trính diễn tại rạp Palais de Sport không còn một ghế trống. Từ năm 1967 tới 1969, Hervé Vilard lưu diễn Nam Mỹ, đạt thành rực rỡ tới mức chàng trở thành một ―thường trú nhân‖ ở Buenos Aires, thủ đô Á-căn-đính trong suốt 2 năm 1969, 1970. Ngoài Âu châu, Gia-nã-đại (các vùng nói tiếng Pháp), châu Mỹ la-tinh, các ca khúc của Hervé Vilard còn lên bảng xếp hạng tại Thổ-nhĩ-kỳ, Nam Hàn, và đặc biệt Nhật Bản, nơi ca khúc Sayonara (Goodbye) vốn được viết cho Mireille Matthieu, sau khi được Hervé Vilard thu đĩa năm 1968 đã lên ―Top‖, rất được ưa chuộng ở xứ Hoa Anh Đào. Bước qua thập niên 1970, Hervé Vilard sáng tác và thu đĩa thêm nhiều ca khúc đạt thành công khác, trong đó có bản Nous (Chúng ta) năm 1978,

120 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

bán được 2 triệu đĩa, và Reviens (Xin hãy quay về) năm 1979, bán được trên 1 triệu đĩa. Ngoài đời cũng như trên bục trính diễn, Hervé Vilard luôn là một con người đáng quý, đáng mến, và một trong những điều đáng quý nhất là chàng không bao giờ quên rằng mính đã lớn lên ở viện mồ côi. Trong thời gian trải dài 40 năm, Hervé Vilard đã trính diễn nhiều buổi để gây quỹ từ thiện cũng như tới tận các viện mồ côi để hát giúp vui cho các trẻ em thiếu may mắn. Chàng cũng thường về Berry để thăm ―Cha giáo‖ Denis Angrand và các ―bà mẹ‖ của mính ngày xưa. Tới năm 2004, nhà cầm quyền Berry đã vinh danh Hervé Vilard qua việc lấy tên chàng để đặt cho tòa nhà trụ sở của các bộ môn nghệ thuật trính diễn (performing arts). Trước đó, vào năm 1992, Hervé Vilard được Tổng thống Pháp François Mitterrand ký quyết định ân thưởng huân chương quốc gia Ordre national du Mérite (National Order of Merit), và trao gắn huân chương cho chàng trong một buổi lễ tổ chức tại nhà hát Théâtres des Variétés, do nam diễn viên gạo cội Jean-Paul Belmondo đảm trách vai trò MC. [Théâtres des Variétés cũng là nơi mà xưa kia bà mẹ Marcelle Blanche của Hervé Vilard làm một nhân viên hướng dẫn chỗ ngồi] ***

Tới đây, xin trở lại với ca khúc chủ đề: Capri c‟est fini của Hervé Vilard do chàng viết lời hát, và soạn nhạc với sự hợp tác của Marcel Hurten.

121 | H Ò A I N A M

Capri Coastline Khi viết ca khúc này, Hervé Vilard chưa đầy 19 tuổi và chưa từng đặt chân tới Capri, hòn đảo du lịch nổi tiếng thơ mộng của Ý ngoài khơi Napoli (Naples). Một ngày nọ, Hervé Vilard tính cờ nhín thấy một poster quảng cáo du lịch Capri ở nhà ga xe lửa Paris Métro, rồi chợt nhớ tới ca khúc C‟est fini (Thôi đã hết rồi) của đàn anh Charles Aznavour, và tưởng tượng ra một chuyện tính đẹp nhưng ngắn ngủi, khởi đầu tại Capri và tan vỡ cũng tại hòn đảo thơ mộng này. Lời hát là tự thuật của chàng trai… Capri c’est fini Nous n‟irons plus jamais, Où tu m‟as dit je t‟aime, Nous n‟irons plus jamais, Comme les autres années, Nous n‟irons plus jamais, Ce soir c‟est plus la peine, Nous n‟irons plus jamais, Comme les autres années;

Refrain: Capri, c‟est fini, Et dire que c‟était la ville De mon premier amour,

122 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Capri, c‟est fini, Je ne crois pas Que j‟y retournerai un jour. Capri, c‟est fini, Et dire que c‟était la ville De mon premier amour, Capri, c‟est fini, Je ne crois pas Que j‟y retournerai un jour. Nous n‟irons plus jamais, Où tu m‟as dit je t‟aime, Nous n‟irons plus jamais, Comme les autres années; Parfois je voudrais bien, Te dire recommençons, Mais je perds le courage, Sachant que tu diras non. (Refrain) Nous n‟irons plus jamais, Mais je me souviendrais, Du premier rendez-vous, Que tu m‟avais donné, Nous n‟irons plus jamais, Comme les autres années, Nous n‟irons plus jamais, Plus jamais, plus jamais. (Refrain) Nếu chỉ tình các ca khúc Pháp thời ―nhạc trẻ‖, Capri c‟est fini là đĩa hát 45 vòng có số bán cao nhất (3.3 triệu), có nhiều phiên bản tiếng ngoại quốc nhất (chỉ một mính Hervé Vilard đã thu đĩa bằng 7 ngôn ngữ khác nhau). Năm 1967, phiên bản tiếng Anh có tựa Kiss Tomorrow Goodbye đã được nam danh ca Vince Hill của Anh quốc thu đĩa, còn tại Hoa Kỳ, bản này được nữ ca sĩ kiêm diễn viên Lainie Kazan trính bày.

123 | H Ò A I N A M

Capri c‟est fini không chỉ đem lại cho Hervé Vilard tiền tài, danh vọng, mà còn một thứ khác mà tiền bạc không thể mua được: tính mẫu tử. Viết một cách rõ ràng hơn, Hervé Vilard đã tím lại được bà mẹ Marcelle Blanche Villard của mính. Nguyên sau khi Capri c‟est fini trở thành ca khúc số 1 trên toàn quốc, tuần báo France Dimanche (Nước Pháp Chủ Nhật) – một tạp chì chuyên khai thác chuyện đời tư của giới nghệ sĩ – đã đề nghị tím bà mẹ giúp chàng ca sĩ, với điều kiện một khi tím được, tuần báo này sẽ được độc quyền tường thuật cuộc ―hạnh ngộ‖ và phỏng vấn hai nhân vật chình. Kết quả thật tốt đẹp: bà mẹ Marcelle Blanche Villard được đoàn tụ với con trai, và số độc giả của France Dimanche đạt tới con số kỷ lục!

Bà mẹ Marcelle Blanche Villard và Hervé Vilard trên tạp chí France Dimanche Tại Sài Gòn ngày ấy, Capri c‟est fini cũng là ca khúc Pháp được nghe nhiều nhất trong những năm 1968, 1969. Chúng tôi còn nhớ tại một quán

124 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

giải khát của giới trẻ ―nhà giàu‖ yêu nhạc ngoại quốc ở trung tâm thành phố, nơi duy nhất có một ―jukebox‖ + máy phát hính màu với một danh sách khoảng 20 bản, ai muốn xem thí phải mua giơ-tông (jeton, token) bỏ vào ô của bản mính chọn, hầu như cậu con trai nào vào quán với bạn gái cũng chọn Capri c‟est fini... Trước năm 1975, Capri c‟est fini được Khắc Dũng đặt lời Việt với tựa Lời chia xa. Như một nguyên tắc chung trong việc đặt lời Việt cho các ca khúc ngoại quốc, nhịp phách của bản nhạc càng nhanh, lời hát trong nguyên tác càng dồn dập, thí càng khó đặt lời Việt cho hay, cho đạt. Thành thử khi nghe điệp khúc trong đĩa hát của Hervé Vilard (Capri, c‟est fini, et dire que c‟était la ville de mon premier amour...), chúng tôi đã tin rằng sẽ không có ai ―dại dột‖ đặt lời Việt cho Capri c‟est fini, thế nhưng Khắc Dũng đã có... can đảm: Lời chia xa Mai đây ta sẽ chia xa Nơi ta trao nhau câu yêu thương Mai đây ta sẽ chia xa Thí đừng gặp nhau làm chi Mai đây ta sẽ chia xa Mặc chiều buồn gió lang thang Mai đây ta sẽ chia xa Cuộc tình nồng những năm qua. Điệp khúc: Xa nhau thế là hết Dẫu biết nơi đây bao đam mê tính đầu đã đến trong đời Xa nhau thế là hết Chất ngất cơn đau nên ta không mong mai đây gặp lại Xa nhau thế là hết Dẫu biết nơi đây bao đam mê tính đầu đã đến trong đời Xa nhau thế là hết Chất ngất cơn đau nên ta không mong mai đây gặp lại Mai đây ta sẽ chia xa Nơi ta trao nhau câu yêu thương Mai đây ta sẽ chia xa

125 | H Ò A I N A M

Cuộc tình nồng những năm qua Đôi khi anh muốn đôi ta Trở lại ngày ta vừa quen Nhưng anh không nói nên câu Vì ngại ngần nên đành thôi. (Điệp khúc) Mai đây ta sẽ chia xa Nhưng anh luôn mang theo trong tim Câu yêu thương lúc ban sơ Lần đầu ngày ta gặp nhau Mai đây ta sẽ chia xa Cuộc tình nồng những năm qua Mai đây ta sẽ chia xa Ta xa nhau mãi xa nhau. (Điệp khúc) Chúng tôi không được biết trước năm 1975, đã có ca sĩ nào thu Lời chia xa vào băng nhựa hay chưa, và có hát đủ cả 3 phiên khúc hay không, chỉ biết sau này tại hải ngoại, Elvis Phương đã chỉ hát Phiên khúc 3 vào cuối nguyên tác lời Pháp trong CD của anh. Ngoài ra, hiện nay trên Internet còn phổ biến phiên bản lời Việt có tựa đề Mai sau, thôi đã hết của tác giả Hoàng Xuân Sơn, vốn là một nhà thơ ở hải ngoại có thú đặt lời Việt cho những ca khúc ngoại quốc mà ông yêu thích. Theo cảm quan và nhận xét cá nhân, chúng tôi cho rằng phiên bản của Hoàng Xuân Sơn hay hơn. Rất tiếc, chúng tôi chưa được nghe ai hát bản này. Mai sau, thôi đã hết Thôi chia tay nhé em yêu! Thương yêu xưa – ôi – đã hết! Thôi chia tay nhé em yêu Hẹn thề đầu mãi hằn sâu Thôi chia tay nhé em yêu Mầu trời chiều phố buồn theo

126 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sao em yêu nỡ quay mau Ôi! bao nhiêu là sầu đau Điệp khúc: Mai sau, thôi đã hết Thắm thiết bên nhau một lòng Mải miết chân vui tính hồng Mai sau, không trọn kiếp Cuối phố thân yêu Chiếc bóng cô liêu Xa nhau thật rồi Thôi chia tay nhé em yêu! Nghe như trong cơn dông bão Thôi chia tay nhé em yêu! Dù tính còn thương mầu áo Thôi chia tay nhé em yêu Một lần này – ngàn đời sau Giọt lệ nhòa mắt đêm thâu Xin cơn mưa về thật mau (Điệp khúc)▄

127 | H Ò A I N A M

La plage aux romantiques (Biển Mộng Mơ), Kilimandjaro (Đỉnh Tuyết) Pascal Danel

128 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp theo các năm 1963, 1964, 1965 với những đĩa vàng Tombe la neige, Aline, Non je ne t‟aime plus, Capri c‟est fini của Adamo, Christophe, Hervé Vilard và sự xuất hiện của hai bông hoa biết nói Françoise Hardy, Sylvie Vartan (chúng tôi sẽ đề cập tới sau), bước sang năm 1966, nền nhạc thời trang của Pháp đã có thêm nhiều ca khúc để đời của Pascal Danel, của Michel Polnareff; trong số này được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN ngày ấy phải là hai bản La plage aux romantiques và Kilimandjaro, được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Biển Mộng Mơ và Đỉnh Tuyết. Tuy nhiên, trước khi viết về La plage aux romantiques và Kilimandjaro, chúng tôi nhận thấy cũng nên nhắc tới một ca khúc rất được ưa chuộng tại Hòn ngọc Viễn đông vào khoảng thời gian nói trên, có tựa đề bằng tiếng Pháp nhưng không phải là một ca khúc của Pháp, đó là bản Merci, Chérie (Cám ơn em yêu dấu) của Áo quốc (Austria). Đây là ca khúc đoạt giải Eurovision (Ca khúc Âu châu) năm 1966. Eurovision, tên gọi đầy đủ là Concours Eurovision de la Chanson (tiếng Pháp) hoặc Eurovision Song Contest (tiếng Anh), của Hiệp hội các đài truyền hính và đài phát thanh Âu châu, là cuộc thi ca khúc quốc tế lâu đời nhất, và cũng là một trong những chương trính truyền hính (không phải thể thao) sống thọ nhất, có nhiều khán giả nhất thế giới. Mỗi năm, các quốc Âu châu tham dự giải Eurovision sẽ đề cử đại diện với một ca khúc mới, trính diễn ―live‖ trước ống kình truyền hính, được trực tiếp truyền thanh truyền hính đi khắp thế giới. Cuộc thi Eurovision đầu tiên được tổ chức tại Thụy-sĩ vào năm 1956; sau đó, quốc gia đoạt giải sẽ đăng cai tổ chức cuộc thi năm tới. Từ trước tới nay đã có không ìt ca sĩ, ban nhạc sau khi đoạt giải Eurovision đã đạt thành công quốc tế, trong số này có: France Gall (đại diện Lục-xâm-bảo) với ca khúc Poupée de cire, poupée de son (Búp-bê không tính yêu) năm 1965, Vicky Leandros (đại diện Lục-xâm-bảo) với ca khúc Après toi (Vắng bóng người yêu) năm 1972, ban ABBA (đại diện Thụy-điển) với ca khúc Waterloo năm 1974, Johnny Logan (đại diện Ái-nhĩ-lan) hai lần đoạt giải với ca khúc What Another Year năm 1980 và Hold Me Now năm 1987, Céline Dion (đại diện Thụy-sĩ) với ca khúc Ne partez pas sans moi năm 1988…

129 | H Ò A I N A M

Udo Jurgens (1934-2014), Merci, Chérie, ca khúc đoạt giải năm 1966, là một sáng tác bằng tiếng Đức của ca nhạc sĩ Áo Udo Jurgens (1934-2014), lời hát viết chung với Thomas Horbiger, do chình Udo vừa đệm dương cầm vừa hát tại giải Eurovision. Merci, Chérie là một ca khúc viết về chia ly, dĩ nhiên là buồn nhưng... đẹp, bởi trong đó người con trai đã cám ơn người tính vừa chia tay ví những gí đã trao nhau, và nguyện sẽ giữ mãi những kỷ niệm đẹp về nhau. Sau khi đoạt giải Eurovision 1966, Merci, Chérie đã trở thành một trong những tính khúc hiện đại phổ biến nhất thế giới, được đặt lời hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Pháp do hai tác giả André Salvet và Claude Carrère đặt lời. Tại Việt Nam, Merci, Chérie đã trở thành ca khúc ngoại quốc ―cầu chứng‖ của Jo Marcel, và, theo ký ức của chúng tôi, cũng là ca khúc ngoại quốc lời Việt đầu tiên được trính diễn trên màn ảnh nhỏ sau khi ―Tính Ca Nhạc Trẻ‖ được dành cho một khoảng thời gian (dù khá ngắn) vào mỗi cuối tuần trên Đài truyền hính Sài Gòn.

130 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Jo Marcel Tới đây cũng xin có đôi hàng về Jo Marcel, chàng nghệ sĩ đa tài (và đào hoa) bậc nhất của Hòn ngọc Viễn đông trước năm 1975. Trong số những cái ―tài‖ của Jo Marcel – ca hát, trính diễn, tổ chức, thương mại, sản xuất phim ảnh, ứng dụng kỹ thuật... – chúng tôi phục nhất óc sáng tạo của anh trong việc ứng dụng những phát minh mới nhất trong lĩnh vực âm thanh điện tử, mà qua đó anh đã được tặng biệt hiệu ―phù thủy âm thanh‖. Một trong những ứng dụng này là ―écho‖ (tiếng Anh: reverberation), tạo tiếng vang, tiếng rung. Từ những năm cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, kỹ thuật ―écho‖ đã được một số ban nhạc Âu Mỹ, như The Shadows của Anh, The Ventures của Mỹ, sử dụng để tạo ra tiếng đàn ghi-ta điện phong phú, lạ tai. Nhưng sau đó tại Việt Nam, Jo Marcel không chỉ ứng dụng cho tiếng đàn ghi-ta mà còn cho cả giọng hát, với kết quả giọng của chàng ca sĩ trở nên trầm ấm hơn, tiếng ngân nghe hay hơn, trong khi trên thực tế, đây cũng chỉ là giọng baritone vốn dĩ không lấy gí làm xuất sắc cho lắm của một Jo Marcel ngày nào, khi anh còn hát tại nhà hàng La Galère trong khách sạn Caravelle dưới tên nghệ sĩ ―Ngọc Minh‖. Một trong những thành công điển hính nhất của Jo Marcel trong việc ứng dụng kỹ thuật ―écho‖ là Mộng Dưới Hoa, đĩa hát 45 vòng có âm thanh nổi (stereo) đầu tiên của Việt Nam.

131 | H Ò A I N A M

Mộng Dưới Hoa nguyên là một tính khúc êm đềm do Phạm Đính Chương phổ từ thơ Đinh Hùng vào cuối thập niên 1950, vốn dành cho thế hệ ra chào đời vào khoảng thập niên 1930, nay đã được chàng ―phù thủy âm thanh‖ Jo Marcel biến thành một ca khúc mang đầy âm hưởng hiện đại. Chúng tôi còn nhớ trong những năm 1967-1968, quán cà-phê Văn Hoa (cạnh cinéma Văn Hoa) ở Dakao, một quán ―chuyên trị‖ nhạc ngoại quốc, ngày ấy đã phải liên tục cho chơi đĩa Mộng Dưới Hoa của Jo Marcel theo yêu cầu của khách, có lẽ chỉ thua đĩa Love Is Blue của Paul Mauriat. Sau này, khi phong trào thực hiện băng nhạc (tape) nở rộ, Jo Marcel đã hát lại Mộng Dưới Hoa với phần hòa âm phong phú, mới lạ hơn, tuy nhiên với không ìt người ái mộ Jo Marcel, trong số đó có bản thân chúng tôi, Mộng Dưới Hoa do anh thu đĩa lần đầu tiên, vẫn có những nét độc đáo và sức thu hút đặc biệt... Trở lại với Merci, Chérie phiên bản lời Pháp của hai tác giả André Salvet và Claude Carrère, sau đó đã được Trường Kỳ phóng tác với tựa Cám ơn người yêu dấu, được thu vào băng Tính Ca Nhạc Trẻ 1 với tiếng hát Jo Marcel. Merci, Chérie Merci, merci, chérie Toi, l‟amour de ma vie – merci, chérie Pour les heures d‟un bonheur passé – merci, chérie Pour les jours et les nuits qu‟on n‟oublie jamais Adieu, adieu, adieu J‟ai des larmes dans les yeux, je dois partir Je sais que tout va finir, finir – merci, chérie Pour toutes les joies que tu m‟as données Le moment important est venu aujourd‟hui De choisir le tournant de ma vie Je dois m‟en aller, je dois te quitter Le cœur blessé, blessé

132 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Merci, merci, chérie Toi, l‟amour de ma vie – merci, chérie Pour les joies que tu m‟as données – merci, chérie Adieu, chérie, merci, chérie Adieu, chérie, merci, chérie Merci

Cám ơn người yêu dấu Này em, lặng nghe lời anh Anh xin nói cám ơn em Tính yêu, ngày qua anh lên tiếng cám ơn nhiều thật nhiều Từ giã nhau rồi, lòng anh nhớ muôn đời những đôi môi êm đềm. Bờ môi, vòng tay lời em, anh ghi nhớ mãi trong tim Dù cho giờ đây ta xa cách, bước chân đầy ngập ngừng. Lời cám ơn này, đầy tha thiết, em nhận lấy cho anh vui lòng. Từng giây phút êm ấm này, từng năm tháng thương mến này. Lòng anh vẫn muôn ngàn kiếp không hề phai mờ Hôm nay ta rời xa, Mai sau ta không mờ phai trong lòng nhau, lòng nhau. Này em, lặng nghe lời anh Anh xin nói cám ơn em Tính yêu, ngày qua anh lên tiếng cám ơn nhiều thật nhiều Từ giã nhau rồi, ta rời xa tính yêu ngày qua thiết tha Nay rời xa lặng nghe lời anh cám ơn tính em…

133 | H Ò A I N A M

Tới đây, chúng tôi viết về Pascal Danel và hai ca khúc để đời của anh: La Plage aux romantiques và Kilimandjaro. Pascal Danel là tên thật; ra chào đời tại Paris ngày 31/3/1944, tốt nghiệp trường École de la rue Blanche, ngày nay gọi là École nationale supérieure des arts et techniques du théâtre (ENSATT: Trường cao đẳng các bộ môn nghệ thuật và kỹ thuật sân khấu), một trong ba trường nghệ thuật lớn nhất của Pháp. Năm 1964, vào tuổi 20, Pascal Danel khởi sự sáng tác và thu đĩa. Sau hai bản Hop là tu as vu! và Je m‟en fous không mấy thành công, tới năm 1966, Pascal Danel đã vụt nổi, và nổi như cồn với ca khúc La Plage aux romantiques do anh soạn nhạc và Jean-François Maurice đặt lời hát. [Hiện nay, một số trang mạng trong nước cũng như tại hải ngoại, và cả một số nhà sản xuất CD, DVD, đã viết tựa “La plage aux romantiques” sai thành “La plage romantique”] La plage aux romantiques đứng No.1 tại Pháp, nhiều quốc gia Âu châu khác, ở Trung Đông, và cả Nhật Bản; bán được trên 3 triệu đĩa (45 vòng), đem lại đĩa vàng đầu tiên cho chàng ca nhạc sĩ 22 tuổi. La plage aux romantiques không chỉ được xem là một trong những ca khúc Pháp điển hính nhất của thập niên 1960, mà còn một trong những tính khúc tạo ảnh hưởng và có giá trị lâu dài. Năm 1979, tức 13 năm sau, La plage aux romantiques đã trở lại bảng xếp hạng ở Pháp và đứng hạng 5. Đầu năm 1981, trong cuộc tranh cử Tổng thống Pháp, Pascal Danel đã gây tranh luận không ìt khi sửa lời đổi tựa La plage aux romantiques (Bãi biển thơ mộng) thành La plage aux socialistes (Bãi biển của những thành viên xã hội chủ nghĩa) để hát trong một dạ tiệc gây quỹ vận động tranh cử Tổng thống cho ứng cử viên François Mitterrrand của đảng Xã Hội Pháp, vốn là một người bạn của anh. Năm 1989, Jean-Pierre Danel, con trai của Pascal Danel, một tay ghi-ta có hạng kiêm nhà sản xuất đĩa nhạc, đã thực hiện một album gồm những ca khúc nổi tiếng do ông bố thu đĩa lại (remix), trong có hai bản La plage aux romantiques, Kilimandjaro, và album này đã đoạt đĩa vàng.

134 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm 1990, khán giả chương trính Succès Fous, đài truyền hính TF1 (đài tư nhân lớn nhất Âu châu) đã bính bầu La plage aux romantiques là ca khúc được ưa chuộng nhất. Riêng ca nhạc sĩ đàn anh Jacques Brel (1929–1978), người nổi tiếng với tính khúc để đời Ne me quitte pas / I You Go Away, đã phát biểu công khai rằng La plage aux romantiques trước sau luôn là tính khúc ông yêu thìch nhất! Tựa đề ―La plage aux romantiques‖ còn được thành phố Cabourg ở vùng Normandie chình thức lấy làm ―tên cuối‖ (surname) của địa danh này: Cabourg La plage aux romantiques. Cũng nên biết, Cabourg là một thành phố du lịch nổi tiếng với bãi biển thơ mộng, nơi tổ chức Liên hoan Phim lãng mạn quốc tế (Festival du film romantique) hàng năm; chình ví có chữ “romantique” trong tên gọi “Festival du film romantique”, người ta đã lấy tính khúc ―La plage aux romantiques‖ để đặt tên cho Cabourg. La plage aux romantiques Il y avait sur une plage Une fille qui pleurait Je voyais sur son visage De grosses larmes qui coulaient Laissons la plage aux romantiques, ce soir j‟ai envie de t‟aimer Laissons la plage aux romantiques, je veux t‟aimer à mon idée Cette plage au clair de lune Etait triste à pleurer Elle était si loin la dune Comme le temps a passé Laissons la plage aux romantiques, ce soir j‟ai envie de t‟aimer Laissons la plage aux romantiques, je veux t‟aimer à mon idée Et mes mains sur son visage L‟ont soudain consoler

135 | H Ò A I N A M

Il restait la belle image D‟une fille qui riait Laissons la plage aux romantiques, ce soir j‟ai envie de t‟aimer Laissons la plage aux romantiques, allez viens, veux-tu m‟épouser? Viens, viens, viens, viens, viens, viens. Trước năm 1975, La plage aux romantiques được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Biển Mộng Mơ, và được Paolo trính bày trong băng nhạc Tính Ca Nhạc Trẻ 2, gồm 19 ca khúc ngoại quốc lời Việt của Nguyễn Duy Biên do Vũ Xuân Hùng thực hiện. Sau năm 1975, Biển Mộng Mơ của Nguyễn Duy Biên được Thái Hòa thu đĩa với tựa Bãi Biển Mộng Mơ. Ngoài ra, nam ca sĩ Công Thành cũng thu đĩa một phiên bản lời Việt khác có tựa Bãi Cát Yêu Thương, mà theo VN Thư Quán, tác giả là Phạm Duy. Đồng thời còn có phiên bản tựa đề Biển Mơ, không ghi tên tác giả, do Elvis Phương thu đĩa, và một phiên bản của Lê Toàn, do anh đặt lời và thu đĩa với tựa Bãi Cát Thơ Mộng. Sau khi được trao tặng đĩa vàng với La plage aux romantiques, qua năm 1967, Pascal Danel đã đạt thành công rực rỡ hơn nữa với một ca khúc do anh soạn nhạc và Michel Delancray đặt lời, được tặng đĩa bạch kim (platinum). Đó là bản Kilimandjaro, đôi khi còn được gọi một cách dài dòng là Les neiges du Kilimandjaro (Tuyết trên đỉnh Kilimandjaro). Kilimandjaro là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, tuyết phủ quanh năm, nằm ngay trên đường xìch đạo ở đông bắc Tanzania, Phi Châu. Kilimandjaro gồm 3 đỉnh Kibo, Mawensi và Shira, trong đó cao nhất là đỉnh Kibo. Với độ cao 5.895m tình từ mặt biển, và 4.600m tình từ chân núi, Kilimandjaro trong khi chỉ đứng hàng thứ tư trên thế giới, đã được ghi nhận là ngọn núi đứng một mính cao nhất, và có nhiều du khách tới thăm viếng nhất thế giới. Kilimandjaro là một thắng cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của Phi châu, đã trở thành đề tài cho bao tác phẩm thi văn lãng mạn, mà nổi tiếng nhất phải là truyện ngắn Snows of Kilimandjaro (Tuyết trên đỉnh

136 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Kilimandjaro) của đại văn hào Mỹ Ernest Hemingway, được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều cuốn phim điện ảnh, và còn được xem là một biểu tượng linh thiêng, huyền bì của các dân tộc trong vùng. Pascal Danel thu đĩa bản Kilimandjaro cuối năm 1966, qua đầu năm 1967 lên No.1 tại Pháp. Do đòi hỏi của người yêu nhạc khắp nơi, ngay sau đó, Pascal Danel đã thu đĩa bằng 5 ngôn ngữ khác, gồm Ý, Tây-bannha, Đức, đảo Corse, và tiếng Nhật. Tình tới nay, đã có trên 180 ca sĩ tên tuổi quốc tế thu đĩa ca khúc này. Riêng Pascal Danel, như đã viết ở một đoạn trên, vào năm 1989, đã thu đĩa lại Kilimandjaro và La plage aux romantiques trong một album do người con trai Jean-Pierre Danel sản xuất, và được tặng đĩa vàng. Kilimandjaro Il n‟ira pas beaucoup plus loin La nuit viendra bientôt Il voit là-bas dans le lointain Les neiges du Kilimandjaro. Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir, dormir, dormir. Dans son délire il lui revient La fille qu‟il aimait Ils s‟en allaient main dans la main Il la revoit quand elle riait. Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir, dormir, dormir. Voilà sans doute à quoi il pense Il va mourir bientôt Elles n‟ont jamais, jamais, été si blanches Les neiges du Kilimandjaro. Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir Elles te feront un blanc manteau Où tu pourras dormir, dormir, dormir, dormir bientôt.

137 | H Ò A I N A M

Cũng trong năm 1967, Pascal Danel còn có một ca khúc rất ―dễ thương‖, rất được các cô bé học trường Pháp ở miền Nam VN ưa chuộng, đó là bản Comme une enfant (Nàng như một đứa trẻ). Bước sang thập niên 1970, Pascal Danel vừa tiếp tục sáng tác, thu đĩa vừa bắt đầu viết ca khúc cho các nghệ sĩ khác, trong đó có hai bản Mamina và Ton âme cho nữ danh ca Dalida. Ton âme (Linh hồn anh) được Dalida thu đĩa bằng hai ngôn ngữ Pháp, Ý, và đoạt giải Rose d’Or (Bông hồng vàng) của Eurovision. [Mỗi năm, Eurovision (Hiệp hội các đài truyền hính và đài phát thanh Âu châu) ngoài giải “Ca khúc Âu châu” do đại diện các quốc gia bính bầu, còn tổ chức giải Rose d‟Or cho tất cả mọi bộ môn nghệ thuật giải trì, do ban tổ chức bính chọn] Trong những năm gần đây, dù đã bước vào tuổi cổ lai hi, Pascal Danel vẫn tiếp tục đi lưu diễn với các nghệ sĩ bạn trong nhóm ―Age Tendre et Têtes de Bois‖ (Tuổi xanh cứng đầu), như Hervé Vilard, Jean- François Michael, Michèle Torr, Sheila... và nhiều ca nhạc sĩ khác nổi tiếng trong hai thập niên 1960-70, thời vàng son của các ―baby boomers‖. *** Trước năm 1975, Kilimandjaro được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Đỉnh Tuyết, được Jo Marcel trính bày trong băng nhạc Tính Ca Nhạc Trẻ 2 đã nhắc tới ở trên. Sau năm 1975, Elvis Phương, nam ca sĩ trước đó từng thu đĩa Đỉnh Tuyết lời Việt của Nguyễn Duy Biên, đã hát một phiên bản lời Việt khác trong CD ―Tuyệt Diệu Tính Yêu‖ của anh, có tựa đề Tuyết Xa nhưng không ghi tên tác giả.

138 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Adieu Jolie Candy (Tiễn em nơi phi trường) Jeannot & Boublil & Hursel

139 | H Ò A I N A M

Tiếp tục viết về những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại miền Nam VN vào thời kỳ nhạc trẻ, bài này chúng tôi giới thiệu ca khúc nổi tiếng nhất của năm 1968-1969, đó là bản Adieu Jolie Candy của ba tác giả Raymond Jeannot, Alain Boublil, và Michel Hursel, do Jean-François Michael thu đĩa, ngày ấy được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Tiễn em nơi phi trường. Tuy nhiên, trước khi kết thúc thập niên 1960 - thời kỳ vàng son, trăm hoa đua nở của nền nhạc pop Pháp, thiết nghĩ không thể không nhắc tới một tên tuổi nổi tiếng quốc tế là Michel Polnareff, chàng ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc, nhà viết ca khúc, nhạc sĩ dương cầm, tây ban cầm tài hoa và độc đáo bậc nhất của Pháp quốc thuộc thế hệ ―baby boomers‖. Các ca khúc của Michel Polnareff ngày ấy rất được ưa chuộng tại miền Nam VN, nhất là nơi giới trẻ có trính độ ngoại ngữ (Pháp) cao, tuy nhiên theo ký ức của chúng tôi, trước năm 1975, đã không có ca khúc nào của anh được đặt lời Việt; rất có thể ví nhạc của anh không thìch hợp với ngôn ngữ Việt Nam nên gây ra những khó khăn trong việc đặt lời, cũng có thể ví ý tưởng trong lời hát khá cao nên tím ca từ sao cho xứng hợp không phải là một việc dễ dàng. Michel Polnareff ra chào đời ngày 3 tháng 7 năm 1944 (kém Adamo 1 tuổi, hơn Christophe 1 tuổi) tại Nérac, miền nam Pháp quốc, trong một gia đính nghệ sĩ; bà mẹ Simone Lane là một vũ công, ông bố Leib Polnareff là một nhạc sĩ từng soạn nhạc cho nữ danh ca Édith Piaf.

140 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Michel Polnareff bắt đầu học dương cầm vào năm lên 5 và đã tỏ ra xuất chúng về âm nhạc. Trong thời gian học trung học tại trường nổi tiếng Cours Hattemer ở Paris (nơi xuất thân của Tổng thống Jaques Chirac), Michel còn học thêm tây ban cầm (ghi-ta thùng). Sau thời gian đi quân dịch theo luật định, Michel Polnareff làm việc trong một văn phòng bảo hiểm một thời gian ngắn trước khi trở thành nghệ sĩ hè phố, đàn hát trước thềm Vương cung thánh đường Sacré Coeur trên đồi Montmartre. Năm 1965, Michel Polnareff tham dự cuộc thi ca nhạc ―Disco Revue‖ với giải nhất là một hợp đồng của hãng đĩa Barclay, hãng đĩa lớn nhất Âu châu. Michel đoạt giải, nhưng sẵn máu ―phản kháng văn hóa‖ trong người, chàng đã từ chối lãnh nhận giải thưởng, tiếp tục đàn hát ở khu Montmartre. Vào một ngày đẹp trời trong năm 1966, Lucien Morisse, giám đốc nghệ thuật của đài phát thanh Radio Europe 1, đi ngang qua thềm nhà thờ Sacré Coeur, dừng lại nghe Michel đàn hát. [Lucien Morisse (1929-1970), cũng là người sáng lập hãng đĩa hát Disc AZ, về sau trở thành một chi nhánh của hãng đĩa Universal Records. Qua công việc tại Radio Europe 1, Lucien Morisse đã có công giới thiệu nhiều ca sĩ nổi tiếng của Pháp, mà ngoài Michel Polnareff còn có Dalida, Petula Clark, Christophe, Pascal Danel... Lucien Morisse chung sống với Dalida từ năm 1956 tới năm 1961. Năm 1963, Lucien Morisse kết hôn với người mẫu Pháp gốc Bỉ Agathe Aems; họ có với nhau hai đứa con. Ngày 11/9/1970, vào tuổi 41, Lucien Morisse tự tử bằng cách bắn vào đầu tại apartement riêng ở Paris. Nhiều người tin rằng sau này Dalida tự tử một phần ví bị ám ảnh bởi cái chết của người tính cũ] Nhận ra tài nghệ của Michel Polnareff, Lucien Morisse mời chàng thu đĩa cho hãng đĩa Disc AZ. Michel nhận lời, kết quả, chỉ một sớm một chiều, Michel Polnareff đã trở thành một hiện tượng! Gọi là ―hiện tượng‖ không chỉ ví trong vòng mấy tháng, Michel Polnareff đã có tới 5 khúc lên Top (La poupée qui fait non, Love me please love me, L‟amour avec toi, L‟oiseau de nuit, Ta-ta-ta-ta, Sous quelle étoile

141 | H Ò A I N A M

suis-je né?) mà còn ví hính ảnh độc đáo của chàng ca nhạc sĩ khi xuất hiện trên sân khấu hoặc màn ảnh truyền hính: cặp kình đen với cái gọng nhựa thật lớn, cái quần hìp-pi, cái áo hoa lá cành, màu mè sặc sỡ...; và dĩ nhiên, không thể không nói tới tài đàn dương cầm, tây ban cầm của chàng nghệ sĩ tài hoa nhưng lập dị. Michel Polnareff không chỉ khác người mà còn gây tranh luận; chẳng hạn lời hát trong bản L‟amour avec toi (Làm tính với em) đã bị cơ quan kiểm duyệt của Pháp (vốn được tiếng cấp tiến nhất thế giới) ra lệnh cấm phát trên các làn sóng điện trước 10 giờ đêm! Từ 1967 tới năm 1972, Michel Polnareff đã cống hiến người ái mộ thêm nhiều ca khúc nổi tiếng khác, trong đó có ba bản rất được ưa chuộng tại Hòn ngọc Viễn đông là Âme câline, Tout tout ma chérie, và Holidays. Michel Polnareff còn được ái mộ cả ở Hoa Kỳ; năm 1975, ca khúc Jesus for Tonight của anh đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Song song với việc sáng tác ca khúc, từ năm 1969 tới năm 1984, Michel Polnareff đã viết nhạc cho 8 sản phẩm sân khấu kịch nghệ hoặc điện ảnh, trong đó có phần nhạc đệm của cuốn phim bi kịch hiếp dâm nghẹt thở Lipstick (1976), do hai chị em diễn viên Margaux và Mariel Hemingway (cháu nội của văn hào Ernest Hemingway) thủ vai chình. Riêng với người yêu nhạc Pháp tại miền Nam VN trước năm 1975, nhắc tới Michel Polnareff là phải nhắc tới ca khúc Love me please love me. Phần dạo đầu bằng dương cầm độc đáo của chình Michel Polnareff phải được so sánh với tiếng tây ban cầm bất hủ của Enrico Macias trong bản L‟amour c‟est pour rien (Tính cho không biếu không) trước đó mấy năm. Tuy nhiên, mãi tới sau năm 1975, Love me please love me mới được hai tác giả đặt lời Việt: Lê Toàn với tựa của nguyên tác tiếng Pháp, và Tân Thanh với tựa Xin hãy yêu tôi. Cả hai phiên bản này đều không mấy phổ biến.

Tới đây, chúng tôi viết về Jean-François Michael, chàng ca sĩ đã thu đĩa bản Adieu Jolie Candy , ca khúc đứng No.1 tại Pháp trong năm 1968/1969.

142 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Jean-François Michael sinh năm 1946, tên thật là Yves Roze. Năm 1963, anh bắt đầu hát với cái tên cúng cơm ấy, và tới năm 1968 đã ra được hai album nhưng không tạo được tên tuổi. Nhưng vào cuối 1968, thành công đã tới với anh thật bất ngờ qua bản Adieu Jolie Candy, thu đĩa dưới nghệ danh Jean-François Michael. Adieu Jolie Candy đã lên No.1, bán được trên một triệu đĩa, và đem lại đĩa vàng đầu tiên cho chàng ca sĩ. (Chúng tôi sẽ trở lại với Adieu Jolie Candy vào phần cuối bài viết) Bước sang năm 1970, Jean-François Michael lại lên Top với một ca khúc ―vĩnh biệt‖ khác, lời Pháp với tựa đề bằng tiếng Tây-ban-nha: Adios quérida luna (Adieu chère lune, Goodbye dear moon, Vĩnh biệt chị Hằng). Ca khúc này được sáng tác sau khi con người đặt chân lên mặt trăng, nội dung tiếc nhớ những mơ mộng của ngày tháng cũ nay đã không còn... Rất tiếc, trên các trang mạng chúng tôi tím hiểu, bản Adios quérida luna cũng như nhiều ca khúc nổi tiếng khác do Jean-François Michael thu đĩa chỉ ghi tên người hát chứ không ghi tên tác giả; trong khi đó, tiểu sử của Jean-François Michael lại chỉ ghi chàng là một ca sĩ cho nên không hiểu những ca khúc ấy có phải sáng tác của chình Jean-François Michael hay không. Ngoài nguyên tác lời Pháp, Adios quérida luna còn được Jean-François Michael thu đĩa bằng tiếng Ý, Tây-ban-nha, Đức…

143 | H Ò A I N A M

Tiếp theo, trong 2 năm 1971, 1972, Jean-François Michael đã cống hiến người ái mộ thêm nhiều ca khúc được ưa chuộng khác, như Je pense à toi (Anh nghĩ tới em), Je veux vivre auprès de toi (Anh muốn được sống bên em), Ladybelle... Riêng bản Ladybelle ngày ấy đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Người đẹp và được thu vào băng nhựa qua tiếng hát Elvis Phương. Năm 1973 đánh dấu thành công lớn nhất của Jean-François Michael sau Adieu Jolie Candy, đó là bản Coupable (Guilty, Có tội). ―Tội‖ nói tới ở đây là tội yêu, rồi chia tay, và quên lãng người con gái mính đã từng mặn nồng... Coupable Pour avoir été, un jour le premier À te caresser, jusqu?à te brûler Pour avoir osé, aux creux de mes bras Faire naître la femme, qui dormait en toi Je me sens coupable de t‟avoir oublié

144 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Coupable, coupable, coupable d?être aimé Coupable, coupable, coupable à jamais Coupable de crime, d?être dans ta vie Une ombre entre toi et lui Coupable, coupable, coupable d?être aimé Pour t‟avoir longtemps, longtemps fait l‟amour Que tu ne le sais, sans y penser Pour être à jamais le seul souvenir Dont nul ne pourra, plus jamais te guérir Oui je suis coupable de t‟avoir oublié Coupable, coupable, coupable d?être aimé Coupable, coupable, coupable à jamais Coupable, de crime, d?être dans ta vie Une ombre entre toi et lui Coupable, coupable, coupable à vie ! Trước năm 1975, Coupable được Khắc Dũng đặt lời Việt với tựa Lầm Lỗi, và được Elvis Phương thu băng qua hính thức song ngữ. Về sau, Elvis Phương còn thu đĩa thêm một phiên bản lời Việt khác có tựa đề Tính đầu chưa nguôi, nhưng không thấy ghi tên tác giả. Năm 1974, Jean-François Michael thu đĩa một ca khúc để đời khác: Si l‟amour existe encore (Nếu tính yêu còn mãi). Si l’amour existe encore Si l‟amour existe encore Il ressemble à ton corps Si l‟amour existe encore Serre moi encore plus fort Si l‟amour existe encore Près de toi quand je m‟endors Si l‟amour existe encore Serre moi encore plus fort

145 | H Ò A I N A M

Personne N‟a jamais su me dire Les mots d‟amour Les mots du cœur Quelque chose comme “Je t‟aime” Ce soir La vie me semble belle L‟amour à tire d‟aile S‟est posé… sur toi et moi Si l‟amour existe encore Il ressemble à tes vingt ans Au soleil qui tendrement Nous fait oublier le temps (Refrain) Si l‟amour existe encore Il ressemble à ton corps Si l‟amour existe encore Serre moi encore plus fort… Si l‟amour existe encore Près de toi quand je m‟endors Si l‟amour existe encore Serre moi.. encore plus fort… Si l‟amour existe encore đã chinh phục giới trẻ yêu nhạc Pháp tại Sài Gòn một cách vũ bão, không thua gí Adieu Jolie Candy trước đó mấy năm. Tuy nhiên, theo ký ức của chúng tôi, cùng với tính hính bất ổn tại miền Nam VN vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, giới nghệ sĩ sáng tác cũng không còn mấy hứng thú trong công việc, cho nên tới khi xảy ra biến cố 30/4/1975, chưa có ai đặt lời Việt cho Si l‟amour existe encore. Sau này tại hải ngoại mới có phiên bản của Lê Toàn với tựa Nếu tính còn bên ta, và gần đây là phiên bản của Tân Thanh (không rõ trong nước hay ở hải ngoại) với tựa Tính vẫn trong tôi.

146 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Nếu tình còn bên ta Tính yêu nếu còn sống bên ta Hòa tan trong hình dáng kiêu sa Tính yêu nếu còn mãi nơi đây Em hãy ôm anh sát trong lòng Tính Yêu nếu còn sống bên ta Chím trong giấc mộng giữa không gian Tính yêu nếu còn mãi trong em Xin hãy ôm anh sát trong lòng Xưa nay, chưa có ai nói anh nghe Những câu yêu đương, câu nói thật lòng Đơn sơ như lời yêu em đã trao Đêm nay, anh thấy yêu em nồng nàn Ân tính, trong giây phút vội vàng Chợt dừng lại về bên chúng ta Tính yêu nếu còn sống bên ta Ngày thơ ngây về mắt môi em Thời gian như dừng bước nơi đây Cho nắng mai sưởi ấm tâm hồn Sau thành công của Si l‟amour existe encore, Jean-François Michael bị đau nặng, phải giải nghệ ca hát. Năm 1975, anh trở lại với làng nhạc nhưng không phải với tư cách ca sĩ mà là nhà sản xuất đĩa hát, giữ chức vụ Giám đốc nghệ thuật của hãng đĩa Barclay. Năm 2013, Jean-François Michael cho truyền thông Pháp biết mính đang điều trị chứng ―ung thư Waldenström‖ từ nhiều tháng qua. ―Ung thư Waldenström‖ (Waldenström macroglobulinemia, viết tắt là WM) là một loại ung thư tế bào bạch huyết cầu B, rất hiếm, bệnh nhân thường là nam giới trên 60 tuổi. Căn bệnh ung thư này không thể chữa dứt (incurable) nhưng có thể điều trị (treatment), và bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt bính thường. ***

147 | H Ò A I N A M

Trở lại với năm 1968, năm mà chàng ca sĩ Yves Roze đổi tên thành JeanFrançois Michael và đạt thành công bất ngờ – cũng bất ngờ như sự ra đời của ca khúc Adieu Jolie Candy mà anh thu đĩa. Adieu Jolie Candy do Raymond Jeanot soạn nhạc, Alain Boublin và Michel Hursel đặt lời. Raymond Jeanot (1917-2000) là một nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng nổi tiếng; Alain Boublin (sinh năm 1941), người gốc Tunisia, một nhà soạn hòa âm và đặt lời hát lúc ấy chưa có tiếng tăm, và Michel Hursel (sinh năm 1947) là một ca nhạc sĩ ―tập sự‖. ―Michel Hursel‖ là bút hiệu đầu tiên của Michel Berger (tên khai sinh là Michel Jean Hamburger), một trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc trẻ Pháp quốc trong hai thập niên 1970, 1980, và cũng là người chồng vắn số của France Gall (chúng tôi sẽ viết thêm về Michel Berger trong bài nói về France Gall). Tuy nhiên, vào năm 1968, Michel Berger (với bút hiệu ―Michel Hursel‖) chưa thành danh. Việc hiện nay một vài nguồn tài liệu trên Internet viết ―Adieu Jolie Candy là một sáng tác của Michel Berger‖ là thiếu chình xác, anh chỉ hợp tác với Alain Boublin trong việc đặt lời hát mà thôi. Lúc ấy là thời gian sinh viên trong phong trào phản chiến xuống đường bạo động, đường phố Paris bị tê liệt suốt hai tuần lễ. Ngồi ―ngáp ruồi‖ trong trụ sở hãng đĩa Disque Vogue, Raymond Jeanot, Alain Boublin và Michel Hursel đã giết thí giờ bằng cách cùng nhau viết một ca khúc mới: Adieu Jolie Candy. Lúc đó Yves Roze cũng có mặt, được họ đề nghị thu đĩa ca khúc này kèm theo lời khuyên nên lấy một nghệ danh mới nghe cho ―kêu‖ một chút. Thế là ―Yves Roze‖ trở thành ―Jean-François Michael‖, trong đó phìa trên chữ ―e‖ (Michael) còn có hai dấu chấm (như trong cổ tự La-tinh, Tây-ban-nha, Pháp, Đức...) cho thêm phần độc đáo. Và... the rest is history! Bản Adieu Jolie Candy do Jean-François Michael thu đĩa đã làm mưa gió trong suốt mấy tháng cuối năm 1968 đầu năm 1969; mặc dù số đĩa bán ra không thể sánh với Oh! Mon amour của Christophe, Tombe la neige của

148 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Adamo, Capri c‟est fini của Hervé Vilard, La plage aux romantiques, Kilimandjaro của Pascal Danel, nhưng nếu chỉ xét sức thu hút khi vừa được tung ra, Adieu Jolie Candy đứng nhất! Nội dung của ca khúc không lấy gí làm thơ mộng: tại phi trường quốc tế Orly (ngày ấy Pháp chưa có phi trường Charles De Gaulle), chàng trai Pháp tiễn cô bạn gái Anh về nước sau một kỳ hè và mối tính ngắn ngủi. Cô hứa cô sẽ viết thư, nhưng có lẽ chỉ hứa cho có. Chàng sẽ nhớ tiếc nụ cười và những lỗi tiếng Pháp của cô, nhưng với cô, rồi đây chàng sẽ chỉ còn là một kỷ niệm, nhường chỗ cho một chàng trai tốt số nào đó ở hòn đảo Anh-cát-lợi... Lời hát cũng không mấy văn hoa. Có thể nói sức thu hút chình của Adieu jolie Candy là do giai điệu (của Raymond Jeanot), phần hòa âm độc đáo (của Alain Boublin, cũng là người viết lời hát) và cách lột tả của JeanFrançois Michael. Adieu jolie Candy Adieu jolie Candy C‟est à Orly que finissent Les vacances à Paris Adieu jolie Candy Une voix t‟appelle C‟est l‟heure dejà de t‟en aller Dans cet avion qui t‟emmène vers l‟Anglererre Adieu jolie Candy Tu m‟écriras, tu le dis Mais on dit toujours ça Adieu jolie Candy Je regretterai ton sourire Et tes fautes de français Mais cet avion te ramène en Angleterre Adieu jolie Candy Je deviendrai un souvenir Une photo de vacances

149 | H Ò A I N A M

Adieu jolie Candy Celui qui t‟aime là-bas Il a bien de la chance Adieu Candy Adieu adieu adieu … Tại miền Nam VN ngày ấy, Adieu Jolie Candy cũng một sớm một chiều trở thành ca khúc Pháp được ưa chuộng nhất, được (bị) nghe nhiều nhất, không thua gì La nuit (Đêm đen) của Adamo, Aline (gọi tên người yêu) của Christophe, Capri c‟est fini của Hervé Vilard trước đó. Adieu jolie Candy cũng là một trong những ca khúc Pháp của thời nhạc trẻ được Phạm Duy đặt lời Việt sớm nhất, phổ biến nhất, dưới tựa Tiễn em nơi phi trường. Tiễn em nơi phi trường Từ nay cách xa nghìn trùng Từ nay cách xa nghìn trùng Người em bé bỏng Anh tiễn em ra mãi tới nơi phi trường. Tầu bay cánh vươn mịt mùng Đường bay não nùng Hỡi em, vào khung trời mênh mông. Ôi cơn gió buồn ! Phi cơ sẽ đưa em đi muôn trùng. Chờ em viết thư tính về Anh đã ước thề Nhưng biết đâu em sẽ nhớ tới bạn hè? Còn anh khó quên mùa hè Gặp em, tóc thề Anh đã yêu người em tuổi say mê. Ôi đã hết rồi ! Phi cơ đã đưa em đi xa vời. Từ nay cách xa nghìn trùng! Từ nay cách xa nghìn trùng ! Tình yêu sẽ mờ, ôi sẽ phai, trong bóng tối trên đường dài.

150 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Từ nay nhớ nhung còn dài. Còn vương xuống đời Như bóng mây còn bay mãi trong khung trời. Adieu! Xa em! Adieu! Xa em! Adieu jolie Candy / Tiễn em nơi phi trường ngày ấy được Paolo thu vào băng nhựa, và sau này, trong phong trào hồi sinh nhạc trẻ tại hải ngoại, đã trở thành một trong những ca khúc được yêu chuộng của Elvis Phương.▄

Paolo

151 | H Ò A I N A M

Tous les garçons et le filles (Những nụ tình xanh) Françoise Hardy & Roger Samyn

152 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục viết về những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại miền Nam VN trước năm 1975, bắt đầu từ bài này chúng tôi sẽ giới thiệu một số ca khúc điển hính của các ―bông hoa biết hát‖, trước tiên là bản Tous les garçons et le filles của Françoise Hardy, ngày ấy được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Những nụ tính xanh. Françoise Hardy là một tên tuổi, một khuôn mặt độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Pháp trên trường quốc tế trong nhiều thập niên, trong cả ba lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, và thời trang. Riêng về ca nhạc, với những cô gái trẻ yêu nhạc Pháp ở Sài Gòn ngày ấy, số lượng ca khúc được phổ biến cũng như mức độ ái mộ Françoise Hardy nếu không hơn cũng phải tương đương với đệ nhất thần tượng của phái nam là Christophe! Françoise Hardy, tên đầy đủ là Françoise Madeleine Hardy, ra chào đời ngày 17/1/1944 tại Paris. Cha mẹ ly dị sớm, Françoise và cô em gái Michèle sống với mẹ. Cuộc sống khá khó khăn, chật vật ví ông bố không chịu chu cấp đầy đủ, và cũng chẳng mấy quan tâm tới hai cô con gái của mình. Françoise Hardy yêu thìch ca nhạc và tỏ ra có khiếu từ nhỏ. Cô chịu ảnh hưởng của Charles Trenet, Cora Vaucaire, và những ca sĩ chuyên hát thể loại ―chanson‖ êm dịu trữ tính, chú trọng tới lời hát như Édith Piaf, Jacques Brel… [Như chúng tôi đã có lần đề cập tới, trong tiếng Pháp “chanson” bính thường chỉ có nghĩa là ca khúc nói chung, nhưng khi được sử dụng một cách trân trọng, chẳng hạn viết “các sáng tác của của Françoise Hardy thuộc thể loại chanson”, hoặc đầy đủ hơn, “chanson française”, thí phải hiểu đó là những ca khúc của Pháp có giá trị cao với lời hát như thơ] Song song, cô bé Françoise Hardy cũng yêu thìch những ca khúc lời Anh của Paul Anka, Everly Brothers, Connie Francis, Cliff Richard… được phát trên làn sóng điện của Radio Luxembourg. Ví thế, sau khi cô đậu bằng Tú tài toàn phần, bà mẹ đã ra sức thuyết phục ông chồng cũ mua cho con gái một cây đàn ghi-ta để làm phần thưởng. Từ đó, Hardy Françoise bắt đầu đàn hát và sáng tác.

153 | H Ò A I N A M

Năm 1961, Hardy Françoise vào trường đại học nổi tiếng Sorbonne; ìt lâu sau cô tham dự một buổi tuyển lựa ca sĩ trẻ của hãng đĩa Disque Vogue và tới tháng 11 năm đó được hãng đĩa này ký hợp đồng. Đầu năm 1962, chưa đầy 18 tuổi, Françoise Hardy quyết định rời trường đại học để theo đuổi nghiệp cầm ca. Tháng Tư năm đó, Françoise Hardy thu đĩa hát đầu tiên (đĩa 45 vòng), mặt A là bản Oh Oh Chéri (Ôi! Anh yêu) của hai tác giả chuyên viết ca khúc cho Johnny Halliday, mặt B là bản Tous les garçons et le filles do chính Françoise Hardy sáng tác chung với Roger Samyn. [Roger Samyn, người Bỉ, chỉ là một nhà viết ca khúc tài tử; công việc chình của ông là sản xuất đĩa nhạc, về sau sáng lập hãng đĩa hát DiKi Records của Bỉ. Ông đã hợp soạn (nhạc) một số ca khúc nổi tiếng của Françoise Hardy, như Tous les garçons et le filles, J‟suis d‟accord, Ton meilleur ami…] Oh Oh Chéri là một ca khúc khá hay, nhưng ngày ấy, sau khi đĩa hát này được tung ra, ca khúc mặt B (Tous les garçons et le filles) mới là bản làm mưa gió trên làn sóng điện, cho nên nhiều người ái mộ Françoise Hardy ở Sài Gòn ngày ấy, trong đó có bản thân chúng tôi, mấy năm sau mới chú ý tới Oh Oh Chéri, và lầm tưởng đây là một ca khúc mới của cô. Cũng trong năm 1962, Françoise Hardy đã sáng tác và thu đĩa thêm nhiều ca khúc thành công khác, trong số này có ba bản rất được yêu chuộng tại Hòn ngọc Viễn đông là J‟suis d‟accord (nhạc viết chung với Roger Samyn), Le temps de l‟amour, và Le premier bonheur du jour. Nếu xét theo tiêu chuẩn ―chanson française‖, Le premier bonheur du jour (Niềm hạnh phúc đầu ngày) có giá trị hơn cả, nhưng nếu chỉ nói về giai điệu, Le temps de l‟amour (Thời để yêu) được ưa chuộng và phổ biến hơn; bản này Françoise Hardy viết chung với Jacques Dutronc, người về sau trở thành bạn đời của cô. Cho nên cũng không có gí đáng ngạc nhiên khi Le temps de l‟amour lại là ca khúc đầu tiên của Françoise Hardy được đặt lời Việt (Mùa tình yêu, Trường Kỳ), và cũng là bản được nhiều nữ ca sĩ hát nhạc trẻ ưa chuộng nhất, như Thanh Lan, Kiều Mai, Julie trước 1975, và Ngọc Lan sau này.

154 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Le temps de l’amour C‟est le temps de l‟amour, Le temps des copains et de l‟aventure. Quand le temps va et vient, On ne pense a rien malgre ses blessures. Car le temps de l‟amour C‟est long et c‟est court, Ca dure toujours, on s‟en souvient. On se dit qu‟ a vingt ans on est le roi du monde, Et qu‟éternellement il y aura dans nos yeux Tout le ciel bleu. C‟est le temps de l‟amour, Le temps des copains et de l‟aventure. Quand le temps va et vient, On ne pense a rien malgre ses blessures. Car le temps de l‟amour Ca vous met au coeur Beaucoup de chaleur et de bonheur. Un beau jour c‟est l‟amour et le coeur bat plus vite, Car la vie suit son cours Et l‟on est tout heureux d‟etre amoureux. C‟est le temps de l‟amour, Le temps des copains et de l‟aventure. Quand le temps va et vient, On ne pense a rien malgre ses blessures. Car le temps de l‟amour C‟est long et c‟est court, Ca dure toujours, on s‟en souvient. Mùa tình yêu Mùa tính yêu đến đây rồi Mùa tươi thắm cho đời Lời yêu thương vang khắp nơi

155 | H Ò A I N A M

Mùa tình yêu ngất ngây lòng Mùa phiêu lãng tang bồng Vào đắm đuối mê say Dù tính yêu có điên cuồng Tính yêu có đau buồn Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãiyêu ĐK: Đời người có những lúc vui như lúc sống trong mùa yêu thương Trời tình ái đã ngát hoa ta hãy vui trong tính yêu chớ lo chi Mùa tình yêu sắc tô hồng mùa xao xuyến tâm hồn Lời hoan ca reo đó đây Mùa tính yêu đớn đau nhiều Mùa tim vỡ tan tành Bên tiếng khóc than van Dù tính yêu có tươi màu tính yêu có u sầu Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãi yêu. Qua năm 1963, Françoise Hardy viết thêm ba ca khúc nổi tiếng khác là L‟amitié (Tính bằng hữu), L‟amour s‟en va (Tính bỏ ra đi) và Ton meilleur ami (Người bạn thân của anh). L‟amour s‟en va được Françoise Hardy viết để đại diện Tiểu vương quốc Monaco tham dự giải Eurovision (Ca khúc Âu châu) năm 1963. Tuy chỉ đứng hạng 5 trong số 16 ca khúc vào chung kết, cho tới nay, L‟amour s‟en va vẫn được người yêu nhạc tính cảm êm dịu xem là một trong những ―ca khúc cầu chứng‖ của Françoise Hardy. Sau khi được trính diễn tại Eurovision 1963, L‟amour s‟en va đã được Françoise Hardy thu đĩa bằng ba ngôn ngữ Pháp, Ý (L‟amore va), Đức (Die Liebe geht), và đem lại cho nàng ca nhạc sĩ 20 tuổi giải thưởng cao quý Grand Prix du Disque 1963 của Pháp quốc. Tuy nhiên, với giới trẻ yêu nhạc Pháp tại Sài Gòn ngày ấy, nhất là các cô gái, bản Ton meilleur ami được yêu chuộng hơn, bởi, tương tự bản Le temps de l‟amour đã nhắc tới ở trên, Ton meilleur ami có giai điệu thu hút hơn (nhạc do Roger Samyn hợp soạn), đồng thời nội dung ca khúc

156 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

cũng khá ngộ nghĩnh, dễ thương: người bạn thân nhất của bạn trai của mính lại... tán tỉnh mính! Ton meilleur ami cũng là một trong những ca khúc của Françoise Hardy được cô thu đĩa lời hát tiếng Anh (Only friends) rất được yêu chuộng tại Anh quốc. Ton meilleur ami Ton meilleur ami Vient bien souvent me revoir Ton meilleur ami Me téléphone tous les soirs Il me dit qu‟il m‟aime Que sans moi sa vie Ne vaudrait plus la peine Oui voilà ce qu‟il dit Ton meilleur ami Quand je lui demande: “Pourquoi Depuis des jours des nuits Je suis sans nouvelles de toi?” Il répond qu‟il m‟aime Que sans moi sa vie Ne vaudrait plus la peine Oui voilà ce que me dit Ton meilleur ami Pourtant moi je ne veux pas croire Que tu sois d‟accord avec lui Sûrement ce n‟était qu‟une histoire Quand il me la dit Ton meilleur ami Ne vient plus me voir maintenant Puisque je lui ai dit Qu‟avec moi il perdait son temps J‟ai dit que je t‟aime Que sans toi ma vie Ne vaudrait plus la peine

157 | H Ò A I N A M

Voilà ce que j‟ai dit À ton meilleur ami À ton meilleur ami À ton meilleur ami Tiếp theo, trong năm 1964, Françoise Hardy đã đạt thành công rực rỡ với ca khúc Mon amie la rose (Bông hồng bạn tôi), nguyên là một bài thơ có cùng tựa của nữ thi sĩ Cécile Caulier được chình nữ thi sĩ và Jacques Lacome phổ nhạc. Ngoài bản Mon amie la rose, trong album có cùng tựa của Françoise Hardy còn có một bản nổi tiếng khác là Dans le monde entier do cô sáng tác, qua năm 1965 đã được cô thu đĩa phiên bản lời Anh với tựa All Over the World, đứng hạng 16 trên Top 20 của Anh quốc. Cũng trong năm 1965, phiên bản lời Anh một ca khúc khác của Françoise Hardy đã đứng hạng 22 trên Top 50 Anh quốc, đó là bản Only You Can Do It (nguyên tác: Je veux qu‟il revienne – Tôi muốn chàng trở lại). Năm 1966, Françoise Hardy thu đĩa một trong những ca khúc được ưa chuộng nhất trong sự nghiệp của mính: La maison òu j‟ai grandi (Căn nhà nơi tôi đã lớn lên). Nguyên tác của La maison òu j‟ai grandi là ca khúc Il ragazzo della via Gluck (The boy from Gluck Street) của tác giả Ý Adriano Celentano. Gluck Street (via Gluck) là một đường phố ở Milan, nơi Adriano Celentano đã sống 8 năm thơ dại. Phiên bản lời Pháp La maison òu j‟ai grandi là của tác giả Eddy Marnay. Eddy Marnay (1920- 2003), như chúng tôi đã có lần nhắc tới, là một nhà viết lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp; trong số những ca khúc bất hủ do ông đặt lời có bản Les amants de Paris do Édith Piaf thu đĩa, Une femme amoureuse (Woman in love) do Mireille Matthieu thu đĩa, v.v...; đồng thời ông cũng là người đã có công giới thiệu ―cô bé‖ Céline Dion tới người yêu nhạc. Lời hát của La maison òu j‟ai grandi là sự hoài niệm về căn nhà của tuổi ấu thơ nay đã không còn một dấu tìch. Françoise Hardy chọn thu đĩa ca khúc này bởi đó cũng là tâm sự của chình cô, cho dù, theo lời thú nhận

158 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

của cô, căn nhà xưa mà cô sống với mẹ và em gái sau khi ông bố bỏ đi, không đẹp và thơ mộng như trong lời hát của Eddy Marnay. La maison òu j‟ai grandi khá dài, nhưng chúng tôi cũng xin đăng trọn bài để gửi tới quý độc giả yêu chuộng thơ văn Pháp. La maison òu j’ai grandi Quand je me tourne vers mes souvenirs Je revois la maison où j‟ai grandi Il me revient des tas de choses Je vois des roses dans un jardin Là où vivaient des arbres Maintenant la ville est là Et la maison, les fleurs que j‟aimais tant N‟existent plus Ils savaient rire, tous mes amis Ils savaient si bien partager mes jeux Mais tout doit finir pourtant dans la vie Et j‟ai dû partir, les larmes aux yeux Mes amis me demandaient: Pourquoi pleurer? Découvrir le monde vaut mieux que rester Tu trouveras toutes les choses qu‟ici on ne voit pas Toute une ville qui s‟endort la nuit dans la lumière Quand j‟ai quitté ce coin de mon enfance Je savais déjà que j‟y laissais mon coeur Tous mes amis, oui, enviaient ma chance Mais moi, je pense encore à leur bonheur À l‟insouciance qui les faisaient rire Et il me semble que je m‟entends leur dire: Je reviendrai un jour, un beau matin parmi vos rires Oui je prendrai un jour le premier train du souvenir Le temps a passé et me revoilà Cherchant en vain la maison que j‟aimais Où sont les pierres et où sont les roses Toutes les choses auxquelles je tenais? D‟elles et de mes amis plus une trace

159 | H Ò A I N A M

D‟autres gens, d‟autres maisons ont volé leurs places Là où vivaient des arbres maintenant la ville est là Et la maison, où est-elle, la maison où j‟ai grandi? Je ne sais pas où est ma maison La maison où j‟ai grandi Où est ma maison, qui sait où est ma maison? Ma maison, où est ma maison? Qui sait où est ma maison?, La maison òu j‟ai grandi Danh sách ca khúc do Françoise Hardy thu đĩa (tự sáng tác hoặc của tác giả khác) được ưa chuộng tại miền Nam VN ngày ấy còn khá dài, chúng tôi chỉ xin ghi thêm một số bản điển hính: – Le Temps des souvenirs (Một thời kỷ niệm), 1966; ca khúc này còn được Françoise Hardy đặt lời và trính bày bằng tiếng Anh với tựa Just Call and I‟ll Be There, đứng hạng 83 trong Top 100 ở Anh quốc. – Comment te dire adieu? (Làm sao nói với anh lời vĩnh biệt?), 1968, là phiên bản tiếng Pháp của It Hurts to Say Goodbye, do nữ danh ca Vera Lynn của Anh thu đĩa, lên tới hạng 7 trong danh sách Billboard Adult Contemporary tại Hoa Kỳ. – Bước sang thế kỷ thứ 21, Françoise Hardy vẫn tiếp tục sáng tác và thu đĩa. Một trong những thành công điển hính là bản Tant de belles choses (Có nhiều điều tốt đẹp), 2005, cũng là tựa đề album thứ 25 của Françoise Hardy; album này đã đem lại cho Françoise Hardy giải ―Nữ nghệ sĩ trong năm‖ tại giải Victoires de la musique (tương đương với giải Grammy của Hoa Kỳ) của Bộ Văn hóa Pháp năm 2005. Khi ấy, Françoise Hardy đã 61 tuổi. Một trong những thực tế chứng minh giá trị lâu dài của các ca khúc của Françoise Hardy trên trường quốc tế là sau khi nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21, các ca khúc ấy vẫn còn được đưa vào, hoặc sử dụng làm nhạc nền cho hàng chục cuốn phim điện ảnh và chương trính truyền hính. Trong số này không thể không nói tới cuốn phim The Dreamers (2003) của đạo diễn Bernado Bertolucci (người từng thực hiện các phim Last Tango in Paris, The Last Emperor...). The Dreamers là một cuốn phim về tuổi trẻ, với soundtrack (nhạc phim) gồm 12 ca khúc nổi tiếng quốc tế,

160 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

trong số này có Love me, please love me của Michel Polnareff, Non, Je ne regrette rien của Édith Piaf, và Tous les garçons et les filles của Françoise Hardy. Gần đây, vào năm 2012, cuốn phim nghệ thuật (arthouse film) Moonrise Kingdom của đạo diễn Mỹ kiêm nhà làm phim nổi tiếng Wes Anderson, với các diễn viên hàng đầu Bruce Willis, Edward Norton, Bill Murray, Frances McDormand, trong soundtrack cũng sử dụng ca khúc Le temps de l‟amour của Françoise Hardy. Le temps de l‟amour còn được người Mỹ đưa vào cảnh cuối của phim tập phiêu lưu nghẹt thở Helix của Mỹ vào năm 2015.

Như chúng tôi đã viết ở phần đầu, Françoise Hardy không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực ca nhạc mà còn là một khuôn mặt độc đáo trên màn bạc, một khuôn mẫu về thời trang. Về điện ảnh, từ năm 1963 tới năm 1976, Françoise Hardy đã đóng 6 cuốn phim, trong số này, theo ký ức của chúng tôi, có ìt nhất 2 phim đã được chiếu tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Sài Gòn trước năm 1975: – Château en Suède (tựa tiếng Anh: Nutty, Naughty Chateau), 1963; một cuốn phim hỗn hợp Pháp – Ý do Roger Vadim (chồng cũ của Brigitte Bardot sau này lấy Jane Fonda) đạo diễn, trong đó Françoise Hardy chỉ thủ vai phụ bên cạnh nữ diễn viên Ý Monica Vitti nhưng đã được Roger Vadim hết lời ca tụng.

161 | H Ò A I N A M

– Une balle au cœu (A Bullet Through the Heart), 1966, một cuốn anh chị mafia, trong đó Françoise Hardy thủ vai nữ nhân vật chình bên cạnh nam diễn viên Sami Frey, kép cũ đồng thời cũng là người đóng chung với Brigitte Bardot trong cuốn phim nổi tiếng La Vérité (The Truth, 1960). Về thời trang, Françoise Hardy được xem là khuôn mẫu, thần tượng số 1 của giới trẻ (Yé-Yé) trong suốt hai thập niên, cho dù chỉ vô tính. Viết là ―vô tính‖ bởi Françoise Hardy vốn là một người có bản tình nhút nhát, cộng thêm mặc cảm thua kém bạn bè thời còn đi học (nhà nghèo, không có tiền ăn diện, đi dự các party…) cho nên cô không bao giờ nghĩ rằng cách ăn mặc của mính sẽ trở thành ―mốt‖! Bên cạnh đó, Françoise Hardy còn có một thân hính không lấy gí làm hấp dẫn: gầy như cây sậy (cao 1m79, vòng số 1 và vòng số 3 rất khiêm nhượng), mà một nhà báo Mỹ mô tả là ―con sếu mặc mini-skirt và mang giày boot‖, không bao giờ mặc màu đỏ, không son môi, không hút thuốc, không biết (hay không thìch?) khiêu vũ)… Nhưng khi được tạp chì thời trang Vogue giới thiệu tới độc giả vào 1963, Françoise Hardy lập tức trở thành một hiện tượng – ―hiện tượng đối nghịch với thần tượng nhục thể Brigitte Bardot‖ (anti-Bardot).

162 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

―Con sếu mặc mini-skirt và mang giày boot‖ ấy đã một sớm một chiều trở thành biểu tượng thời trang Pháp, được các hiệu thời trang nổi tiếng như Paco Rabbane, Yves Saint Laurent ca tụng, và và tạo ảnh hưởng sâu đậm nơi các thế hệ đi sau, trong đó có nhà thiết kế thời trang Alexa Chung (biên tập tạp chì thời trang Vogue ấn bản Anh quốc), Nicolas Ghesquière, bộ óc sáng tạo của hiệu thời trang Louis Vuitton hiện nay... Năm 1964, khi Françoise Hardy sang Hoa Kỳ lần đầu tiên và trính diễn trên truyền hính, Bob Dylan đã cảm tác một bài thơ đề tặng, phổ biến trên bía một album của anh. Khi Françoise Hardy tới Anh quốc, cô được Mick Jagger (ban The Rolling Stones) xưng tụng là ―ideal woman‖; rất có thể ví vậy mà girlfriend của Mick lúc đó – nữ ca sĩ Anh Marianne Faithfull – đã bắt chước y hệt cách ăn mặc của Françoise Hardy!

Bob Dylan và Françoise Hardy

163 | H Ò A I N A M

Mick Jagger và Françoise Hardy Trở lại với ca khúc chủ đề: Tous les garçons et le filles (dịch sang tiếng Anh là All the Boys and Girls). Trong một cuộc phỏng sau này, Françoise Hardy cho biết vốn bản tình nhút nhát, cô không bao giờ vững tin vào những ca khúc do mính sáng tác, ví thế việc hãng đĩa Disque Vogue đưa bản Tous les garçons et le filles vào mặt B trong đĩa 45 vòng đầu tay của mính, với cô đã là vượt quá sự mong đợi. Vậy mà sáng tác ấy của nữ ca nhạc sĩ 18 tuổi chưa ai biết đến tên tuổi ―đã làm nên lịch sử trong một đêm lịch sử‖! ―Đêm lịch sử‖ đó là tối 28/10/1962, cả nước Pháp đang theo dõi màn ảnh truyền hính, chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho phép người dân trực tiếp bầu ra vị Thổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa. Trong một lúc tạm ngưng (break), một nhân viên phụ trách nhạc chuyển mục (interlude) đã cho phát đi bản Tous les garçons et le filles lần đầu tiên trên làn sóng điện. Và Tous les garçons et le filles đã ―làm nên lịch sử‖. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 1962, nửa triệu đĩa đã bán sạch.

164 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tous les garçons et les filles Tous les garçons et les filles de mon âge se promènent dans la rue deux par deux tous les garçons et les filles de mon âge savent bien ce que c‟est d‟être heureux et les yeux dans les yeux et la main dans la main ils s‟en vont amoureux sans peur du lendemain oui mais moi, je vais seule par les rues, l‟âme en peine oui mais moi, je vais seule, car personne ne m‟aime Mes jours comme mes nuits sont en tous points pareils sans joies et pleins d‟ennuis personne ne murmure “je t‟aime” à mon oreille Tous les garçons et les filles de mon âge font ensemble des projets d‟avenir tous les garçons et les filles de mon âge savent très bien ce qu‟aimer veut dire et les yeux dans les yeux et la main dans la main ils s‟en vont amoureux sans peur du lendemain oui mais moi, je vais seule par les rues, l‟âme en peine oui mais moi, je vais seule, car personne ne m‟aime

165 | H Ò A I N A M

Mes jours comme mes nuits sont en tous points pareils sans joies et pleins d‟ennuis oh! quand pour moi brillera le soleil? Comme les garçons et les filles de mon âge connaîtrais-je bientôt ce qu‟est l‟amour? comme les garçons et les filles de mon âge je me demande quand viendra le jour où les yeux dans ses yeux et la main dans sa main j‟aurai le coeur heureux sans peur du lendemain le jour où je n‟aurai plus du tout l‟âme en peine le jour où moi aussi j‟aurai quelqu‟un qui m‟aime Ngay trong năm 1962, Françoise Hardy đã thu phiên bản tiếng Ý với tựa Quelli della mia età, qua năm 1963 thu phiên bản tiếng Đức Peter und Lou, và năm 1964 phiên bản tiếng Anh Find Me a Boy. Một điều thú vị nữa liên quan tới đĩa Tous les garçons et le filles của Françoise Hardy là Jimmy Page, người đàn ghi-ta khúc nhạc đạo đầu (intro) của ca khúc này lúc đó còn là một anh chàng 17 tuổi chưa ai biết tới, về sau trở thành một trong những tay đàn ghi-ta nổi tiếng nhất thế giới, và cũng là người sáng lập ban nhạc Anh Led Zeppelin vào năm 1968 – ban nhạc mà tên tuổi đã gắn liền với ca khúc bất hủ Stairway to Heaven (Cầu thang lên Thiên đàng). [Xin được phép ra ngoài đề để viết về chuyện thời sự: Stairway to Heaven do Jimmy Page và Robert Plant (ca sĩ chình của Led Zeppelin) sáng tác năm 1971, được xưng tụng là một trong hai bản nhạc rock hay nhất xưa nay được viết bằng âm giai La thứ (Am); bản kia là House of the Rising Sun của ban The Animals. Stairway to Heaven cũng là ca khúc nhạc rock duy nhất được nằm trong danh sách 10 ca khúc được sử dụng nhiều nhất trong tang lễ. Những ai chơi ghi-ta (nhạc trẻ) hoặc thìch nghe ghi-ta đều bị chinh phục bởi tiếng đàn của Jimmy Page trong khúc Intro dài gần 1 phút của ca khúc này. Thế nhưng, 46 năm sau, người thừa kế của tay ghi-ta Randy Wolfe (đã qua đời năm 1997) trong ban nhạc Mỹ Spirit đã đệ đơn kiện Led Zeppelin tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ về tội đạo nhạc. Đó là khúc Intro

166 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

của bản Stairway to Heaven mà phìa nguyên đơn cho rằng giống hệt khúc Intro của bản Taurus của ban Spirit. Như độc giả có thể mường tượng, xử “đạo nhạc” khó khăn hơn xử “đạo văn” rất nhiều, bởi ví bên cạnh trính độ thẩm âm, các quan tòa và các vị bồi thẩm còn phải sáng suốt phân định giữa mức độ khác nhau, hơi giống nhau, rất giống nhau, và giống y hệt. Lúc ban đầu, vụ kiện ban Led Zeppelin được một vị Chánh Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại Los Angeles xét xử, và phán quyết Led Zeppelin đã đạo nhạc. Các luật sư đại diện cho Led Zeppelin kháng án, đòi phải xử lại với một bồi thẩm đoàn. Kết quả vào cuối tháng 6/2016, bồi thẩm đoàn đã phán quyết Led Zeppelin không đạo nhạc; kết thúc vụ án đạo nhạc sôi nổi và kéo dài nhất trong lịch sử] *** Ngoài cuốn phim The Dreamers (2003) chúng tôi đã nhắc tới ở trên, trước sau Tous les garçons et le filles còn được sử dụng làm nhạc phim cho bốn cuốn phim khác, gồm: Metroland (1997) của Anh quốc, The Statemen (2003) một sản phẩm hỗn hợp Anh, Pháp, Gia-nã-đại, và Attenberg (2011) của Hy-lạp. Riêng phiên bản lời Anh Find Me a Boy đã được đưa vào cuốn phim The Misadventures of Margaret (1998) của Anh quốc tới hai lần, một từ đĩa hát của Françoise Hardy, một do ban nhạc trẻ Saint Etienne hát ―live‖. Trước năm 1975, Tous les garçons et le filles đã được Phạm Duy đặt lời Việt tới tựa Những nụ tính xanh, và cùng với La plus belle pour aller danser/Em đẹp nhất đêm nay, đã trở thành một trong những ―ca chúc cầu chứng‖ của ―Nữ hoàng nhạc Pháp‖ Thanh Lan. Những nụ tình xanh Bao nhiêu uyên ương trong cơn yêu đương Đôi chân miên man hân hoan Lang thang giữa phố phường. Bao nhiêu duyên vui xuân xanh Đôi mươi xuân xanh như tôi, Ai kia hai mươi cũng biết rồi.

167 | H Ò A I N A M

Niềm hạnh phúc trong tay người Hay trong mắt, trên môi cười Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai kết duyên đôi Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai đoái hoài tôi. ....... Nỗi sầu, ôi nỗi u sầu Những ngày buồn trôi giống nhau. Cõi đời ôi là những âu sầu Không có những tiếng nói ấm áp Của người yêu mến nhau. Tôi chưa yêu đương, tôi mong yêu, trong cơn đau thương Ai đưa tôi lên chốn Thiên Đường ? Tôi chưa duyên vui, xuân tôi hai mươi, Tôi mong như ai, vui trong duyên đôi sẽ biết đời Niềm hạnh phúc trong tay người, Hay trong mắt, trên môi cười Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới Khiến cho tôi có ai yêu sẽ quên đi Những cơn đau, dắt tay nhau Tới mai sau Tới nơi yêu nhau dài lâu.▄

168 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay) Garvarentz & Aznavour La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ) Renard & Delanoë

169 | H Ò A I N A M

―Bông hoa biết hát‖ thứ hai của nền ca nhạc phổ thông Pháp thuộc thế hệ ―baby boomers‖ chúng tôi giới thiệu tới độc giả là Sylvie Vartan, với hai ca khúc nổi tiếng nhất của cô được đặt lời Việt là La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay) và La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ). Nổi tiếng cùng thời gian, trong khi Françoise Hardy là ―nữ hoàng của phòng thu âm‖ thí Sylvie Vartan là ―công chúa trên sân khấu trính diễn‖, được ghi nhận là nữ nghệ sĩ yé-yé (yeah yeah) thành công nhất về mặt thương mại trong thập niên 1960; Sylvie Vartan cũng là nữ ca sĩ Pháp đầu tiên có sáng kiến trính diễn với các nữ vũ công phụ diễn (backup dancers), tương tự Claude François bên nam giới. Ngày ấy, Sylvie Vartan cùng với nam thần tượng nhạc trẻ Johnny Halliday (đời chồng thứ nhất của cô) đã trở thành cặp nghệ sĩ nổi tiếng và ăn khách nhất của Pháp; các buổi trính diễn ―thường niên‖ của hai người tại đại hì viện Olympia và Palais des congrès de Paris không bao giờ còn một ghế trống. Một cách ngắn gọn, có thể viết Sylvie Vartan hội đủ ba yếu tố để thành công của một nữ ca sĩ trính diễn: tài – thanh – sắc. Về sau, tên ―Sylvie Vartan‖ đã được lấy để đặt cho một loài hoa hồng mới, và hãng búp-bê Mattell nổi tiếng của Mỹ đã lấy khuôn mặt và thân hính của cô để làm mẫu cho một búp-bê của họ. *** Sylvie Vartan nguyên là một di dân gốc Bảo-gia-lợi (Bulgaria) mang một nửa dòng máu Armenia trong huyết quản và cô luôn luôn hãnh diện về điều này. [Như chúng tôi đã viết trong một bài trước đây khi nhắc tới nam ca sĩ kiêm diễn viên Pháp gốc Armenia Charles Aznavour và ca khúc Et Pourtant, Armenia là một quốc gia ở vùng Caucase, nằm giữa Đông Âu và Trung Á, từ thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên đã là vương quốc theo Thiên chúa giáo đầu tiên trong khu vực, có nền văn hóa rất cao, có ngôn ngữ và chữ viết riêng; hiện nay Giáo hội Armenia cũng là giáo hội Thiên chúa giáo duy nhất trong vùng theo Công giáo La-mã chứ không theo Chình thống giáo.

170 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trước Đệ nhất Thế chiến, Armenia bị đế quốc Thổ (Ottoman Empire) chiếm đóng và tiến hành một cuộc diệt chủng, tàn sát gần một nửa dân số của đất nước bé nhỏ này – mà sử sách gọi là Armenian Genocide, hoặc Armenian Holocaust, Armenian Massacres… Trong số hàng trăm nghín người Armenia đào thoát, khoảng phân nửa định cư tại Pháp, trong số này có cha mẹ của Charles Aznavour và ông bà nội của Sylvie Vartan] George Vartanian, ông bố của Sylvie, ra chào đời tại Paris năm 1912, sau này kết hôn với Ilona Mayer, ái nữ của kiến trúc sư thời danh gốc Hunggia-lợi Rudolf Mayer. Sau Đệ nhất Thế chiến, hòa bính được vãn hồi, gia đính Vartanian trở về Bảo-gia-lợi, lúc đó còn là một vương quốc; ông nội trở thành giám đốc công ty điện lực quốc gia, còn ông bố làm việc cho Sứ quán Pháp tại thủ đô Sofia. Sylvie Vartan ra chào đời ngày 15/8/1944 tại vùng Iskrets thuộc tỉnh Sofia. Một tháng sau, Bảo-gia-lợi bị Hồng quân Liên Xô xâm lược, thiết lập một chế độ độc tài cộng sản, căn nhà của gia đính Vartanian bên dòng sông Maritza thơ mộng bị ―cách mạng‖ tịch thu. Cả nhà phải lên thủ đô Sofia sống. Ví cuộc sống ngày càng khó khăn về vật chất và bị bóp nghẹt về tinh thần, tới năm 1952, nhờ sự giúp đỡ của Sứ quán Pháp, gia đính Vartanian đã đào thoát chế độ cộng sản. Tới Paris, họ ―Vartanian‖ đã được ông bố rút ngắn lại thành ―Vartan‖. Tại kinh thành ánh sáng, cô bé Sylvie 8 tuổi đã phải mất 2 năm trời mới thông thạo tiếng Pháp. Cô rất thông minh và chăm chỉ, lên trung học được vào trường danh tiếng Lycée Victor Hugo, nhưng ước vọng của cô trước sau vẫn là trở thành diễn viên màn bạc. Nguyên vào thời gian còn ở Bảo-gia-lợi, năm lên 7 tuổi, Sylvie Vartan được đạo diễn Dako Dakovski, một người bạn của bố, cho thủ vai một cô bé học trò trong cuốn phim lịch sử Pod Igoto, nói về cuộc nổi dậy của dân chúng Bảo-gia-lợi chống lại ách thống trị của đế quốc Thổ; từ đó, cô bé đã nuôi ―giấc mộng minh tinh‖, và sau khi sang Paris đã năn nỉ mẹ cho tham dự các lớp đào tạo diễn viên.

171 | H Ò A I N A M

Tuy nhiên, ví là ―con nhà nề nếp‖, Sylvie Vartan đã bị bà mẹ ra lệnh phải lấy cho được cái bằng Tú Tài rồi tình sau. Thế nhưng, trong khi chờ đợi ngày trở thành diễn viên, Sylvie Vartan lại bị ảnh hưởng của ca nhạc. Nguyên nhân: Eddie, người anh trai của Sylvie có khiếu đàn địch, thường tham gia các ban nhạc tài tử, từ đó quen biết nhiều người trong giới ca nhạc sĩ, rồi trở thành một nhà sản xuất đĩa nhạc. Chịu ảnh hưởng của anh trai, Sylvie Vartan dần dần yêu thìch ca nhạc, từ jazz cho tới rock ‗n‘ roll – thể loại bị cấm nghe tại trường trung học nổi tiếng khắt khe, bảo thủ của cô. Trong số các thần tượng của Sylvie Vartan có Brenda Lee, Bill Haley, Elvis Presley của Mỹ. Thế rồi một ngày nọ, khi Eddie Vartan đã chuẩn bị phòng thu xong xuôi để thu âm ca khúc ―twist‖ Panne d‟essence (Run out of gas – Hết xăng) do anh bạn ca sĩ nhạc rock Frankie Jordan song ca với một cô ca sĩ nọ, thí vào giờ chót cô này không tới. Không biết tím đâu ra người thay thế, Eddie cấp tốc gọi cô em gái Sylvie tới phòng thu âm để điền vào chỗ trống. Không ngờ Sylvie lại quá xuất sắc, và mặc dù tên của cô không được hãng Decca Records ghi lên bía đĩa hát, sau đó Sylvie Vartan đã được đài truyền hính TF1, đông khán giả nhất Âu châu, mời xuất hiện trên màn ảnh nhỏ để hát bản Panne d‟essence (và nhảy twist) với Frankie Jordan; qua màn trính diễn xuất sắc này, cô bé 16 tuổi đã được báo chì tặng biệt hiệu ―la collégienne du twist‖ (the twisting schoolgirl – cô nữ sinh trung học lắc ―tuýt‖). Nhưng ví nội quy nghiêm ngặt (vào thời bấy giờ) của Lycée Victor Hugo không cho phép học sinh hành nghề ca sĩ, Sylvie Vartan đã phải đợi tới mùa thu năm 1961, học xong bậc trung học, mới được tự do ký hợp đồng với hãng đĩa Decca Records; và hãng đĩa này đã dồn hết nỗ lực vào việc thực hiện một đĩa hát cho Sylvie Vartan để kịp tung ra vào mùa Giáng Sinh năm đó. Kết quả, đầu tháng 12/1961, đĩa đơn (45 vòng) của Sylvie Vartan mang tựa đề Quand le film est triste - tức phiên bản lời Pháp của ca khúc Sad Movies (Maky Me Cry) do Sue Thomson thu đĩa mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây - được phát hành và đã bán sạch trong vòng hơn một tuần

172 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

lễ, đưa tới việc cô ca sĩ 17 tuổi mới bước chân vào nghề được mời trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris vào ngày 12/12/1961. Đường danh vọng của Sylvie Vartan bắt đầu... Ngày ấy, Quand le film est triste đã được Nguyễn Duy Biên ―dịch‖ sang lời Việt với tựa Chuyện phim buồn, được nhiều nữ ca sĩ nhạc trẻ như Vy Vân, Thanh Lan, Kiều Nga... thu băng; và sau này tại hải ngoại, rất được ưa chuộng qua tiếng của Ngọc Lan. Vừa bước sang năm 1962, hãng đĩa Decca Records đã tung ra đĩa đơn thứ hai của Sylvie Vartan, đó là bản Est-ce que tu le sais?, là phiên bản lời Pháp của ca khúc What‟d I Say nổi tiếng của nam ca nhạc sĩ khiếm thị Mỹ gốc Phi châu Ray Charles, từng đứng No.1 trên bảng xếp hạng R&B của Billboard ở Hoa Kỳ. Tiếp theo ngay sau đó là Le Locomotion, phiên bản lời Pháp của The Loco-Motion, một sáng tác mới của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ Mỹ Gerry Goffin & Carole King do nữ ca sĩ Mỹ gốc Phi châu Little Eva thu đĩa, đang đứng No.1 tại Hoa Kỳ. Cũng trong năm 1962, hãng đĩa Decca Records đã thực hiện album đầu tiên cho Sylvie Vartan có tựa đề ―Sylvie‖. Tới cuối năm, cùng với việc xuất hiện trên màn bạc qua vai trò ―người lớn‖ đầu tiên của mính trong cuốn phim hài kịch Un clair de lune à Maubeuge, Sylvie Vartan đã thu đĩa ca khúc Pháp 100% đầu tiên được viết riêng cho cô, đó là bản Tous mes copains của ca nhạc sĩ Jean-Jacques Debout. Tous mes copains cũng là ca khúc đầu tiên của Sylvie Vartan được phổ biến tại Sài Gòn ngày ấy, cùng khoảng thời gian với bản Tous les garçons et les filles (Những nụ tính xanh) của Françoise Hardy.

173 | H Ò A I N A M

Sylvie Vartan và Johnny Halliday trong ngày cưới Trong buổi trính diễn lần thứ hai của mính tại đại hì viện Olympia, Paris vào năm 1962, Sylvie Vartan gặp gỡ và lọt vào mắt xanh của đệ nhất nam thần tượng nhạc trẻ Pháp quốc Johnny Halliday; trở thành cặp tính nhân sáng giá nhất trong làng nghệ sĩ Pháp. Qua năm 1963, Sylvie Vartan tiếp tục làm mưa gió với nhiều ca khúc Anh Mỹ được đặt lời Pháp, trong đó có bản En écoutant la pluie (Nghe tiếng mưa rơi). En écoutant la pluie nguyên là bản The Rythm of Rain của ban nhạc pop The Cascades của Mỹ, tung ra vào cuối năm 1962, đứng No.1 hai tuần liền trên bảng xếp hạng thể loại Easy Listening của Billboard, và đứng hạng 4 cho cả năm 1963. Tuy nhiên, đa số người yêu nhạc ngoại quốc ở miền Nam VN ngày ấy chỉ biết tới ca khúc này sau khi Sylvie Vartan thu đĩa phiên bản lời Pháp En écoutant la pluie. Trước 1975, En écoutant la pluie được Trường Kỳ đặt lời Việt với tựa Tính buồn đêm mưa, được thu vào băng nhựa qua tiếng hát của Kiều Nga. Cũng trong năm 1963, nam ca nhạc sĩ Mỹ gốc Gia-nã-đại Paul Anka đã sáng tác riêng cho Sylvie Vartan ca khúc I‟m Watching You, và bài hát có

174 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

lời bằng tiếng Anh này của Sylvie Vartan đã trở thành ca khúc đầu tiên của cô được biết tới, và lên Top tại Nhật Bản, Đại Hàn. Mùa đông năm đó, Sylvie Vartan lưu diễn chung lần đầu tiên với Johnny Halliday và đóng chung với chàng trong cuốn phim D‟où viens-tu, Johnny? Sau đó, hai người loan báo tin đình hôn trên đài phát thanh rồi chình thức ―ra mắt‖ người ái mộ qua một buổi trính diễn tại Quảng trường Quốc gia (La Nation Square) ở Paris trước 200.000 khán giả trẻ. Qua năm 1964, cùng với việc phát hành cuốn phim ca nhạc hài kịch Cherchez l‟idole (Hãy đi tím thần tượng), đĩa đơn La plus belle pour aller danser, ca khúc mà Sylvie Vartan trính bày trong cuốn phim này, đã lên No.1 tại Pháp, bán ra hàng triệu đĩa tại Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Nhật Bản, Đại Hàn… Phim Cherchez l‟idole do nữ diễn viên sexy Mylène Demongeot thủ vai chình, với sự xuất hiện và trính diễn của hàng chục tên tuổi nổi tiếng trong làng nhạc Pháp, mà ngoài Sylvie Vartan còn có Charles Aznavour (ca khúc Et Pourtant), Johnny Halliday (Bonne Chance), Les Chaussettes Noires & Eddy Mitchell (Crois-moi mon cœur), v.v... Tại Sài Gòn ngày ấy, vào khoảng năm 1965-1966, cả cuốn phim Cherchez l‟idole lẫn ca khúc La plus belle pour aller danser đã trở thành hiện tượng; các cô gái trẻ đi xem phim rồi đua nhau bắt chước mái tóc của Sylvie Vartan (―kiểu tóc Sylvie Vartan‖ bắt đầu thịnh hành từ đó), và không ìt người đã quên mất rằng làng nhạc Pháp quốc còn có một bông hồng nổi tiếng khác là Françoise Hardy! Một chi tiết thú vị về La plus belle pour aller danser là ca khúc này do hai ―đồng hương Armenia‖ của Sylvie Vartan sáng tác: Georges Garvarentz viết nhạc, Charles Aznavour đặt lời. Georges Garvarentz sinh năm 1933 tại Athens, Hy-lạp, cha mẹ là người Armenia tỵ nạn. Sau khi di dân sang Pháp và gặp gỡ đồng hương Charles Aznavour vào năm 1956, hai người bắt đầu hợp tác, Georges soạn nhạc, Charles đặt lời cho trên 100 ca khúc, trong đó có hai bản Et Pourtant và La plus belle pour aller danser trong cuốn phim Cherchez l‟idole.

175 | H Ò A I N A M

Tuy nhiên, với làng âm nhạc nói chung, tên tuổi của Georges Garvarentz được biết tới, và ngưỡng phục, nhiều hơn qua tư cách một nhà soạn nhạc phim quốc tế, với trên 150 cuốn phim.

Georges Garvarentz và Charles Aznavour La plus belle pour aller danser Ce soir, je serai la plus belle Pour aller danser Danser Pour mieux évincer toutes celles Que tu as aimées Aimées Ce soir je serai la plus tendre Quand tu me diras Diras Tous les mots que je veux entendre Murmurer par toi Par toi Je fonde l‟espoir que la robe que j‟ai voulue Et que j‟ai cousue Point par point Sera chiffonnée Et les cheveux que j‟ai coiffés Décoiffés Par tes mains

176 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Quand la nuit refermait ses ailes J‟ai souvent rêvé Rêvé Que dans la soie et la dentelle Un soir je serai la plus belle La plus belle pour aller danser Ngày ấy, La plus belle pour aller danser đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Em đẹp nhất đêm nay, và được Thanh Lan trính bày song ngữ trong Băng Vàng Nhạc Trẻ - 6 ―Tiếng hát Thanh Lan‖. Có thể nói đây thành công điển hính nhất của cả Phạm Duy lẫn Thanh Lan trong thể loại nhạc Pháp lời Việt trước năm 1975. Em Đẹp Nhất Đêm Nay A ha ! Ðêm nay ai cũng cho em là xinh nhất nơi đây A à ạ a, đẹp xinh A ha ! Trong đêm khiêu vũ em như vừng sao sáng xa khơi A à ạ a, sáng ngời A ha ! Ðêm nay em muốn nghe những lời ân ái êm êm! A à ạ a ! Êm êm A ha ! Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi A à ạ a ! Lâu dài ...... Em mong cho chiếc áo, chiếc áo tươi mầu em đã chọn kỹ Một chiếc áo rực rỡ em vừa thêu Em mong cho chiếc áo đó cũng như là mớ tóc mềm rũ Ðược mơn trớn dưới tay người A ha ! Khi đêm buông xuống Em thường hay mơ ước xa xôi ! A à ạ ơi ! Em mơ A ha ! Em mơ em sẽ mang lụa là Eem xinh em tươi nhất, ôi nơi trần gian Cho em khiêu vũ trong đêm thần tiên. Ư ư, em xinh em tươi vui nhất nơi đây. Ư ư, em xinh, em khiêu vũ trong cuộc đời tiên Anh cho em hơi sức, sức sống trong đời em đã từng thiếu Một tiếng thét hạnh phúc trong tuổi yêu. Ðêm nay em xin biếu hết, cõi Xuân nồng Em cho người yêu, và cho luôn trái tim này.

177 | H Ò A I N A M

..... A ha ! Ðêm nay em muốn quen một nụ hôn trước tiên A à ạ a ! Nụ hôn A ha ! Ðêm nay em biết em phải là Em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian Cho em khiêu vũ trong cuộc đời tiên Ư ư, em xinh em tươi nhất nơi đây Ư ư, em xinh em khiêu vũ trong cuộc đời tiên.

Sylvie Vartan và “Tứ Quái” The Beatles Hai năm 1964-1965 là thời gian bận rộn và thành công nhất (ìt ra cũng là về mặt thương mại) trong sự nghiệp của Sylvie Vartan. Ngoài buổi trính diễn lần thứ ba tại Olympia, Paris cùng với ―Tứ Quái‖ The Beatles của Anh quốc, Sylvie Vartan còn xuất hiện trên các chương trính truyền hính The Ed Sullivan Show, Shindig! (ABC), Hullabaloo (NBC) của Mỹ, đi lưu diễn Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Á châu – Thái bính dương. Chỉ tình trong 12 ngày ở Nhật Bản, Sylvie Vartan đã trính diễn 13 buổi.

178 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sylvie Vartan cũng trở thành khuôn mặt quảng cáo cho hiệu thời trang ―Renown‖, và được trao một vai phụ trong cuốn phim Patate. Tháng 4/1965, vào tuổi 20, Sylvie Vartan kết hôn với Johnny Hallyday tại giáo đường Loconville, một làng nhỏ cổ kình, thơ mộng ở miền bắc nước Pháp. Qua năm 1966, bé trai David Halliday ra chào đời. [Cuộc hôn nhân được xem là “lý tưởng” giữa Sylvie Vartan và Johnny Hallyday tan vỡ vào năm 1980. Nguyên nhân, như Johnny Hallyday đã công khai nhín nhận, là ví anh chàng “thìch đàn đúm với bạn bè hơn là ở nhà thay tã cho con”. Về sau, Sylvie Vartan bước thêm bước nữa với nhà sản xuất đĩa nhạc Tony Scotti của Mỹ; hai người nhận một bé gái Bảogia-lợi mồ côi làm con nuôi] Trong 2 năm 1967-1968, cùng với việc truyền hính màu trở nên phổ biến ở Âu châu, Sylvie Vartan, với sự phụ giúp của người anh trai Eddie Vartan, bắt đầu thực hiện những chương trính truyền hính tạp lục (variety) với các nam nữ vũ công phụ diễn (backup dancers), ăn khách không thua gí các chương trính cùng thể loại của đàn anh Claude François và ban vũ sexy Les Claudettes. Cũng trong thời gian này, Sylvie Vartan đã có thêm nhiều ca khúc lên Top khác, như 2‟35 de bonheur, Comme un garçon, tuy không mấy phổ biến tại miền nam Việt Nam nhưng đã đứng No.1 tại Pháp, Ý, Bỉ, Nhật Bản và Nam Hàn. Đầu tháng 4/1968, Sylvie Vartan bị thương khá nặng trong một tai nạn giao thông, phải ngưng lưu diễn trong thời gian 4 tháng. Tới mùa Giáng Sinh năm đó, Sylvie Vartan đã trở lại với khán giả truyền hính qua hính ảnh một ca sĩ phòng trà (cabaret) vô cùng sexy trong show ―Jolie poupée‖ (Con búp-bê xinh đẹp), và từ đó trở thành nữ nghệ sĩ trính diễn (perfomer) ăn khách nhất, không chỉ ở Pháp mà còn ở cả Ý. Dĩ nhiên, khán giả truyền hính miền Nam VN ngày ấy làm sao có thể thưởng thức những show này, nhưng ìt ra qua sự ―trở lại‖ của Sylvie Vartan, giới trẻ yêu nhạc Pháp ở Sài Gòn cũng được thưởng thức thêm một ca khúc bất hủ: La Maritza, ca khúc chủ đề của album ―La Maritza‖ phát hành năm 1968.

179 | H Ò A I N A M

La Maritza do Jean Renard soạn nhạc, Pierre Delanoë ặt lời. Jean Renard, sinh năm 1933, là tác giả của những ca khúc êm đềm vào thời nhạc trẻ, chẳng hạn bản Le premier bonheur du jour (Niềm hạnh phúc đầu ngày) viết cho Françoise Hardy. Pierre Delanoë (1918-2006), như chúng tôi đã đôi lần nhắc tới, là nhà viết lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp trong thế kỷ 20, đã viết lời hát cho hàng trăm ca khúc của ba thế hệ ca sĩ, từ Édith Piaf tới Charles Aznavour, từ Gilbert Bécaud (bản Et maintenant) tới Michel Polnareff, từ Mireille Matthieu tới Sylvie Vartan... La Maritza là một ca khúc đẹp và buồn. Dường như bất cứ tác phẩm văn học nghệ thuật nào viết về dòng sông kỷ niệm cũng đẹp và buồn. Maritza, đúng ra theo tự điển phải viết là Maritsa, là một dòng sông nhỏ (rivière) ở bán đảo Ba-nhĩ-cán (Balkans). [Tiếng Anh gọi chung sông là “river”, tiếng Pháp thí phân biệt giữa sông lớn (fleuve) và sông nhỏ (rivière)] Maritsa bắt nguồn từ Bảo-gia-lợi, dài 480 km, hai phần ba chảy trên lãnh thổ Bảo, phần còn lại trở thành biên giới thiên nhiên giữa Thổ-nhĩ-kỳ và Hy-lạp trước khi đổ ra biển Aegean Sea. Tuy nhỏ, tàu bè không thể lưu thông từ thượng nguồn tới hạ nguồn, nhưng Maritsa đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chì mang tình cách sinh tử trong đời sống của người dân trong vùng. Nguyên nhân: Maritsa là con sông chình ở bán đảo Banhĩ-cán, nguồn cung cấp nước cho mọi sinh hoạt, đặc biệt là nông nghiệp. Ví thế, Maritsa đã có tên trong sử sách từ thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, được người cổ Hy-lạp (Thracian) gọi là Evgos, sau đó người Lamã đổi thành Hebros. Còn tên ―Maritsa‖ – mà nhiều người tin là một biến thể của ―Maria‖ – có từ bao giờ, không ai biết đìch xác. Năm 1371, bên dòng sông này đã diễn ra trận đánh lịch sử ―Battle of Maritsa‖, qua đó quân Serbia bị đại bại trước quân Đế quốc Thổ (Ottoman Empire).

180 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Gần đây nhất, con đường thiên lý dọc bờ sông Maritsa đã trở thành lộ trính chình của người tỵ nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào các quốc gia Tây Âu. ***

Trở lại với Sylvie Vartan và ca khúc La Maritza. Một tháng sau khi cô ra chào đời (1944), Bảo-gia-lợi bị Hồng quân Liên Xô xâm lược, căn nhà của gia đính bên dòng Maritsa thơ mộng bị ―cách mạng‖ tịch thu, cả nhà phải lên thủ đô Sofia sống, rồi sau này sang Pháp tỵ nạn, thí không thể gọi Maritsa là ―dòng sông kỷ niệm‖ của cô. Suy ra ―mười năm ấu thơ‖ (mes dix premières années) trong lời hát chỉ là do óc tưởng tượng của tác giả Pierre Delanoë. Lời hát của La Maritza là những lời thơ buồn – nỗi buồn của tuổi ấu thơ thời chiến chinh tao loạn: “La Maritza là dòng sông của tôi, như La Seine là dòng sông của bạn, nhưng mười năm ấu thơ của tôi đã mất, kể cả con búp-bê… Những con chim bên dòng sông ngày ấy lìu lo hát khúc tự do, nhưng tôi chỉ thấy khói lửa chiến tranh… Tới khi chân trời ngập một màu tang tóc, lũ chim bỏ đi, còn chúng tôi, trên con đường tuyệt vọng, đã vượt thoát, và tới Paris…”

181 | H Ò A I N A M

La Maritza La Maritza c‟est ma rivière Comme la Seine est la tienne Mais il n‟y a que mon père Maintenant qui s‟en souvienne Quelquefois De mes dix premières années Il ne me reste plus rien Pas la plus pauvre poupée Plus rien qu‟un petit refrain D‟autrefois : La la la la… Tous les oiseaux de ma rivière Nous chantaient la liberté Moi je ne comprenais guère Mais mon père, lui, savait Ecouter Quand l‟horizon s‟est fait trop noir Tous les oiseaux sont partis Sur les chemins de l‟espoir Et nous on les a suivis, A Paris De mes dix premières années Il ne reste plus rien… rien Et pourtant les yeux fermés Moi j‟entends mon père chanter La la la la… Năm 1990, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu, Đảng Cộng Sản Bảo-gia-lợi tự nguyện giải tán để đất nước chuyển sang chế độ tự do dân chủ, Sylvie Vartan đã trở về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, dòng Maritsa vẫn lững lờ trôi, nhưng căn nhà xưa không còn một

182 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

dấu tìch... Dĩ nhiên, trong các buổi trính diễn của Sylvie tại thủ đô Sofia, không thể thiếu ca khúc mang tên dòng sông ấy... Trước năm 1975, La Maritza được Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt với tựa Dòng sông tuổi nhỏ – một trong những phiên bản lời Việt thành công nhất của anh, mặc dù công việc hoàn tất chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Sau này, anh hồi tưởng: ―…Khi gặp phải nội dung mà cuộc đời mính từng trải nghiệm thí tiến hành rất nhanh như là Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza/Sylvie Vartan), do giai điệu quá hay và ca khúc đã khiến tôi nhớ về dòng sông tuổi thơ của tôi ở Ninh Hòa – Nha Trang. Tôi hoàn thành ca khúc này trong hai tiếng đồng hồ. Cũng có không ìt ca khúc ―gậm nhấm‖ từ 3 ngày đến 1 tuần…‖

Dòng sông Maritsa, Bảo Gia Lợi Dòng sông tuổi nhỏ Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn Đã ru tôi trọn ngày thơ ấu Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương Dòng sông cũ …

183 | H Ò A I N A M

Những thân yêu trong mười năm bé dại Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi Riêng còn sót một giọng hát thôi Ngày mới lớn … (La … la … la …) Những con chim bên dòng sông êm đềm Hát cho nghe bài ca phiêu lãng Rất thơ ngây nào tôi biết gí Khi chợt thấy người ngồi lắng nghe Thật say đắm … Đến khi đêm đen dần buông xuống rồi Những chim kia cùng nhau cất cánh Đến phương xa hồng tươi hy vọng Gia đính cũng về thành phố xưa Đầy ánh sáng … Trước cũng như sau năm 1975, Dòng sông tuổi nhỏ là một trong những ca khúc ngoại quốc lời Việt được trân trọng, được ưa chuộng nhất, mặc dù không phải nữ ca sĩ nào cũng đủ khả năng diễn đạt.▄

184 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Bang Bang (Khi xưa ta bé) Bono, Aber & Carrère

185 | H Ò A I N A M

Tiếp theo các bài viết về ―nữ hoàng phòng thu âm‖ Françoise Hardy và ―công chúa trên sân khấu trính diễn‖ Sylvie Vartan, kỳ này chúng tôi viết về bông hoa thứ ba trong nền nhạc trẻ của Pháp thời kỳ yé-yé, đó là Sheila, nàng ca sĩ được mệnh danh ―tiếng hát học trò‖, mà trong số những ca khúc của cô được ưa chuộng tại Sài Gòn ngày ấy, không thể không nhắc tới bản Bang Bang, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Khi xưa ta bé. Với giới trẻ yêu nhạc Pháp tại miền nam Việt Nam trước năm 1975, Sheila không nổi tiếng bằng Françoise Hardy, Sylvie Vartan, và France Gall, nhưng tới thời ―disco‖ (cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980) cô lại được ghi nhận là người thành công nhất trong ―tứ quý‖. Trong sự nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ, Sheila đã bán được trên 85 triệu đĩa hát bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Đức, và Tây-ban-nha, đứng hạng tư trong số các ca sĩ Pháp nổi tiếng quốc tế có số đĩa hát bán cao nhất (chỉ sau Charles Aznavour, Dalida, và Édith Piaf). Sheila cũng là ca sĩ thứ nhí của Pháp, sau Édith Piaf, được vào bảng xếp hạng Billboard tại Hoa Kỳ. Sheila xuất thân từ giai cấp bính dân, và thời niên thiếu của cô cũng chẳng có gí đáng nói. Tên thật là Annie Chancel, ra chào đời ngày 16/8/1945 tại Salins, một làng nhỏ gần Aurillac, tỉnh lỵ Cantal, miền trung nam nước Pháp. Sau khi lên Paris, cha mẹ cô làm nghề bán bánh kẹo tại các chợ phiên với một cái sạp nhỏ. Mộng bính thường của Annie từ khi có trì khôn chỉ là lớn lên được gia nhập các gánh xiệc, trong đó cô thìch nhất vai cỡi ngựa biểu diễn. Nhưng tới khi đi học, Annie lại tỏ ra xuất sắc về ca vũ. Sau bậc tiểu học, Sheila xin thi vào trường Kịch nghệ quốc gia Paris (Opéra national de Paris) với ước mộng trở thành mầm non ca nhạc kịch, tới nơi mới biết mính đã quá tuổi. Sau bậc tiểu học, Sheila bắt đầu phụ giúp cha mẹ trong việc bán bánh kẹo tại các chợ phiên ở ngoại ô Paris, nơi cô được mọi người tặng biệt hiệu ―cái máy la-dô‖ (la radio) ví hát luôn miệng! Cuối năm 1960, vào tuổi 15, lần đầu tiên Sheila được hát trước microphone trong một ban nhạc trẻ vô danh; nhờ đó, qua đầu năm 1961, cô được mời gia nhập The Guitars Brothers, một ban nhạc rock tài tử do hai anh em ruột thành lập.

186 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

The Guitars Brothers trính diễn thường xuyên (không có thù lao) tại hội quán Golf-Drouot nhưng không tạo được tiếng vang. Golf-Drouot là hội quán rock-n-roll đầu tiên và duy nhất của Paris vào thời đó, nơi đã giới thiệu thần tượng nhạc trẻ Johnny Halliday và hai ban nhạc rock nổi tiếng của Pháp là Les Chaussettes Noires và Les Chats Sauvages. Mãi tới cuối tháng 10/1962, The Guitars Brothers mới có cơ hội ―ra mắt‖ ra mắt hai nhà sản xuất đĩa nhạc Jacques Plait và Claude Carrère. Phần trính diễn của ban nhạc nói chung bị chê là ―nghèo nàn‖ nhưng riêng Sheila qua ba ca khúc Sur ma plage, Je chante doucement và Chariot đã lọt vào cặp mắt xanh của Claude Carrère. [Claude Carrère (1930-2014) mà chúng tôi đã có lần nhắc tới, là nhà viết ca khúc, nhà đặt lời hát và sản xuất đĩa nhạc cho nhiều ca sĩ nổi tiếng của Pháp, trong số này có Dalida, Claude François, Hervé Vilard, Art Sullivan, Roméo…, và cũng là người đã có công lăng-xê Sheila, trở thành ông bầu của cô trong suốt 20 năm] Qua ngày hôm sau, Claude Carrère mời cha mẹ của cô bé Annie Chancel 17 tuổi tới một quán cà-phê để nói chuyện, và đã thuyết phục được ông bà cho phép cô ký một hợp đồng 10 năm. Chưa đầy một tháng sau, Claude Carrère tung ra đĩa 45 vòng đầu tay của Annie Chancel, trong đó có ca khúc ―Sheila‖, vốn là phiên bản lời Pháp của bản ―Sheila‖ lời Anh, một ca khúc từng lên No.1 của nam ca sĩ Mỹ Tommy Roe. Luôn tiện, Claude Carrère đã lấy chữ ―Sheila‖ này làm nghệ danh cho Annie Chancel. Được tung ra vào ngày 13/11/1962, chỉ trong vòng 3 tuần lễ, ―Sheila‖ đã bán được 80.000 đĩa, đứng hạng 8 trong cả năm 1962. Ngày 2/12, Sheila được lên truyền hính để trính bày ca khúc này: cô mặc một bộ pyjama vừa hát vừa nhảy nhót trong một phòng ngủ của trẻ con. Hoạt cảnh ấy đã gợi ý cho ông bầu Claude Carrère trong việc giới thiệu ―tiếng hát học trò‖ qua hính ảnh một cô nữ sinh trung học: đồng phục áo sơ-mi trắng, váy ca-rô, tóc thắt bìm, và đã trở thành ―hính ảnh cầu chứng‖ của Sheila trong suốt thời kỳ yé-yé (trước thời kỳ disco).

187 | H Ò A I N A M

Sheila – Tiếng hát Học trò Qua đầu năm 1963, Claude Carrère đã viết ca khúc L‟école est finie (Niên học đã chấm dứt) để ―cô nữ sinh‖ ấy thu đĩa. Kết quả, L‟école est finie đã bán được gần 800.000 đĩa, đứng No.1 trong 5 tháng liên tiếp tại Pháp, và cũng rất được ưa chuộng tại Đức và Gia-nã-đại. Tới giữa năm 1963, Sheila tung ra album (đĩa 33 vòng) đầu tiên của mính gồm 13 ca khúc trong đó có bản chủ đề Le sifflet des copains (Tiếng huýt gió của bạn bè), và đã qua mặt cả Françoise Hardy lẫn Sylvie Vartan về số bán. Trong album này có bản Pendant les vacances (Trong kỳ nghỉ hè), ca khúc đầu tiên của Sheila được phổ biến tại miền nam VN. Nghe giai điệu quen thuộc của Pendant les vacances, độc giả nào thường nghe nhạc Anh Mỹ có thể nhận ra đây chình là bản All I Have To Do Is Dream của đôi song ca Mỹ Everly Brothers nổi tiếng vào những năm cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960. All I Have To Do Is Dream là một sáng tác của cặp vợ chồng nhạc sĩ country & pop Felice and Boudleaux Bryan, xuất bản vào đầu năm 1958, được Everly Brothers thu đĩa, tung ra vào tháng 4/1960, và cho tới nay

188 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

vẫn được ghi nhận là ca khúc duy nhất ―cùng một lúc đứng No.1 trên tất cả mọi bảng xếp hạng của Billboard‖. All I Have To Do Is Dream đứng No.2 cho cả năm 1960, và hiện đang đứng hạng 142 trong danh sách 500 ca khúc hay nhất của mọi thời đại do tạp chì ca nhạc Rolling Stone tuyển chọn. Thêm một điều thú vị với người yêu nhạc là tiếng đàn ghi-ta trong đĩa hát này chình là của danh cầm Chet Arkins (1924-2001). Tuy nhiên, tương tự trường hợp của nhiều ca khúc Anh Mỹ nổi tiếng khác (như Five Hundred Miles, Scarborough Fair, Donna Donna, Sad Movies…), ngày ấy giai điệu của All I Have To Do Is Dream đã đến với đại đa số thình giả VN qua phiên bản lời Pháp Pendant les vacances với tiếng hát Sheila. Pendant les vacances có nội dung khác hoàn toàn với nguyên tác tiếng Anh All I Have To Do Is Dream, là tâm sự của một cô nữ sinh 16 tuổi khi phải xa cách bạn trai trong hai tháng hè; sau đó, khi Pendant les vacances được Trường Kỳ đặt lời Việt với tựa Khi ta hai mươi, một lần nữa, nội dung lại được thay đổi. Khi Ta Hai Mươi Khi ta hai mươi, yêu thương có trong ta chơi vơi Nghe trong tim hát lên bao câu ca chứa chan Ngập tràn đầy niềm vui, lòng nhớ ghi trong cuộc đời Chớ có quên! Khi ta hai mươi. Ta yêu gió yêu mây xa xôi Ta yêu sông nước mênh mông muôn nơi Đó đây ngập tràn đầy niềm vui, lòng nhớ muôn đời Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi hai mươi hai mươi Toàn là niềm vui trong lòng. Sẽ nhớ mãi nhớ mãi Ước gí được sống mãi tháng năm mộng mơ … Khi ta hai mươi, ta mong ta nhớ khi mưa rơi rơi Ta luôn ghi nhớ môi hôn đam mê ngất ngây Ngập tràn đầy niềm vui, lòng nhớ ghi trong cuộc đời Khi ta hai mươi. Ta yêu gió yêu mây xa xôi Ta yêu sông nước mênh mông muôn nơi Đó đây ngập tràn đầy niềm vui, lòng nhớ muôn đời Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi hai mươi hai mươi

189 | H Ò A I N A M

Toàn là niềm vui trong lòng. Sẽ nhớ mãi nhớ mãi Ước gí được sống mãi tháng năm mộng mơ Khi ta hai mươi, ta mong ta nhớ khi mưa rơi rơi Ta luôn ghi nhớ môi hôn đam mê ngất ngây Ngập tràn đầy niềm vui, lòng nhớ ghi trong cuộc đời… Qua năm 1964, Sheila có thêm nhiều bản được lên Top khác. Chỉ tình trong 2 năm đầu của sự nghiệp, Sheila đã bán ra gần 4 triệu đĩa hát, một con số kỷ lục trong làng nhạc Pháp quốc. Năm 1966, Sheila thu đĩa phiên bản lời Pháp của Bang Bang (My Baby Shot Me Down), nguyên là ―ca khúc cầu chứng‖ của nữ ca sĩ Mỹ Cher (trong cặp song ca vợ chồng Sonny & Cher). Chúng tôi sẽ trở lại với bản Bang Bang ở phần cuối bài. Năm 1971, bản Les Rois Mages (Three Wise Men trong huyền thoại về Lễ Giáng Sinh, người Công giáo VN thường gọi là ―Ba Vua‖) do Sheila thu đĩa đã đạt thành công ngoài sức tưởng tượng. Les Rois Mages là phiên bản lời Pháp của ca khúc truyền thống Tweedle Dee Tweedle Dum của Anh quốc, do ban Middle of the Road của Tôcách-lan thu đĩa đầu năm 1971, đứng hạng 2 tại Anh quốc. [Tweedle Dee và Tweedle Dum là 2 hai nhân vật huyền thoại trong truyện nhi đồng Alice in Wonderland] Les Rois Mages – do Claude Carrère đặt lời và Jacques Hourdeaux soạn hòa âm – đã bán ra gần 1 triệu đĩa tại Pháp trong mùa xuân 1971; sau khi được Sheila thu đĩa phiên bản lời Tây-ban-nha với tựa Los reyes magos, đã đứng No.2 tại Mễ-tây-cơ, No.9 tại Á-căn-đính, và No.10 tại Tây-bannha, đồng thời trở thành một ―ca khúc Giáng Sinh‖ quốc tế. Qua năm 1972, giới yêu nhạc Pháp ở Sài Gòn được thưởng thức thêm một ca khúc nổi tiếng khác của Sheila, đó là bản Poupée de porcelaine, do Daniel Vangarde viết nhạc, Claude Carrère đặt lời. Poupée de porcelaine Une poupée de porcelaine Ce n‟est pas ce qu‟il te faut

190 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Muette, discrète, craintive, passive Ça t‟ennuierait, wow wow Une poupée de porcelaine Je veux bien si je deviens Ardente, vibrante, aimante, troublante Auprès de toi. Etre toujours belle et disponible Pour une fille aujourd‟hui, c‟est facile Je voudrais pourtant assumer ma vie Et ne plus rien faire à demi J‟ai besoin d‟aimer et de choisir De t‟appartenir et de te suivre Ne pas être l‟ombre frivole de ton ombre Vivre, pour moi, c‟est t‟aimer Refrain Une poupée de porcelaine Ce n ́est pas ce qu ́il te faut Muette, discrète, craintive, passive Ça t ́ennuierait, wow wow Une poupée de porcelaine Je veux bien si je deviens Ardente, vibrante, aimante, troublante Auprès de toi Savoir deviner les inquiétudes Que parfois tu voudrais me cacher Par sollicitude ou par tendresse Ou par amour pour moi, je le sais Chaque jour, m ́éveiller et me sentir Protégée par ton tendre sourire Tu vas tout m ́apprendre, je vais tout t ́offrir Vivre, pour moi, c ́est t ́aimer Ngày ấy, Poupée de porcelaine được đặt lời Việt với tựa Búp Bê Bằng Sứ, được Thanh Lan, Kiều Nga trính bày song ngữ trong một băng nhạc trẻ. Hiện nay, một số trang mạng ghi tác giả là Phạm Duy, tuy nhiên trong hồi ký ―Ngàn lời ca‖ của ông, danh sách ca khúc ngoại quốc được ông đặt lời Việt không thấy ghi bản này.

191 | H Ò A I N A M

Sau năm 1975, Búp Bê Bằng Sứ đã được khá nhiều nữ ca sĩ nhạc trẻ, tại hải ngoại cũng như trong nước, thu vào CD. Búp Bê Bằng Sứ Thôi đừng nên làm cô bé búp bê, Pho tượng nung và men sứ kia. Búp bê im mơ, búp bê ngu ngơ ôi thôi buồn chưa? Woh woh.. Nếu chẳng may thành cô bé búp bê, Em phải như là em ước mơ. Búp bê hung hăng, búp bê tung tăng chung quanh người thương. Là cô bé xinh tươi nết na nhu mí, Thật không khó cứ im không nói năng gí. Mà em muốn sống cho ân tính dài suốt đời, Em muốn đã yêu ai sẽ yêu dài. Và khi có yêu thương biết sao tấm lòng, Không như bóng đi theo người suốt con đường. Mà như đôi uyên ương mối duyên vững vàng, Cuộc đời dành cho ta yêu thương. Thôi đừng nên làm cô bé búp bê, Pho tượng nung và men sứ kia. Búp bê im mơ, búp bê ngu ngơ ôi thôi buồn chưa? Woh woh.. Nếu chẳng may thành cô bé búp bê, Em phải như là em ước mơ. Búp bê hung hăng, búp bê tung tăng chung quanh người thương. Phải từ giã bao nhiêu lối đi vòng vèo Ở trong đó trong tim người lối đi nhiều. Dù không nói vẫn nghe như lời gào suốt đời, Nghe tiếng nói chơi vơi mối yêu dài. Ngủ êm êm trong mơ biết ai đang chờ, Tính ta sẽ có tiếng cười nói hiền hòa. Và đôi ta sẽ nói với nhau những lời, Cuộc đời dành cho tính yêu thôi. Thôi đừng nên làm cô bé búp bê, Pho tượng nung và men sứ kia. Búp bê im mơ, búp bê ngu ngơ ôi thôi buồn chưa? Woh woh.. Nếu chẳng may thành cô bé búp bê, Em phải như là em ước mơ. Búp bê hung hăng, búp bê tung tăng chung quanh người thương.

192 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ca khúc nổi tiếng cuối cùng của Sheila được phổ biến tại Sài Gòn trước khi xảy ra biến cố 30/4/1975 là bản Tu es le soleil. Ngày ấy, ca khúc này đã được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Anh là mặt trời, được Thanh Lan và Minh Xuân song ca băng Tính Ca Nhạc Trẻ 3 do Vũ Xuân Hùng thực hiện. *** Sau năm 1975, những người ái mộ Sheila tại miền nam VN không còn phương tiện, điều kiện theo dõi bước đường sự nghiệp của cô, cho nên mãi tới sau này mới được biết vào cuối thập niên 1970, Sheila đã trở thành một những tên tuổi nổi tiếng nhất của đầu thời kỳ ―disco‖. Tất cả cũng do tay ông bầu Claude Carrère: 15 năm trước, ông đã biến cô bé Annie Chancel thành ―tiếng hát học trò‖ với đồng phục nữ sinh tóc thắt bìm của thời kỳ yé-yé như thế nào thí nay ông cũng biến Sheila thành ―nữ hoàng disco‖ như thế: cái áo thun ngắn khoe rốn, cái mini-skirt (hoặc quần short) kim tuyến lóng lánh, đôi boot cao tới đầu gối… Claude Carrère còn theo đúng mốt ―thời thượng disco‖ (mà khuôn mẫu điển hính là ban Boney M) để thành lập một ban ca vũ gồm ba anh chàng gốc Phi châu phụ diễn cho Sheila, với cái tên tiếng Anh là “Sheila and B. Devotion”, thường được rút ngắn thành ―Sheila B. Devotion‖ (B ở đây thay cho chữ Black: da đen). Ra mắt năm 1977, Sheila B. Devotion đã làm mưa gió trên các sàn nhảy disco không chỉ ở Âu châu mà còn cả ở Hoa Kỳ với album đầu tay Love Me Baby, trong đó có bản Love Me Baby. Tiếp theo là ca khúc thịnh hành Singin‟ in the rain (trính bày theo thể điệu disco, dĩ nhiên!) đã được nồng nhiệt đón nhận khắp nơi trên thế giới: Thụy-điển (hạng 2), Ý (3), Hòa-lan (3), Đức (6), Anh (9), Ba-tây, Nhậtbản, Á-căn-đính, Đan-mạch, Tây-ban-nha, Úc…; tổng cộng trước sau bán được 5 triệu đĩa 45 vòng. Sheila B. Devotion cũng được đài truyền hính BBC mời trính diễn trong chương trình Top of the Pop nổi tiếng của đài này.

193 | H Ò A I N A M

Từ đó cho tới năm 1980, Sheila B. Devotion đã đi lưu diễn 45 buổi vòng quanh thế giới. Cũng trong năm 1980, Sheila B. Devotion tung ra album ―disco‖ thứ nhí tựa đề King of the World, trong đó có bản Spacer (cảm hứng từ phim Star Wars) lọt vào Top 10 tại hầu hết các nước Âu châu và nhiều nước Á châu, bán ra trên 5 triệu đĩa. Năm 1981, với tư cách ca sĩ hát solo, Sheila đã thu album nhạc rock có tựa đề Little Darlin‟ do nhà sản xuất đã hát Keith Olsen nổi tiếng của Mỹ thực hiện. Ca khúc chủ đề của album này đã đứng hạng 49 trên bản xếp hạng Billboard vào đầu năm 1982. Năm 1983, sau khi gặp gỡ nhà soạn nhạc kiêm nhà sản xuất đĩa nhạc trẻ tuổi Lionel Leroy (sau trở thành đời chồng thứ hai của mính), Sheila đã chuyển hướng, chấm dứt giai đoạn yé-yé để chuyển sang giai đoạn ―ca khúc nghệ thuật‖. [Sheila kết hôn lần thứ nhất vào năm 1973 với nam ca sĩ Ringo (tên thật là Guy Bayle) sau khi cùng nhau chụp một loạt hính diễm tính trên tạp chì Télé Poche; trong đám cưới, Claude François đóng vai phù rể. Hai người có một con trai và chia tay năm 1979. Còn Lionel Leroy tên thật là Yves Martin, kém Sheila gần 11 tuổi; năm 2006, sau hơn 20 năm cặp kè, hai người mới chình thức kết hôn] Theo chiều hướng nghệ thuật của Lionel Leroy, từ năm 1983 tới 1988, Sheila đã thu 3 album được các nhà phê bính đánh giá cao. Tuy nhiên, tới

194 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

năm 1989, chán ngán trước cảnh kinh doanh âm nhạc và đĩa hát, Sheila bỏ nghề ca hát để viết sách, thực hiện show TV, và điêu khắc. Chìn năm sau (1998), Sheila trở lại với ca nhạc, thực hiện một album CD gồm nhiều ca khúc cũ (hát lại) và một số ca khúc mới; chỉ một tháng sau album này đã đoạt đĩa vàng. Bước sang thế kỷ thứ 21, Sheila vẫn tiếp tục được ái mộ: trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris năm 2002, đi lưu diễn trong 2 năm 2009, 2010… Tháng 9 năm 2012, Sheila kỷ niệm 50 năm ca hát bằng một buổi trính diễn đặc biệt tại hì viện Olympia, Paris; và tới tháng 11 năm đó, phát hành CD với 10 ca khúc mới… Tháng 2/2013, Sheila được Bộ Văn Hóa Pháp trao tặng giải thưởng cao quý ―Victoires de la Musique‖ cho sự nghiệp. *** Tới đây, chúng tôi viết về ca khúc Bang Bang do Sheila thu đĩa năm 1966. Bang Bang là phiên bản lời Pháp của Bang Bang (My Baby Shot Me Down), ca khúc nổi tiếng nhất, thành công nhất của nữ ca sĩ Cher trong cặp song ca vợ chồng Sonny & Cher nổi tiếng của Mỹ, thu đĩa năm 1966. Sonny & Cher – tên đầy đủ là Sonny Bono và Cherylin Sarkisian – có khá nhiều điểm tương đồng với cặp Lê Uyên & Phương của nền tân nhạc Việt Nam. Sonny Bono sinh năm 1935, gốc Ý, là một ca nhạc sĩ, nhà viết ca khúc kiêm sản xuất đĩa nhạc. Cherylin Sarkisian sinh năm 1946, cha mẹ là người gốc Armenia – tức là có cùng quê cha với Charles Aznavour, Sylvie Vartan. Năm 1962, Sonny gặp gỡ cô bé 16 tuổi trong một quán cà-phê ở Hồ Ly Vọng, và sau đó tuyển dụng làm ca sĩ hát phụ cho các ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng. Năm 1964, hai người kết hôn, và qua năm 1965 ra mắt khán thình giả với nghệ danh ―Sonny & Cher‖.

195 | H Ò A I N A M

Ngay trong năm 1965, Sonny & Cher đã đạt thành công rực rỡ với hai bản lên Top là Baby Don‟t Go (được đặt lời Pháp với tựa C‟était trop beau, do Sylvie Vartan thu đĩa) và I Got You Babe. Riêng I Got You Babe đã đứng No.1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ba tuần lễ liên tiếp, đồng thời đứng No.1 tại Gia-nã-đại, Anh quốc, Tân-tây-lan, hạng 2 ở Ái-nhĩ-lan, hạng 3 ở Úc… Qua năm 1966, bản Bang Bang do Sonny sáng tác và Cher hát solo đã làm mưa gió khắp nơi trên thế giới; tuy nhiên tại miền Nam VN rất ìt người biết tới, vừa ví Sonny & Cher là một tên tuổi mới lạ, vừa ví số lượng thình giả người Việt của các đài phát thanh của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó cũng chẳng có là bao. Phải đợi tới những năm đầu thập niên 1970, Sonny & Cher mới được giới trẻ Việt Nam biết tới và ái mộ. Một trong những ca khúc của họ được ưa chuộng là bản A Cowboy‟s Work Is Never Done, do Sonny sáng tác và hai vợ chồng song ca. Ngày ấy, ca khúc này đã được Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Mây lang thang, được ban nhạc trẻ CBC (Bìch Loan hát giọng chình) trính bày trong băng Nhạc Trẻ 3; và sau này đã được nhiều ca sĩ, ban nhạc thu vào CD, như Khánh Ly & Lệ thu (song ca), Nhật Hạ, Thanh Mai…

196 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trở lại với bản Bang Bang (My Baby Shot Me Down), đĩa 45 vòng đầu tiên do Cher hát solo bán được trên một triệu đĩa, đứng No.2 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ở Hoa Kỳ, No.3 UK Singles Chart ở Anh Quốc, và nhiều quốc gia khác, như Tân-tây-lan (hạng 2), Ái-nhĩ-lan (3), Gia-nã-đại (4), Ý và Áo (6), Bỉ (9), Nam Phi (10), v.v…

Bang bang (My Baby Shot Me Down) I was five and he was six We rode on horses made of sticks He wore black and I wore white He would always win the fight Bang bang, he shot me down Bang bang, I hit the ground Bang bang, that awful sound Bang bang, my baby shot me down Seasons came and changed the time When I grew up, I called him mine He would always laugh and say “Remember when we used to play?” Bang bang, I shot you down Bang bang, you hit the ground Bang bang, that awful sound Bang bang, I used to shoot you downang Music played and people sang Just for me the church bells rang Now he‟s gone, I don‟t know why And ‟till this day, sometimes I cry He didn‟t even say goodbye He didn‟t take the time to lie Bang bang, he shot me down Bang bang, I hit the ground

197 | H Ò A I N A M

Bang bang, that awful sound Bang bang, my baby shot me down Mặc dù không được các nhà phê bính đánh giá cao (thậm chì có người còn chê) Bang Bang (My Baby Shot Me Down) đã trở thành ―ca khúc cầu chứng‖ của Cher, kể cả sau khi hai vợ chồng chia tay vào năm 1975. Năm 1987, Cher thu lại Bang Bang (My Baby Shot Me Down) dưới hính thức một bản nhạc rock trong album Cher, một album đoạt đĩa bạch kim (Platinum-certified). Trong chuyến lưu diễn cuối cùng ―The Farewell Tour‖ kéo dài từ năm 2002 tới năm 2005, Bang Bang (My Baby Shot Me Down), theo thể nhạc rock, cũng là ca khúc bắt buộc trong 325 buổi trính diễn của Cher. Bang Bang (My Baby Shot Me Down) còn đem lại thành công cho nhiều ca sĩ khác. Trước hết là Nancy Sinatra (con gái của Frank Sinatra), thu đĩa ngay trong năm 1966 và cũng đoạt đĩa vàng. Phiên bản do Nancy Sinatra thu đĩa sau này đã được đạo diễn Mỹ Quentin Tarantino đưa vào cuốn phim hoạt động Kill Bill Volume 1 năm 2003. Tới năm 1981, tới lượt ông bố Frank Sinatra cũng thu đĩa ca khúc này. Ngoài ra, còn hàng chục ca sĩ nổi tiếng khác của Mỹ đã thu đĩa Bang Bang (My Baby Shot Me Down) lời Anh, từ đàn chị Petula Clark, ca sĩ khiếm thị Stevie Wonder, ca nhạc sĩ jazz gốc Hung-gia-lợi Gabor Szabo... tới các thần tượng hiện đại như Beyoncé, Lady Gaga... (bản Bang Bang do Lady Gaga hát chung với ―tiền bối‖ Tony Bennett năm 2014 đã lên tới No.1 trong bảng xếp hạng Jazz Digital Songs Chart của Billboard). Bang Bang (My Baby Shot Me Down) được đặt lời hát bằng rất nhiều ngôn ngữ khác. Chỉ riêng tiếng Pháp đã có ìt nhất ba phiên bản: một của Gilles Brown do nữ danh ca Gia-nã-đại Claire Lepage thu đĩa, một của Alessandro Colombini do Dalida thu đĩa, và một của Claude Carrère & Georges Aber do Sheila thu đĩa, cũng là phiên bản phổ biến nhất.

198 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Bang Bang Nous avions dix ans à peine, tous nos jeux étaient les mêmes Aux gendarmes et aux voleurs, tu me visais droit au cœur. Bang bang, tu me tuais, bang bang, et je tombais. Bang bang, et ce bruit-là, bang bang, je ne l‟oublierai pas. Nous avons grandi ensemble, on s‟aimait bien, il me semble Mais tu n‟avais de passion que pour tes jeux de garçon. Bang bang, tu t‟amusais, bang bang, je te suivais. Bang bang, et ce bruit-là, bang bang, je ne l‟oublierai pas. Un jour, tu as eu vingt ans, il y avait déjà longtemps Que l‟amour avait remplacé notre amitié du passé. Et quand il en vint une autre, on ne sait à qui la faute. Tu ne m‟avais jamais menti, avec elle, tu es parti. Bang bang, tu m‟as quittée, bang bang, je suis restée. Bang bang, et ce bruit-là, bang bang, je ne l‟oublierai pas. Quand j‟aperçois des enfants se poursuivre en s‟amusant Et faire semblant de se tuer, je me sens le cœur serré. Bang bang, je me souviens, bang bang, tout me revient. Bang bang, et ce bruit-là, bang bang, je ne l‟oublierai pas. Trước năm 1975, Bang Bang được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Khi xưa ta bé. Có thể nói, nhà nhạc sĩ đã phỏng dịch lời Pháp một cách hết sức tài tính, tương tự bản Chèvrefeuille que tu es loin / Giàn thiên lý đã xa trước đó. Ngày ấy Khi xưa ta bé được Thanh Lan trính bày đầu tiên trong Băng vàng Nhạc trẻ 6 – Tiếng hát Thanh Lan. Sau năm 1975, Khi xưa ta bé có thể đã không trở thành ca khúc Pháp lời Việt của Phạm Duy phổ biến nhất, được ưa thìch nhất (bởi không thể so sánh với Giàn thiên lý đã xa) nhưng có một điều chắc chắn: Khi xưa ta bé là ca khúc Pháp lời Việt của Phạm Duy được các ca sĩ, trong nước cũng như tại hải ngoại, thu âm, trính diễn nhiều nhất. Khi Xưa Ta Bé Khi xưa đôi ta bé ta chơi Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi Chơi công an đi bắt quân gian

199 | H Ò A I N A M

Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! bang! Anh bắn ngay em: Bang! bang! Em ngã trên sân: bang! bang! Tiếng súng khi xưa:bang!bang! Ta sẽ không quên bao giờ …. Đôi ta theo nhau lớn lên mau Đôi ta luôn thân thiết bên nhau Ta yêu nhau như lũ bé con Nhưng anh ham chơi bắt nhau luôn: bang! bang! Anh thìch lăng quăng: bang! bang! Em cũng theo anh: bang! bang! Tiếng súng khi xưa: bang! bang! Ta sẽ không quên bao giờ Bao năm qua ta đã hai mươi Câu yêu thương đã đến cho đôi Môi hôn thay câu nói ngây thơ Chơi yêu thay chơi bắt nhau vui … Em xa anh, anh mất em yêu Không ai coi xem lỗi nơi ai Em ra đi em đã ra đi Em đi theo duyên mới xa xôi: bang! bang!… Anh đã ra đi: bang! bang! Em sẽ bơ vơ: bang! bang! Tiếng súng khi xưa: bang! bang! Ta sẽ không quên bao giờ… Nay khi ta ra chốn công viên Trông bao nhiêu em bé hân hoan Chơi công an đi bắt quân gian Chơi đi theo đi trốn lăng xăng: bang! bang! Ta nhớ năm xưa: bang! bang! Trong trái tim ta: bang! bang! Tiếng súng khi xưa: bang! bang! Ta sẽ không quên bao giờ…▄

200 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Poupée de cire poupée de son (Búp-bê không tình yêu) Serge Gainsbourg

201 | H Ò A I N A M

Sau Françoise Hardy, Sylvie Vartan, và Sheila, bài này chúng tôi viết về France Gall, người trẻ nhất trong ―nữ tứ quý‖ của làng nhạc Pháp thời kỳ yé-yé. Nếu Françoise Hardy được xưng tụng là ―nữ hoàng phòng thu âm‖, Sylvie Vartan là ―công chúa trên sân khấu trính diễn‖, Sheila là ―tiếng hát học trò‖, thí France Gall là ―tiếng hát nhì nhảnh‖ – một ―búpbê biết hát‖. Như một sự trùng hợp vô tính, ca khúc được ưa chuộng nhất của cô cũng có tựa búp-bê: Poupée de cire, poupée de son (Búp-bê bằng sáp, búp-bê nhồi vải), trước năm 1975, đã được Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt với tựa Búp-bê không tình yêu. France Gall tên thật là Isabelle Geneviève Marie Anne Gall, ra chào đời tại Paris ngày 9/10/1947 trong một gia đính có truyền thống ca nhạc. Ông bố Robert Gall là một nhà viết lời hát, bà mẹ Cécile Berthier là con gái của Tiến sĩ Nhạc sử Paul Berthier (1884-1953), một nhà soạn nhạc đã có công đồng sáng lập ca đoàn Les Petits Chanteurs à la Croix de Bois vào năm 1907. [Trong thời gian 40 năm – từ 1924 tới 1963 – dưới sự điều khiển của Linh mục nhạc trưởng Fernand Maillet (1896-1963), Les Petits Chanteurs à la Croix de Bois (Ca đoàn Thiếu nam Thánh giá gỗ) đã trở thành ca đoàn Thiên chúa giáo nổi tiếng bậc nhất thế giới. Khoảng năm 1961, 1962, Les Petits Chanteurs à la Croix de Bois đã tới trính diễn tại Sài Gòn] Còn người cậu Jacques Berthier (1923-1994) là một nhà soạn lễ nhạc (Công giáo) và nhạc sĩ đại phong cầm trong nhà thờ. Là con gái duy nhất trong gia đính, France Gall được học dương cầm và ghi-ta từ nhỏ. Năm 13 tuổi, cô bé cùng hai người anh song sinh thành lập một ban nhạc ―bỏ túi‖, trính diễn ở các bãi biển hoặc các quán nhạc ở Paris. Nhận ra năng khiếu nơi con gái, đầu năm 1963, Robert Gall khuyến khìch France Gall thu âm một số ca khúc để gửi cho nhà sản xuất đĩa nhạc Denis Bourgeois, lúc đó đang là một trong những giám đốc nghệ thuật của hãng đĩa Philips. Tháng 7/1963, France Gall được Denis Bourgeois gọi tới hát thử cho ông nghe tại hì viện Théâtre des Champs-Élysées, và được ông ký hợp đồng ngay.

202 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ba tháng sau, đúng ngày sinh nhật 16 của France Gall (9 tháng 10), ca khúc Ne sois pas si bête do cô thu đĩa được đưa lên làn sóng điện, và khán giả đã vô cùng thìch thú trước ―tiếng hát trẻ con‖ mà họ mới được nghe lần đầu. Ne sois pas si bête (Đừng có ngu ngốc như thế) nguyên là ca khúc lời Anh Stand a little closer không mấy nổi tiếng, nhưng sau đó phiên bản lời Pháp của Pierre Delanoe được France Gall thu đĩa lại đạt thành công rực rỡ. Được tung ra vào tháng 11/1963, đĩa đơn Ne sois pas si bête đã bán được trên 200.000 đĩa. Ngay sau thành công của Ne sois pas si bête, Denis Bourgeois đã nhờ Serge Gainsbourg viết một ca khúc thật vui tươi cho France Gall, kết quả là bản N‟écoute pas les idoles (Đừng nghe lời các thần tượng).

Jane Birkin và Serge Gainsbourg Serge Gainsbourg (1928-1991) là một tên tuổi nổi tiếng quốc tế, tạo ảnh hưởng và gây tranh luận bậc nhất của Pháp trong suốt ba thập niên 1960, 70, và 80. Ông là ca sĩ, nhạc sĩ dương cầm, nhà viết ca khúc, nhà soạn nhạc cho phim, nhà viết kịch bản, diễn viên, đạo diễn, văn sĩ, thi sĩ, và họa sĩ.

203 | H Ò A I N A M

Tuy nhiên tạo ảnh hưởng và gây tranh luận nhiều nhất phải là trong lĩnh vực sáng tác ca khúc với những tư tưởng phóng khoáng, lời hát dung tục, bị nhiều người lên án là ―phản đạo đức‖. Sau hai lần kết hôn rồi ly dị, năm 1967 Serge Gainsbourg cặp kè thân mật với thần tượng nhục thể Pháp quốc Brigitte Bardot (BB), lúc ấy đang là vợ của tay triệu phú playboy Gunther Sachs của Đức (đời chồng thứ ba của BB). Những ca khúc của BB thu đĩa trong thời gian này đều do Serge Gainsbourg viết, và đôi khi hát chung. Qua năm 1968, Serge Gainsbourg gặp gỡ, và tán tỉnh được nữ diễn viên trẻ Jane Birkin (chưa nổi tiếng) của Anh Quốc, lúc đó đang là vợ của nhà soạn nhạc Jim Barry – người nổi tiếng với phần nhạc đệm soạn cho nhiều cuốn phim 007 James Bond – đưa tới việc Jane chia tay chồng để chung sống với Serge Gainsbourg. Cuộc tính đầy đam mê và bất chấp dư luận của họ kéo dài 13 năm, với một cô con gái ra chào đời năm 1971, tức nữ diễn viên kiêm ca sĩ Charlotte Gainsbourg nổi tiếng sau này. Trong thời gian chung sống, Jane Birkin cũng được Serge Gainsbourg đào tạo thành ca sĩ. Năm 1969, album đầu tiên của hai người có tựa Je t‟aime... moi non plus đã gây chấn động thế giới. Như người yêu nhạc Pháp ở Sài Gòn ngày ấy còn nhớ, ca khúc chủ đề của album – cũng mang tựa Je t‟aime... moi non plus – nói về tính dục, và âm thanh ―nền‖ của bài hát dài hơn 4 phút ấy chình là tiếng thở hổn hển, tiếng rên rỉ của người đàn bà (Jane Birkin) trong lúc ân ái, được kết thúc bằng ―đỉnh cao khoái lạc‖ (orgasm)! Trở lại với France Gall, có thể nói sự nghiệp trong thời gian 10 năm đầu của cô gắn liền với tên tuổi của Serge Gainsbourg. N‟écoute pas les idoles, ca khúc đầu tiên của Serge Gainsbourg sáng tác riêng cho France Gall, phát hành vào cuối năm 1963, qua đầu năm 1964 đã đứng No.1 tại Pháp trong 3 tuần lễ liên tục. Ca khúc kế tiếp của France Gall do Serge Gainsbourg sáng tác, bản Laisse tomber les filles (tiếng Anh có nghĩa là ―Stop messing around with the girls‖), không chỉ được ưa chuộng tại Pháp mà còn ở nhiều quốc gia

204 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

nói tiếng Anh ví âm điệu ―yé-yé + jazz‖ độc đáo, mà một số nhà phê bính âm nhạc gọi là ―âm điệu pop của Pháp‖ (French pop sound). Cho tới những năm gần đây, Laisse tomber les filles (lời Pháp cũng như lời Anh) vẫn được các nữ ca sĩ thuộc các thế hệ đàn em thu đĩa, trong số này April March của Mỹ là người thành công nhất. Năm 1995, April March thu đĩa hai phiên bản, gồm nguyên bản tiếng Pháp Laisse tomber les filles và phiên bản lời Anh có tựa Chick Habit do cô tự đặt lời. Năm 1999, Chick Habit đã được nữ đạo diễn Mỹ Jamie Babbit sử dụng trong cuốn phim hài kịch tuổi ―teen‖ But I‟m a Cheerleader; và tới năm 2007, cả hai phiên bản Anh, Pháp do April March thu đĩa đã được đạo diễn Mỹ Quentin Tarantino đưa vào cuốn phim hoạt động kinh dị Death Proof. Ngay sau khi thu đĩa ca khúc đầu tiên Ne sois pas si bête, France Gall đã cho thấy cô có một giọng hát rất giống giọng ―trẻ con‖. Từ đó, các ông bầu ra sức thuyết phục cô thu đĩa những bài hát dành cho nhi đồng, nhưng cô thí chỉ thìch hát những ca khúc ―người lớn‖. Mãi tới đầu năm 1965, nể lời ông bố Robert Gall, cô mới chịu thu đĩa ca khúc Sacré Charlemagne, do Georges Liferman viết nhạc và cha cô đặt lời. Kết quả, Sacré Charlemagne không chỉ trở thành ca khúc dành cho nhi đồng bán chạy nhất ở Pháp (trên 2 triệu đĩa) mà còn rất phổ biến ở nhiều quốc gia khác, đặt biệt ở Nhật Bản. Sau đó, France Gall được mời đại diện Lục-xâm-bảo (Luxembourg) tham dự cuộc thi Ca khúc Âu châu (Eurovision) năm 1965 với ca khúc Poupée de cire, poupée de son của Serge Gainsbourg, và đã đoạt giải Grand Prix (chúng tôi sẽ trở lại với ca khúc này ở một phần sau). Một chi tiết thú vị liên quan tới France Gall và ông vua phim hoạt họa Walt Disney của Mỹ: Năm 1965, Walt Disney được xem một cuốn phim chiếu trên truyển hính nói về những ca khúc của France Gall. Bị hính ảnh và ―tiếng hát trẻ con‖ của France Gall chinh phục, Walt Disney quyết định thực hiện một cuốn phim ca nhạc dựa trên truyện thần tiên Alice in Wonderland, mặc dù

205 | H Ò A I N A M

trước đó ông đã thực hiện một cuốn phim Alice in Wonderland dưới hính thức phim hoạt họa. Tuy nhiên, France Gall cho biết cô không có ý định bước sang lĩnh vực điện ảnh. Qua năm sau, 1966, Walt Disney qua đời, dự án này bị hủy bỏ. Cũng trong năm 1965, France Gall thu đĩa thêm ba ca khúc khác của Serge Gainsbourg là các bản Attends ou va-t‟en, Nous ne sommes pas des anges, và Baby pop. Đầu năm 1966, Baby pop lên Top và trở thành một trong những ―ca khúc cầu chứng‖ của France Gall. Từ đó cho tới năm 1968, Serge Gainsbourg đã viết thêm nhiều ca khúc khác để France Gall thu đĩa, hoặc do hai người hát chung, tuy nhiên chỉ đạt thành công tương đối. Sự hợp tác giữa Serge Gainsbourg và France Gall chấm dứt vào cuối năm 1968, khi cô đã đủ 21 tuổi và hợp đồng với hãng đĩa Philips chấm dứt. Năm 1969, France Gall ký hợp đồng với hãng đĩa La Companie, cũng là hãng đĩa cha cô cộng tác. Nhưng những ca khúc do cô tự sáng tác, thu đĩa dưới sự điều khiển của giám đốc nghệ thuật của hãng này đã không đạt thành công mong muốn. Cùng khoảng thời gian, France Gall thử bước sang lĩnh vực sân khấu ca nhạc kịch, nhưng cũng sớm nản chì, và bỏ cuộc. Để rồi tới năm 1973, France Gall gặp gỡ Michel Berger, khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt đẹp và một mối tính thiên thu.

France Gall và Michel Berger

206 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Michel Berger không phải ai xa lạ mà chình là chàng trẻ tuổi ―Michel Hursel‖ mà chúng tôi đã nhắc tới trong bài viết về ca khúc Adieu Jolie Candy (Tiễn em nơi phi trường), ca khúc mà chàng đã góp phần đặt lời. ―Michel Hursel‖ là một trong những bút hiệu mà Michel Berger sử dụng trong những năm đầu. Michel Berger tên thật là Michel Jean Hamburger, ra chào đời ngày 28/11/1947 tại Paris, con trai của bác sĩ giải phẫu óc nổi tiếng Jean Hamburger và nữ nhạc sĩ dương cầm (dàn nhạc đại hòa tấu) Annette Haas. Michel Berger không chỉ nối gót mẹ mà còn trở thành ca sĩ, nhà viết ca khúc cho nhiều ca sĩ thời danh như Johnny Halliday, Françoise Hardy, France Gall…, và nhà thực hiện đĩa hát, được ghi nhận là một trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc trẻ Pháp quốc trong hai thập niên 1970, 1980. Sau khi nổi tiếng với tư cách một ca sĩ qua ca khúc Salut les copains, năm 1967, chưa tròn 20 tuổi, Michel Berger đã trở thành một người viết ca khúc và thực hiện đĩa hát của hãng đĩa EMI. Qua đầu thập niên 1970, Michel Berger hợp tác với hãng đĩa Warner Music, đảm trách việc thực hiện album đầu tiên cho nữ ca sĩ trẻ Véronique Sanson. Năm 1973, Michel Berger được trao trách nhiệm thực hiện album Message personnel và đĩa đơn Je suis moi cho Françoise Hardy... Cũng vào một ngày trong năm 1973, France Gall đã bị thu hút khi nghe tiếng hát của Michel Berger qua ca khúc Attends-moi (Wait for Me) của anh. Mấy ngày sau, hai người gặp nhau tại đài phát thanh, France Gall đề nghị Michel Berger hợp tác trong việc viết ca khúc cho cô, và anh đã nhận lời. Năm 1974, La Déclaration d‟amour (Bản tuyên ngôn tính yêu), ca khúc đầu tiên của Michel Berger viết cho France Gall, đạt thành công rực rỡ, mở đầu cho giai đoạn thứ hai, và cũng là một bước ngoặt trong sự nghiệp ca hát của cô.

207 | H Ò A I N A M

Qua năm 1975, Samba Mambo, một ca khúc của Michel Berger viết theo thể điệu chacha vui tươi, sôi động, được France Gall thu đĩa đã làm mưa gió trên các sàn nhảy của giới trẻ khắp năm châu. Tại hải ngoại, Samba Mambo được đặt lời Việt vào khoảng cuối thập niên 1980, được Ngọc Lan, Julie, Thanh Lan, Lynda Trang Đài… và nhiều ca sĩ trẻ trong cũng như ngoài nước thu CD, video. Một vài trang mạng ghi tác giả phiên bản lời Việt là Việt Dzũng, tuy nhiên không thấy ghi tựa tiếng Việt của bài hát. Nếu chỉ tình CD, theo cảm quan và nhận xét của chúng tôi, nữ ca sĩ hát bản Samba Mambo lời Pháp lẫn lời Việt đạt nhất chình là Julie. Có thể nói, cũng giống trường hợp của một số nam nữ ca sĩ khác trong làng ca nhạc Việt Nam, sau khi ra hải ngoại, tiếng hát của Julie mới đạt tới đỉnh cao. Lấy bản Mùa thu chết làm thì dụ điển hính. Trước năm 1975, Julie đã được một số thình giả biết tới qua ca khúc này, nhưng phải đợi tới sau khi ra hải ngoại, nghe cô hát lại, người ta mới cảm nhận trọn vẹn cái hay của ý thơ Appolinaire, nét nhạc Phạm Duy, và tiếng hát Julie. Rất tiếc sau này, càng ngày Julie càng ìt hát để rồi cuối cùng ngưng hẳn. *** Viết tiếp về Michel Berger và France Gall. Cộng tác với nhau, gần gũi nhau, dần dần hai người đã nhận ra rằng họ không chỉ đơn thuần là hai đồng nghiệp cùng tuổi, mà còn chung một nhịp tim. Qua năm 1976, vào ngày 22/6, hai người kết hôn. Nhân dịp này, Michel Berger đã viết cho cô vợ mới cưới một tính khúc tuyệt vời để nhớ lại ngày mới yêu nhau: Ce soir, je ne dors pas (Đêm nay, em nằm thao thức). Ce Soir, Je Ne Dors Pas Ce soir, je ne dors pas Comme la toute toute première fois Où tu es venu contre moi Où j‟avais peur de toi Ce soir, je ne dors pas

208 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Comme la toute toute première fois Où tu dormais dans mes bras Où je prononçais ton nom tout bas Quand j‟étais enfant, mon prince charmant Était si différent de toi Quand j‟étais enfant, mon prince charmant Était bien autrement, pourquoi Ce soir je ne dors pas C‟est la toute toute première fois Que je te sais loin de moi Et le vide n‟en finit pas Quand j‟étais enfant, mon prince charmant Était si différent de toi Quand j‟étais enfant, mon prince charmant Était bien autrement, pourquoi Ce soir je ne dors pas C‟est la toute toute première fois Où je comprends que c‟est toi Ce garçon que je n‟attendais pas Ce soir, je ne dors pas được đặt lời Việt với tựa Đêm buồn mênh mang, được Ngọc Lan thu CD năm 1981 (Asia CD 7: Luyến Tiếc, gồm ba tiếng hát Kiều Nga, Ngọc Lan, Minh Xuân). Rất tiếc, trên bía CD cũng như trên các trang mạng chúng tôi tham khảo đã không ghi tên tác giả phiên bản lời Việt. Với thình giả người Việt hải ngoại, và cả trong nước sau này, Ce soir je ne dors pas / Đêm buồn mênh mang đã trở thành một trong những ―ca khúc cầu chứng‖ của Ngọc Lan. Điểm yếu trong giọng hát của Ngọc Lan là thiếu hơi và không đủ mạnh, nhưng theo suy nghĩ của chúng tôi, chình sự thiếu hơi và không đủ mạnh ấy đã khiến tiếng hát của cô càng trở nên mong manh, vốn đã buồn càng thêm buồn. (Rồi đây chúng tôi sẽ có dịp phân tìch tiếng hát Ngọc Lan trong loạt bài viết về tiếng hát Đặng Lệ Quân – một giọng hát rất buồn khác của nền ca nhạc Á châu).

209 | H Ò A I N A M

Đêm buồn mênh mang Đêm nay lòng bâng khuâng Lần đầu đã thấy tim rung động Người tính từ đâu đến đây Lòng ta bỗng dưng thấy ấm nồng Đêm nay ngủ không yên Người tính bỗng đến trong êm đềm Tuyệt vời tay trong tay đắm say Ta gọi tên thiết tha người ơi... hỡi người !!! Khi tính yêu đến đây Ta chợt như khói bay Mãi đi về xa ngút khơi Người ơi … !!! Khi tình yêu vút bay Ta cần chi hỡi anh Cớ sao tính ta dở dang Anh hỡi … !!! Đêm nay … buồn mênh mang Lần đầu nước mắt rơi âm thầm Người tính ơi xa xăm có hay Em vẫn luôn ngày đêm với nỗi buồn Khi tính yêu đến đây Ta chợt như khói bay Mãi đi về xa ngút khơi Người ơi … !!! Khi tình yêu vút bay Ta cần chi hỡi anh Cớ sao tính ta dở dang Anh hỡi … !!! Đêm nay … buồn mênh mang Lần đầu nước mắt rơi âm thầm Người tính ơi xa xăm có hay

210 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Xa rời anh biết em còn chi Hỡi người !!! Năm 1978, để khuyến khìch France Gall trở lại với sân khấu, Michel Berger đã viết vở ca nhạc kịch Starmania với sự hợp tác của nhà viết lời hát Luc Plamondon, do France Gall thủ vai chình Cristal. Trước đó, không có nhà sản xuất nào dám bỏ vốn thực hiện thể loại ca nhạc kịch này trên sân khấu Pháp. Nhưng Starmania đã thành công rực rỡ, được diễn liên tục trong hai thập niên 1980, 1990, và đưa tên tuổi của France Gall đi vào lịch sử ca nhạc kịch Pháp.

France Gall trong vở Starmania Tháng 8 năm 1992, hai vợ chồng đang chuẩn bị cho một chuyến lưu diễn vòng quanh nước Pháp, Michel Berger đột ngột qua đời ví một cơn đau tim vào tuổi 44. Tuy nhiên, theo đúng truyền thống của giới nghệ sĩ chuyên nghiệp, trong tiếng Anh gọi là “the show must go on”, qua năm 1993, dù chương trính lưu diễn bị hủy bỏ, France Gall vẫn tiếp tục trính diễn tại Paris những sáng tác của người chồng vắn số. Cũng trong năm 1993, France Gall bị chẩn đoán ung thư nhũ hoa nhưng đã chữa trị thành công.

211 | H Ò A I N A M

Năm 1995, France Gall sang Los Angeles và ở lại đây 1 năm để trính diễn và thu âm album thứ 8 của mính. Năm 1996, France Gall trở về Pháp, trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris. Năm 1997, tại họa lại ập tới, Pauline Hamberger, cô con gái độc nhất của Michel Berger và France Gall qua đời vào tuổi 19 ví chứng viêm phổi bẩm sinh di truyền (cystic fibrosis); và được chôn chung mộ với người cha nổi tiếng tại Nghĩa trang Montmartre. France Gall quyết định từ giã nghiệp cầm ca.

[Michel Berger và France Gall còn có một người con trai, Raphael Hamberger, sinh năm 1981, hiện là một chuyên viên soundtrack – phụ trách lồng nhạc vào phim ảnh, video, quảng cáo] Ba năm sau (2000), France Gall trở lại sân khấu một lần duy nhất để phụ diễn cho nam danh ca Johnny Halliday tại hì viện Olympia, Paris. Từ đó tới nay, France Gall dành phần lớn thí giờ cho các công tác từ thiện. Trước kia, ngay từ thập niên 1980, France Gall đã tìch cực hoạt động cho phong trào cứu đói Phi Châu, tổ chức các buổi trính diễn gây quỹ cho Action Écoles, một tổ chức học sinh thiện nguyện ở Pháp. Hiện nay France Gall là một trong những nhà bảo trợ Coeurs de Femmes, một tổ chức từ thiện mà đối tượng chình là các ―cô gái hè phố‖.

212 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

*** Tới đây, chúng tôi viết về bản Poupée de cire, poupée de son (Búp-bê không tình yêu). Sau thành công của các bản N‟écoute pas les idoles, Laisse tomber les filles, Sacré Charlemagne…, năm 1965, France Gall được mời đại diện Đại công quốc Lục-xâm-bảo (Grand Duchy of Luxembourg), một tiểu vương quốc mà tiếng Pháp là quốc ngữ, tham dự cuộc thi Eurovision (Ca khúc Âu châu). Theo lời kể lại của France Gall sau này, Serge Gainsbourg đã cho cô bé nghe thử 10 ca khúc khác nhau do ông sáng tác, và tím cách thuyết phục cô chọn ca khúc mà ông cho là thìch hợp nhất với giọng hát của cô. Nhưng France Gall đã dứt khoát chọn bản Poupée de cire, Poupée de son chỉ ví cô thìch tiết tấu, nhịp điệu lôi cuốn cũng như nội dung khác lạ của ca khúc: …Một nàng ca sĩ tự vì mính như con búp-bê tối ngày chỉ thìch ca hát trong gương, và nhín cuộc đời qua màu hồng, dâng cho đời những bản tính ca ngọt ngào. Rồi một ngày, nó chợt nhận ra rằng mính cứ mãi ca hát về tính yêu trong khi tâm hồn chẳng biết yêu là gí… Poupée de cire, poupée de son Je suis une poupée de cire Une poupée de son Mon cœur est gravé dans mes chansons Poupée de cire poupée de son Suis-je meilleure suis-je pire Qu´une poupée de salon Je vois la vie en rose bonbon Poupée de cire poupée de son Mes disques sont un miroir Dans lequel chacun peut me voir Je suis partout à la fois Brisée en mille éclats de voix

213 | H Ò A I N A M

Autour de moi j´entends rire Les poupées de chiffon Celles qui dansent sur mes chansons Poupée de cire poupée de son Elles se laissent séduire Pour un oui pour un nom L´amour n´est pas que dans les chansons Poupée de cire poupée de son Mes disques sont un miroir Dans lequel chacun peut me voir Je suis partout à la fois Brisée en mille éclats de voix Seule parfois je soupire Je me dis à quoi bon Chanter ainsi l´amour sans raison Sans rien connaître des garçons Je n´suis qu´une poupée de cire Qu´une poupée de son Sous le soleil de mes cheveux blonds Poupée de cire poupée de son Mais un jour je vivrai mes chansons Poupée de cire poupée de son Sans craindre la chaleur des garçons Poupée de cire poupée de son. Nhiều người kể lại rằng khi France Gall hát bản Poupée de cire, poupée de son trong các buổi tranh tài của giải Eurovision tổ chức năm 1965 tại Naples, Ý-đại-lợi, cô đã bị la ó (booed) ví ca khúc này đã đi lệch hướng quá xa so với những ca khúc thường được trính diễn tại cuộc thi này; viết một cách nôm na là ―không giống ai‖! Về phần các nhà phê bính, đa số cho rằng phần trính diễn của France Gall trong buổi thi chung kết tối 20/3/1965 không đáng gọi là lần trính diễn hay nhất của cô, thậm chì có người còn vạch ra rằng cô đã hát lạc ―tông‖, mặt mũi thí tái mét!… Kể cả Claude François, lúc đó đang là người yêu

214 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

của cô bé 17 tuổi, khi được France Gall điện thoại ngay sau phần trính diễn của mính, đã phải la lớn ―Em hát lạc tông. Thật khủng khiếp!‖ Thế nhưng ban giám khảo lại bị France Gall chinh phục, và Poupée de cire, poupée de son đã đoạt đại giải (Grand Prix). Gần đây, năm 2005, nhân dịp mừng 50 năm của Eurovision, Poupée de cire, poupée de son đã được đưa vào danh sách 14 ca khúc hay nhất đã đoạt giải từ trước tới nay. Chỉ một ngày sau cuộc thi, Poupée de cire, poupée de son đã bán được 16 ngàn đĩa tại Pháp, nơi mà France Gall (và Serge Gainsbourg) đã bị dư luận chỉ trìch dữ dội về việc không đại diện cho nước Pháp mà lại đại diện cho Lục-xâm-bảo tham dự giải Eurovision. Bốn tháng sau, số bán đã lên tới nửa triệu đĩa! Tới mùa hè 1965, sau khi Poupée de cire, poupée de son được France Gall thu đĩa bằng tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Nhật, tổng số bán ra đã lên tới 2 triệu đĩa. Riêng tại xứ Hoa Anh Đào, phiên bản Poupée de cire, poupée de son bằng tiếng Nhật có tựa đề ―Yume Miru Chanson Ningyo‖, đã làm mưa gió trên thị trường trong một thời gian dài, đưa tên tuổi của France Gall đứng trên ban The Beatles trong bảng xếp hạng 2 năm liên tiếp.

215 | H Ò A I N A M

Tại miền nam Việt Nam trước năm 1975, Poupée de cire, poupée de son đã được Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt với tựa Búp-bê không tình yêu. Tương tự trường hợp ca khúc La Maritza / Dòng sông tuổi nhỏ của anh trước đó, Poupée de cire, poupée de son / Búp-bê không tình yêu cũng được Vũ Xuân Hùng chuyển ngữ một cách tài tính và trung thực. Ngày ấy, Poupée de cire, poupée de son / Búp-bê không tình yêu được thu vào băng nhựa với hai tiếng hát Thanh Mai (lời Việt) và Thanh Lan (lời Pháp). Sau năm 75, tại hải ngoại, Ngọc Lan là ca sĩ hát lại bản này thành công nhất. Hiện nay, Poupée de cire, poupée de son / Búp-bê không tình yêu được xem là ca khúc Pháp lời Việt thịnh hành và phổ biến bậc nhất ở Việt Nam, được trính bày dưới nhiều hính thức, theo nhiều thể điệu khác nhau.

Nữ ca sĩ Thanh Mai trước 75 Búp-bê không tình yêu Tôi như con búp bê bằng nhựa Một thứ búp bê thật xinh xắn Đựng đầy trong trái tim ngàn muôn ca khúc Buồn vui nhớ mong khóc thương mơ mộng

216 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sáng láng tươi vui như hàng ngàn Vạn búp bê xinh lòng kung kình Nhín về mê đắm như kẹo thần thơ ấu Lòng như đóa hoa trong ngày đầu xuân Thơ ngây như hương dưới nắng hồng Tâm hồn dại khờ chẳng dấu chút gí Rong chơi ca vui suốt tháng ngày Cho đời hàng ngàn hàng vạn điệu ca (x2) Có lúc tôi nghe tim sao buồn Vạn nước mắt em đành rơi xuống Trọn đời ca hát cho tính yêu ai đó Còn tôi tháng năm mãi sầu đời buồn Tôi như con búp bê bằng nhựa Một thứ búp bê thật xinh xắn Mặt trời trên tóc nhưng lòng sao băng giá Ví sao búp bê thiếu một tính yêu Thơ ngây như hương dưới nắng hồng Tâm hồn dại khờ chẳng dấu chút gí Rong chơi ca vui suốt tháng ngày Cho đời hàng ngàn hàng vạn điệu ca Có lúc tôi nghe tim sao buồn Vạn nước mắt em đành rơi xuống Trọn đời ca hát cho tính yêu ai đó Còn tôi tháng năm mãi sầu đời buồn Tôi như con búp bê bằng nhựa Một thứ búp bê thật xinh xắn Mặt trời trên tóc nhưng lòng sao băng giá Ví sao búp bê thiếu một tính yêu Mặt trời trên tóc nhưng lòng sao băng giá Ví sao búp bê thiếu một tính yêu.▄

217 | H Ò A I N A M

L’amour est bleu (Tình yêu màu xanh) André Popp & Pierre Cour Après toi (Vắng bóng người yêu) Mario Panas & Klaus Munro

218 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp được ưa chuộng và đặt lời Việt trước năm 1975, bài này chúng tôi viết về hai bản khá đặc biệt. Đặc biệt ví bản thứ nhất chỉ nổi tiếng quốc tế sau khi đứng No.1 tại Hoa Kỳ, còn bản thứ nhí thí do hai tác giả ngoại quốc, một Hy-lạp một Đức, sáng tác. Cả hai bản đều do Vicky Leandros, một nữ danh ca gốc Hy-lạp thu đĩa, đại diện cho Lục-xâm-bảo – một quốc gia nói tiếng Pháp – tham dự cuộc thi Eurovision (Ca khúc Âu Châu). Bản thứ nhất là L‟amour est bleu của André Popp & Pierre Cour, được Phạm Duy (?) đặt lời Việt với tựa Tình yêu màu xanh, bản thứ hai là Après toi của Mario Panas & Klaus Monro, do Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Vắng bóng người yêu. Trước hết viết về L‟amour est bleu, được Vicky Leandros trính diễn tại cuộc thi Eurovision năm 1967. Ca khúc này do André Popp soạn nhạc và Pierre Cour đặt lời hát. André Popp (1924-2014) là một nhà soạn nhạc, soạn hòa âm nổi tiếng của Pháp; ngoài ra ông còn là một nhà viết kịch bản cho phim. Pierre Cour (1924-1997) là một nhà viết ca khúc cho nhiều thế hệ danh ca, trong đó có Dalida, Petula Clark, Nana Mouskouri, Vicky Leandros, Claudine Longet, Enrico Macias… Trong số những ca khúc do André Popp soạn nhạc, Pierre Cour đặt lời trong thập niên 1960, có ba bản được viết để tham dự cuộc thi Eurovision, gồm Tom Pillibi, đoạt giải nhất (Grand Prix) năm 1960, Le chant de Mallory, hạng tư năm 1964, và L‟amour est bleu hạng tư năm 1967 – ca khúc mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết này. Nội dung của L‟amour est bleu nói về ngọt bùi, cay đắng trong tính yêu, thể hiện qua hai màu xanh, xám và nước với gió. L’amour est bleu Doux, doux, l‟amour est doux Douce est ma vie, ma vie dans tes bras Doux, doux, l‟amour est doux Douce est ma vie, ma vie près de toi

219 | H Ò A I N A M

Bleu, bleu, l‟amour est bleu Berce mon cœur, mon cœur amoureux Bleu, bleu, l‟amour est bleu Bleu comme le ciel qui joue dans tes yeux Comme l‟eau, comme l‟eau qui court Moi, mon cœur court après ton amour Gris, gris, l‟amour est gris Pleure mon cœur lorsque tu t‟en vas Gris, gris, le ciel est gris Tombe la pluie quand tu n‟es plus là Le vent, le vent gémit Pleure le vent lorsque tu t‟en vas. Cùng thời gian, Vicky Leandros đã thu đĩa phiên bản lời Anh với tựa Love Is Blue của tác giả Brian Blackburn; tuy nhiên cả đĩa lời Pháp lẫn đĩa lời Anh đều không đạt thành công quốc tế; ngoại trừ tại Gia-nã-đại và Nhật Bản, nơi đĩa lời Pháp L‟amour est bleu rất được ưa chuộng. Phải đợi tới cuối năm đó (1967), sau khi được dàn nhạc Paul Mauriat thu đĩa, L‟amour est bleu / Love Is Blue mới thực sự nổi tiếng quốc tế. Paul Mauriat (1925-2006) là nhạc trưởng của dàn nhạc Pháp ―Le Grand Orchestre de Paul Mauriat‖, thường được ghi trên đĩa nhạc là ―Paul Mauriat et son Orchestre‖, hoặc ―Paul Mauriat and his Orchestra‖. Tuy danh xưng là ―dàn nhạc đại hòa tấu‖ nhưng dàn nhạc của Paul Mauriat lại chuyên về thể loại nhạc nhẹ (easy listening). Tại Hoa Kỳ, dưới tựa tiếng Anh, bản Love Is Blue của dàn nhạc Paul Mauriat đã đứng No.1 liên tục trong 5 tuần lễ trong tháng 2 và tháng 3, 1968 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (cho tất cả mọi thể loại), và 11 tuần lễ liên tiếp trên bảng xếp hạng nhạc nhẹ (easy listening), một kỷ lục mà đĩa nhạc này sẽ giữ trong suốt ¼ thế kỷ! Tới cuối năm 1968, Love Is Blue được Billboard xếp hạng nhí cho cả năm, chỉ đứng sau ca khúc Hey Jude của ―Tứ Quái‖ The Beatles.

220 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sau khi Love Is Blue của dàn nhạc Paul Mauriat làm mưa gió tại Hoa Kỳ, nhiều danh ca Mỹ mới thu đĩa ca khúc lời Anh của tác giả Brian Blackburn, trong số này có Al Martino, Frank Sinatra, Andy Williams, Johnny Mathis… Khác với nguyên bản lời Pháp L‟amour est bleu nói về hạnh phúc và đau khổ trong tính yêu, phiên bản lời Anh Love is Blue mô tả một cuộc tính đã mất qua các màu xanh lam, xám, đỏ, xanh lục, và đen. Love is Blue Blue, blue, my world is blue Blue is my world now I‟m without you Grey, grey, my life is grey Cold is my heart since you went away Red, red, my eyes are red Cryin for you alone in my bed Green, green, my jealous heart I doubted you and now we‟re apart When we met how the bright sun shone Then love died, now the rainbow is gone

221 | H Ò A I N A M

Black, black, the nights I‟ve known Longing for you so lost and alone Gone, gone, the love we knew Blue is my world now I‟m without you Red, red, my eyes are red Cryin for you alone in my bed Green, green, my jealous heart I doubted you and now we‟re apart When we met how the bright sun shone Then love died, now the rainbow is gone Black, black, the nights I‟ve known Longing for you so lost and alone Gone, gone, the love we knew Blue is my world now I‟m without you Grey,grey, my life is grey Clod is my heart since you went away Blue, blue, my world is blue Blue is my world now I‟m, without you Cũng trong năm 1968, nhiều ca sĩ nổi tiếng quốc tế đã thu đĩa nguyên tác lời Pháp L‟amour est bleu, trong số đó có Claudine Longet, nữ diễn viên kiêm ca sĩ gốc Pháp, vợ của nam danh ca Mỹ Andy Williams. Sau khi đĩa hòa tấu của dàn nhạc Paul Mauriat đứng No.1 tại Hoa Kỳ, L‟amour est bleu / Love Is Blue mới quay trở lại để chinh phục Âu Châu. Ngoài lời hát Pháp, Anh, Vicky Leandros đã thu đĩa thêm ba phiên bản khác, gồm tiếng Ý (L‟amore è blu), Đức (Blau wie das Meer) và tiếng Hòa-lan (Liefde is zacht). Từ đó cho tới nay, gần một nửa thế kỷ đã trôi qua, L‟amour est bleu / Love Is Blue vẫn tiếp tục được thình giả khắp năm châu yêu thìch – yêu thìch hơn rất nhiều bản đã đoạt giải nhất (Grand Prix) của Eurovision. Về phiên bản lời Việt, hiện nay có nhiều phiên bản khác nhau, trong số này phổ biến nhất là bản có tựa đề Tình yêu màu xanh, lấy ý từ lời Pháp.

222 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trên bía CD, DVD của Ngọc Lan và một số ca sĩ khác ghi tác giả Tình yêu màu xanh là Phạm Duy. Qua nhận xét ca từ của Tình yêu màu xanh, chúng tôi cũng tin như thế, nhưng ví trong danh sách 255 ca khúc, nhạc khúc ngoại quốc do Phạm Duy đặt lời Việt (trong hồi ký Ngàn lời ca của ông) không thấy nhắc tới bản này, cho nên chúng tôi cẩn thận kèm theo một dấu hỏi. Tình yêu màu xanh (Phạm Duy?) Ngát xanh, xanh như khung trời Tính yêu màu xanh lúc em đã yêu rồi Ấm êm trong đôi tay người Đời bao nồng say khi môi hồng tím môi Ngát xanh, khi em bên chàng Tính yêu màu xanh vuốt ve trái tim buồn Đã qua đi cơn mê chiều Mùa xuân vừa sang trong lòng người mính yêu Tưởng tính ta êm đềm giòng suối mơ Như nắng lên tính mong manh như đại dương Nhớ thương đôi vai rã rời Tính đâu còn xanh ngát xanh mắt em cười Tháng năm qua trông âm thầm Đừng yêu đời em trong cơn sầu ngàn năm Xám đen như đêm đông dài Tính sao màu đen lúc anh đã đi rồi Khóc lên cho vơi u hoài Trời mưa ngoài kia hay giọt lệ sầu rơi Gió ơi ru chi cơn buồn Tính yêu dở dang gẫy đôi cánh thiên thần Xót xa khi đôi tay rời Tính mang màu tang trong chiều vào hồn em Rồi một hôm khi người về lối xưa Nghe ngỡ ngang, tính say xưa vui đại dương

223 | H Ò A I N A M

Ngát xanh, xanh như trăng thề Tính em lại xanh lúc anh đã quay về Cánh tay yêu đương vỗ về Nụ hôn nở hoa hay giọt lệ sầu ngả nghiêng Tiếp theo, chúng tôi viết về bản Après toi, ca khúc mà 5 năm sau đó cũng được Vicky Leandros đại diện cho Lục-xâm-bảo tham dự cuộc thi Eurovision, và lần này đã đoạt giải nhất.

Vicky Leandros là một nữ danh ca quốc tế gốc Hy-lạp, cho tới nay đã bán được trên 150 triệu đĩa hát thu đĩa bằng 8 ngôn ngữ khác nhau. Cô tên thật là Vassiliki Papathanasiou, ra chào đời ngày 23/8/1949 tại Hy-lạp. Cha cô, ông Leandros Papathanasiou, được biết tới dưới nghệ danh Leo Leandros và đôi khi Mario Panas, là một ca nhạc sĩ, nhà soạn nhạc kiêm nhà sản xuất đĩa nhạc. Leo Leandros sinh năm 1926 tại Hy-lạp. Đầu thập niên 1950, ông sang Đức với mục đìch tiến thân trong sự nghiệp ca hát và soạn nhạc. Trong lĩnh vực soạn nhạc, ông nổi tiếng qua việc phối hợp giai điệu truyền thống Hy-lạp với âm hưởng Tây Âu mà kết quả là những khúc nhạc độc đáo, đầy nghệ thuật.

224 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tuy nhiên, dù đạt thành công đáng kể, tới đầu thập niên 1960, ông đã bỏ hẳn nghề ca hát để chỉ còn sáng tác ca khúc và dành toàn bộ thí giờ còn lại để díu dắt cô con gái 13 tuổi mà ông tin rồi đây sẽ đạt thành công rực rỡ.

Leo Leandros Trong sự nghiệp sáng tác của mính, ngoài các ca khúc viết cho con gái, ông còn viết cho hai đồng hương nổi tiếng Demis Roussos, Nana Mouskouri, nam ca sĩ gốc Tây-ban-nha Julio Iglesias, nam ca sĩ gốc Colombia Jairo Varela… Về phần Vicky Leandros, khi cha sang Đức lập nghiệp, cô bé mới 3 tuổi, ở lại Hy-lạp với mẹ, sống ở nhà ông bà nội. Năm 1958, gia đính đoàn tụ tại Đức nhưng chẳng bao lâu cha mẹ ly dị; từ đó Vicky sống với cha. Ngay từ tuổi niên thiếu, Vicky Leandros đã tỏ ra có khiếu về âm nhạc, và được cha cho theo học nhạc lý, đàn ghi-ta, vũ ba-lê, vũ hiện đại, ca hát, và ngoại ngữ.

225 | H Ò A I N A M

Năm 1965, vào tuổi 16, dưới nghệ danh ―Vicky‖ (gọi tắt của Vassiliki), Vicky Leandros thu đĩa đơn (45 vòng) đầu tiên của mính bằng tiếng Đức, bản Messer, Gabel, Schere, Licht (Knives, Forks, Scissors, Fire), một ca khúc nhi đồng có mục đìch răn dạy trẻ con về sự nguy hiểm của dao, nĩa, kéo và lửa. Năm 18 tuổi, Vicky được mời đại diện Đại công quốc Lục-xâm-bảo tham dự cuộc thi Eurovision năm 1967 với ca khúc L‟amour est bleu của André Popp và Pierre Cour (chúng tôi đã viết ở đoạn đầu). Tuy ca khúc này chỉ đứng hạng tư tại giải Eurovision, ngay sau đó, Vicky đã trở thành một tên tuổi nổi tiếng trong làng ca nhạc và trên truyền hính Đức. Qua năm 1968, Vicky được trao tặng giải thưởng Goldene Europa, là giải thưởng truyền hính lâu đời nhất của Đức. Năm 1971, Vicky được tổ chức Eurovision tặng giải Bronze Rose of Montreux cho vai trò trong show truyền hính ―Ich bin‖ của Đức. Đây cũng là lần đầu tiên, Vicky sử dụng nghệ danh ―Vicky Leandros‖, là ghép tên tắt của cô và tên gọi của cha cô: Leandros Papathanasiou. [Bronze Rose of Montreux là một trong những giải nhất tại Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Montreux, do Eurovision tổ chức. Liên hoan này được tổ chức lần đầu tiên tại Montreux, Thụy-sĩ, cho nên lấy tên thành phố này. Có tất cả 8 giải nhất (Bronze Rose) cho 8 bộ môn (5 cho TV, 3 cho radio). Trong 8 giải nhất này, Ban giám khảo sẽ lựa chọn một để trao giải Golden Rose (Rose d‟Or), ví thế Liên hoan này thường được gọi một cách ngắn gọn là “Golden Rose” hoặc “Rose d‟Or”] Cũng trong năm 1971, Vicky Leandros được trao tặng giải Bronze Lion (giải 3) của Radio Luxembourg. Qua năm 1972, vào tuổi 22, Vicky Leandros được mời đại diện Lục-xâmbảo lần thứ hai để tham dự cuộc thi Eurovision, và lần này đã đoạt giải Grand Prix với ca khúc Après toi. Après toi do ông Leo Leandros, cha của Vicky, soạn nhạc dưới nghệ danh Mario Panas, nhạc sư Klaus Munro viết lời hát tiếng Đức và soạn hòa âm, tác giả Yves Dessca viết lời hát tiếng Pháp.

226 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sau khi đoạt giải Grand Prix tại cuộc thi Eurovision 1972, Vicky Leandros đã trở thành một tên tuổi quốc tế đúng nghĩa. Năm 1974, Vicky Leandros thu đĩa ca khúc tiếng Đức Theo, wir fahr‟n nach Lodz, nghĩa là Theo, we‟re going to Lodz (Lodz là một thành phố cổ kình, lớn thứ ba của Ba-lan). Sau khi lên No.1 tại Đức, ca khúc này đã được Vicky Leandros thu đĩa bằng bốn ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Hòalan, và Thổ-nhĩ-kỳ. Tại Nhật Bản, nơi Vicky Leandros là một trong những nữ ca sĩ hát tiếng Pháp được ái mộ hàng đầu, cô đã thu đĩa một số ca khúc bằng tiếng Nhật, trong đó có bản Watashi No Suki Na Chocolate (The Chocolate That I Like) rất được ưa chuộng. Năm 1975, Vicky Leandros sang Nashville, Tennessee, thủ đô dân ca Hoa Kỳ để thực hiện một album bằng tiếng Anh có tựa đề Across the Water, với những ca khúc phối hợp giữa nhạc đồng quê (country), soul và rock – hoàn toàn khác lạ với những thể loại Vicky thường thể hiện trước đó. Album này đã được các nhà phê bính đánh giá cao, đưa tới việc Vicky Leandros được hãng đĩa CBS Records ký hợp đồng, với mục đìch thực hiện những album nhắm vào đông đảo quần chúng Mỹ. Tuy nhiên sau một thời gian sống tại kinh đô điện ảnh Hồ-ly-vọng, làm việc với nhà sản xuất đĩa nhạc nổi tiếng Tom Fowley, Vicky Leandros đã bỏ về. Trở lại Âu châu, trong khi chỉ đạt được những thành công khiêm nhượng với các album hát bằng tiếng Đức và các ca khúc Giáng Sinh, vào năm 1979, Vicky Leandros đã thành công rực rỡ với album đầu tiên hát bằng tiếng Tây-ban-nha, nhắm vào thị trường châu Mỹ La-tinh. Ca khúc có tựa đề Tu Me Has Hecho Sentir (You‘ve made me feel) trong album này đã trở thành một trong những ca khúc cầu chứng của Vicky Leandros tại các quốc gia nói tiếng Tây-ban-nha. Sau 18 tháng ―nghỉ hộ sản‖ để sanh con trai đầu lòng, Vicky Leandros trở lại phòng thu âm, cùng với các danh ca Demis Roussos (Hy-lạp), Johnny Halliday (Pháp), David Soul (Hoa Kỳ) hát trong album Love is Alive cho quỹ từ thiện Liên Hiệp Quốc. Năm 1982, ca khúc Verlorenes Paradies trong album tiếng Đức có cùng tựa đã đưa tên tuổi của Vicky Leandros trở lại danh sách Top 10.

227 | H Ò A I N A M

Từ đó cho tới cuối thập niên 1980, hầu như lúc nào Vicky Leandros cũng có tên trong Top 10 ở Đức, Pháp, Hòa-lan, Gia-nã-đại, và lẽ dĩ nhiên, ở Hy-lạp. Trong thập niên kế tiếp, Vicky Leandros hợp tác với nhà sản xuất đĩa nhạc Jack White (tên thật là Horst Nussbaum) nổi tiếng của Đức để thực hiện 3 album mới, tất cả đều nằm trong Top 10. Năm 1998, Vicky Leandros thu đĩa phiên bản tiếng Đức Weil mein Herz dich nie mehr vergisst, tức bản My Heart Will Go On (Céline Dion hát trong phim Titanic), và đã lên No.1 tại Đức. Bước sang thiên niên kỷ mới, cùng với thành công trong việc hợp tác với Chris De Burgh (nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ Anh nổi tiếng với ca khúc Lady in Red), Vicky Leandros đã hát ―live‖ với nam danh ca tenor Jose Carreras của Tây-ban-nha, và album này đã đứng trong Top 10 tại Đức, Áo, Hy-lạp, Thụy-sĩ và nhiều quốc gia Âu châu, được đưa vào danh sách 100 Album bán chạy nhất thế giới năm 2003. Năm 2010, album Zeitlos của Vicky Leandros gồm những ca khúc nổi tiếng của Pháp được đặt lời hát bằng tiếng Đức cũng vào Top 10... *** Trong sự nghiệp trài dài hơn nửa thế kỷ của mính, Vicky Leandros đã được trao tặng nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý, nhiều nhất là tại Đức, nơi cô và cha cô nhận làm quê hương thứ hai. Riêng tại Hy-lạp, vào năm 2003, Vicky Leandros đã được chình phủ ân thưởng một huân chương cao quý do công sức phổ biến văn hóa và âm nhạc Hy-lạp trên trường quốc tế; đồng thời được Giáo hội Chình thống giáo Hy-lạp trao huân chương danh dự ví những công tác từ thiện dành cho trẻ em nghèo khổ ở Phi Châu. Đây là lần đầu tiên, một phụ nữ nhận được vinh dự này của Giáo hội Hy-lạp, và huân chương này đã được trao cho Vicky Leandros trong một đêm hòa tấu nhạc cổ điển tại hì trường lộ thiên (amphitheatre) Herod Atticus trong khu phế tìch Acropolis nổi tiếng gần thủ đô Athens. Hai năm sau, 2005, Vicky Leandros nhận được vinh dự cao quý nhất: Phụ nữ Hy-lạp trong năm (Woman of the Year).

228 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Từ năm 2006 tới 2008, Vicky Leandros được bầu vào Hội đồng Thành phố Piraeus, một thị trấn cảng cổ xưa nổi tiếng về du lịch, và giữ chức vụ Phó Thị trưởng. *** Vicky Leandros kết hôn hai lần. Lần thứ nhất với doanh gia Hy-lạp Ivan Zissiadis từ năm 1982 tới 1986, có một con trai. Sau đó, Vicky Leandros kết hôn với Enno von Ruffin, con trai của Nam tước Franz von Ruffin, người cai quản lãnh địa Gut Basthorst ở gần Hamburg. Hai người có hai con gái và ly thân năm 2005 sau 19 năm chung sống. Dù ly thân, Vicky Leandros vẫn giữ tước vị ―Nữ nam tước‖ (Baroness) được mang từ ngày Enno von Ruffin thừa kế tước Nam tước của cha. Cho nên hiện nay, nếu ta sử dụng từ khóa ―Vicky Leandros‖ để tím trên trang mạng Wikipedia, sẽ đọc được như sau: “Vassiliki, Baroness von Ruffin (born Vassiliki Papathanasiou), known by her stage name Vicky Leandros…” (Vassiliki, Nữ nam tước von Ruffin (nhũ danh Vassiliki Papathanasiou), được biết tới qua nghệ danh Vicky Leandros…) *** Trở lại với năm 1972 và ca khúc Après toi. Après toi nguyên là một ca khúc bằng tiếng Đức có tựa đề Dann kamst Du (dịch sang tiếng Anh là Then you came) do Leo Leandros, cha của Vicky, soạn nhạc dưới nghệ danh Mario Panas, nhạc sư Klaus Munro đặt lời hát và soạn hòa âm. Klaus Munro (1927-2013) là một công dân Đức tài hoa nổi tiếng quốc tế. Tốt nghiệp Viện Âm nhạc và Kịch nghệ Hamburg về ba môn dương cầm, soạn nhạc đệm (phim, kịch) và điều khiển dàn nhạc (conductor) nhưng sau này ông còn làm thêm nhiều nghề khác – như nhà viết kịch bản, nhà soạn ca nhạc kịch, đạo diễn sân khấu, nhà soạn hòa âm, nhà soạn ca khúc, nhà đặt lời hát, và ca sĩ.

229 | H Ò A I N A M

Riêng trong lĩnh vực soạn ca khúc, Klaus Munro thường hợp tác với Leo Leandros.

Vicky Leandros và Klaus Munro Năm 1972, khi Vicky Leandros được mời đại diện cho Lục-xâm-bảo (lần thứ hai) tham dự cuộc thi Eurovision, Klaus Munro đã đề nghị cô hát bản Dann kamst Du . Phìa Lục-xâm-bảo đồng ý ngay, dĩ nhiên với điều kiện Vicky Leandros sẽ hát bằng tiếng Pháp (ví Lục-xâm-bảo nói tiếng Pháp). Ví thế Klaus Munro đã phải hợp tác với Yves Dresca, một nhà viết lời hát tài ba của Pháp thuộc thế hệ trẻ (sinh năm 1949), tác giả lời hát của hàng trăm ca khúc của các ca sĩ nổi tiếng từ thập niên 1960 trở về sau, như Claude François, Sylvie Vartan, France Gall, Michel Sardou…, và cũng chình là tác giả lời hát của ca khúc Un banc, un arbre, une rue (A bench, a tree, a street), ca khúc vừa đoạt giải Eurovision vào năm trước (1971) cho Tiểu vương quốc Monaco. Kết quả của sự hợp tác ấy là phiên bản lời Pháp có tựa đề Après toi (After you – Sau anh), một tính khúc bi lụy, lời hát diễn tả tâm sự của một cô gái về những gí sẽ đến với cô sau khi người yêu bỏ cô để theo một bóng hồng khác.

230 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Après toi Tu t‟en vas L‟amour a pour toi Le sourire d‟une autre Je voudrais mais ne peux t‟en vouloir Désormais Tu vas m‟oublier Ce n‟est pas de ta faute Et pourtant tu dois savoir Qu‟après toi Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre Qu‟en souvenir de toi Après toi J‟aurai les yeux humides Les mains vides, le cœur sans joie Avec toi J‟avais appris à rire Et mes rires ne viennent que par toi Après toi je ne serai que l‟ombre De ton ombre Après toi Même une jour si je fais ma vie Si je tiens la promesse Qui unit peut-être pour toujours Après toi Je pourrai peut-être Donner de ma tendresse Mais plus rien de mon amour Après toi Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre Qu‟en souvenir de toi Après toi J‟aurai les yeux humides Les mains vides, le cœur sans joie

231 | H Ò A I N A M

Avec toi J‟avais appris à rire Et mes rires ne viennent que par toi Après toi je ne serai que l‟ombre De ton ombre Après toi. Về âm hưởng, giai điệu, khi soạn ca khúc này Leo Leandros đã dựa vào bì quyết thành công của bản L‟amour est bleu (do Vicky Leandros trình diễn trước đó 5 năm cũng tại giải Eurovision) để sử dụng chất liệu giao hưởng trong việc soạn nhạc. Phần soạn hòa âm và điều khiển dàn nhạc được ông trao cho Klaus Munro, lúc đó đang giữ chức nhạc sư tại Nhạc viện Hamburg. Trong buổi chung kết Eurovision diễn ra vào tối 25/3/1972 tại Edinburg, thủ đô Tô-cách-lan, trong số 18 quốc gia dự thi, Lục-xâm-bảo bốc trúng thăm thứ tự số 17. Và ngay sau khi Vicky Leandros trính diễn bản Après toi, tuyệt đại đa số khán giả hiện diện cũng như khán giả theo dõi qua màn ảnh truyền hính từ khắp năm châu, đã đoán trước Après toi sẽ đoạt giải nhất (Grand Prix). Sau khi đoạt giải Eurovision, Après toi đã được đặt lời hát bằng 5 ngôn ngữ khác (ngoài tiếng Pháp, tiếng Đức) để Vicky Leandros thu đĩa, trong số này có phiên bản lời Anh với tựa Come What May. [“Come What May” nguyên là một cụm từ có nguồn gốc từ vở Macbeth của Shakespeare, nghĩa là “whatever happens”. Ngoài Come What May (Après toi), còn có ìt nhất ba ca khúc hiện đại mang cùng tựa đề, một bản jazz do Lani Hall hát, một của ban Air Supply, một bản trong phim Moulin Rouge do cặp nam nữ diễn viên Ewan McGregor và Nicole Kidman song ca] Kết quả, trong năm 1972, Après toi đã đứng No.1 tại Pháp, Bỉ (vùng nói tiếng Pháp), Thụy-sĩ, Hòa-lan, Nam Phi, đứng No.2 tại Anh quốc, Ái-nhĩlan, Na-uy, No.3 tại Bỉ (vùng nói tiếng Flemish), và Mã-lai. Có điều đáng ngạc nhiên là tại Đức quốc, quê hương thứ hai của cha con Leandros, bản này (hát bằng tiếng Đức) đã chỉ lên tới hạng 11.

232 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tổng cộng, tình trên toàn thế giới, Apres toi (và các phiên bản khác) do Vicky Leandros thu đĩa đã bán được trên 6 triệu đĩa, và đem lại đĩa vàng đầu tiên cho cô. Về sau, Apres toi cũng đem lại thành công cho nhiều ca sĩ khác ở khắp năm châu, trong số này có nữ danh ca kiêm diễn viên Phi-luật-tân Pilita Corrales (sinh năm 1939), hát phiên bản lời Anh Come What May trong album Live At The Riviera năm 1976, và nữ danh ca Tây-ban-nha Paloma san Basilio, người trước đây đã song ca bản Besame Mucho với đồng hương tenor nổi tiếng Placido Domingo, hát phiên bản tiếng Tây-ban-nha dưới tựa đề Si Te Va. Tại Việt Nam, trước năm 1975, Après toi đã được Phạm Duy dựa vào phiên bản lời Pháp để đặt lời Việt với tựa Vắng bóng người yêu, và được Thanh Lan thu vào băng Nhạc Trẻ 3. Trong phần Nhạc Pháp của loạt bài này, chúng tôi đã hơn một lần ca tụng Phạm Duy và Thanh Lan của Sài Gòn năm xưa, ở đây chỉ xin viết thêm: cùng với Oui devant Dieu (Ngày tân hôn) và Chèvrefeuille que tu es loin (Giàn thiên lý đã xa), Après toi (Vắng bóng người yêu) phải được xem là một trong những ca khúc Pháp lời Việt ―đạt‖ nhất, được ưa chuộng nhất ngày ấy; và theo ghi nhận của chúng tôi, nếu chỉ xét ba bản này, cho tới nay vẫn chưa có nữ ca sĩ nào, trong nước cũng như ở hải ngoại, có thể thay thế ―Nữ hoàng nhạc Pháp‖ của Hòn ngọc Viễn đông năm nào. Vắng bóng người yêu Cuộc tính tàn, cuộc tính vắng bóng anh Vắng ánh sáng vắng tháng năm Cuộc tính xanh nào ngờ mối tính mỏng manh Cuộc tính rồi đành là khuất bóng thôi Với dĩ vãng sẽ lãng đãng trôi Người tính ơi vắng tênh cuộc đời Đời hoang vắng, khi em xin đành mất anh, Em đành sống quanh bao nhiêu kỷ niệm long lanh Quạnh hiu sống… đôi tay trơ trọi trống không, Mỏi mòn mắt trong, trái tim âm thầm… Ngày tươi sáng khi đôi ta đầy luyến thương Ta cười hát vang, ta ôm cuộc đời mênh mang…

233 | H Ò A I N A M

Tính đã chết… nên em xin là bóng đêm Đi tím bóng anh… dưới trăng thanh… Rồi cuộc đời, cuộc đời sẽ cuốn trôi Với tiếng khóc với tiếng vui, Cuộc đời ơi, cuộc đời đọa đày mà thôi… Cuộc tính sầu, cuột tính mãi đớn đau Cố nìu kéo vẫn mất nhau, Người tính đâu, tóc tang một màu… Cũng theo ký ức của chúng tôi, trước năm 1975, hính như ngoài Thanh Lan đã không có nữ ca sĩ nào thu băng Apres toi / Vắng bóng người yêu. Nhưng sau năm 1975 thí trăm hoa đua nở, chỉ tình ở hải ngoại, đã có cả chục nữ ca sĩ thu CD, DVD lời Pháp & Việt hoặc lời Việt, như Ngọc Lan, Ngọc Huệ, Nhật Hạ, Kiều Nga, Thùy Dương… Có một điều… thú vị (tạm gọi như thế) là cả nam ca sĩ E.P. cũng thu đĩa ca khúc này (lời Pháp & Việt), và theo sự hiểu biết của chúng tôi, anh là nam ca sĩ đầu tiên trên thế giới thu đĩa Après toi – một ca khúc được viết chỉ để nữ giới hát! Chỉ có điều E.P. đã đổi chữ anh/em trong lời hát thành em/anh; nghĩa là cô gái bị phụ tính trong ca khúc này đã được... đổi giống! Chúng tôi còn nhớ có lần thi văn nhạc sĩ Nguyễn Đính Toàn đã lưu ý người hát về sự tự tiện đổi tình phái trong lời hát, nhưng cũng chẳng có mấy người chịu để ý!▄

234 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Dans le soleil et dans le vent (Trong nắng trong gió) Dorde Novkovic & Michel Jourdan Roule s’enroule (Tình nồng cháy) George Petsilas & Michel Jourdan

235 | H Ò A I N A M

Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu hai ca khúc Pháp nổi tiếng quốc tế trước năm 1975 là L‟amour est bleu (Tình yêu màu xanh) và Après toi (Vắng bóng người yêu), cùng được Vicky Leandros trính diễn lần đầu tiên tại giải Eurovision. Vicky Leandros là người gốc Hy-lạp, hát bằng 8 ngôn ngữ khác nhau, và đã bán được trên 150 triệu đĩa. Thế nhưng với những con số ―dễ nể‖ ấy, Vicky Leandros cũng chỉ được đứng hạng nhí trong số nữ danh ca quốc tế gốc Hy-lạp, còn hạng nhất là đàn chị Nana Mouskouri, người hát bằng 10 ngôn ngữ, với số đĩa bán ra lên tới hơn 300 triệu, được nằm trong Top 10 của cả thế giới. Nana Mouskouri cũng là nữ danh ca đã thu đĩa hai ca khúc Pháp Dans le soleil et dans le vent và Roule s‟enroule chúng tôi giới thiệu trong bài này. Trước năm 1975, Dans le soleil et dans le vent được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Trong nắng trong gió, và sau này tại hải ngoại, Roule s‟enroule được Anh Bằng Việt hóa với tựa Tính nồng cháy. Nana Mouskouri (phát âm là ―musxuri‖) tên thật là Ioana Mouskouri, ra chào đời ngày 13/10/1934 tại đảo Crete thuộc Hy-lạp. [Crete là hòn đảo lớn thứ 5 ở Địa Trung Hải (sau các đảo Sicily, Sardinia, Cyprus và Corsia), từng là một trong những trung tâm văn minh đầu tiên ở phương tây, được nhắc tới nhiều lần trong thần thoại Hy-lạp, có truyền thống văn học, âm nhạc. Một trong những danh nhân gốc Hy-lạp ra chào đời tại đảo Crete là văn hào Nikos Kazantzakis (1883-1957), tác giả các cuốn Zorba the Greek, The Last Temptation of Christ…] Ví sinh kế khó khăn, năm Nana Mouskouri lên 3, gia đính tới thủ đô Athens lập nghiệp. Tại đây ông bố Constantine trở người phụ trách máy chiếu phim còn bà mẹ Alice làm công việc hướng dẫn ghế ngồi (usherette) trong một rạp chiếu bóng đối diện căn nhà gia đính thuê mướn. Nhờ đi theo cha mẹ, cô bé Nana đã được xem đi xem lại những cuốn phim hay, và cô thìch nhất cuốn phim thần tiên thời đại Wizard Of Oz, trong đó nữ diễn viên kiêm danh ca Mỹ Judy Garland (vai Dorothy Gale) hát bản (Somewhere) Over The Rainbow, ca khúc đoạt giải thưởng Oscar

236 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

cho bài hát trong phim, và trở thành ―ca khúc cầu chứng‖ của Judy Garland. Chình ca khúc này đã khiến cô bé Nana nhút nhát và khép kìn nuôi mộng trở thành ca sĩ. Ngoài giờ chiếu phim, khi không có ai trong rạp, cô thường lên sân khấu phìa trước màn bạc để trính diễn bản (Somewhere) Over The Rainbow trước ―khán giả tưởng tượng‖. Tới năm lên 6, Nana Mouskouri và cô chị Eugenia được cha mẹ cho học hát với hy vọng sẽ được thu nhận vào Nhạc viện Athens. Được ìt lâu, ví không kham nổi học phì cho cả hai cô con gái, hai ông bà Mouskouri bắt buộc phải chọn một trong hai. Khi được hỏi ý kiến, vị thầy dạy nhạc nói rằng mặc dù cô chị Eugenia có giọng hát hay hơn, nhưng chình Nana mới là người mê say ca hát, ví thế cô được cha mẹ cho tiếp tục theo thầy. Nhưng rồi Đệ nhị Thế chiến xảy ra, Hy-lạp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, ông bố Constantine đi theo kháng chiến chống Đức, việc học hát của Nana bị gián đoạn. Mãi tới năm 12 tuổi, sau khi hòa bính được vãn hồi, Nana mới tiếp tục học hát. Vừa học thầy, cô vừa tự học qua nghe các thần tượng Frank Sinatra, Ella Fitzgerald, Billie Holiday của Mỹ, Édith Piaf của Pháp trên làn sóng điện. Sự say mê và những cố gắng của Nana Mouskouri cuối cùng đã được đền bù: năm 16 tuổi (1950), cô được thu nhận vào Nhạc viện Athens. Trong chương trính 8 năm về nhạc cổ điển tại Nhạc viện, môn học chình của Nana Mouskouri là ca kịch opera. Giọng hát của Nana Mouskouri thuộc thể loại mà từ ngữ âm nhạc gọi là ―coloratura mezzo‖. ―Coloratura mezzo‖ là tiếng Ý đã được quốc tế hóa; ―mezzo‖ là rút gọn của ―mezzo soprano‖, tiếng Anh còn gọi là ―half soprano‖, là giọng nữ nằm dưới soprano và trên contralto, tức giọng ―nữ trung‖; còn ―coloratura‖ tuy có nguồn gốc tiếng La-tinh ―colorare‖ (tiếng Anh: to color) nhưng trong âm nhạc chỉ mang nghĩa bóng là ―nghệ thuật diễn tả bằng nhiều kỹ thuật (ngân, láy, v,v…) khác nhau‖. Nhưng Nana Mouskouri lại được trời sinh ra với hai dây thanh âm (vocal cords) khác nhau, cho nên vừa có thể hát theo giọng ―coloratura mezzo‖

237 | H Ò A I N A M

vừa có thể hát với một giọng đầy hơi thở, chói tai như giọng nói chuyện (breathy, raspy speaking voice) của các ca sĩ hát nhạc jazz hiện đại. Chình ví thế, bạn bè của Nana Mouskouri đã rủ rê cô tham gia nhóm nhạc jazz của họ, thường tụ tập đàn hát mỗi đêm. Hậu quả, Nana Mouskouri đã phải trả một giá khá đắt: khi vị giáo sư Viện trưởng biết được cô ―tham gia những sinh hoạt nằm ngoài môn học của mính‖, cô bị cấm thi tốt nghiệp năm thứ 6! Sau này vào năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền UK ITV của Anh quốc, Nana Mouskouri đã hồi tưởng: ngày ấy, cô có tên trong danh sách học viên sẽ trính diễn trong buổi thi tốt nghiệp tổ chức tại hì viện lộ thiên (amphitheatre) Epidaurus nổi tiếng từ thời cổ; nhưng khi tới nơi, cô mới biết mính đã bị loại tên khỏi danh sách. Trước sự việc ―phũ phàng‖ xảy ra sau hơn 6 năm khổ luyện ở Nhạc viện, Nana Mouskouri đã dứt khoát quay lưng, một đi không trở lại. Nền ca kịch opera của Hy-lạp có thể mất đi một giọng ―coloratura mezzo‖ hiếm quý nhưng nền nhạc hiện đại quốc tế có thêm một nữ danh ca hàng đầu. Tuy nhiên, dù được liệt vào hàng ngũ ―ca sĩ hiện đại‖, 6 năm ở Nhạc viện Athens cũng ảnh hưởng sâu đậm tới phong cách hát của Nana Mouskouri, đem lại những nét độc đáo – cũng độc đáo như cặp mắt kình gọng nhựa màu đen ―cầu chứng‖ của cô. Sau khi rời bỏ Nhạc viện Athens, Nana Mouskouri bắt đầu sự nghiệp ca hát với việc trính diễn những ca khúc jazz tại các hội quán ca nhạc ở thủ đô, qua lối hát chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thần tượng là nữ danh ca Mỹ gốc Phi châu Ella Fitzgerald. Năm 1957, Nana Mouskouri thu đĩa hát đầu tay ―Fascination‖ bằng hai ngôn ngữ Hy-lạp và Anh do hãng đĩa Odeon/EMI phát hành, nhưng không gây được tiếng vang. Sau đó, Nana Mouskouri may mắn được nhà soạn nhạc & viết ca khúc Manos Hadjidakis khám phá khi ông tới nghe nhạc tại một hội quán nơi cô trính diễn. [Manos Hatzidakis (1925-1994) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng bậc nhất của Hy-lạp; người có công đầu trong việc “tây phương hóa” nền nhạc dân gian vốn mang nặng âm hưởng đông phương của Hy-lạp. Một trong

238 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

những sáng tác nổi tiếng của ông là ca khúc Never on Sunday viết cho cuốn phim có cùng tựa, đoạt giải Oscar năm 1960 cho ca khúc trong phim] Năm 1959, tại Liên hoan Ca khúc Hy-lạp (Greek Song Festival) được tổ chức lần đầu tiên, Nana Mouskouri đã đoạt giải nhất với một ca khúc của Manos Hadjidakis. Qua năm sau, cũng tại Liên hoan Ca khúc này, Nana Mouskouri tham dự với hai ca khúc đều của Manos Hadjidakis và cả hai bản đã đoạt giải nhất đồng hạng. Cùng năm, Nana Mouskouri đoạt giải nhất tại Liên hoan Ca khúc Địa Trung Hải. Năm 1961, Nana Mouskouri được trao tặng đĩa vàng đầu tiên trong sự nghiệp của mính nhưng không phải với một ca khúc bằng tiếng Hy-lạp mà bằng tiếng Đức. Nguyên vào năm đó, người Đức thực hiện một cuốn phim tài liệu về Hylạp, và Nana Mouskouri được mời hát một ca khúc bằng tiếng Đức trong phần nhạc phim (soundtrack). Ca khúc có tựa đề Weiße Rosen aus Athen (White Roses from Athens), vốn là một ca khúc dân gian Hy-lạp được Manos Hadjidakis cải biên. Ca khúc này đã đạt thành công ngoài dự liệu, bán được trên 1 triệu đĩa ở Đức; sau đó được Nana Mouskouri thu đĩa bằng nhiều ngôn ngữ khác, và cho tới nay vẫn được xem là một trong những ca khúc cầu chứng của ―Bông hồng Nhã-điển‖ (Rose from Athens) – biệt hiệu của Nana Mouskouri sau thành công của ca khúc này. Năm 1963, Nana Mouskouri, lúc này đã sang sống ở Paris, được Lụcxâm-bảo (Luxembourg) mời đại diện tham dự cuộc thi Ca khúc Âu Châu (Eurovision) với ca khúc À force de prier (dịch sang tiếng Anh: By Persistently Praying). À force de prier là một tính khúc do Raymond Bernard soạn nhạc, Pierre Delanoe đặt lời, tuy chỉ đứng hạng 8 trong tổng số 16 ca khúc dự thi, sau đó đã đạt thành công thương mại đáng kể, ngoài nguyên tác tiếng Pháp còn được đặt lời bằng tiếng Đức (Die Worte dieser Nacht), tiếng Anh (The One That Got Away), tiếng Ý (La notte non lo sa) để Nana Mouskouri thu đĩa.

239 | H Ò A I N A M

Thành công của ca khúc này đã giúp Nana Mouskouri đoạt giải thưởng cao quý Grand Prix du Disque của Pháp và lọt vào mắt xanh của nhạc trưởng kiêm nhà soạn thời danh Michel Legrand, người sau đó đã soạn hai ca khúc nổi tiếng quốc tế cho Nana Mouskouri: Les parapluies de Cherbourg (1964) và L‟enfant au Tambour (1965). Cùng thời gian ―Bông hồng Nhã-điển‖ cũng đạt thành công tại Hoa Kỳ và Anh quốc. Khởi đầu vào năm 1962, nhạc sư Quincy Jones nổi tiếng của Mỹ đã thuyết phục được Nana Mouskouri sang thành phố Nữu Ước để thu một album nhạc jazz Mỹ (American jazz) với tựa The Girl from Greece Sings. Năm 1965, Nana Mouskouri trở lại Hoa Kỳ để thu album (lời Anh) thứ hai, tựa đề Nana Sings. Một trong những ca khúc được yêu chuộng nhất trong album này là bản If you love me (Really love me). Như chúng tôi đã nhắc tới trong bài viết về ca khúc La vie en rose của Édith Piaf, If you love me (Really love me) là một trong những phiên bản lời Anh của ca khúc Hymne de l‟amour (Bài ca tính yêu), một ca khúc để đời của người nữ danh ca huyền thoại, do bà viết lời và Marguerite Monnot phổ nhạc. If you love me (Really love me) của tác giả Geoffrey Parsons (Anh quốc) là phiên bản lời Anh phổ biến nhất, đã đem lại đĩa vàng cho ca nữ danh ca Anh Shirley Bassey vào năm 1959, và sau đó được hầu hết các nữ danh ca thu đĩa, trong số này có Nana Mouskouri. Nhờ album Nana Sings, Nana Mouskouri được nam danh ca Harry Belafonte biết tiếng và mời đi lưu diễn chung, hát chung trong album An Evening With Belafonte/Mouskouri, và giới thiệu với khán giả truyền hính Mỹ quốc. [Harry Belafonte sinh năm 1927, là danh ca, nhà soạn nhạc kiêm diễn viên thành công bậc nhất trong số nghệ sĩ Mỹ gốc Phi châu, được tặng biệt hiệu “Ông vua Calypso” (King of Calypso) ví đã có công phổ biến thể loại nhạc này của vùng đảo Caribbean tới người yêu nhạc trên khắp thế giới vào thập niên 1950. Hai cuốn phim ca nhạc nổi tiếng của ông là Carmen Jones (1954) và Island in the Sun (1957) do đạo diễn Otto Preminger thực hiện]

240 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Một chi tiết thú vị liên quan tới những ngày đầu hợp tác giữa Nana Mouskouri và Harry Belafonte là chàng ca sĩ Mỹ đã yêu cầu ―Bông hồng Nhã-điển‖ bỏ cặp mắt kình cận thị ra khi trính diễn trước khán giả, nhưng Nana Mouskouri cho biết cô có thể rời bỏ show này chứ nhất quyết không gỡ cặp mắt kình ―cầu chứng‖. Cuối cùng Harry Belafonte phải chịu thua. *** Tại Anh quốc, từ năm 1968, Nana Mouskouri đã trở thành một khuôn mặt quen thuộc trên đài truyền hính BBC với show Presenting… Nana Mouskouri. Show này là một sáng kiến đầy tình cách phiêu lưu của nhà sản xuất truyền hính Yvonne Littlewood. Nguyên từ ngày được gặp gỡ và xem Nana Mouskouri trính diễn tại cuộc thi Ca khúc Âu Châu (Eurovision) năm 1963, Yvonne Littlewood đã bị thu hút ngay. Tới năm 1967, sau khi thực hiện một cuốn phim tài liệu về ca nhạc với Nana Mouskouri, Yvonne Littlewood đã mời Nana cộng tác qua việc làm người giới thiệu (host) show Presenting… Nana Mouskouri trên đài truyền hính BBC-4. Đây là một show ca nhạc với thành phần nghệ sĩ chủ lực là Nana Mouskouri và ban Athenians (đệm đàn và hát phụ). Ngoài việc trính diễn những ca khúc dân gian Hy-lạp, những ca khúc cổ điển và bán cổ điển, những ca khúc lời Pháp được ưa chuộng, mỗi tuần Nana Mouskouri còn mời một hoặc nhiều nghệ sĩ khách (guest star) quốc tế xuất hiện trong show để trính diễn và giới thiệu nền ca nhạc của quốc gia mình. Không ngờ sáng kiến ―phiêu lưu‖ ấy của Yvonne Littlewood lại mang tới thành công ngoài dự liệu. Show Presenting… Nana Mouskouri không chỉ thu hút khán giả truyền hính Anh quốc trong suốt 8 năm liên tục mà còn được phát hính lại ở nhiều nơi trên thế giới, từ Gia-nã-đại xuống Chì-lợi, từ Tây-ban-nha sang Do-thái, từ Úc-đại-lợi, Tân-tây-lan tới các nước Á châu Thái-lan, Tân-gia-ba, Mã-lai, Nhật Bản, Nam Hàn… Sau này, Yvonne Littlewood giải thìch về trường hợp thành công của Nana Mouskouri như sau:

241 | H Ò A I N A M

―Theo tôi, một nữ ca sĩ mà mang mắt kình khi hát là việc không bính thường. Trông Nana Mouskouri không giống một nữ ca sĩ điển hính. Cô không có mái tóc vàng… Và quý vị nên nhớ lại ngày ấy người ta chưa đi du lịch nhiều, cho nên âm nhạc và những gí liên quan tới Hy-lạp chưa được đông đảo quần chúng biết tới như ngày nay. Nhưng sự duyên dáng của Nana Mouskouri và những lời dẫn nhập (bằng Anh ngữ) của cô về một ca khúc trước khi trính bày là những gí hết sức độc đáo và đáng yêu.‖ Trong năm 1969, Over and over, album đầu tiên gồm các ca khúc lời Anh của Nana Mouskouri đã lọt vào Top 10 Anh quốc, và đứng trên bảng xếp hạng này suốt 2 năm liền (chúng tôi sẽ viết về bản Over and over ở phần cuối bài). Nhưng với người ái mộ ở Pháp, ngay từ năm 1967, Nana Mouskouri đã trở thành một siêu sao với album Le jour où la colombe và buổi trính diễn đầu tiên tại đại hì viện Olympia, Paris. Riêng với người yêu nhạc Pháp tại miền Nam VN, phải đợi tới năm 1969, khi đĩa 45 vòng Je n‟ai rien appris (Tôi đã chẳng học được bài học nào) được phổ biến tại Sài Gòn, tên tuổi của Nana Mouskouri mới được biết tới. [Je n‟ai rien appris là phiên bản lời Pháp của ca khúc Both Sides Now của Joni Mitchell, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Hai khìa cạnh cuộc đời, mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây] Je n‟ai rien appris được trìch từ album có tựa đề Dans le soleil et dans le vent của Nana Mouskouri phát hành năm 1969. Dans le soleil et dans le vent cũng là tựa ca khúc chủ đề trong album mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết này.

242 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Dorde Novkovic (1943-2007) Qua tím hiểu trên Internet, chúng tôi được biết Dans le soleil et dans le vent nguyên là ca khúc Stari Pjer của tác giả Dorde Novkovic (19432007) người Croatia, được Ivica Percl Perica thu đĩa năm 1968; qua năm 1969 được Michel Jourdan đặt lời Pháp. ―Michel Jourdan‖ ở đây không phải nam diễn viên điện ảnh Michel Jourdan nổi tiếng của màn bạc Pháp (sinh năm 1926), cũng không phải nam ca sĩ Michel Jourdan (sinh năm 1947), mà là nhà thơ trữ tính kiêm nhà viết ca khúc, đặt lời hát Michel Jourdan (sinh năm 1934). Ngoài những ca khúc viết riêng cho các ca sĩ Pháp, như Dalida, Richard Anthony, Claude François, Johnny Halliday, Dorothy, Mike Brant…, Michel Jourdan còn soạn hoặc đặt lời hát cho hàng chục ca khúc nổi tiếng quốc tế, được Frank Sinatra, Barbra Streisnad, Julio Iglesias… thu đĩa. Riêng Nana Mouskouri đã được Michel Jourdan ưu ái dành cho bốn bản, gồm Dans le soleil et dans le vent, Soleil soleil, Tous les arbres sont en fleurs, và Roule s‟enroule. Trở lại với bản Stari Pjer của tác giả Dorde Novkovic, mặc dù các tài liệu trên Internet không cho biết nội dung ca khúc nguyên thủy mà chỉ viết rằng Michel Jourdan đã ―phóng tác‖ từ nguyên bản, qua phiên bản lời Pháp, người ta cũng cảm nhận được đây là một ca khúc đẹp và buồn.

243 | H Ò A I N A M

Lời hát của Michel Jourdan kể về sự hy sinh của một người trai thời chiến: vào một chớm thu, chàng từ giã người vợ trẻ để cùng đồng đội ra tuyến đầu; rồi tới một ngày, một người bạn quay về, anh ta không cần lên tiếng, chỉ cần nhín dáng điệu, người cô phụ cũng hiểu chuyện gí đã xảy ra… Dans le soleil et dans le vent C´est presque l´automne Les enfant moissonnent Et j´ai déjà Rentré le bois Toi, en uniforme Avec d´autres hommes, Très loin d´ici Tu es parti Toi qui chantais Dans le soleil et dans le vent Tournant les ailes du vieux moulin Elles tourneront aussi longtemps Que nous vivrons main dans la main Un peu de poussière Sur la tabatière Me prouve bien Que tu es loin Mais, je crois entendre Le refrain si tendre Que l´an dernier Pour me bercer Tu me chantais Ton ami hier Est rentré de guerre, Il n´a rien dit Mais j´ai compris En voyant ta chaîne Ton blouson de laine Que plus jamais Tu ne viendrais

244 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Me rechanter. Tournent les ailes dans la lumière Tourne le temps rien n´a changé Mais dans mon cœur, depuis hier Le vieux moulin s´est arrêté…

Vào khoảng năm 1973, 1974, Dans le soleil et dans le vent đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Trong nắng trong gió. Trong nắng trong gió Thu đang êm đềm trôi qua, lũ em bé đang cắt lúa Đống gỗ kia khô, em đã mang vô… Anh mặc binh phục oai nghiêm với bạn hữu ra chiến tuyến Chiến tuyến xa xăm, em nhớ trong năm… anh hát bâng khuâng… Tơ không gian, bụi không gian, bám trên điếu trên ống thuốc Muốn nhắc em luôn anh chốn muôn phương… Nhưng còn đây lời ca vang, những câu hát thấp thoáng, Những tiếng ru em, câu hát hân hoan, câu hát mênh mang… Nhẹ nhàng trong gió, hòa với nắng tơ Từng vòng cánh to chạy tròn giấc mơ Và còn quay mãi, vòng cánh cối xay Ngày nào những ai còn đẹp lứa đôi…

245 | H Ò A I N A M

Hôm qua anh bạn phương xa ghé qua chốn xưa bến cũ Thấy dáng anh ta em đoán ngay ra Anh bạn không cần đưa tin, thế nhưng đã, em đã biết Tiếng hát trong năm ôi đã xa xăm… nay sẽ im luôn… Tưởng rằng quay mãi, vòng cánh cối xay Nào ngờ nắng lên, nào ngờ gió lên Nào ngờ nắng gió còn vẫn thiết tha Mà đành cối xay phải ngừng cánh quay… Mặc dù Phạm Duy đã phóng tác một cách hết sức tài tính, chúng tôi tin rằng không phải người Việt nào cũng cảm nhận được nét đẹp nét buồn trong nội dung ca khúc, như những người thông thạo tiếng Pháp đã cảm nhận qua phiên bản lời Pháp. Bởi, như đã viết ở trên, Michel Jourdan là một nhà thơ nên lời hát do ông đặt cũng chình là những vần thơ, mà trong bản Dans le soleil et dans le vent, thì dụ điển hính nhất là hai điệp khúc – một thật đẹp khi còn tay trong tay, một thật buồn khi đã lẻ bóng: Dans le soleil et dans le vent Tournant les ailes du vieux moulin Elles tourneront aussi longtemps Que nous vivrons main dans la main… Tournent les ailes dans la lumière Tourne le temps rien n´a changé Mais dans mon cœur, depuis hier Le vieux moulin s´est arrêté… Trước năm 1975, Dans le soleil et dans le vent / Trong nắng trong gió đã được Thanh Lan trính bày song ngữ trong băng Nhạc Trẻ 6: Tiếng hát Thanh Lan.

246 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp theo, chúng tôi viết về bản Roule s‟enroule. Roule s‟enroule nguyên là một bài hát dân gian truyền thống của Pháp, được George Petsilas cải biên phần nhạc và Michel Jourdan đặt lời hát mới vào năm 1968. George (Yorgos) Petsilas chính là tay ghi-ta trong ban Athenians đồng thời cũng là đời chồng thứ nhất của Nana Mouskouri. Sau này, Nana Mouskouri kể lại rằng George là người đàn ông đầu tiên mính hôn trong đời. Hai người kết hôn năm 1961, có với nhau một trai một gái (sinh năm 1968 và 1970), và ly dị sau 14 năm vợ chồng. Sau đó, Nana Mouskouri chung sống với André Chapelle (người Pháp), chuyên viên phụ trách âm thanh của mính. Lúc đầu Nana Mouskouri không muốn làm đám cưới với André bởi muốn giữ luật đạo (Chình thống giáo), không kết hôn lần thứ hai khi người chồng trước còn sống; phải đợi gần 30 năm sau (2003), khi đã quyết định chọn Thụy-sĩ làm quê hương thứ ba, Nana Mouskouri mới kết hôn với André Chapelle.

247 | H Ò A I N A M

Trở lại với Roule s‟enroule, có thể nói phân nửa sức thu hút của ca khúc này là nhờ được George Petsilas cải biên theo nhịp điệu valse Ý.

Nana Mouskouri và George Petsilas

Roule s’enroule Ce matin je t‟aime pour deux Ce matin mon cœur bat pour deux Je te retrouve et je découvre À la seconde le bout du monde Roule s‟enroule ma vie à la tienne Roule s‟enroule ta chance à la mienne Roule s‟enroule t‟en de tendresse Que je ne cesse de croire en toi Ce jour-là est fait pour nous deux Un instant je ferme les yeux Tu me fredonnes mieux que personne La chanson tendre que j‟aime entendre

248 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Roule s‟enroule ma vie à la tienne Roule s‟enroule ta chance à la mienne Roule s‟enroule t‟en de tendresse Que je ne cesse de croire en toi Le soleil s‟endort et s‟éteint Et le vent se calme soudain Le vent s‟arrête pour mieux peut-être Que tu entendes la chanson tendre Roule s‟enroule ma vie à la tienne Roule s‟enroule ta chance à la mienne Roule s‟enroule t‟en de tendresse Que je ne cesse de croire en toi Roule s‟enroule ma vie à la tienne Roule s‟enroule ta chance à la mienne Roule s‟enroule t‟en de tendresse Que je ne cesse de croire en toi. Vừa được tung ra, đĩa đơn Roule s‟enroule của Nana Mouskouri đã được nồng nhiệt đón nhận, và được bốn tác giả Tom Hemby, John Mallory, Tony Melendez, Gary Winthur Chapman đặt lời Anh với tựa Over and over, cũng do Nana Mouskouri thu đĩa, trở thành ca khúc chủ đề của album Over and over, album tiếng Anh đầu tiên của Nana Mouskouri, đứng trên Top 10 ở Anh trong suốt 2 năm 1969, 1970. Over and Over I never dare to reach for the moon I never thought I‟d know heaven so soon I couldn‟t hope to say how I feel The joy in my heart no words can reveal Over and over I whisper your name Over and over I kiss you again I see the light of love in your eyes Love is forever, no more good-byes

249 | H Ò A I N A M

Now just a memory the tears that I cried Now just a memory the sighs that I sighed Dreams that I cherished all have come true All my tomorrows I give to you Over and over I whisper your name Over and over I kiss you again I see the light of love in your eyes Love is forever, no more good-byes Life‟s summer leaves may turn into gold The love that we share will never grow old Here in your arms no words far away Here in your arms forever I‟ll stay Over and over I whisper your name Over and over I kiss you again I see the light of love in your eyes Love is forever, no more good-byes Over and over I whisper your name Over and over I kiss you again I see the light of love in your eyes Love is forever, no more good-byes Laï lalalaï lalalaï lalalaï [Repeat until the end]

Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015)

250 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sau năm 1975 tại hải ngoại, Roule s‟enroule /Over and over đã được nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời Việt với tựa Tính nồng cháy. Tình nồng cháy Em không mơ hoang kiếp sống trên cung Hằng Em không tham lam diễm phúc trên thiên đàng Làm sao em nói cho hết những tâm tính Ước mơ khiêm nhường – có anh bên mình Đk: Anh yêu anh yêu ơi có những đêm đơn lạnh Hôn anh hôn trong mơ thấy xót xa riêng mính Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi Mất anh đêm này, mất anh muôn đời Anh hay chăng anh nước mắt em vơi đầy Anh nghe chăng anh những tiếng đêm thở dài Gọi tên anh mãi trên gối chăn kỷ niệm Chỉ nghe trong lòng tiếc thương âm thầm Đk: Anh yêu anh yêu ơi có những đêm đơn lạnh Hôn anh hôn trong mơ thấy xót xa riêng mính Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi Mất anh đêm này, mất anh muôn đời Như bao cây xanh trước gió đông cây vàng Xa anh hôm nay thấy giấc mơ hoang tàn Vòng tay âu yếm em ngỡ như thiên đàng Đến nay chỉ là – đắng cay bẽ bàng Đk: Anh yêu anh yêu ơi có những đêm đơn lạnh Hôn anh hôn trong mơ thấy xót xa riêng mính Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi Mất anh đêm này, mất anh muôn đời Như bao cây xanh trước gió đông cây vàng Xa anh hôm nay thấy giấc mơ hoang tàn

251 | H Ò A I N A M

Vòng tay âu yếm em ngỡ như thiên đàng Đến nay chỉ là – đắng cay bẽ bàng Đk: Anh yêu anh yêu ơi có những đêm đơn lạnh Hôn anh hôn trong mơ thấy xót xa riêng mính Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi Mất anh đêm này, mất anh muôn đời Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi Mất anh đêm này, mất – anh – muôn – đời… Như mọi người có thể thấy, nội dung phiên bản lời Anh Over and over tuy khác với nguyên tác lời Pháp Roule s‟enroule nhưng ý nghĩa không trái ngược: trong Roule s‟enroule, hai trái tim yêu nhau đang cùng một nhịp đập (Ce matin je t‘aime pour deux, Ce matin mon cœur bat pour deux…), trong Over and over, những giọt lệ chỉ còn là quá khứ, tính sẽ bền trăm năm (Now just a memory the tears that I cried… Love is forever, no more good-byes). Nhưng trong Tính nồng cháy của Anh Bằng tính đã tan vỡ, còn lại chỉ là đắng cay, bẽ bàng (Tính trong đôi mắt xưa ấy nay đâu rồi, Mất anh đêm này, mất anh muôn đời…). Rất có thể ví nội dung bi lụy ấy mà Tình nồng cháy ―ăn khách‖ – có lẽ ăn khách nhất trong số những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt của Anh Bằng, người nhạc sĩ tài hoa có khả năng làm hài lòng tất cả mọi thành phần đối tượng.▄

252 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Il est mort le soleil (Nắng đã tắt) Hubert Giraud & Pierre Delanoë

253 | H Ò A I N A M

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp điển hính được đặt lời Việt trước năm 1975, bài này chúng tôi viết về bản Il est mort le soleil, một ca khúc ―pop mang âm hưởng jazz‖ của hai tác giả Pierre Delanoë & Hubert Giraud, do Nicoletta thu đĩa năm 1968, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Nắng đã tắt. Pierre Delanoë (1918–2006) là một nhà soạn ca khúc & đặt lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp chúng tôi đã có dịp nhắc tới khá nhiều lần; về phần Hubert Giraud (1920-2016) tuy số lượng sáng tác của ông không nhiều nhưng đã để lại những dấu ấn khó phai mờ. Xuất thân là tay kèn harmonica (khẩu cầm) trong một ban nhạc jazz, về sau kiêm cả ghi-ta, Hubert Giraud dành phần lớn thời giờ để chơi trong các ban nhạc jazz ở Paris. Năm 1947, Hubert Giraud cộng tác với dàn nhạc jazz nổi tiếng của Jacques Hélian, đồng thời bắt đầu soạn ca khúc. Năm 1951, ông soạn phần nhạc của ca khúc nổi tiếng Sous le ciel de Paris (Dưới bầu trời Paris), do Jean Dréjac đặt lời, để sử dụng trong cuốn phim có cùng tựa. Từ đó, Sous le ciel de Paris đã trở thành ca khúc tiêu biểu nhất của Kinh thành Ánh sáng và là một trong những ―ca khúc cầu chứng‖ của nữ danh ca Édith Piaf. Ca khúc nổi tiếng thứ nhí của Hubert Giraud Dors, mon amour, do Pierre Delanoë đặt lời hát, được nam danh ca Pháp André Claveau trính diễn trong giải Ca khúc Âu châu (Eurovision) năm 1958, và đoạt giải nhất (Grand Prix). Năm 1967, Hubert Giraud soạn bản Il est mort le soleil, cũng do Pierre Delanoë đặt lời hát, được Nicoletta trính bày trong album đầu tay của cô, và đạt thành công rực rỡ. (Chúng tôi sẽ trở lại với Il est mort le soleil trong một phần sau)

254 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Hubert Giraud Ba năm sau thành công của Il est mort le soleil, Hubert Giraud cống hiến giới thưởng ngoạn ca khúc nổi tiếng nhất, thành công nhất trong sự nghiệp của mính: bản Mamy Blue (có khi còn được viết thành ―Mammy Blue‖). Ngay tự tựa đề ca khúc đã cho thấy ảnh hưởng của ―thánh ca‖ (gospel) và R&B (rythm and blues), hai thể loại ca nhạc của người Mỹ gốc Phi châu vốn không mấy phổ biến trong cả giới sáng tác lẫn giới thưởng ngoạn nói chung ở Pháp lúc bấy giờ. Về lời hát, đây là một ca khúc rất buồn, nội dung kể về một người con trai bỏ nhà ra đi, không một lời từ biệt, không kịp ôm hôn mẹ hiền, không một chút tiếc nuối những năm tháng êm đẹp; để rồi ngày trở về thí mồ của mẹ đã xanh cỏ, những cánh cửa của căn nhà xưa đã đóng kìn, và anh ta lại ra đi, vĩnh viễn… Mamy Blue Oh Mamy, oh mamy mamy blue Oh Mamy blue Où es-tu, où es-tu mamy blue Oh mamy blue

255 | H Ò A I N A M

Je suis partie un soir d‟été (oh mamy) Sans dire un mot sans t‟embrasser (oh mamy) Sans un regard sur le passé (oh mamy) Le passé (blue) Dès que j‟ai franchi la frontière (oh mamy) Le vent soufflait plus fort qu‟hier (oh mamy) Quand j‟étais près de toi ma mère (oh mamy) Ma mère (blue) Oh Mamy, oh mamy mamy blue Oh Mamy blue Où es-tu, où es-tu mamy blue Oh mamy blue Et aujourd‟hui je reviens (oh mamy) Où j‟ai refait tout le chemin (oh mamy) Qui m‟avait entraînée si loin (oh mamy) Si loin (blue) Tu n‟es plus là pour me sourire (oh mamy) Me réchauffer me recueillir (oh mamy) Et je n‟ai plus qu‟a repartir (oh mamy) Repartir (blue) Oh Mamy, oh mamy mamy blue Oh Mamy blue (oh mamy mamy blue) Ou es tu, ou es tu mamy blue Oh mamy blue Et le temps a passé Et mamy blue, s‟est en allée La maison a ferme ses yeux (oh mamy) Le chat et les chiens sont très vieux (oh mamy) Et ils viennent me dire adieu (oh mamy) Adieu (blue) Je ne reviendrai plus jamais (oh mamy) Dans ce village que j‟aimais (oh mamy)

256 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Où tu reposes désormais (oh mamy) Désormais (blue) Oh Mamy, oh mamy mamy blue Oh Mamy blue (oh mamy mamy blue) Oh Mamy, oh mamy mamy blue Oh Mamy blue Hubert Giraud viết Mamy Blue vào mùa thu 1970. Hôm ấy, trong lúc bị kẹt xe tại Paris, giai điệu và lời hát của Mamy Blue chợt đến trong đầu, và vài ngày sau, ông đã thu âm bản mẫu (demo) để các ca sĩ nghe thử, nhưng ở Pháp không có ai chịu thu đĩa. Phải đợi tới đầu năm 1971, mầm non ca nhạc Ivana Spagna của Ý, khi ấy mới hơn 14 tuổi, đã hát lời bằng tiếng Ý (do Herbert Pagani đặt) trong đĩa 45 vòng đầu tay của cô. [Ivana Spagna sinh năm 1956, về sau trở thành nhà viết ca khúc kiêm ca sĩ nổi tiếng trong thể loại “Italo Disco” – có nghĩa là “Italian pop music” – rất thịnh hành từ đầu thập niên 1970 tới cuối thập niên 1980] Sau khi Mamy Blue được Ivana Spagna thu đĩa, nhà sản xuất đĩa nhạc Alain Milhaud, một người Pháp nhưng hành nghề tại Tây-ban-nha, ông bầu của ban Los Pop-Tops, đã nhận ra đây là một ca khúc lý tưởng để tạo tên tuổi cho Los Pop-Tops trên trường quốc tế.

257 | H Ò A I N A M

Los Pop-Tops (tại các xứ nói tiếng Anh gọi là The Pop Tops) là một ban nhạc & ban hợp ca chuyên về baroque pop (còn gọi là baroque rock), là thể loại nhạc pop mang âm hưởng của thời kỳ tiền cổ điển (thời kỳ Baroque), thành lập năm 1967 tại Madrid, thủ đô Tây-ban-nha, gồm 7 thành viên, tất cả là người gốc Tây-ban-nha trừ chàng ca sĩ chình Phil Trim là người Nam Mỹ gốc Phi châu, sở trường hát nhạc soul. Theo lời đề nghị của ông bầu Alain Milhaud, Phil Trim đã dựa vào nguyên tác lời Pháp Mamy Blue để đặt lời hát mới bằng tiếng Anh. Kết quả, phiên bản lời Anh của Phil Trim đã được mọi người đánh giá là hay hơn cả nguyên tác. Đặc biệt đoạn đầu (giới thiệu nhân vật chình) đã khiến người nghe liên tưởng tưởng tới ca khúc House of the Rising Sun của thập niên trước. MAMY BLUE I may be your forgotten son who wandered off at twenty one it‟s sad to find myself at home oh ma. If I could only hold your hand and say I‟m sorry yes I am I‟m sure you really understand oh Ma where are you now. Oh Mamy oh Mamy – Mamy – blue oh Mamy – Blue The house we shared upon the hill

258 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

seems lifeless but it‟s standing still and memories of childhood days fill my mind oh Mamy Mamy Mamy. I‟ve seen enough of different lights seen tired days and lonely nights and now without you by my side I‟m lost how can I survive. Oh Mamy… Nobody who takes care of me who loves me who has time for me the walls look silent at my face oh Ma so dead is our place. The sky is dark the wind is rough and now I know what I have lost the house is not a home at all I‟m leaving the future seems so small.

259 | H Ò A I N A M

Vừa được tung ra, đĩa Mamy Blue của Los Pop-Tops đã làm mưa gió khắp Âu châu, đứng No.1 tại Pháp, Ý, Bỉ, Đức, Thụy-sĩ, Na-uy, Thụyđiển, ở Nam Mỹ (Ba-tây) và lẽ dĩ nhiên ở Tây-ban-nha, nơi Los PopTops đã thu đĩa một phiên bản bằng tiếng Tây-ban-nha. Có điều hơi lạ là trong khi làm mưa gió tại các quốc gia nói trên, Mamy Blue lời Anh của Los Pop-Tops lại không gây được tiếng vang lớn tại các xứ nói tiếng Anh như Anh quốc, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại… (chỉ đứng hạng 28 trên bảng Easy Listening, hạng 57 trên bảng Billboard Hot 100 ở Mỹ, hạng 35 ở Anh, hạng 42 tại Gia-nã-đại). Trước thành công rực rỡ của Mamy Blue lời Anh do Los Pop-Tops thu đĩa, người Pháp mới giật mính, và ngay sau đó hãng Barclay (Pháp) đã thu hai đĩa, một giọng nam, Joël Daydé, và một giọng nữ, Nicoletta. Joël Daydé, sinh năm 1947, được xem là một giọng ―lạ‖ trong làng ca nhạc Pháp quốc. Anh có một giọng hát mạnh, tự nhiên (raw), mang nhiều chất ―blues‖, tương tự giọng Joe Cocker của Mỹ. Mamy Blue được Joël Daydé thu đĩa cả nguyên tác lời Pháp của Hubert Giraud lẫn phiên bản lời Anh của Phil Trim, cả hai đĩa đều đứng No.1 tại Pháp, Ba-tây, và lên Top ở nhiều nơi khác. Riêng đĩa của Nicoletta, hát nguyên tác lời Pháp và do chình Hubert Giraud đứng ra sản xuất, tuy chỉ lên tới hạng tư trên bảng xếp hạng ở Pháp, đã trở thành ―ca khúc cầu chứng‖ của cô ở nhiều nơi trên thế giới. Tới đây, chúng tôi xin có đôi dòng về Nicoletta, một bông hoa lạ, có thể nói là hiếm quý trong làng nhạc pop của Pháp. Hiếm quý bởi ví cô được xem là một trong số rất ìt ca nhạc sĩ thuộc thế hệ ―yé-yé‖ của Pháp chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền ca nhạc Mỹ quốc, đặc biệt là thể loại R&B, và đạt thành công.

260 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Nicoletta ra chào đời ngày 11/4/1944 (cùng tuổi với Françoise Hardy và Sylvie Vartan) tại thị trấn Thonon-les-Bains, tỉnh Haute-Savoie, miền đông nước Pháp. Tên họ đầy đủ của cô là Nicole Fernande GrisoniChappuis, sau này rút ngắn thành Nicoletta Grisoni, và tới khi đi hát, lấy ―Nicoletta‖ làm nghệ danh. Nghe kể lại, Nicoletta là con gái của một phụ nữ ―chậm trì tuệ‖ (mentally retarded) bị cưỡng hiếp, mang thai rồi sinh ra cô. Sau này, nghe nói cô chọn thu đĩa bản Mamy Blue là để riêng tặng bà mẹ của mính. Ngay từ ngày còn nhỏ, Nicoletta đã bắt đầu hát trong ca đoàn nhà thờ. Lớn lên, cô vừa làm thợ giặt, vừa giúp việc trong một phòng mạch, vừa làm DJ (disc jockey, người phụ trách giới thiệu nhạc trong các club). Chình qua công việc của một DJ, Nicoletta đã được nhà viết ca khúc Léo Missir (1925-2009), khi ấy đang giữ chức Giám đốc Nghệ thuật của hãng đĩa Barclay, chú ý tới và mời ký hợp đồng. Đĩa hát đầu tiên của Nicoletta là L‟Homme à la moto, một ca khúc của ―tiền bối‖ Édith Piaf. Năm 1967, Nicoletta tung ra album đầu tay của cô có tựa Il est mort le soleil (Mặt trời đã chết) và một sớm một chiều nổi tiếng quốc tế. Mặc dù trong album này còn có những bản khác được lên Top, chẳng hạn La Musique, nhưng không thể sánh với Il est mort le soleil. Có lẽ ví thế mà hãng Barclay đã lấy tựa ca khúc này để đặt tên cho album.

261 | H Ò A I N A M

Ở một đoạn trên chúng tôi đã viết: ca khúc nổi tiếng nhất, thành công nhất trong sự nghiệp của Hubert Giraud là bản Mamy Blue, tuy nhiên nếu tình chung cả ba tên tuổi Hubert Giraud – Pierre Delanoë – Nicoletta thì Il est mort le soleil – do Hubert Giraud soạn nhạc, Pierre Delanoë đặt lời, Nicoletta thu đĩa – là thành công lớn nhất. Il est mort le soleil Il est mort Il est mort, le soleil Quand tu m‟as quittée Il est mort, l‟été L‟amour et le soleil C‟est pareil. Il est mort Il est mort, le soleil Mais je suis la seule à porter le deuil Et le jour ne franchit plus mon seuil. Hier, on dormait sur le sable chaud Hier pour nous il faisait beau Il faisait beau même en hiver C‟était hier Il est mort Il est mort, le soleil L‟ombre est sur ma vie Dans mon cœur, la pluie Et mon âme s‟habille de gris. Hier, la couleur que j‟aimais le mieux C‟était la couleur de tes yeux C‟était la couleur de la mer C‟était hier. Ngay trong năm 1967, sau khi được nghe Il est mort le soleil do Nicoletta thu đĩa, ca nhạc sĩ khiếm thị Ray Charles của Mỹ đã liên lạc khen ngợi cô, và xin phép tác giả đặt lời bằng tiếng Anh để ông thu đĩa.

262 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ray Charles (1930-2004) là nghệ sĩ Mỹ gốc Phi Châu đa tài và nổi tiếng bậc nhất. Bị mù từ năm lên 7 nhưng sau này ông không chỉ thành trở thành ca sĩ mà còn là nhà soạn nhạc, nhà viết ca khúc, và nhạc sĩ dương cầm xuất chúng. Khởi đầu, Ray Charles chịu ảnh hưởng của Nat King Cole nhưng sau này ông đã phối hợp các thể loại blues, R&B, gospel để hính thành một thể loại nhạc soul đặc biệt của riêng mính. Sau khi kết thân với nhạc trưởng Quincy Jones, ông còn học được cách hòa âm theo thể loại jazz.

Năm 2002, tạp chì Rolling Stone đã xếp Ray Charles đứng hạng 8 trong danh sách 100 nghệ sĩ lớn nhất của mọi thời đại (100 Greatest Artists of All Time), và tới năm 2008, xếp ông đứng hạng nhí trong danh sách 100 ca sĩ lớn nhất của mọi thời đại (100 Greatest Singers of All Time), chỉ sau Elvis Presley. Tuy nhiên ca nhạc sĩ Mỹ Billy Joel đã nhận xét: ―Nói ra có thể bị cho là ‗phạm thượng‘, nhưng theo tôi nghĩ, Ray Charles còn quan trọng hơn cả Elvis Presley‖. Do trính độ Anh ngữ và mức độ thưởng thức nhạc Blues, R&B… còn giới hạn, đại đa số người yêu nhạc ở miền nam VN ngày ấy chỉ biết tới tên tuổi Ray Charles sau khi ca khúc What‟d I Say (1959) của ông làm mưa gió khắp nơi trên thế giới cùng với điệu nhảy ―twist‖.

263 | H Ò A I N A M

Trở lại với ca khúc Il est mort le soleil do Nicoletta thu đĩa, sau đó đã được Ann Grégory đặt lời tiếng Anh với tựa The Sun Died; cũng có tài liệu ghi Ray Charles và Ann Grégory viết chung. [Ann Grégory tên thật là Arlette Kotchounian, là một nữ văn sĩ kiêm nhà soạn nhạc kiêm nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Pháp, và cũng là tính nhân của Ray Charles] The Sun Died The sun died The sun died, with my love When you left me blue, the summer died too My love and the sun, it‟s the same The sun died The sun died, with my love And I‟m so alone, and yet life goes on But for me, there can be no more dawn Yesterday, the coldest winter was like Spring I thought my love would always stay I thought our love would never end But that was yesterday The sun died The sun died, with my love And life‟s all in vain, in my heart there‟s rain And I know that my soul won‟t stop crying Yesterday, when I was looking in your eyes I thought it was sweet paradise For love completely changed my life But that was yesterday The sun died The sun died, with my love When you left me blue, the summer died too My love and the sun, it‟s the same My love and the sun, it‟s the same

264 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Đầu năm 1968, Ray Charles sang Pháp trính diễn tại nhạc sảnh nổi tiếng Salle Pleyel (Salle Pleyel Music Hall) của kinh thành ánh sáng, trình làng phiên bản lời Anh của Il est mort le soleil , tức The Sun Died, và được hoan hô nhiệt liệt. Từ đó, The Sun Died đã được mọi người xem là một trong những ca khúc tuyệt mỹ (most beautiful songs) của người danh ca khiếm thị. Tới năm 1971, nam danh ca Tom Jones của Anh đã thu đĩa lại The Sun Died và cũng đạt thành công đáng kể. Hơn 20 năm sau, giới yêu nhạc jazz đã được thưởng thức một phiên bản tuyệt vời của The Sun Died qua tài nghệ của nữ ca nhạc sĩ Shirley Horn. Shirley Horn (1934-2005) là một bông hoa hiếm quý trong làng nhạc jazz của Hoa Kỳ, vừa hát vừa tự đệm dương cầm cho mính. Xưa nay không ìt nữ nghệ sĩ cũng có khả năng đó, như Carole King, Diana Krall, nhưng Shirley Horn đã vượt lên trên tất cả, tuyệt vời tới mức nếu chỉ ―nghe‖ chứ không ―nhín‖, người ta sẽ tưởng rằng tiếng hát là của Shirley Horn, còn tiếng đàn là của một danh thủ dương cầm nào đó. Cho nên nhạc trưởng nổi tiếng Johnny Mandel mới nhận xét: Shirley Horn ―như có hai cái đầu‖ (like having two heads). Shirley Horn thu đĩa The Sun Died năm 1993 trong album Light Out of Darkness (A Tribute to Ray Charles). Trở lại với nguyên tác Il est mort le soleil của Pierre Delanoë & Hubert Giraud do Nicoletta thu đĩa năm 1967. Như chúng tôi đã có lần viết, dù nghệ thuật được xem là không ―biên giới‖, nhưng có ―cách trở‖. Trong âm nhạc, cách trở ấy là xu hướng, trính độ, cảm quan của các thành phần xã hội khác nhau. Ví thế, trước năm 1975 tại miền Nam VN, không phải người nào thìch nghe nhạc Pháp cũng yêu chuộng ca khúc Il est mort le soleil; nhưng có một điều chắc chắn: những ai đã yêu chuộng thí rất trân trọng, ca khúc cũng như người hát. Lẽ dĩ nhiên, Phạm Duy là một trong những người yêu thìch và trân trọng Il est mort le soleil cho nên ông đã dành nhiều ―tâm sức‖ cho phiên bản lời Việt với tựa Nắng đã tắt. Chúng tôi nhấn mạnh hai chữ ―tâm sức‖ bởi, như những người nghe nhạc ―khó tình‖ có thể có cùng nhận xét, trong việc đặt lời hát cho các ca khúc nhạc Việt lời Việt hoặc nhạc ngoại quốc lời Việt, cũng có những lúc Phạm Duy chỉ bỏ ―sức‖ mà thôi.

265 | H Ò A I N A M

Nắng Đã Tắt Mặt trời đã chết hè đã hết và nắng chết, Chết luôn đôi con tim, khi chúng ta lía duyên. Con tim âm u như mặt trời câm. Mặt trời đã chết và nắng chết, tính đã hết Chìt khăn tang, riêng em ! Riêng có em buồn than. Ai bôi đen trong tim em, trong hồn em ? Ngày nào, trên bãi cát, mính quấn quýt bên nhau. Trong gió, trong mưa, tính đã dâng cao. Không nắng nhưng sao đời vẫn thơm lâu ! Ôi nhớ hôm nao Mặt trời đã chết. hè cũng hết và nắng tắt Tối đen nơi con tim, mưa khắp trong lòng em. Ôi âm u, đen trong lòng em. Ngày nào em yêu mến mầu xanh ngát phiêu diêu, Yêu mến mắt xanh mầu mắt thương yêu. Yêu mến mắt xanh mộng ước lên cao. Ngồi nhớ hôm nao Mặt trời đã chết, hè đã hết và nắng tắt Tắt luôn câu thương yêu, khi chúng ta lía nhau. Ðưa nhau, ta đưa nhau đi vào đêm. Ði vào đêm. Theo ký ức của chúng tôi, trước năm 1975, Thanh Lan là ca sĩ duy nhất thu băng Il est mort le soleil – Nắng đã tắt (băng Nhạc Trẻ 5). Sau này ra hải ngoại, cô đã hát lại để thu vào CD. Cũng tại hải ngoại, Il est mort le soleil – Nắng đã tắt đã được Ngọc Lan trính bày trong album ―Luyến Tiếc‖, gồm một số ca khúc điển hính của cô thu âm từ năm 1982 tới 1991. Nghe cả ba bản (2 của Thanh Lan, 1 của Ngọc Lan) chúng tôi vẫn chuộng nhất bản do Thanh Lan thu băng trước năm 1975 cho dù chất lượng âm thanh kém; bởi ngoài việc phát âm tiếng Pháp chuẩn xác, cô còn lột tả được ý nghĩa của lời hát trong nguyên tác cũng như phiên bản lời Việt.▄

266 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

L’Avventura (Cuộc Phiêu Lưu, Lãng Du) Éric Charden

267 | H Ò A I N A M

Vào đầu thập niên 1970, một ca khúc Pháp trính bày dưới hính thức song ca đã được người yêu nhạc ngoại quốc tại miền Nam VN đặc biệt yêu chuộng, đó là bản L‟avventura do đôi song ca Stone & Charden thu đĩa, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cuộc phiêu lưu và Nguyễn Duy Biên với tựa Lãng du. Stone & Charden (tiếng Pháp viết là Stone et Charden) là nghệ danh của cặp vợ chồng Annie Gautrat và Éric Charden, có thể so sánh với cặp Sonny & Cher của Mỹ hoặc Lê Uyên & Phương của Việt Nam; có khác chăng là sau khi kết hôn, Annie Gautrat và Éric Charden vẫn tiếp tục hát riêng, sau đó mấy năm mới hát chung. Ngày ấy, ví Stone & Charden nổi tiếng vào những năm tháng cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cho nên đa số người yêu nhạc chỉ kịp thưởng thức ca khúc chứ chưa biết nhiều về ca sĩ. Trước hết viết về Éric Charden, tên thật là Jacques Puissant, chi tiết thú vị nhất (với khán thình giả người Việt) là anh ra chào đời tại Hải Phòng, miền Bắc VN, năm 1942, thời VN còn là một thuộc địa của Pháp. Cha anh là một kỹ sư hàng hải Pháp, được được bổ nhiệm sang Việt Nam làm kỹ sư trưởng ở thành phố Cảng. Tại đây, ông gặp gỡ rồi kết hôn với một cô gái gốc Tây Tạng, nguyên là một cô bé mồ côi được các nữ tu Công Giáo đem về nuôi dạy. Sau này, vào năm 1969, Éric Charden đã sáng tác ca khúc L‟Oiseau Bleu (Cánh chim xanh), trong đó anh dùng biểu tượng cánh chim xanh để gợi lại những kỷ niệm thời thơ ấu, hính ảnh của khóm tre xanh bên bờ ao sau ngôi nhà tuổi ấu thơ, với hàng phượng vĩ rực sắc hoa đỏ ngoài đầu ngõ. Sau khi thân mẫu qua đời, thời thơ ấu ở Hải Phòng còn được Éric Charden nhắc tới trong tập nhạc có tựa đề Indochine 42 (Đông Dương năm 42) phát hành vào năm 1995. Rất có thể ví Éric Charden không chỉ ra chào đời tại Hải Phòng mà còn có nhiều hoài niệm về nơi chôn nhau cắt rốn cho nên trang mạng bách khoa Wikipedia (phiên bản tiếng Pháp) đã viết Éric Charden là người Pháp lai Việt Nam, nguyên văn:

268 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

“Éric Charden, né Jacques Puissant le 15 octobre 1942 à Haïphong en Indochine française (actuel Viêt Nam) et mort le 29 avril 2012 à l‟hôpital Saint-Louis à Paris, est un auteur-compositeur et chanteur franco-vietnamien.” *** Cuối thập niên 1940, năm lên 7, Éric Charden cùng mẹ trở về Pháp, sống với họ nội ở Marseille, còn cha anh thí phải ở lại Hải Phòng cho tới khi chiến tranh Đông Dương kết thúc (1954). Éric Charden say mê âm nhạc từ nhỏ, và đã tự học dương cầm và ghi-ta. Sau khi thi đậu Tú Tài, Éric Charden trúng tuyển vào Trường Cao Đẳng Thương Mại Paris, nhưng chỉ sau 6 tháng lên kinh thành ánh sáng, chàng trẻ tuổi đã bỏ học, vừa làm đủ thứ công việc lặt vặt để kiếm sống, vừa theo đuổi âm nhạc và sân khấu ca kịch. May mắn đã đến với Éric Charden khi chàng được gặp gỡ ông Pierre Bourgeois, cựu giám đốc hãng đĩa Pathé-Marconi vào năm 1963, và được ông giới thiệu. Ngay trong năm đó, Éric Charden đã thu đĩa 45 vòng đầu tiên gồm bốn ca khúc do anh sáng tác. Cũng trong năm 1963, Éric Charden ra mắt album đầu tay, tựa đề J‟ai la tête pleine de Provence, và một ca khúc trong đó, bản Le printaniste, đã chiếm giải nhất trong đại hội ca nhạc Enghien-les-Bains (một ―Las Vegas‖ ở ngoại ô Paris). Hai năm sau, Éric Charden đã thực sự thành danh trong sự nghiệp ca hát solo, và thành công rực rỡ với album thứ hai, mang tựa Amour limite zéro, đồng thời bắt đầu sáng tác ca khúc cho những tên tuổi nổi tiếng trong làng nhạc pop của Pháp, như Johnny Hallyday, Claude François, Sheila, Sylvie Vartan… Tuy sống vào thời ―nhạc pop‖ nhưng Éric Charden không đi theo khuynh hướng chung của giới ca nhạc sĩ trẻ của Pháp lúc bấy giờ là trính diễn các ca khúc có gốc gác Anh – Mỹ, sáng tác theo mô thức nhạc pop Anh – Mỹ, mà chủ trương giữ khuôn khổ truyền thống ―Chansons Français‖ cộng với óc sáng tạo của mính.

269 | H Ò A I N A M

Lấy bản Le monde est gris, le monde est bleu (1967) làm thì dụ điển hính. Nét nhạc buồn vời vợi, lời hát tha thiết… Le monde est gris le monde est bleu Le monde est gris le monde est bleu Et la tristesse brûle mes yeux Mon coeur est gris mon coeur est bleu Je ne pourrais pas être heureux Car je n‟ai pas trouvé quelqu‟un Qui me dise je t‟aime Non je n‟ai pas trouvé quelqu‟un Qui me dise je t‟aime Le monde est gris le monde est bleu Et la tendresse berce mes yeux Mon coeur est gris mon coeur est bleu L‟amour me quitte peu à peu Car je n‟ai pas trouvé quelqu‟un Qui me dise je t‟aime Non je n‟ai pas trouvé quelqu‟un Qui me dise je t‟aime Le monde est gris le monde est bleu La neige tombe sur mes yeux Mon coeur est gris mon coeur est bleu C‟est donc si dur de vivre à deux Tới đây viết về Annie Gautrat. Năm 1966, Éric Charden được mời làm thành viên trong ban giám khảo cuộc thi hoa khôi ―Miss Beatnik‖ (thế hệ trẻ). Trong số thì sinh tham sự cuộc thi có Annie Gautrat, 18 tuổi, một mầm non ca nhạc và kịch nghệ, đã lọt vào mắt xanh, chiếm được trái tim của vị giám khảo ca nhạc sĩ 24 tuổi. Hai người kết hôn trong năm đó. Annie Gautrat là tên thật, cô ra chào đời tại Paris năm 1947, con gái của một nữ ca sĩ opera. Cô được cho theo học tại Lycée Sévignée – trung học tư thục nổi tiếng nhất nhí ở Paris – nhưng đã bỏ học sớm, ban ngày làm việc trong một tiệm bán giày, ban đêm vui chơi, tập tành ca hát tại hộp đêm Bus Palladium, nơi cô được bạn bè đặt biệt hiệu ―Petite Stone‖ ví cô

270 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

để kiểu tóc giống như tay ghi-ta Brian Jones của của ban nhạc rock Rolling Stones. [Brian Jones (1942-1969) là người sáng lập kiêm tay ghi-ta chình của ban Rolling Stones. Kiểu tóc giống như cái nồi úp lên đầu của anh đã trở thành mốt rất thịnh hành trong thập niên 1960, được gọi là kiểu tóc “Stone”. Sau này ví ghiền ma túy nặng, Brian Jones phải rời ban vào năm 1968 và chết đuối (trong lúc overdose) một năm sau đó] Ví thế, cùng với việc sáng tác hai ca khúc cho đĩa 45 vòng đầu tay của Annie Gautrat, Éric Charden đã lấy cho cô vợ trẻ nghệ danh ―Stone‖ và ra sức quảng cáo tiếng hát, hính ảnh của nàng. Tuy nhiên, Stone không thể cạnh tranh với ―Công chúa yé-yé‖ Sylvie Vartan, lúc đó đang làm mưa gió trong làng nhạc pop ở Pháp. Năm 1971, thời gian đôi song ca vợ chồng Sonny & Cher của Mỹ đang nổi như cồn, Éric Charden nảy sinh ý định cùng vợ trở thành đôi song ca Stone & Charden.

Stone & Charden (1972)

271 | H Ò A I N A M

Sau khi cậu con trai Baptiste ra chào đời, Stone & Charden chình thức ra mắt giới mộ điệu, và lập tức trở thành hiện tượng với những ca khúc (do Éric Charden sáng tác) được lên bảng xếp hạng, như Le prix des allumettes, Il y a du soleil sur la France, Made in Normandie, Laisse aller la musique…, và lẽ dĩ nhiên không thể không nhắc tới L‟Avventura, ca khúc chủ đề của bài viết này. Tuy nhiên, trước khi viết về L‟Avventura, chúng tôi cũng xin có đôi hàng về hai bản Le prix des allumettes và Laisse aller la musique, ngày ấy cũng rất được người nghe nhạc Pháp ở Sài Gòn yêu thìch. Lời hát của Le prix des allumettes (Giá của những chiếc que diêm) do tác giả Yves Dessca đặt, nói về những thay đổi tới chóng mặt nơi đời thường: bộ thời trang mới sắm, mấy tháng sau đã hết còn là ―mốt‖, và đời ta sẽ ra sao với nhịp đổi thay ấy, chỉ có em là không hề thay đổi, lúc nào cũng như… giá cả của những chiếc que diêm, không bị ảnh hưởng của lạm phát! Về phần nhạc, Le prix des allumettes được Éric Charden soạn theo khuôn thức ―phiên khúc cung thứ, điệp khúc cung trưởng‖, vốn nghe rất ―bắt tai‖. [Hai bản tân nhạc VN điển hính soạn theo khuôn thức này là “Phố buồn” của Phạm Duy (Gm, G) và “Bao giờ biết tương tư” của ông viết chung với Ngọc Chánh (Cm, C)] Phiên khúc lại được Éric Charden soạn theo thể điệu Tango (nhịp 4/4) trong khi điệp khúc được soạn theo nhịp 2/4 quân hành, tạo ra một sự tương phản hoàn toàn, về cả âm giai lẫn thể điệu.

Le prix des allumettes Tout va trop vite et tout change sans nous attendre Et tout nous quitte avant que l‟on ait pu comprendre Comme bien d‟autres, je me demande où va ma vie Souvent je pense, heureusement qu‟il y a?

272 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes Ce que j‟achète, après quelques mois se démode Et tes diplômes semblent déjà vieux comme Hérode J‟irai peut-être élever bientôt des moutons Souvent je pense, heureusement qu‟il y a? Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes Nhận xét một cách chung chung, nhạc của Charden & Stone là nhạc yêu đời, luôn lạc quan trước cuộc sống. Nghe vợ chồng Stone & Charden hát, chúng ta liên tưởng tới đôi song ca Sonny & Cher của Mỹ nhiều hơn là cặp Lê Uyên & Phương của VN. Cũng giống Sonny & Cher, bên cạnh tiếng hát, Stone & Charden còn thu hút khán giả với phong cách trính diễn vui tươi, sống động. Nhất là nụ cười của Stone, mà một người ái mộ đã viết ―Merci, merci pour vos sourires!‖ (Xin cám ơn, cám ơn những nụ cười của cô!)… Ngày ấy Le prix des allumettes đã được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Tính mính như giá diêm, và được Thế Dung & Vũ Xuân Hùng trính bày song ngữ trong băng Tính Ca Nhạc Trẻ 2 do hai anh thực hiện. Ca khúc kế tiếp, Laisse aller la musique (Hãy buông thả theo âm nhạc) cũng là một bản vui, cũng được Éric Charden soạn theo khuôn thức phiên khúc cung thứ, điệp khúc cung trưởng; lời hát do Frank Thomas và JeanMichel Rivat đặt có mang đôi chút châm biếm:

273 | H Ò A I N A M

Nào là những ông tổng thống chỉ biết đọc diễn văn rồi bắt tay người ủng hộ, những nàng công chúa đa sầu đa cảm khóc thương nam diễn viên thần tượng Rudolf Valentino, những du khách cứ tiếp tục chụp hính tháp Eiffel đã có từ đầu thế kỷ 20… Những chuyện đó nào có gí hấp dẫn?! Chuyện quan trọng nhất là hai đứa mính yêu nhau và buông thả trong thế giới của âm nhạc: Laisse aller la musique! Ngày ấy, Laisse aller la musique cũng được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Hãy đến cùng âm nhạc, và được Bìch Trâm & Nguyễn Chánh Tìn song ca, cũng trong băng Tính Ca Nhạc Trẻ 2 do Vũ Xuân Hùng & Nguyễn Duy Biên thực hiện. Sau này tại hải ngoại, cả hai bản Tính mính như giá diêm, Hãy đến cùng âm nhạc đã được Kiều Nga & Jo Marcel thu vào CD năm 1984. *** Năm 1974 Stone & Charden ly dị, tuy nhiên, cũng giống cặp vợ chồng Sonny & Cher của Mỹ, hai người vẫn duy trí một quan hệ tốt đẹp; có lẽ còn tốt đẹp hơn Sonny & Cher bởi ví qua năm 1975, Annie Gautrat đã thủ một vai chình trong vở ca nhạc hài kịch Mayflower do Éric Charden soạn, bên cạnh người tính mới của chàng là nữ diễn viên Pascale Rivault, cùng với nhiều nam nữ diễn viên khác, trong số đó có Mario d‘Alba, người sẽ trở thành đời chồng thứ hai của Annie Gautrat. [Vở Mayflower, do Guy Bontempelli viết lời, dựa theo cuộc hành trính lịch sử của con tàu Mayflower, chở những di dân Anh đầu tiên lên đường đi Tân Thế Giới vào năm 1620. Vở này đã đạt thành công rực rỡ; sau khi ra mắt tại thủ đô Hoa-thịnh-đốn của Mỹ quốc, đã được diễn liên tục suốt hai năm tại Théâtre de la Porte-Saint-Martin, nhà hát tráng lệ, cổ kình bậc nhất của Pháp ở Quận 10, Paris] Trong những năm cuối thập niên 1970, nối gót Claude François, Éric Charden nhảy cả sang lĩnh vực ―disco‖; một trong những bản đạt thành công đáng kể của chàng là L‟Été s‟ra chaud (1979). Cũng khoảng thời gian này, kỹ nghệ phim hoạt họa của Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm thị trường quốc tế, Éric Charden với sự hợp tác của ca nhạc sĩ trẻ Didier Barbelivien, đã được mời soạn các ca khúc Pháp cho nhiều bộ phim truyền hính, mà nổi tiếng nhất là bộ phim phiêu lưu Albator, le

274 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

corsaire de l‟escape (1979), gồm 42 tập, rất ăn khách ở Pháp và Gia-nãđại, sau đó được chuyển ngữ với tựa đề Captain Harlock để phát hành trên toàn thế giới. Kế tiếp là bộ phim tập hoạt động San Ku Kai của Nhật Bản với 25 tập... Yếu tố thành công chình của Éric Charden là đi tiên phong trong việc sử dụng ―chất liệu disco‖ vào việc soạn nhạc đệm cho thể loại phim hoạt động. *** Về phần Annie Gautrat, sau khi chia tay với Éric Charden năm 1974, đã chuyển sang lĩnh vực sân khấu kịch nghệ, và bước sang thập niên 1980, đạt nhiều thành công rực rỡ. Tới cuối thập niên 1990, Stone & Charden – lúc này cả hai đã có tổ ấm khác – đã tái hợp trên truyền hính và sân khấu trính diễn với những ca khúc nổi tiếng của họ trước đây, và được nồng nhiệt đón nhận. Nhận xét chung của khán giả là sau hơn ¼ thế kỷ, trong khi Charden đã trở thành một ―ông già‖ thí Stone vẫn còn… mơn mởn; trông giống như hai cha con! Năm 2007, Stone & Charden bắt đầu tham gia cuộc lưu diễn quy mô có tên là ―Âge tendre, la tournée des Idoles”. Hai chữ “Âge tendre” , mà chúng tôi đã có lần nhắc tới, trìch từ nhóm từ ―Âge tendre et tête de bois” (Tuổi êm đềm với cái đầu bằng gỗ) được truyền thông Pháp sử dụng để chỉ thế hệ ―yé-yé‖ trong thập niên 1960, và cũng là tên một chương trính ca nhạc trên truyền hính kéo dài từ năm 1961 tới 1965. Cuộc lưu diễn ―Âge tendre, la tournée des Idoles” (Tuổi êm đềm, những thần tượng trở lại) với mục đìch hoài niệm thời vàng son của các thần tượng của Pháp trong hai thập niên 1960, 1970, ngoài Stone & Charden còn có sự tham gia của Richard Anthony, Jean François Michael, Pascal Danel, Sheila, Isabelle Aubret, Fabienne Thibeault, Bobby Solo, Frank Alamo, Michel Orso, Marcel Amont, Patrick Juvet, Claude Barzotti …, lưu diễn tại Pháp, Thụy-sĩ, Bỉ, kéo dài từ năm 2007 tới 2010.

275 | H Ò A I N A M

Stone & Charden (2009) Tháng 1 năm 2012, cặp song ca Stone & Charden được chình phủ Pháp trao tặng Huân chương Đạo binh danh dự ―Chevalier de l‘Ordre de Légion d‘Honneur‖ ví những cống hiến cho nền nghệ thuật. [Ordre de Légion d’Honneur do Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất thiết lập năm 1802, là huân chương cao quý nhất của Pháp trong cả quân đội lẫn ngoài dân sự. Ordre de Légion d‟Honneur có 5 thứ hạng, từ dưới lên trên lần lượt là Chevalier, Officier, Commandeur, Grand Officier, và Grand-Croix] Cuối tháng Tư năm đó, Stone & Charden trính làng album Made in France, trong đó hai người đã thu âm lại những ca khúc song ca được yêu chuộng của họ ngày trước, cũng như những bản song ca nổi tiếng khác trong nền nhạc Pháp, chẳng hạn bản Paroles, paroles của Dalida & Alain Delon… Nhân dịp này, Stone & Charden đã xuất hiện trên đài truyền hính Pháp để giới thiệu album mới của hai người. Trong chương trính truyền hính hôm ấy, Stone & Charden đã trính bày một số ca khúc vừa được thu đĩa. Xuất hiện trên sân khấu, Éric Charden đã hao gầy, tiều tụy thấy rõ do chứng ung thư bạch huyết (Hodgkin) được phát giác 2 năm về trước. Dù vậy, khán giả cũng không ai ngờ rằng lời

276 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

chào tạm biệt (au revoir) của chàng vào cuối chương trính lại là lời vĩnh biệt (adieu). Bởi chỉ vài hôm sau, ngày 29/4/2012, Éric Charden vĩnh viễn ra đi vào tuổi 69, để lại cho đời trên 400 ca khúc, đa số sáng tác vào thời vàng son của nền nhạc nhẹ của Pháp trong thập niên 1970. *** Tới đây xin trở lại thời gian năm 1972 và ca khúc L‟avventura. L‟avventura do Éric Charden và Frank Thomas soạn nhạc, Jean-Michel Rivat đặt lời vào năm 1971. Cảm hứng trong việc viết L‟avventura tới từ cuốn phim Ý có cùng tựa của đạo diễn Michelangelo Antonioni.

[L’avventura (Cuộc phiêu lưu), phát hành năm 1960, được xem là một trong những cuốn phim bất hủ của điện ảnh Ý, và cũng là cuốn phim khởi đầu sự nghiệp của nữ minh tinh Monica Vitti. Truyện phim kể về chuyến đi chơi thuyền của ba người gồm Claudia (Monica Vitti) và cặp tính nhân Anna & Sandro trên sóng nước Địa Trung Hải; sau khi Anna bị

277 | H Ò A I N A M

mất tìch một cách bì ẩn, Sandro và Claudia bắt đầu một cuộc phiêu lưu tới những vùng đảo xa lạ để tím kiếm, để rồi tính yêu nảy sinh giữa hai người, cho dù họ đã cố chống cưỡng] L’avventura Nữ: C‟est la musique Qui nous fait vivre tous les deux Et l‟on est libre de partir demain où tu veux Nam: C‟est ça que j‟aime, chanter partout avec toi Le jour se lève, on prend l‟avion et l‟on s‟en va Song ca: L‟avventura C‟est la vie que je mène avec toi L‟avventura C‟est dormir chaque nuit dans tes bras Nữ: L‟avventura C‟est tes mains qui se posent sur moi Song ca: Et chaque jour que Dieu fait mon amour avec toi C‟est l‟avventura Nam: Quand tu m‟embrasses tout est nouveau sous le soleil Les jours qui passent ne sont jamais, jamais pareils Nữ: Prends ta guitare, de quoi d‟autre avons-nous besoin ? Que notre histoire ne tienne plus qu‟en un refrain Kết: L‟avventura C‟est dormir chaque nuit dans tes bras

278 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Một số tác giả khi viết về ca khúc L‟avventura đã viết tựa đề thành “L’aventura” (Pháp hóa) hoặc “L’adventura” (Mỹ hóa) là thiếu chình xác. Trong nguyên tác lời Pháp, Éric Charden đã cố tính sử dụng tiếng Ý “L’avventura” để mọi người biết ca khúc này được cảm tác từ cuốn phim L‟avventura nói trên] Nội dung ca khúc L‟avventura (lời Pháp) đã được đồng nghiệp Tuấn Thảo (đài phát thanh RFI) phóng tác như sau: Âm vang đồng điệu cung đàn Hồn ta chung sống thênh thang Ngày mai, chỉ cần anh muốn Tự do tung cánh bạt ngàn Tính ta một chuyến phiêu lưu Nắng xua cõi chốn mịt mù Cả đời rong chơi vui hát Mong sao trọn kiếp lãng du Đêm về lót mộng mênh mông Bên nhau giấc tối bềnh bồng. Sau khi hoàn tất L‟avventura, Éric Charden đã đưa ca khúc này cho hai ca nhạc sĩ bạn Carlos và Joe Dassin xem thử; kết quả trong khi Carlos hết lời khen thí Joe Dassin lại chê thậm tệ, và đã đánh cuộc nếu L‟avventura lọt được vào bảng xếp hạng, anh sẽ mất cho Carlos một thùng vang đỏ Château Lafite Rothschild mùa nho 1947, là loại vang hiếm quý nhất lúc bấy giờ…

[Château Lafite Rothschild là một trong 5 hãng rượu “Château” nổi tiếng nhất của vùng Bordeaux, Pháp quốc. Bốn hãng còn lại là Château Margaux, Château Latour, Château Mouton Rothschild, và Château Haut-Brion. Cho tới nay, chai vang đỏ được ghi nhận đắt giá nhất thế giới là một chai Château Lafite Rothschild mùa nho 1787 (2 năm trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Pháp). Chai Château Lafite Rothschild này nguyên là của ông Thomas Jefferson – tác giả bản Tuyên Ngôn Độc Lập, sau trở thành

279 | H Ò A I N A M

vị Tổng thống thứ ba của Hiệp chúng quốc của Hoa Kỳ – mua nhân một chuyến sang thăm Paris, và ký tên tắt “TmJ” trên nhãn chai rượu. Năm 1985, triệu phú Malcolm Forbes, chủ nhân tạp chì Forbes, đã mua chai vang đỏ này trong một cuộc đấu giá với giá kỷ lục 160,000 Mỹ kim – tương đương 368,848 Mỹ kim ngày nay] Dĩ nhiên Carlos đã thắng cuộc: ngay sau khi được Stone & Charden song ca trong phần phụ diễn mở đầu cho buổi trính diễn của nam ca nhạc sĩ Julien Clerc tại đại hì viện Olympia, Paris, L‟avventura đã được đón nhận nồng nhiệt. Với số bán 1.2 triệu đĩa chỉ riêng ở Pháp, tới năm 2013, L‟avventura đã được xếp hạng 43 trong danh sách 100 đĩa hát 45 vòng bán chạy nhất xưa nay ở Pháp quốc. Năm 2012, L‟avventura đã được Stone & Charden thu âm lại trong album Made in France, phát hành một tuần lễ trước khi Éric Charden qua đời. Tại miền Nam VN trước năm 1975, L‟avventura được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cuộc phiêu lưu và Nguyễn Duy Biên với tựa Lãng du. Tạm gạt giá trị nghệ thuật sang một bên để chỉ xét về hính thức thí Lãng du của Nguyễn Duy Biên trung thành với nguyên tác hơn, chẳng hạn lời hát của Lãng du cũng có những đoạn riêng cho nam, nữ và những đoạn song ca, trong khi Cuộc phiêu lưu của Phạm Duy thí nam hay nữ hát toàn bài cũng đều được cả.

Cuộc Phiêu Lưu – Phạm Duy Ðôi trai đôi gái tơ, câu ca câu hát nuôi đời ta. Phiêu lưu ta muốn ư ? Xin mai đây ta cứ đi tự do. Phiêu diêu trong cõi tiên, âm ty, nơi sóng cao, biển êm Mai đây khi nắng lên, cùng nhau đi ta dắt nhau đi liền.

CHORUS: Viễn du ! Viễn du ! Ta có nhau là đời ta đã phiêu bạt

280 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Viễn du ! Viễn du ! Ôm ấp nhau từng đêm Ôi sâu thăm thẳm ! Viễn du ! Viễn du ! Ôi tấm thân mà bàn tay ta vuốt ve Ðôi ta phiêu lưu trong ái ân Trong tính yêu, ta hiến thân Cho muôn kiếp hồng trần. Không gian ơi ! Lắng nghe ta hôn nhau Ta thấy nhau còn mê. Không gian như loãng đi Khi đôi ta đang bước trong tính si. Ôm nhau ta hát ca, không mơ Không ước, không cần chi Sao cho đôi chúng ta còn Luôn luôn như tiếng ca hiền hoà. (trở về CHORUS)

Lãng Du – Nguyễn Duy Biên 1. Âm thanh ngây ngất vui, cho đôi ta lớn lên cùng nhau Thênh thang trong nắng mai, đôi ta vui bước trong tự do Anh yêu kiếp lãng du, rong chơi vui hát ca cùng em Ðôi ta như cánh chim, cao bay trong nắng mai tươi hồng .. Điệp khúc: Lãng du khắp nơi, anh với em cùng lênh đênh quên tháng ngày Lãng du khắp nơi, anh ước mơ được ôm em trong giấc nồng Lãng du khắp nơi,

281 | H Ò A I N A M

xin cánh tay chàng kề em êm dưới gối, Xin cho đôi ta yêu đắm say hương thời gian, Thêm ngất ngây đời phiêu lãng ôi đẹp thay .. 2. Hôn em trong nắng mai, hôn em cho ngất say tính ta Bao nhiêu năm tháng qua, yêu nhau không chút chi đổi thay Guitar anh sẽ mang, chân ta vui bước trên đường xa Duyên ta như khúc ca, mong sao luôn mới như ban đầu .. (trở về điệp khúc) Trước năm 1975, Cuộc phiêu lưu đã được Julie, Thanh Lan thu vào băng nhựa, còn Lãng du cũng được Julie thu băng, song ca với Duy Cường (em của Duy Quang). Sau khi ra hải ngoại, Lãng du đã được khá nhiều ―cặp‖ thu CD, video, như Kiều Nga & Trọng Nghĩa, Thanh Lan & Nguyễn Hưng, Kỳ Duyên (MC) & Nguyễn Hưng, Trung Hành & Thúy Vi, và Khánh Hà với một giọng nam (không ghi tên tuổi).▄

282 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Adieu, Sois Heureuse (Thôi Ta Xa Nhau) Art Sullivan & Alain Termol

283 | H Ò A I N A M

Trong năm 1972, trên làng nhạc Pháp đã xuất hiện một khuôn mặt mới nhưng được ái mộ ngay, với hai ca khúc làm mưa gió trên các bảng xếp hạng trong hai năm liên tiếp. Khuôn mặt mới này là nam ca sĩ gốc Bỉ Art Sullivan, hai ca khúc ấy là Ensemble đứng No.1, và Adieu, sois heureuse đứng No.2. Sau đó, Adieu, sois heureuse đã được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Thôi ta xa nhau. Art Sullivan tên thật là Marc Liénart van Lidth de Jeude, ra chào đời ngày 22/11/1950 tại Vương quốc Bỉ. Mấy chữ ―van Lidth de Jeude‖ trong tên họ cho biết anh xuất thân từ một danh gia vọng tộc. Thân phụ của anh, ông Josse Liénart van Lidth de Jeude, là một người thuộc dòng tộc ―van Lidth de Jeude‖, một dòng họ quý tộc được Đế quốc Hòa-lan nhín nhận từ nhiều thế kỷ trước (xưa kia phần lớn lãnh thổ của Bỉ thuộc Đế quốc Hòa-lan). Còn thân mẫu của Art Sullivan, bà Marie-José d‘Udekem d‘Acoz, là ái nữ của Nam tước Guy d‘Udekem, một người có bà con với Hoàng hậu (đương vị) Mathilde của Vương quốc Bỉ… Tài liệu liên quan trên các trang mạng hầu như không cho biết gí về tuổi thiếu thời của Art Sullivan, ngoài việc cậu say mê ca hát từ nhỏ, và tôn nam ca sĩ Pháp Christophe làm thần tượng. Cũng nên biết do những yếu tố lịch sử, hiện nay Vương quốc Bỉ nhỏ bé có tới ba ngôn ngữ chình thức: tiếng Hòa-lan, tiếng Pháp, và tiếng Đức. Tiếng Hòa-lan được khoảng 60% dân chúng, đa số sống ở vùng Flanders, miền Bắc nước Bỉ sử dụng, cho nên còn được gọi là tiếng Flemish. Tiếng Đức chỉ có chưa tới 1% dân chúng sử dụng nhưng không hiểu ví nguyên nhân gí, cũng được nhín nhận là 1 trong 3 ngôn ngữ chình thức. Còn tiếng Pháp được gần 40% dân chúng sử dụng, trong số đó có tới 85% dân cư của thủ đô Brussels và vùng phụ cận (Brussels-Capital Region). Thủ đô Brussels (người Pháp gọi là Bruxelles) gần như là một thành phố nói tiếng Pháp – tiếng Pháp đúng giọng Pháp. Ví thế, vùng Brussels-Capital Region đã sản sinh nhiều công dân Bỉ nổi tiếng trong làng ca nhạc Pháp, trong số này trước hết và trên hết phải nhắc tới Jacques Brel (1929-1978), tác giả của nhiều ca khúc bất hủ, như Ne me quitte pas (If You Go Away), Le Moribond (Seasons in the Sun)…

284 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Và nhiều tài danh khác như Salvatore Adamo (sinh năm 1943), Frank Michael (1947), Claude Barzotti (1953), Lara Fabian (1970)...; trong số này chúng tôi sẽ có dịp giới thiệu Claude Barzotti cùng với ca khúc Papa của anh trong tương lai. Trở lại với Art Sullivan, các tài liệu trên Internet cũng không cho biết một chút gí về bước đầu sự nghiệp của anh, cho nên chúng tôi chỉ biết ―đoán mò‖ anh đã được ông bầu Claude Carrère lăng-xê, bởi đĩa hát 45 vòng đầu tay của anh (cũng như hầu hết các đĩa thu sau này) đều mang nhãn hiệu hãng đĩa ―Carrère‖ (disques Carrère). [Claude Carrère (1930-2014) là nhà viết ca khúc, đặt lời hát, và sản xuất đĩa hát cho nhiều ca sĩ tên tuổi của Pháp, như Dalida, Claude François, Hervé Vilard, Art Sullivan, Roméo..., và là người đã có công lăng-xê Sheila và trở thành ông bầu của cô trong suốt 20 năm đầu sự nghiệp]

Đĩa hát đầu tay của Art Sullivan mang tựa Ensemble (Cùng nhau), một ca khúc do anh sáng tác chung với tác giả Alain Termol, được tung ra vào năm 1972.

285 | H Ò A I N A M

Nội dung Ensemble là ước mong của một người con trai đã xa người yêu: một ngày nào đó đôi ta sẽ cùng nhau trở lại trên bãi biển này, dưới khung trời này, nghe tiếng sóng vỗ bài tính ca… Ensemble Passeront les hivers passeront les printemps Rien jamais ne pourra dénouer ce serment Je tresserai pour toi des colliers de tendresse Oui je tiendrai promesse Nous reviendrons sur cette plage Nous remarcherons sur le sable Qui nous sert aujourd‟hui de lit Nous revivrons l‟heure présente Ensemble Ensemble Sous le même soleil Au cur du même ciel Ensemble Ensemble Nous reviendrons Un jour nous reviendrons Nous reviendrons sur cette plage Écouter à nouveau les vagues Confier à nos curs amoureux De la mer la chanson romantique Ensemble Ensemble Sous le même soleil Au cur du même ciel Ensemble Ensemble Nous reviendrons Un jour nous reviendrons Ensemble… Vừa được tung ra, Ensemble đã được nồng nhiệt đón nhận, đứng No.1 trên bảng xếp hạng ở Pháp, và hàng triệu con tim (nữ giới) đã bị chàng ca sĩ mắt xanh chinh phục...

286 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trong năm 1972, Art Sullivan thu đĩa thêm bốn ca khúc khác, trong đó có hai bản lên Top ở Pháp và Bỉ là Revoir và Mourir ou Vivre. Revoir là một sáng tác chung của Art Sullivan với tác giả Jacques Velt, còn Mourir ou Vivre là một ca khúc ăn khách của Hervé Vilard trước đây, nay được Art Sullivan hát lại với nhịp thật chậm và lối diễn tả buồn tha thiết… Như chúng tôi đã viết ở đoạn đầu, từ nhỏ Art Sullivan đã tôn nam ca sĩ Pháp Christophe làm thần tượng, giờ đây nếu nghe lại Revoir và Mourir ou Vivre do Art Sullivan thu đĩa, chúng ta sẽ thấy anh chịu nhiều ảnh hưởng của Christophe trong cách trính bày những ca khúc tương đối chậm, êm, cần sự diễn tả (như Main dans la main, Elle, Mère tu es la seule... của Christophe. Ngày ấy tại Sài Gòn, hai ca khúc Ensemble và Revoir của Art Sullivan rất được giới trẻ nghe nhạc Pháp yêu chuộng, tuy nhiên theo ký ức và sự tím hiểu của chúng tôi, đã không có tác giả nào đặt lời Việt. Qua năm 1973, Art Sullivan đạt thêm nhiều thành công rực rỡ với các ca khúc sáng tác chung với hai tác giả Jacques Velt, Alain Termol, như Petite fille aux yeux bleus, Adieu, sois heureuse, Une larme d‟amour, Aimer pour un été, v.v... Trong số này, bản hai bản Une larme d‟amour và Adieu, sois heureuse đã trở thành những ―ca khúc cầu chứng‖ của Art Sullivan. Une larme d‟amour (Một giọt lệ yêu đương), viết chung với Jacques Velt, có thể được xem là ca khúc trữ tính, ủy mị nhất của Art Sullivan. Une larme d’amour Elle avait dans son cœur Une larme d´amour Espérant le retour De la saison des fleurs Elle avait dans ses yeux La tendresse d´un été Qu´elle n´a pu oublier Dans l´espoir du bonheur

287 | H Ò A I N A M

Elle avait dans ses yeux Une larme d´amour L´ombre des heureux jours Un reste de nous deux Elle avait dans son cœur Encore un peu d´automne Le vent qui abandonne Un pétale de fleur Elle avait dans ses yeux La chaleur d´un printemps Le souffle gai du vent Dès l´aurore radieuse (x2) Elle avait dans ses yeux L´ombre des heureux jours Un reste de nous deux Un reste de nous deux

Với những ca khúc trữ tính và giọng hát ngọt ngào êm ái, Art Sullivan đã một sớm một chiều trở thành nam ca sĩ thần tượng của các cô gái trẻ (chanteur à minettes) không chỉ ở Pháp, Bỉ, Đức mà còn ở Bồ-đào-nha và các quốc gia Mỹ la-tinh. Từ năm 1975, Art Sullivan bắt đầu hát cặp với các nữ đồng nghiệp, như Kiki của Hòa-lan, Fernanda de Sousa của Ba-tây, Agatha của Bồ-đàonha, trong đó ra vẻ ―xứng đôi vừa lứa‖ nhất là với Kiki. Những màn trính diễn song ca với Kiki – như các bản Et si tu pars (Và nếu anh (em) ra đi), L‟amour à la Française (Tính yêu kiểu Pháp), v.v... rất ăn khách.

288 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Từ năm 1972 tới 1978, Art Sullivan đã bán được trên 10 triệu đĩa hát. Sau đó, tới thời disco, anh đã chuyển hướng sang lĩnh vực video ca nhạc (production audiovisuelle) và trính diễn ―live‖. Hiện nay, vào tuổi 66, Art Sullivan vẫn tiếp tục sáng tác và trính diễn. Hai ca khúc mới nhất của anh là Liberté (2015) và Donner (2016). *** Tới đây chúng tôi viết về bản Adieu, sois heureuse, ca khúc nổi tiếng nhất, được ưa chộng nhất của Art Sullivan tại Hòn ngọc Viễn đông ngày ấy.

289 | H Ò A I N A M

Cũng giống bản Ensemble (1972), Adieu, sois heureuse là một sáng tác chung của Art Sullivan với Alain Termol. Nếu các trang mạng âm nhạc đã cho chúng ta biết rất ìt về Art Sullivan, thí còn cho biết ìt hơn nữa về Alain Termol; hoặc có thể viết hầu như không cho biết gí, ngoài việc ông là một nhà viết ca khúc, mà tác phẩm ngoài hai bản Ensemble (1972) và Adieu, sois heureuse (1973) viết chung với Art Sullivan, trước đó còn có một bản nổi tiếng quốc tế khác là Que Revienne, được nam ca sĩ Alain Thierry thu đĩa vào năm 1967. Về lời hát, ngay tự tựa đề – Adieu, sois heureuse – chữ ―heureuse‖ (thuộc từ dành cho phái nữ) đã cho biết nội dung là lời một người con trai vĩnh biệt người yêu, nhưng không cay đắng mà cao thượng: cầu chúc nàng tím được hạnh phúc bên người tính mới! Adieu Sois Heureuse Toi qui n‟as pas voulu de moi Toi qui n‟avais pas confiance Toi qui ne m‟as pas ouvert Toi qui ne m‟aimes pas Toi qui n‟as pas voulu comprendre Toi qui n‟as pas voulu m‟attendre Toi qui passais sans me voir Toi qui ne m‟aimais pas Adieu, sois heureuse. Adieu et bonne chance Avec celui que ton cœur à choisir Adieu sois heureuse. Adieu et bonne chance Avec celui qui t‟emmène, aujourd‟hui

290 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Đà Lạt – 1968, từ trái: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời Trước năm 1975, Adieu, sois heureuse đã được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Thôi ta xa nhau, nội dung khá trung thành với nguyên tác lời Pháp.

Thôi Ta Xa Nhau Em, em đã hết yêu anh, Em, anh vẫn biết em luôn dối gian, Và tim khép kín không yêu anh, Giờ tính đôi ta thật đã tan. Em, em mãi mãi vui có biết đâu, Em, em đã hết cho anh những nhớ mong, Giờ em cất bước không trông anh, Thí tính yêu kia thật đã tan. Xa nhau, hãy vui lên em, Xa nhau xin may mắn cho em,

291 | H Ò A I N A M

Một đời cùng người yêu, Đã dâng trọn lòng mê say. Xa nhau, hãy vui lên em, Xa nhau xin may mắn cho em, Một đời cùng người yêu, Suốt trên đường đời mai sau. Ngày ấy, Adieu, sois heureuse / Thôi ta xa nhau đã được Trọng Nghĩa trính bày song ngữ trong băng Tính Ca Nhạc Trẻ 2 do Vũ Xuân Hùng & Nguyễn Duy Biên thực hiện. Tuy nhiên, ví chất lượng của bản này hiện được phổ biến trên các trang mạng rất kém, thay vào đó chúng tôi đề nghị độc giả tím nghe phiên bản mới, được Trọng Nghĩa thu CD sau này tại hải ngoại. Về số lượng lượt nghe, theo những con số trên các trang mạng ca nhạc, phiên bản Adieu, sois heureuse / Thôi ta xa nhau được nghe nhiều người nhất hiện nay là phiên bản do Lê Toàn trính bày. Cũng sau năm 1975 tại hải ngoại, Adieu, sois heureuse đã được Anh Tú thu CD với một phiên bản lời Việt khác, tựa đề Vĩnh biệt người tính. Có lẽ độc giả cũng biết sau khi ra hải ngoại, nhạc sĩ Lữ Liên đã đặt lời Việt cho khá nhiều ca khúc ngoại quốc nổi tiếng để các con của ông thu đĩa. Tuy nhiên, riêng bản Vĩnh biệt người tính, chúng tôi không có đủ dữ kiện để khẳng định là của Lữ Liên. Chúng tôi cũng không đủ trính độ nhạc ngữ để so sánh giá trị giữa ca từ của Thôi ta xa nhau và Vĩnh biệt người tính, mà chỉ có thể viết: về ý nghĩa lời hát, Thôi ta xa nhau trung thành với nguyên tác hơn, trong khi Vĩnh biệt người tính chỉ vĩnh biệt (adieu) chứ không chúc nàng tím được hạnh phúc (sois heureuse).▄

292 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Maman oh Maman (Mẹ hiền yêu dấu) Claude Carrère & Jim Larriaga

293 | H Ò A I N A M

Vào những năm tháng cuối cùng của miền Nam VN trước khi xảy ra biến cố 30/4/1975, trong số những ca khúc Pháp được ưa chuộng hàng đầu tại Hòn ngọc Viễn đông có một bản chẳng những không hề lên bảng xếp hạng ở Pháp, mà tại miền Nam VN cũng không mấy người biết tác giả là ai; về phần ca sĩ thu đĩa, đa số cũng chỉ biết đó là một cậu bé tên là Roméo. Ca khúc ấy là bản Maman oh Maman, được đặt lời Việt với tựa Mẹ hiền yêu dấu. Cũng nên biết trong nền nhạc phổ thông của Pháp tình từ thập niên 1960 đổ lại, có ìt nhất năm ca khúc nổi tiếng mang tựa đề ―Maman‖, hoặc có chữ ―Maman‖ trong tựa đề. Đó là các bản: – ―Maman‖ do Christophe thu đĩa năm 1966 – ―Maman, Maman‖ do Jean Jacques thu đĩa năm 1969 – ―Maman oh Maman‖ do Roméo thu đĩa năm 1973 – ―Une maman‖ do Noam thu đĩa năm 1975 – ―Maman (Chère Maman)‖ do Christophe Maé thu đĩa năm 2008. Ví ngày ấy, và cả hiện nay, tựa đề Maman oh Maman (do Roméo thu đĩa) được nhiều người gọi một cách ngắn gọn là ―Maman‖, dẫn đưa tới những trường hợp lẫn lộn, râu ông nọ cắm cằm bà kia, gây khó khăn cho những người yêu nhạc muốn tím hiểu tới nơi tới chốn. Trước hết viết về hai bản Maman của Christophe và Maman (Chère Maman) của Christophe Mayé.

294 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Christophe là nam ca sĩ kiêm nhà viết ca khúc nổi tiếng và được ái mộ nhất trong nền nhạc trẻ của Pháp, mà tên tuổi đi liền với những bản đứng No.1 trên bảng xếp hạng, như Aline (Gọi tên người tính), Mal (Cơn đau tình ái), Oh mon amour (Tính yêu ôi tính yêu)… chúng tôi đã có dịp giới thiệu trước đây. Riêng về đề tài ―mẹ‖, Christophe có hai bản: Mère, tu es la seule (Chỉ có mính mẹ mà thôi) và Maman. Maman của Christophe có nội dung rất cảm động, viết về tâm trạng của một người mẹ vừa vĩnh viễn mất đứa con trai thân yêu; bà nhớ lại ngày xưa, cậu bé thường đòi hỏi ―bao giờ mẹ mới mua cho con cái xe lửa chạy bằng điện, con không muốn chơi ké của bạn bè nữa đâu‖, nhưng vào ngày lễ của Các bà mẹ, cậu cũng biết ngắt một bó hoa tặng mẹ để cầu chúc mẹ hạnh phúc, dẫu đó chỉ là những bông hoa mồng gà bé nhỏ…, và bà không bao giờ có thể quên được tiếng hát vô tư hồn nhiên của cậu ngày nào: Ta ba dou… Une femme pleure son enfant perdu à tout jamais Elle se souvient du temps passé où l‟enfant lui disait Maman maman quand m‟achèteras-tu un train électrique ? Je le voudrais pour ne plus jouer avec celui des copains Une femme pleure son enfant perdu à tout jamais Elle se souvient du temps passé où l‟enfant lui disait Maman maman aujourd‟hui c‟est ta fête Pour toi je suis allé cueillir ces petites fleurs Qui te porteront bonheur ce ne sont que des coquelicots Une femme pleure son enfant perdu à tout jamais Elle se souvient du temps passé où l‟enfant lui chantait: Ta ba dou… Ngày ấy Maman của Christophe rất được giới trẻ ở Hòn ngọc Viễn đông yêu chuộng, được Thanh Lan trính bày (lời Pháp) trong băng nhạc Tùng Giang 4. Về phiên bản tiếng Việt, theo sự hiểu biết của chúng tôi, đã không có tác giả nào đặt lời Việt cho toàn bài, rất có thể ví nội dung quá

295 | H Ò A I N A M

―tây‖ (bao giờ mẹ mới mua cho con cái xe lửa chạy bằng điện…), hoặc ví giai điệu không thìch hợp với ngôn ngữ Việt. Chỉ có một tác giả nào đó phỏng dịch phiên khúc 2 để hát trong một ―liên khúc nhạc Pháp‖, nhưng dịch không đạt và nghe cũng chẳng xuôi. Thế nhưng Maman của Christophe dù được yêu chuộng tới mức nào, cũng là một ca khúc của các thập niên 1960, 1970, còn hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ 21, thành thử nếu đánh từ khóa ―Maman Christophe‖ trên Google, trong đa số trường hợp sẽ hiện ra một bản ―Maman‖ khác, của một chàng ―Christophe‖ khác, đó là bản Maman (Chère Maman) của Christophe Maé. Christophe Maé sinh năm 1975 tại Vancluse, miền nam nước Pháp, hiện nay là một tên tuổi lớn trong làng nhạc ―nguyên chất‖ ở Pháp và các xứ nói tiếng Pháp. [Từ “nguyên chất” chúng tôi tạm dịch từ tiếng Anh “acoustic”, trong lĩnh vực ca nhạc có nghĩa là không sử dụng các thiết bị điện tử, có khi còn được gọi là “unplugged”, “unwired”] Christophe Maé học vĩ cầm từ năm lên 5, nhưng sau một khoảng thời gian bị chứng bại xuội, nằm nghe nhạc suốt ngày, anh đã chịu ảnh hưởng của nhạc jazz và blues. Thần tượng của anh là các ca nhạc sĩ Mỹ gốc Phi châu như Bob Marley, Stevie Wonder, Tracy Chapman… Chình ví ngưỡng phục chàng ca nhạc sĩ khiếm thị Stevie Wonder mà ngoài đàn ghi-ta thùng, sau này Christophe Maé còn học thổi khẩu cầm (harmonia) và trở thành một trong những tay kèn nổi tiếng nhất Âu châu. Năm 2008, album đầu tay của Christophe Maé tựa đề Mon paradis (Thiên đường của tôi) đã đứng No.1 tại Pháp và Bỉ; từ đó tới nay, anh đã có thêm 4 album khác đứng No.1 tại hai quốc gia này. Maman (Chère Maman) là một ca khúc trong album Mon paradis, do Christophe Maé viết chung với Jean-François Oricelli, nhà soạn nhạc kiêm tay ghi-ta thùng nổi tiếng của Pháp. Maman (Chère Maman) Quand je la regarde faire J‟ai les larmes aux yeux Mais ce n‟est qu‟une mère

296 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Qui voudrait être le bon Dieu ce n‟est qu‟une mère Qui voudrait être le bon Dieu Pour ne jamais voir l‟enfer dans le vert de mes yeux Alors je danse vers les jours heureux Alors je danse vers, et je m‟avance vers des jours heureux Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime passionnément Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime simplement Quand je regarde mon père Et ses yeux amoureux Elle sera sûrement la dernière Dans ses bras à lui dire adieu, adieu Elle a mal sans en avoir l‟air Pour qu‟autour d‟elle ceux Qui la regarde faire ferment les yeux Pour qu‟autour d‟elle ceux Qui la regardent faire n‟y voient que du feux Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime passionnément Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime simplement Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime passionnément Je t‟aime je t‟aime maman maman Je t‟aime simplement J‟ai pas su trouver les mots Pour te parler je sais Mais je pense être assez grand Alors aujourd‟hui j‟essaie Tu l‟as bien compris je crois Je t‟aime en effet

297 | H Ò A I N A M

Tu l‟as bien compris je crois Je t‟aime pour de vrai Je t‟aime pour de vrai Je t‟aime pour de vrai Je t‟aime pour de vrai Tu l‟as bien compris je crois Je t‟aime en effet Tu l‟as compris je crois Je t‟aime pour de vrai, je t‟aime pour de vrai, Je t‟aime pour de vrai… je t‟aime Je t‟aime pour de vrai Tới đây chúng tôi viết sự lẫn lộn giữa hai ca sĩ thu đĩa bản Maman oh Maman và Maman, Maman. Như đã trính bày ở phần đầu, ca khúc Maman oh Maman do cậu bé Roméo thu đĩa năm 1973 trong khi rất được ưa chuộng tại miền Nam VN, thí ở Pháp và các nước Tây Âu, ca khúc này không hề lọt vào bảng xếp hạng; và nếu nhắc tới các ca khúc có tựa đề ―Maman‖ thí sau bản Maman (1966) của Christophe, mọi người sẽ nghĩ tới bản Maman, Maman của tác giả Jo Perrier do cậu bé Jean Jacques thu đĩa năm 1973. Maman, Maman được nhiều người biết tới ví ca khúc này được Jean Jacques, một công dân Pháp khi ấy mới 12 tuổi, đại diện Lục-xâm-bảo dự thi Giải Eurovision năm 1969, đứng hạng 6 trong tổng số 16 quốc gia tham dự; sau này đã được Jean Jacques thu đĩa bằng 3 ngôn ngữ khác là Đức, Ý, và Tây-ban-nha.

Chình ví cả Maman, Maman lẫn Maman oh Maman đều do ca sĩ ―nhi đồng‖ thu đĩa, cho nên hiện nay có ìt nhất một trang mạng âm nhạc uy tìn ở trong nước, chuyên về ―hợp âm trong các ca khúc ngoại quốc‖, đã có sự nhầm lẫn khi viết rằng ca sĩ thu đĩa bản Maman oh Maman là Jean Jacques, được cậu trính diễn lần đầu trong cuộc thi Eurovision năm 1969. Nhưng sự lẫn lộn liên quan tới ―Maman oh Maman‖ không dừng ở đây, mà hiện nay còn có khá nhiều trang mạng trong nước đã viết Maman oh Maman do Romeo Santos thu đĩa, tức là có sự lẫn lộn giữa cậu bé Roméo của Pháp với chàng Romeo Santos của Mỹ.

298 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Romeo Santos tên thật là Anthony Santos, sinh năm 1981, là một ca nhạc sĩ, nhà viết ca khúc, nhà sản xuất đĩa nhạc kiêm diễn viên Mỹ gốc Mỹ la-tinh nổi tiếng. Anh là người thành lập ban nhạc Aventura chuyên trính bày các ca khúc theo thể điệu “bachata” – một biến thể của bolero phát xuất từ Cộng hòa Dominic. Sau khi ban Aventura đường ai nấy đi, Romeo Santos đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp hát solo, tới nay đã có 7 ca khúc đứng No.1 trên bảng xếp hạng Hot Latin Songs và 9 bản trên bảng xếp hạng Tropical Songs ở Hoa Kỳ] Trở lại với thời gian trước năm 1975 tại miền Nam VN, như chúng tôi đã viết ở một đoạn trên, trong số 5 bản ―Maman‖ được nhắc tới, chỉ có hai bản Maman của Christophe và Maman oh Maman của Roméo được đông đảo người yêu nhạc Pháp biết tới và yêu chuộng, và trong đó chỉ có một bản, Maman oh Maman, được đặt lời Việt toàn bài. Ngày ấy, không hiểu tiệm bán đĩa hát ngoại quốc Anna nổi tiếng ở đường Nguyễn Huệ đã kịp nhập đĩa này vào Sài Gòn chưa, riêng chúng tôi chỉ được thưởng thức Maman oh Maman qua chương trính nhạc ngoại quốc trên các đài phát thanh, và cũng chỉ được biết tên ca sĩ trính bày chứ không biết tên nhạc sĩ sáng tác. Sau này có cơ hội tím hiểu, chúng tôi mới biết Maman oh Maman là một sáng tác chung của Claude Carrère và Jim Larriaga, do hãng đĩa Disques Carrère phát hành. Claude Carrère (1930-2014), mà chúng tôi đã hơn một lần nhắc tới, là một tên tuổi lớn trong làng ca nhạc Pháp, ngoài công việc của một nhà viết ca khúc, nhà đặt lời hát, nhà sản xuất đĩa nhạc, ông còn có công giới thiệu nhiều mầm non, trong số đó có Sheila, Carlos, và Roméo. Còn Jim Larriaga (sinh năm 1941) xuất thân là một anh thợ cắt tóc sau trở thành nhà soạn ca khúc; trong số sáng tác của anh, có hai ca khúc nổi tiếng do Roméo thu đĩa. Về phần cậu bé Roméo, tên thật là Georges Brize, sinh năm 1961, được ghi nhận là một trong những ―tiếng hát trẻ con‖ của Pháp được ái mộ nhất trong thập niên 1970. Cậu bắt đầu trính diễn vào năm lên 8 tuổi, và sau khi xuất hiện trên truyền hính qua bản Ave Maria của Schubert, đã lọt vào mắt xanh ông bầu Claude Carrère.

299 | H Ò A I N A M

Claude Carrère trao cho Jim Larriaga việc soạn một số ca khúc đặc biệt thìch hợp với tiếng hát trẻ con của Roméo, trong đó có bản Maman oh Maman, do ông đặt lời hát. Xét về giai điệu, Maman oh Maman không có gí đáng gọi là độc đáo, mới lạ, nhưng sao nghe ―bắt tai‖ lạ thường; theo nhận xét của cá nhân chúng tôi, Jim Larriaga đã khai thác một cách tài tính đặc điểm dặt díu của thể điệu valse chậm vừa. Về lời hát cũng thế, một lần nữa Claude Carrère đã chứng minh những gí đơn giản, bính thường nhất trên đời luôn luôn là những gí hay nhất, đẹp nhất (the simple things in life are always the best!) Maman oh Maman Maman, oh Maman, toi qui m‟as donné, tant de tendresse depuis tant d‟années. Tu le sais bien, quand je serai grand je penserai à toi Maman. Maman, oh Maman, le jour et la nuit, je veillerai toujours sur ta vie. Je serai là à tous les instants, pour te protéger Maman. Refrain: Je te promets si jamais tu pleures de te serrer fort sur mon coeur. Il n‟y aura pas d‟amour aussi grand que mon amour pour toi Maman. Maman, oh Maman, quand tu me souris, c‟est un soleil qui chasse la pluie. J‟essaierai de sourire autant chaque jour pour toi Maman. (Refrain) Maman, oh Maman, toi qui m‟as donné, tant de tendresse depuis tant d‟années. Tu le sais bien, quand je serai grand je penserai à toi Maman.

300 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Dưới ―bàn tay phù thủy‖ của Claude Carrère và Jim Larriaga, Roméo đã mau chóng trở thành một hiện tượng ca nhạc; chỉ trong thời gian 3 năm, cậu đã thu 3 album và 7 đĩa 45 vòng, với tổng số bán ra lên tới 4 triệu (kỷ lục của ―ca sĩ trẻ con‖ ở Pháp). Rất tiếc, qua tuổi thiếu niên, sau khi ―vỡ giọng‖, Roméo đã từ giã ca nhạc. Hiện nay, Georges Brize (tên thật của Roméo) là một nhà báo kiêm nhà dịch thuật.

Tại miền Nam VN, Maman oh Maman đã trở thành ca khúc Pháp đầu tiên của thời nhạc trẻ được một ―nữ tác giả‖ đặt lời Việt, đó là Thanh Lan với tựa Mẹ hiền yêu dấu. Chúng tôi nhấn mạnh mấy chữ ―thời nhạc trẻ‖ bởi trước đó, vào cuối thập niên 1950, đã có hai ca khúc phổ thông của Pháp được nữ thi sĩ

301 | H Ò A I N A M

Hương Huyền Trinh (cô của Ngô Thụy Miên) đặt lời Việt, là La Complainte des Infidèles (Lòng người ly hương) và Domino (Khúc nhạc muôn đời). Viết một cách chình xác, Maman oh Maman đã được Thanh Lan ―phỏng dịch‖ sang tiếng Việt với tựa Mẹ hiền yêu dấu. Theo nhận xét của cá nhân chúng tôi, tài chuyển ngữ của cô cựu sinh viên Văn Khoa xuất thân trường Pháp ấy phải được xem là ―đạt‖; tuy nhiên đạt tới mức nào, xin để người thưởng ngoạn khách quan đánh giá. Mẹ Hiền Yêu Dấu (Thanh Lan) Người mẹ hiền yêu dấu mẹ đã trao về ta thật bao âu yếm trong những năm vừa qua mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời con sẽ nhớ hoài bóng dáng người. Người mẹ hiền yêu hỡi lúc sáng hay về đêm lòng nguyện luôn luôn săn sóc mẹ bính yên và con sẽ đến vào bất cứ lúc nào khi có ai làm mẹ nghẹn ngào. ĐK: Và con xin hứa nếu lỡ mẹ rơi lệ con sẽ ôm mẹ thật sát trong lòng chẳng tính thương nào to lớn hơn cho bằng tính thương yêu con đã trao cho mẹ. Người mẹ hiền yêu dấu những lúc mẹ cười vui là mặt trời rạng rỡ mưa buốt không còn rơi và con sẽ cố từ sáng đến trưa chiều khi thấy mẹ thí cười vui thật nhiều. (ĐK) Người mẹ hiền yêu dấu mẹ đã trao về ta thật bao âu yếm trong những năm vừa qua mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời con sẽ nhớ hoài bóng dáng người.

302 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời con sẽ nhớ hoài bóng dáng người. Trước năm 1975, Maman oh Maman / Mẹ hiền yêu dấu đã được chình Thanh Lan trính bày song ngữ trong băng nhạc Thế Giới Nhạc Trẻ do Kỳ Phát thực hiện.

Sau năm 1975, Mẹ hiền yêu dấu rất phổ biến tại hải ngoại, và về sau cả ở trong nước. Trong số những phiên bản được thu đĩa tại hải ngoại, chúng tôi chọn giới thiệu tới độc giả các bản do Thái Hiền, Ngọc Lan trính bày, và bản lời Pháp & Việt qua tiếng hát Julie. Có điều hơi đáng tiếc là cả ba nữ ca sĩ này đã không hát đầy đủ phiên bản lời Việt của Thanh Lan.▄

303 | H Ò A I N A M

Tu te reconnaîtras (Xin Tự Hiểu Mình) Claude Morgan & Vline Buggy

304 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trong số những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại Sài Gòn trong những năm tháng cuối cùng của miền Nam VN trước khi xảy ra biến cố 30/4/1975, nổi tiếng quốc tế nhất phải là bản Tu te reconnaîtras, do Anne-Marie David thu đĩa năm 1973, và được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Xin tự hiểu mính. Tu te reconnaîtras – dịch sang tiếng Anh là ―You‘ll Recognize Yourself‖ – là một ca khúc do Claude Morgan soạn nhạc, Vline Buggy đặt lời, được Anne-Marie David đại diện Đại công quốc Lục-xâm-bảo trính bày tại giải Eurovision năm 1973, và đã đoạt giải nhất (Grand Prix). Trước hết xin có đôi dòng về các tác giả của ca khúc. Claude Morgan là một ca nhạc sĩ trẻ (so với đa số đồng nghiệp cùng thời), và tiểu sử của anh trên trang mạng Wikipedia cũng chỉ có vài hàng ngắn gọn. Claude Morgan tên thật là Claude Ganem, sinh năm 1947 tại hải cảng Sousse, Tunisia (một cựu thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi); công việc đầu tiên của Claude Morgan sau khi sang Pháp là viết ca khúc (chỉ soạn nhạc hoặc viết cả lời hát), trong đó nổi tiếng nhất phải là bản Tu te reconnaîtras. Qua năm 1974, Claude Morgan cùng anh bạn ca sĩ Laurent Rossi (con trai nam danh ca huyền thoại Tino Rossi) thành lập ban Bimbo Jet, chuyên trính diễn thể loại disco và nhạc Nam Mỹ, đồng thời thu một số đĩa 45 vòng.

Claude Morgan

305 | H Ò A I N A M

Vline Buggy, người đặt lời hát cho Tu te reconnaîtras, thí trái lại, là một tên tuổi lớn trong làng nhạc Pháp, thuộc thế hệ đàn chị của Claude Morgan. Điểm đáng nói thứ nhất về ―nữ tác giả‖ Vline Buggy là trước kia ―Vline Buggy‖ là bút hiệu của hai chị em ruột, sau này chỉ còn lại một. Nguyên hai chị em là con gái của nhà đặt lời hát Georges Konyn (18941995, bút hiệu Georges Koger). Người chị, Liliane Konyn, sinh năm 1926, và người em, Évelyne Konyn, sinh năm 1929. Nối nghiệp cha, hai chị em bắt đầu cùng nhau đặt lời hát cho các ca khúc vào năm 1947; khi ấy Liliane 21 tuổi còn Évelyne mới 18. Évelyne lấy bút hiệu là ―Vline‖ còn Liliane lấy bút hiệu ―Buggy‖, hợp lại thành ―Vline Buggy‖. Từ năm 1947 tới năm 1962, Vline Buggy đã đặt lời hát cho hàng chục ca khúc của Georges Ulmer, Anny Gould, Yves Montand, Luis Marino, ban Les Chats Sauvages…, trong số này có bốn ca khúc nguyên tác lời Anh của Cliff Richard. Năm 1962, Évelyne Konyn (Vline) lâm trọng bệnh và qua đời vào tuổi 33, Liliane Konyn tiếp tục sự nghiệp và giữ nguyên bút hiệu ―Vline Buggy‖ để tưởng nhớ em gái. Cũng từ đó, Vline Buggy (Liliane Konyn) đã đạt nhiều thành công rực rỡ. Trước hết, bà được mời cộng tác với hãng đĩa Éditions Tropicales, lúc đó do nhà soạn nhạc Rudy Revil làm giám đốc. Thời gian này, ca khúc Girls, Girls, Girls (Made to Love) của đôi song ca Everly Brothers đang làm mưa gió trên bảng xếp hạng ở Mỹ, được Rudy Revil đặt lời Pháp với tựa Rien, Rien, Rien (Không có gì hết) để Claude François thu đĩa. Không hài lòng cho lắm với phiên bản lời Pháp của mính, Rudy Revil đưa cho Vline Buggy nhờ bà ―nhuận sắc‖, nhưng Vline Buggy đã viết lại toàn bài với tựa đề mới Belles, Belles, Belles (Những người đẹp). Kết quả, Belles, Belles, Belles đã giúp Claude François, chàng ca sĩ tỉnh lẻ vừa lên Paris thử thời vận, một sớm một chiều nổi tiếng.

306 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trong tổng số hơn 40 ca khúc của Claude François do Vline Buggy đặt lời sau đó, có nhiều bản rất được ưa chuộng tại miền Nam VN trước năm 1975, như Je sais (1964, Cuộc tính tàn, Phạm Duy đặt lời), J‟attendrai (1966, nguyên là bản Reach Out I‟ll Be There của ban tứ ca Mỹ The Four Tops). Về những ca khúc do Vline Buggy đặt lời cho các ca sĩ khác của Pháp thu đĩa, không thể không nhắc tới Le pénitencier (House of the Rising Sun) đi liền với tên tuổi của Johnny Hallyday, do bà viết chung với thi sĩ Hugues Aufray vào năm 1964. Nhưng nổi tiếng nhất, dĩ nhiên phải là Tu te reconnaîtras, ca khúc đoạt giải Eurovision năm 1973. Năm 1977, sau hơn 40 năm trong nghề với hàng trăm ca khúc do mính đặt lời, Vline Buggy đã giải nghệ vĩnh viễn.

Vline Buggy Tới đây viết về người hát bản Tu te reconnaîtras: Anne-Marie David. Anne-Marie David là tên thật; cô ra chào đời ngày 23/5/1952 tại thành phố Arles, vùng Provence-Alpes-Côte d‘Azur, miền nam nước Pháp. Tiểu sử Anne-Marie David không cho biết những bước đầu sự nghiệp mà chỉ viết vào năm 18 tuổi, cô đã xuất hiện thường xuyên trên sân khấu ca nhạc kịch ở kinh thành ánh sáng Paris.

307 | H Ò A I N A M

Năm 20 tuổi (1972), Anne-Marie David được chọn để thủ vai Mary Magdalene trong vở ca nhạc kịch rock nổi tiếng nhất thập niên 1970: Jesus Christ Superstar (Chúa Giêsu Kitô, Siêu minh tinh), về sau được thực hiện thành phim mà có lẽ các ―bạn trẻ‖ ở Sài Gòn ngày ấy không mấy ai không biết tới. Jesus Christ Superstar nguyên là một album nhạc rock phát hành năm 1970, với chủ đề những ngày cuối đời và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, nội dung gồm những ca khúc do các nhân vật chình hát: Chúa Giêsu Kitô, môn đệ phản bội Judas, vua Herod, quan Tổng Trấn Pilate, và nữ môn đệ Mary Magdalene. Phần nhạc trong Jesus Christ Superstar là của nhà soạn nhạc kiêm kịch tác gia Anh lừng danh thế giới ―Sir‖ Andrew Lloyd Webber, tác giả của những vở ca kịch nổi tiếng như The Phantom of the Opera, Evita, Cats… Người đặt lời hát cũng là một công dân Anh nổi tiếng quốc tế: ―Sir‖ Tim Rice, tác giả lời hát của nhiều ca khúc đoạt giải Grammy (âm nhạc), Tony (kịch nghệ), Oscar (điện ảnh), trong đó hai bản nổi tiếng nhất viết chung Andrew Lloyd Webber phải là Don‟t Cry for Me, Argentina (vở Evita) và I Don‟t Know How to Love Him (vở Jesus Christ Superstar). Sau khi album được nồng nhiệt đón nhận (đối tượng phần lớn là giới trẻ), Jesus Christ Superstar đã được đưa lên sân khấu kịch nghệ Broadway (Nữu Ước) vào tháng 10/1971, và sau 711 buổi diễn, tới tháng 6/1973 mới chấm dứt. Những tranh luận liên quan tới nội dung vở ca nhạc kịch (và sau này là cuốn phim) chúng tôi sẽ đề cập tới trong phần viết về những ca khúc, nhạc khúc trong phim, còn trong bài này chỉ xin viết về phiên bản lời Pháp của Jesus Christ Superstar do Pierre Delanoë phóng tác năm 1972. [Pierre Delanoë (1918-2006) là nhà soạn ca khúc & đặt lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp mà chúng tôi đã đôi lần nhắc tới] Một trong những điểm độc đáo của vở Jesus Christ Superstar (và cũng là khó khăn cho các diễn viên) là vở ca nhạc kịch này hoàn toàn không có đối thoại mà chỉ có diễn xuất và ca hát.

308 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Jesus Christ Superstar phiên bản lời Pháp của Pierre Delanoë được trính diễn ra mắt tại nhà hát Théâtre de Chaillot, tuy không được các nhà phê bính đánh giá cao, nhưng ìt ra cũng giúp Anne-Marie David (vai Mary Magdalene) được giới yêu ca nhạc biết tới tên tuổi qua ca khúc La chanson de Marie Madeleine (nguyên tác: I Don‟t Know How to Love Him).

Tiếp theo, Anne-Marie David đã chọn ca khúc Un peu romantique (Một chút lãng mạn) của hai tác giả C. Level và G. Costa để tham dự cuộc tuyển lựa ca khúc đại diện cho Pháp tại giải Eurovision năm 1972, tuy nhiên đã chỉ vào được tới vòng Top 10. Cùng thời gian, Anne-Marie David lọt vào mắt xanh của cặp tác giả Michel Mallory & Alice Dona. Alice Dona tên thật là Alice Donadel, sinh năm 1946 tại Paris, cha gốc Ý mẹ gốc Pháp đều là nhạc sĩ. Bắt đầu sáng tác và ca hát từ năm 1963 (17 tuổi), tới năm 1965, Alice Dona đã thu 11 đĩa 45 vòng nhưng chỉ đạt thành công tương đối. Tuy nhiên, sau khi lập gia đính rồi chuyển hẳn sang việc sáng tác ca khúc cho các ca sĩ khác, Alice Dona đã thành công rực rỡ. Trong số sáng tác của Alice Dona, ngoài những bản viết cho Anne-Marie David, còn có 9 bản viết cho Claude François, 3 bản cho Joe Dassin, 3 bản cho Mireille Mathieu, 2 bản cho Annie Giradot, và Hervé Vilard, Dalida, Lara Fabian, Sylvie Vartan… mỗi người 1 bản.

309 | H Ò A I N A M

Về phần Michel Mallory, ông tên thật là Jean-Paul Cugurno, ra chào đời ngày 25/2/1941 tại làng Monticello trên một hòn đảo nhỏ có đa số dân cư gốc Ý ở ngoài khơi đảo Corse. Năm lên 8 tuổi, Michel Mallory sang Bastia ở đảo lớn (Corse) để học hành; ước mộng thời niên thiếu của cậu chỉ là lớn lên được đá cho đội tuyển bóng tròn Bastia! Mãi tới năm 15 tuổi, Michel Mallory mới học chơi đàn ghi-ta và ký âm pháp, rồi tự sáng tác và trính bày những ca khúc theo một thể loại riêng, gần giống nhạc đồng quê. Năm 18 tuổi (1959), Michel Mallory sang Paris, trính diễn tại các phòng trà ca nhạc (cabaret) ở đại lộ Champs Élysée và khu Montmartre, rồi được nhạc trưởng Paul Mauriat của hãng đĩa Barckay cho thu một số đĩa 45 vòng, nhưng không gây được tiếng vang. Michel Mallory tiếp tục trính diễn tại các phòng trà ca nhạc cho tới khi gặp gỡ Alice Dona vào cuối thập niên 1960, được cô đề nghị hợp tác trong việc viết ca khúc cho các ca sĩ khác, từ đó Michel Mallory trở thành một trong những nhạc sĩ & nhà viết lời hát ăn khách bậc nhất của Pháp. Tổng cộng, Michel Mallory đã soạn, hoặc hợp soạn trên 1000 ca khúc, đa số do ông đặt lời hát, cho các ca sĩ thời danh như: Tino Rossi, Claude François, Sylvie Vartan, Joe Dassin, Mireille Mathieu, Nicoletta, Michel Sardou, Anne-Marie David… Với những ca khúc do Michel Mallory & Alice Dona hợp soạn, AnneMarie David từ một diễn viên sân khấu ca kịch đã trở thành một ca sĩ nhạc ―pop‖, ăn khách không thua gí các đàn chị, các đồng nghiệp Sylvie Vartan, France Gall, Vicky Léandros… Một trong những thành công điển hính của Anne-Marie David là bản Lui (Chàng), do Michel Mallory soạn nhạc, Alice Dona viết lời. LUI Lui, c‟était mes rires et mes larmes Lui, c‟était le fond de mon âme Lui avait la manière de dire Les mots qui me brûlaient

310 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Lui m‟a volé ma solitude Lui, c‟était ma tendre inquiétude Lui faisait de moi une femme Et lui, c‟était l‟amour {Refrain:} J‟ai froid, mon soleil s‟est couché hier Et mon père va s‟endormir dans ce triste hiver J‟ai froid, mon soleil m‟a quitté hier Je le cherche et je l‟appelle dans ma prière Lui avait la façon de prendre Ce qu‟il y avait en moi de tendre Lui faisait de moi une femme Et lui, c‟était l‟amour Sau đó, Lui đã được Anne-Marie David thu đĩa bằng nhiều ngôn ngữ khác, mà thành công nhất là phiên bản tiếng Thổ-nhĩ-kỳ. Sau năm 1975 tại hải ngoại, Lui đã được nhạc sĩ Nhật Ngân đặt lời Việt với tựa Chàng, mà trong số những nữ ca sĩ thu vào CD, DVD, thành công nhất có lẽ là Kiều Nga. [Cũng xin viết thêm: trước năm 1975 tại Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời việt cho một ca khúc “Lui” của một tác giả khác, cũng với tựa tiếng Việt là “Chàng”, được Thanh Lan, Julie thu vào băng nhựa; tuy nhiên không mấy phổ biến] CHÀNG (lời Việt: Nhật Ngân) Chàng là ngàn nỗi đau cho nước mắt trào. Chàng là ngàn thiết tha ôi chất ngất tính. Và là ngàn chuỗi ân cần đốt tim này chết theo ngày tháng chới với. Chàng là ngàn giá băng chua xót tháng ngày. Chàng là ngàn đắng cay tôi mãi ngóng chờ. Chàng là những đêm dài với u buồn cớ sao tính mãi đắm đuối. Chàng hỡi em nghe giá băng quanh mính tháng ngày. Ôi nỗi buồn bao đêm xót xa cuộc đời như cuốn xoay! Chàng hỡi em nghe tháng năm rơi rụng xuống đời.

311 | H Ò A I N A M

Ôi mất rồi tính xưa ngất ngây giờ tím đâu thấy đâu? Chàng dù tính dối gian tôi vẫn nhớ chàng. Chàng dù tính giá băng tôi đắm đuối hoài. Và từng lời nói ân cần vẫn mong chàng, biết cho tính vẫn đắm đuối! Chàng là vầng thái dương tôi mãi ngóng chờ. Chàng là ngàn ánh sao tôi mãi kiếm tím. Chàng là bài hát xưa còn ngây ngất tính thiết tha lòng mãi tiếc nhớ…… Qua năm 1973, Anne-Marie David được chọn đại diện Lục-xâm-bảo tham dự giải Eurovision với ca khúc Tu te reconnaîtras của Claude Morgan & Vline Buggy, và đoạt giải. Sau thành công này, Anne-Marie David được mời lưu diễn khắp Âu Châu và nhiều nước Á Châu trong đó có Nhật Bản, được đặc biệt ái mộ tại Thổ-nhĩ-kỳ, nơi cô lưu lại một thời gian khá dài, thu một album và hai đĩa 45 vòng bằng tiếng Thổ-nhĩ-kỳ, đoạt nhiều giải thưởng tại quốc gia này. Năm 1979, Anne-Marie David trở lại giải Eurovision, tổ chức tại Jerusalem, Do Thái, đại diện Pháp quốc với ca khúc Je suis l‟enfant soleil (I‘m A Child of the Sun), một sáng tác của Eddy Marnay và Hubert Giraud. Eddy Marnay (1920-2003) và Hubert Giraud (1920-2016) là hai nhà viết ca khúc, đặt lời hát nổi tiếng của Pháp, trước đó đều đã có ca khúc đoạt giải Eurovision. Như chúng tôi đã có lần nhắc tới, Eddy Marnay cũng là người về sau này có công giới thiệu ―cô bé‖ Céline Dion; còn Hubert Giraud chình là người soạn nhạc cho những ca khúc nổi tiếng như Sous le ciel de Paris (1951, Édith Piaf thu đĩa), Dors, mon amour (André Claveau hát, đoạt giải Eurovision năm 1958), Il est mort le soleil (1967, Nicoletta thu đĩa), và tới năm 1970, soạn nhạc và đặt lời cho bản Mammy Blue nổi tiếng quốc tế (cũng được Nicoletta thu đĩa)… Xuất thân là một nhạc sĩ nhạc jazz, các sáng tác của Hubert Giraud thường mang âm hưởng của ―thánh ca‖ (gospel) và R&B (rythm and blues) của người Mỹ gốc Phi châu, trong số này có ca khúc Je suis l‟enfant soleil để Anne-Marie David tham dự giải Eurovision 1979, tổ chức tại Jerusalem, Do-thái, như đã viết ở trên.

312 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Cho tới vòng cuối cùng, cả ba ca khúc Je suis l‟enfant soleil (Pháp), Hallelujah (Do-thái) và Hey Nana (Vương quốc Bỉ) đều có số điểm ngang ngửa. Chỉ tới giờ phút chót, Hallelujah mới vượt lên và đoạt giải, Hey Nana đứng hạng nhí, và Je suis l‟enfant soleil hạng ba. Mặc dù không đoạt giải, Anne-Marie David cũng trở thành nữ ca sĩ thứ nhí (sau Vicky Leandros) được tham dự giải Eurovision hai lần (tình tới thời điểm đó). Về sau, Je suis l‟enfant soleil đã được Anne-Marie David thu đĩa bằng tiếng Đức với tựa Sonnenkind (Sun Child) và tiếng Ý với tựa Ragazza sole (Sun Girl). Trong hai năm 1982, 1983, Anne-Marie David tới sống và ca hát tại Nauy. Năm 1987, cô giải nghệ nhưng 16 năm sau trở lại. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải Eurovision, tổ chức tại Copenhagen, thủ đô Đan-mạnh, Anne-Marie David đã trính diễn ca khúc Après toi – ca khúc đoạt giải năm 1972 do Vicky Leandros hát – và được hoan hô nhiệt liệt. Năm 2011, Anne-Marie David đạt thành công đáng kể khi thu đĩa lại ca khúc Tu te reconnaîtras, với tựa Tu te reconnaîtras (Encore une fois), và tiếp tục ca hát cho tới ngày nay… *** Tới đây, chúng tôi xin trở lại với năm 1973, năm Anne-Marie David đại diện Lục-xâm-bảo tại giải Eurovision và đoạt giải nhất với bản Tu te reconnaîtras. Giải Eurovision (Ca khúc Âu Châu) là cuộc thi ca khúc lớn nhất, và lâu đời nhất trên thế giới. Đây là lần thứ ba, một công dân ngoại quốc đại diện cho Lục-xâm-bảo hát tiếng Pháp tham dự giải này và đoạt giải. Hai lần trước đó là France Gall với bản Poupée de cire, poupée de son (Búp-bê không tình yêu) năm 1965, và Vicky Leandros với bản Après toi (Vắng bóng người yêu) năm 1972. Rất có thể một số độc giả sẽ đặt câu hỏi: tại sao các ca sĩ ngoại quốc hát tiếng Pháp lại thìch đại diện cho Lục-xâm-bảo tham dự giải Eurovision?

313 | H Ò A I N A M

Theo suy đoán của chúng tôi, ví Lục-xâm-bảo là một trung tâm truyền thông quốc tế, và cũng là thủ đô truyền thông của cả Âu châu, đại diện cho Lục-xâm-bảo hãnh diện hơn là đại diện cho Pháp. Cũng nên biết Lục-xâm-bảo – tên gọi đầy đủ là ―Đại công quốc Lụcxâm-bảo‖ (Grand Duchy of Luxembourg) – tuy là một quốc gia nhỏ bé, diện tìch chỉ vào khoảng 2.500 cây số vuông (tương đương Sài Gòn – Gia Định và vùng phụ cận), nhưng lại là nơi đặt trụ sở của những công ty sản xuất phim ảnh, công ty truyền thanh truyền hính quốc tế, chẳng hạn RTL (Radio Télévision Luxembourg) Group, với 59 đài truyền hính và 31 đài phát thanh ở 10 quốc gia Âu châu. Trong số này, nổi tiếng nhất là Radio Luxembourg, nguồn nghe nhạc phong phú nhất cho người yêu nhạc tại các quốc gia Tây Âu. Không ìt ca sĩ nổi tiếng của Pháp thời nhạc trẻ, đã cho biết họ say mê thần tượng này, chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc kia là qua nghe Radio Luxembourg. [Thực ra từ trước tới nay Lục-xâm-bảo không chỉ “chiêu dụ” các sĩ ngoại quốc hát tiếng Pháp đại diện tham dự giải Eurovision mà còn nhờ cả các ca sĩ hát tiếng Đức (Lục-xâm-bảo sử dụng ba ngôn ngữ chình: Pháp, Đức, và thổ ngữ Lục-xâm-bảo), tuy nhiên chỉ có các ca sĩ hát tiếng Pháp đoạt giải] Là quốc gia đoạt giải năm 1972 (bản Après toi, Vicky Leandros trình bày), Lục-xâm-bảo được đăng cai tổ chức giải Eurovision 1973. Với ―khì thế‖ sẵn có, các nhân vật trách nhiệm việc tuyển chọn ca khúc & ca sĩ tham dự cuộc thi năm nay đã hạ quyết tâm tạo kỷ lục. Cũng nên biết, trước khi diễn ra cuộc thi giải Eurovision 1973, Lục-xâmbảo đã giữ kỷ lục về số lần đoạt giải (3 lần) nhưng không liên tục; trong khi đó Tây-ban-nha tuy mới chỉ đoạt hai giải, nhưng trong 2 năm liên tiếp (1968, 1969). [Trên thực tế, việc Tây-ban-nha “đoạt hai giải trong 2 năm liên tục” cũng không được xem là trọn vẹn, bởi ví trong cuộc thi giải Eurovision 1969, với số điểm chung kết bằng nhau, cả bốn quốc gia sau đây đã đứng nhất đồng hạng: Tây-ban-nha, Anh, Pháp, và Hòa-lan]

314 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Thời gian này cũng là lúc Anne-Marie David vừa nổi bật trong làng ca nhạc Pháp quốc, cho nên đã được Lục-xâm-bảo mời đại diện; và cô đã chọn bản Tu te reconnaîtras của Claude Morgan & Vline Buggy. Nhưng khác với buổi chung kết của năm trước, trong đó bản Après toi do Vicky Leandros (cũng đại diện Lục-xâm-bảo) trính diễn đã được tuyệt đại đa số khán giả hiện diện cũng như khán giả theo dõi qua màn ảnh truyền hính từ khắp năm châu tiên đoán sẽ đoạt giải nhất, năm nay Tu te reconnaîtras có số điểm ban đầu thua hai ca khúc Eres tú của Tây-bannha và Power to All Our Friends của Anh quốc (do đàn anh Cliff Richard trính diễn). Phải đợi tới phút chót, Tu te reconnaîtras mới từ hạng ba nhảy lên hạng nhất với 129 điểm (hơn Tây-ban-nha 4 điểm, hơn Anh quốc 6 điểm), đem lại giải Eurovision thứ tư cho Lục-xâm-bảo, và Đại công quốc này trở thành quốc gia đầu tiên đoạt giải trong 2 năm liên tục (nếu không tình Tây-ban-nha đoạt 1 giải + 1 giải đồng hạng). Tu te reconnaîtras Dans les rêves de l‟enfance Dans l‟élève que le maître a puni Dans la gare où commence La première aventure de la vie Dans celui qui doute Dans celui qui croit Tu verras Tu te reconnaîtras À chaque instant Dans chaque joie Dans chaque larme Tu verras Tu te reconnaîtras Dans cet enfant Parmi ces gens Tous comme toi

315 | H Ò A I N A M

Dans les rêves de l‟artiste Que la gloire n‟a jamais couronné Dans ce monde égoïste Qui renie ce qu‟il a adoré Dans ceux qui ont peur Dans ceux qui ont froid Tu verras Tu te reconnaîtras À chaque instant Dans chaque joie Dans chaque larme Tu verras Tu te reconnaîtras Dans cet enfant Parmi ces gens Tous comme toi Tu verras Tu te reconnaîtras Dans cet amour Que j‟ai pour toi Oui, tu verras Tu te reconnaîtras Sau khi Tu te reconnaîtras đoạt giải Eurovision 1973, ca khúc này đã được Anne-Marie David thu đĩa bằng 4 ngôn ngữ khác, gồm tiếng Ý (hai phiên bản khác nhau), Tây-ban-nha, Đức, và tiếng Anh. Trong số này, phiên bản lời Anh có tựa đề Wonderful Dream của tác giả Shaun Lawton, tuy cũng mang tư tưởng hoài niệm tuổi trẻ nhưng có nội dung khác hẳn nguyên tác. Wonderful Dream Just a boy and a girl with a promise we‟d always be true We grew up all too soon and discovered how little we knew Would the dream leave the ground? Was the future so sound?

316 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

You and I, we had a dream to fly Wonderful dream, beautiful dream, don‟t let it die You and I, we had a dream to fly Wonderful dream, beautiful dream, don‟t let it die Then one day, you were gone, and my dreams all came tumbling down Childhood tears, broken years, our true love can no longer be found Though I‟d waited so long, still the dream lingers on You and I, we had a dream to fly Wonderful dream, beautiful dream, don‟t let it die You and I, we had a dream to fly Wonderful dream, beautiful dream, don‟t let it die You and I, we had a dream to fly Wonderful dream, beautiful dream, don‟t let it die Oh Lord, don‟t let it die Tại miền Nam VN trước năm 1975, Tu te reconnaitras đã được Nguyễn Duy Biên đặt lời Việt với tựa Xin tự hiểu mính, phỏng theo nội dung của nguyên tác. Xin tự hiểu mình Từ trong mơ, giữa tuổi thơ, Từ trong lớp lúc ta dạy bởi ma soeur Từ nơi em nhấc đôi chân son, Còn mang tất dấn thân vào đời phiêu lưu Tím mính trong nỗi ưu tư và tím trong ngóng chờ ĐK: Xin cho gặp Hãy cho ta tự hiểu mính phút giây thơ dại Tím trong nỗi vui và trong khóc than

317 | H Ò A I N A M

Xin cho gặp Hãy cho ta tự hiểu mính Khiến trong thơ dại tím trong thế gian để ta thấy ta 2. Tím trong mơ khi nghệ sĩ ngàn mong ước vẫn không đạt ngày vinh quang Và nhân gian, lắm gian ngoa Nhiều chê bai, cớ sao hoài lời suy tôn Tìm mình trong ái tình tím mính trong giá băng (ĐK) Trước năm 1975, Tu te reconnaitras / Xin tự hiểu mính đã được Thanh Lan trính bày song ngữ trong băng nhạc Tính Ca Nhạc Trẻ 2 do Nguyễn Duy Biên và Vũ Xuân Hùng thực hiện. Sau này tại hải ngoại, trong số các nữ ca sĩ tên tuổi thu vào CD có Julie và Ngọc Lan (hát chung với Như Mai trong CD ASIA 11, mà một vài trang mạng ghi sai là Ngọc Hương).▄

318 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Rien qu’une larme (Chỉ cần một giọt lệ) Moshé Brand & Michel Jourdan

319 | H Ò A I N A M

Trong bài cuối cùng viết về những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại miền Nam VN và được đặt lời Việt trước năm 1975, chúng tôi xin giới thiệu bản Rien qu‟une larme của hai tác giả Moshé Brand và Michel Jourdan do Mike Brant (nghệ danh của Moshé Brand) thu đĩa, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Chỉ cần một giọt lệ. [Trong một số ấn bản, tựa đề ca khúc này còn được ghi là Rien qu‟une larme dans tes yeux – Chỉ cần một giọt lệ trong mắt em] Mike Brant (1947-1975) là một ca nhạc sĩ gốc Do-thái thành danh tại Pháp. Mike Brant bắt đầu nổi tiếng quốc tế vào năm 1970 và tự tử (?) chết năm 1975, tuy sự nghiệp chỉ kéo dài hơn 5 năm, đã để lại những dấu ấn khó phai mờ và vô số câu hỏi. Tới nay, gần một chục cuốn sách đã được viết, hơn nửa tá phim tài liệu đã được thực hiện, nhưng hính như mọi người vẫn chưa hiểu được con người thật của Mike Brant, cũng như tím một câu trả lời thỏa đáng về nguyên nhân dẫn đưa tới cái chết trẻ của anh. Mike Brant tên thật là Moshé Mikael Brand, ra chào đời ngày 1 tháng 2 năm 1947 tại một trại giam giữ di dân bất hợp pháp ở Famagusta trên đảo Cyprus, cha mẹ là người gốc Do-thái tới từ Ba-lan. Trong thời gian Đệ nhị Thế chiến, ông bố Fishel Brand tham gia kháng chiến chống Đức Quốc Xã, còn bà mẹ Bronia Rosenberg là một trong những người may mắn sống sót từ trại tập trung Auschwitz, ―lò sát sinh‖ khét tiếng của Đức Quốc Xã ở Ba-lan. Một năm sau khi Thế chiến kết thúc, hai người kết hôn rồi làm đơn xin di dân tới Vùng Ủy trị Palestine (Mandatory Palestine), lúc đó đặt dưới quyền cai quản của Anh quốc. Đơn bị bác, ông bà đưa con trai sơ sinh (Zvi Brand, anh của Moshé) nhập cảnh lậu trên một chiếc tàu của Aliyah Bet. [“Aliyah Bet” là bì danh của đường dây đưa người Do-thái lưu vong ở Âu châu trở về vùng đất Palestine bằng đường thủy một cách bất hợp pháp, hoạt động từ năm 1939 tới năm 1948 – năm “quốc gia Do-thái” được chình thức thành lập] Ví nhập cảnh lậu, gia đính Brand bị đưa tới trung tâm tạm giữ của người Anh ở Famagusta trên đảo Cyprus; tại đây, Moshé Mikael Brand ra chào đời. Sau đó ìt lâu, gia đính Brand được chấp nhận vào danh sách dân Dothái lưu vong trở về Palestine đợi ngày quốc gia Do-thái được thành lập.

320 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tháng 9/1947, họ tới thành phố cảng Haifa; về sau được đưa tới định cư tại một nông trại tập thể (kibbutz) ở vùng Galilee. Theo tiểu sử của Moshé Brand trên trang mạng Wikipedia, cậu bé bị ―câm‖, tới năm lên 6 tuổi mới bắt đầu nói, nhưng thực ra, theo lời kể của người anh Zvi Brand, Moshe Brand chỉ chậm nói, tới năm lên 3 mới bắt đầu mở miệng. Ngay từ nhỏ, Moshé Brand đã cho thấy cậu có thiên khiếu về âm nhạc. Năm 11 tuổi, cậu được gia nhập ban hợp xướng của trường học. Năm 17 tuổi, chàng trẻ tuổi trở thành ca sĩ chình trong ban nhạc ―The Chocolates‖ của ông anh Zvi Brand. Lúc ban đầu, ―The Chocolates‖ chuyên trính diễn tại các party và quán cà-phê ở thành phố cảng Haifa và thủ đô Tel Aviv, sau đó khi đã có chút tiếng tăm, họ được mời trính diễn tại các hộp đêm của các khách sạn lớn. Điều thú vị là tuy chỉ biết nói tiếng Do-thái (Hebrew), Moshé Brand lại chuyên trính diễn những ca khúc lời Anh nổi tiếng của các danh ca đương thời, như Frank Sinatra, Tom Jones, Elvis Presley, ban The Platters… Năm 1965, để cho có vẻ ―quốc tế‖ một chút, Moshé Brand lấy nghệ danh ―Mike Brand‖, rồi được Yonatan Karmon, một ông bầu tổ chức ca nhạc uy tìn của Do-thái, khám phá, dẫn đưa tới hợp đồng lưu diễn một năm tại Hoa Kỳ và Nam Phi. Tháng 5 năm 1969, Mike Brand được mời trính diễn tại hộp đêm Baccara trong khách sạn Hilton ở Tehran, thủ đô Iran (ngày ấy còn là một vương quốc thân tây phương). Cùng trính diễn tại đây trong thời gian này còn còn có nữ danh ca Pháp Sylvie Vartan, và cô đã khuyên anh nên tới Paris để tiến thân. Mike Brand nghe theo lời khuyên của Sylvie Vartan, hai tháng sau tới Kinh thành Ánh sáng. Không quen biết ai, phải mất 10 ngày Mike Brand mới tím gặp được Sylvie Vartan, và sau đó được cô giới thiệu với Jean Renard, người viết ca khúc cho cô và chồng là Johnny Halliday. Jean Renard, sinh năm 1933, khởi nghiệp soạn ca khúc từ năm 1960, với trên 40 ca khúc lên Top cho các danh ca Pháp như Françoise Hardy,

321 | H Ò A I N A M

Petula Ckark, Claude François, Eddy Mitchel…, về sau chỉ soạn độc quyền cho cặp Sylvie Vartan & Johnny Halliday, và Mike Brant. [Trong số những ca khúc Jean Renard viết cho Françoise Hardy, được yêu chuộng nhất tại miền Nam VN ngày ấy phải là bản Le premier bonheur du jour (Niềm hạnh phúc đầu ngày), một ca khúc khá ngắn (1‟54) lời hát đơn sơ nhưng có sức thu hút lạ thường] Việc đầu tiên của Jean Renard là đổi họ Do-thái ―Brand‖ của Mike Brand (cũng là một họ của người Đức) thành họ ―Brant‖ của dân Anh. Kế tiếp, ông viết cho Mike Brant ca khúc Laisse-moi t‟aimer (Let Me Love You) để chàng thu đĩa và tung ra tại Hội chợ Midem tổ chức vào tháng 1/1970 tại Cannes. [Midem, tiếng Pháp, là viết tắt của các chữ Marché International du Disque et de l‟Edition Musicale (Hội chợ Quốc tế về Đĩa hát và Ấn phẩm ca nhạc), được xem là liên hoan lớn nhất thế giới của kỹ nghệ đĩa hát, được tổ chức hàng năm tại thành phố Cannes, miền Nam nước Pháp, kéo dài trong ba ngày, với nhiều buổi trính diễn “live”. Địa điểm diễn ra các sinh hoạt chình là Palais des Festivals et des Congrès, cũng là địa điểm tổ chức Đại hội Điện ảnh Quốc tế Cannes hàng năm] Tương tự khi hát các ca khúc lời Anh trước đây, Mike Brant, vốn chỉ biết vài câu tiếng Pháp xã giao thường nhật, đã phải nhờ người phiên âm lời hát Laisse-moi t‟aimer thành tiếng Do-thái (Hebrew) để anh tập dợt. Laisse-moi t‟aimer được tung ra vào ngày 31/12/1969 và qua tháng 1/1970 đã được nồng nhiệt đón nhận tại Midem, chỉ trong vòng hai tuần lễ đã bán ra hơn 50.000 đĩa hát, sau đó đứng No.1 tại Pháp trong 7 tuần lễ liên tục, và đứng No.1 cho cả năm 1970 với số đĩa bán ra trên 1 triệu rưỡi. Laisse-moi t’aimer Laisse-moi t‟aimer toute une nuit Laisse-moi toute une nuit Faire avec toi le plus long le plus beau voyage, oh wow wow Veux-tu le faire aussi?

322 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Une hirondelle fait mon printemps Quand je te vois mon ciel devient plus grand Je prends ta main alors je sens que j‟ai pour toi, oh wow wow L‟amour au bout des doigts La feuille qui grandit a besoin de lumière Et le poisson meurt sans l‟eau de la rivière Aussi vrai que nos corps sont nés de la poussière Toi tu es mon soleil et mon eau vive, laisse-moi t‟aimer Rien qu‟une nuit, laisse-moi rien qu‟une nuit Voir dans tes yeux le plus merveilleux paysage, oh wow wow Oh oui si tu le veux Laisse-moi t‟aimer Laisse-moi t‟aimer toute ma vie Laisse-moi laisse-moi t‟aimer Faire avec toi le plus grand de tous les voyages Laisse-moi, laisse-moi t‟aimer, t‟aimer Laisse-moi t‟aimer cũng rất được yêu chuộng tại Đức, Ý, cho nên sau đó Mike Brant thu đĩa ca khúc này bằng tiếng Đức để phát hành. Tháng 10 năm 1970, Mike Brant đại diện Pháp tham dự cuộc thi Grand Prix RTL International với ca khúc Mais dans la lumière (But In the Light) và đoạt giải. [Giải ca nhạc Grand Prix RTL (Radio et Télévision Luxembourg) International do Lục-xâm-bảo tổ chức từ năm 1969 tới năm 1973; rất tiếc đã không tồn tại được lâu ví lý do tài chánh] Đầu năm 1971, Mike Brant tới Sanremo tham dự cuộc thi ca khúc Ý (Sanremo Music Festival) với tư cách khán giả, và đã bị nam ca sĩ khiếm thị Jose Feliciano của Mỹ chinh phục qua ca khúc Che Sarà (What Will Be). Cũng xin có đôi hàng về Jose Feliciano và bản Che Sarà. Jose Feliciano (José Montserrate Feliciano Garcìa) sinh năm 1945 tại Puerto Rico; năm 1950 cùng gia đính tới Nữu Ước sống ở khu Harlem

323 | H Ò A I N A M

của người da đen. Mặc dù bị mù bẩm sinh, năm lên 3 tuổi, José Feliciano đã cho thấy cậu có thiên khiếu về âm nhạc. José Feliciano biết sử dụng nhiều nhạc cụ, hầu hết là tự học qua nghe các đĩa nhạc, và trính độ nghệ thuật, ìt nhất cũng là tiếng đàn ghi-ta, đã được cả hai giới thưởng ngoạn lẫn phê bính liệt vào hàng ―virtuoso‖ (thượng thừa). José Feliciano bắt đầu đàn hát toàn thời vào năm 17 tuổi (1962), tới cuối thập niên 1960 đã rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ la-tinh, tuy nhiên ở Âu Châu chưa được mấy người biết tới. Đầu năm 1971, hãng đĩa RCA quyết định đưa José Feliciano sang Âu Châu để ―trính làng‖ tại cuộc thi ca nhạc ở Sanremo. Vào thời gian này, tại Sanremo, người ta còn chú trọng tới ca khúc dự thi và tác giả nhiều hơn là ca sĩ trính bày ca khúc ấy. Theo thủ tục, tác giả sẽ chọn hai ca sĩ để trính bày ca khúc của mính, và đại diện hãng đĩa RCA ở Ý đã dàn xếp cho José Feliciano trính bày bản Che Sarà do Jimmy Fontana soạn nhạc và Franco Migliacci đặt lời. Lời hát của Che Sarà diễn tả nỗi buồn của một người khi phải rời bỏ làng thôn xưa, nơi chôn nhau cắt rốn của mính. Kết quả, tuy ca khúc Che Sarà (do José Feliciano và ban tam ca Ricchi e Poveri trính bày) chỉ đứng hạng nhí, phần trính diễn của José Feliciano, do chình anh đệm đàn ghi-ta, đã được hoan hô nhiệt liệt (standing ovation). Và bản Che Sarà do José Feliciano thu đĩa sau đó đã đứng No.1 tại Ý, và lên Top ở nhiều nước Âu Châu, kể cả các quốc gia cộng sản Đông Âu. Tiếp theo, José Feliciano thu đĩa phiên bản tiếng Tây-ban-nha Qué Será, trở thành một ―top hit‖ ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ; rồi tới phiên bản tiếng Anh Shake a Hand, tuy có nội dung khác hẳn nguyên tác, cũng lên Top ở các quốc gia vùng Scandinavia (Thụy-điển, Đan-mạch, Phầnlan, Na-uy, Băng Đảo). Sau đó, Che sarà đã được nhà viết lời hát Michel Jourdan đặt lời Pháp với tựa Qui saura (Who Will Know),

324 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

[Michel Jourdan, sinh năm 1934, là nhà đặt lời hát nổi tiếng bậc nhất của Pháp, trong số ca khúc do ông đặt lời có bản Dans le soleil et dans le vent (Trong nắng trong gió) chúng tôi đã giới thiệu trước đây] Qui saura Vous mes amis, tant de fois vous me dites Que d‟ici peu je ne serai plus triste J‟aimerais bien vous croire un jour Mais j‟en doute avec raison Essayez de répondre à ma question Qui saura, qui saura, qui saura Qui saura me faire oublier dites-moi Ma seule raison de vivre Essayez de me le dire Qui saura, qui saura, oui qui saura Vous mes amis essayez de comprendre Une seule fille au monde peut me rendre Tout ce que j‟ai perdu, je sais qu‟elle ne reviendra pas Alors si vous pouvez dites-le moi Qui saura, qui saura, qui saura Qui saura me faire vivre d‟autres joies Je n‟avais qu‟elle sur terre Et sans elle ma vie entière Je sais bien que le bonheur n‟existe pas Vous mes amis le soleil vous inonde Vous dites que je sortirai de l‟ombre J‟aimerais bien vous croire oui Mais mon coeur y renonce Ma question reste toujours sans réponse Qui saura, qui saura, qui saura Qui saura me faire oublier dites-moi Ma seule raison de vivre Essayez de me le dire Qui saura, qui saura, oui qui saura

325 | H Ò A I N A M

Qui saura, qui saura, qui saura Qui saura me faire revivre d‟autres joies Je n‟avais qu‟elle sur terre et sans elle ma vie entière Je sais bien que le bonheur n‟existe pas Qui saura, qui saura, qui saura Qui saura me faire oublier dites-moi Ma seule raison de vivre essayez de me le dire Qui saura, qui saura, oui qui saura Có tài liệu ghi lại rằng ngày ấy, sau khi Che sarà được Michel Jourdan đặt lời Pháp, hai nam ca sĩ đàn anh Richard Anthony, Claude François, và nữ danh ca Pháp gốc Bỉ Régine đều muốn thu đĩa Qui saura, nhưng Michel Jourdan đã quyết định trao cho Mike Brant. Kết quả, nền ca nhạc Pháp có thêm một đĩa vàng, với số đĩa bán ra lên tới 2 triệu, và nếu chỉ tình năm 1972, Claude François đã bị Mike Brant qua mặt. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, trước năm 1975 tại miền Nam VN, chưa có người nào đặt lời Việt cho ca khúc Qui saura. Tới cuối thập niên 1990, trên Internet xuất hiện một phiên bản lời Việt với tựa Đôi bờ của tác giả Lân Thanh, được Trịnh Nam Sơn, Anh Tú… thu vào CD tại hải ngoại, đồng thời cũng khá phổ biến nơi giới ca sĩ có trính độ ở trong nước. Nội dung Đôi bờ cũng viết về những gí xa, đã mất, nhưng là người yêu, là cuộc tính. Đôi bờ (LV: Lân Thanh) Đêm qua anh mơ thấy em yêu đến trong mộng buồn Dĩ vãng thoáng tới đốt cháy trái tim thương em Khóe mắt đẫm ướt mái tóc xõa mới chấm vai chàng thương em ngàn đời Ta kêu tên em qua vùng biển sóng chân trời ĐK: Bóng con thuyển vượt ngàn trùng lệ trào dâng Lời anh kêu tan trong gió reo sóng dâng bao la Và từ đây mãi mãi mất nhau, mãi mang thương đau mây đen giăng mờ Để duyên ngâu chia đôi bờ, tính mãi mong chờ

326 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Đêm qua anh mơ bóng quê xưa bước anh trở về Đứng dưới bóng mát, đến đón em khi tan trường Dáng cũ luyến nhớ đã cách mấy nắng mưa Ôi trông nhau xa vời vợi Anh kêu tên em, em mừng chẳng nói nên lời Đ.K: Nước mắt rơi lòng bùi ngùi mính díu nhau Nghe tim mơ say gió tới cuốn lá thu bay bay Chợt mộng tan gác vắng bóng em thoáng chút hiên nghe mưa rơi u hoài Buồn thương thân lang thang quê người trọn kiếp lưu đày Trong đêm đơn côi gió mưa rơi nhớ em vời vợi Thương cánh hoa xưa xa cách đã lâu không thấy nhau Qua bao thương đau bóng liêũ có thắm như xuân ta trao mối duyên đầu Đôi môi son tươi và vùng biển mắt xanh màu ĐK: Nếu sớm nào ngày trở về liệu rằng em Còn yêu anh như khi có biết cho nhau thấu chăng niềm đau Ngại đôi khi bão táp đã khiến núi sông cách ngăn cho em thay lòng Tính ly tan cho ước thề mộng cũ phai tàn Hỡi non cao ơi sông sâu đời bể dâu Lòng biển sâu có biết cho nhau thấu chăng niềm đau Lời ta kêu tan theo sóng dâng gió reo âm vang bao la xa mờ Để cho ta duyên ngâu đôi bờ tính mãi mong chờ… Hỡi non cao ơi sông sâu đời bể dâu Kể từ đây mãi mãi mất nhau mãi mang thương đau Lời anh kêu tan theo sóng dâng gió reo âm vang bao la xa mờ Để cho ta duyên ngâu đôi bờ tính mãi mong chờ… Tiếp theo Qui saura (1972) là một loạt thành công khác của Mike Brant, như các bản C‟est ma prière, Un grand bonheur, Parce que je t‟aime plus que moi, Tout donné, tout repris, Viens ce soir, Rien qu‟une larme…, đa số do anh soạn nhạc và Michel Jourdan đặt lời; ngoài ra còn có một số

327 | H Ò A I N A M

bản do anh bạn đồng hương Do-thái Mike Tchaban sáng tác, trong đó có L‟amour c‟est ça, l‟amour c‟est toi. [Khi soạn ca khúc, Mike Brant vẫn sử dụng tên Do-thái “Moshé Brand”; những ấn bản ghi “Mike Brant” là trái với ý muốn của tác giả] Album đầu tay của Mike Brant có tựa Disque d‟Or (Gold Record- Đĩa Vàng) đã đoạt ―đĩa vàng‖, bản ra hàng triệu ấn bản. Trong năm 1973, Mike Brant đã trính diễn 250 buổi, với số khán giả từ 6000 tới 10.000 người mỗi buổi.

Mike Brant và bà mẹ Bronia Thế nhưng có một điều mâu thuẫn mà sau khi Mike Brant tự tử hụt, mọi người mới được biết, đó là anh bị chứng trầm cảm và cô đơn, cùng với Hội chứng Thế hệ Thứ hai (Second Generation Syndrome), mà trong trường hợp của Mike Brant nguyên nhân là việc bà mẹ Bronia Rosenberg đã trải qua những kinh hoàng ở ―lò sát sinh‖ của Đức Quốc Xã (Holocaust). Người mắc hội chứng này thay đổi thất thường, có khi vui hưởng cuộc sống có lúc lại thu mính vào bóng tối tuyệt vọng. Ngày 22/11/1974, Mike Brant tự tử bằng cách nhảy từ cửa sổ căn apartment của ông bầu của mính ở Geneva, Thụy-sĩ, nhưng chỉ bị gãy xương.

328 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Sau đó, anh giảm bớt số lượng các buổi trính diễn để tập trung cố gắng vào việc thực hiện một album mới, tựa đề Dis-lui (Tell Her) với sự hợp tác của Michel Jourdan. Ngày 25/4/1975, ngày phát hành album, cũng là ngày Mike Brant té (nhảy?) từ căn apartment số 6 Rue Erlanger ở Paris, chết tại chỗ. Khi ấy anh mới 28 tuổi. Mike Brant được đưa về mai táng tại thành phố cảng Haifa, nơi sinh sống đầu tiên của gia đính anh khi đặt chân về Miền Đất Hứa. Về cuộc sống tính cảm cá nhân, mặc dù Mike Brant xuất hiện thường xuyên bên cạnh một số nữ đồng nghiệp trẻ, người ta biết chắc chắn anh không có bạn gái. Người phụ nữ thân thiết nhất trong đời anh, sau bà mẹ Bronia chình là nữ danh ca Pháp Dalida; hai người trở thành bạn thân từ ngày trính diễn chung tại đại hì viện Olympia, Paris vào năm 1971. *** Hơn 40 năm sau cái chết của Mike Brant, vẫn chưa có ai đủ thẩm quyền, tư cách đưa ra một kết luận chình xác về nguyên nhân thực sự: tự tử, tai nạn, hay bị ám sát? Và nếu Mike Brant bị ám sát, ai hoặc những ai, là thủ phạm? Cũng nên biết, Mike Brant được mô tả là một người Do-thái có tinh thần ái quốc rất cao; ngày còn sống thường tới thăm các đơn vị quân đội Dothái ở tuyến đầu để giúp vui, ủy lạo tinh thần. Tình cho tới nay, đã có ìt nhất 9 cuốn sách, hai chương trính tài liệu trên truyền hính về cuộc đời, sự nghiệp và cái chết của Mike Brant. Ngoài ra, còn ba phóng sự điều tra về cái chết bì ẩn của Mike Brant mà theo các tác giả, đã có sự bưng bìt của nhà chức trách Pháp. Trong số này phóng sự có tựa đề ―La nuit des deux couteaux‖ (Đêm với hai con dao) của ký giả Jean Pierre Ray, chiếu trên đài truyền hính Pháp TF1 vào tháng 5/2004 nhân đánh dấu 30 năm cái chết của Mike Brant, đã dẫn đưa tới một vụ kiện về tội phỉ báng tại Tòa Thượng thẩm Paris, với kết quả Jean Pierre Ray và TF1 bị xử thua, phải bồi thường danh dự cho các giới chức Pháp.

329 | H Ò A I N A M

Riêng với người yêu nhạc Pháp tại miền Nam VN ngày ấy, có lẽ không ai được biết tới cái chết của Mike Brant, bởi nó xảy ra vào những ngày hỗn loạn cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Riêng bản thân chúng tôi, chỉ sau khi đã ra sống tại hải ngoại vào đầu thập niên 1980, mới được biết về cái chết bi thảm của anh.

Mộ phần của Mike Brant ở Haifa Trở lại với ca khúc chủ đề của bài viết này, Rien qu‟une larme, do Mike Brant soạn nhạc (dưới tên thật Moshé Brand), Michel Jourdan đặt lời, đây không phải ca khúc nổi tiếng nhất, cũng không phải đĩa hát bán chạy nhất của Mike Brant, nhưng riêng tại miền Nam VN trước năm 1975, Rien qu‟une larme đã đi liền với tên tuổi của Mike Brant. Nguyên nhân, theo suy luận của cá nhân chúng tôi, có lẽ ví giai điệu của bản này rất gần gũi với cảm quan, xu hướng thưởng thức của thình giả Việt Nam. Thực vậy, ngày ấy ìt nhất một lần chúng tôi đã được nghe một người thưởng thức bản Rien qu‟une larme lần đầu tiên, nói rằng ―bản này sao nghe quen quá‖.

330 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Và có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến Phạm Duy thay ví đặt lời Việt cho hai đĩa vàng Laisse-moi t‟aimer, Qui saura của Mike Brant, đã chọn Rien qu‟une larme. Rien qu’une larme Rien qu‟une larme dans tes yeux C‟est toujours ta seule réponse Quand je te dis qu‟il vaudrait mieux Ne plus se revoir nous deux J‟étais certain cette fois Que tu me retiendrais On se trompe quelques fois Une larme a tout changé Rien qu‟une larme dans tes yeux Et soudain je réalise Je réalise que de nous deux C‟est moi le plus malheureux Par ma faute trop de fois Mon amour tu as pleuré J‟ai voulu partir cent fois Et cent fois je suis resté Rien qu‟une larme dans tes yeux Je comprends combien je t‟aime Je t‟aime… Chỉ cần một giọt lệ Một thoáng đôi mắt long lanh sáng ngời Em nhín tôi, lệ hoen ướt mi người Vừa mới nghe nói: xa nhau mất rồi Ôi người yêu, lệ rơi ướt môi Xin em yêu phải gắng tin tôi Xin yêu tôi nghín kiếp chớ phai Cuộc tính nào mà không lỗi lầm? Vài giọt lệ hàn gắn thương đau.

331 | H Ò A I N A M

Chỉ thấy đôi mắt em hơi ngấn lệ Tôi đột nhiên lòng đau đớn ê chề Chỉ với đôi mắt rưng rưng não nề Em nhìn tôi, lòng tôi tái tê. Ví người tính này quá tham lam Nên thu xa sầu nhớ đêm đêm Một nghín lần tính như muốn quên Một nghín lần còn nhớ thương thêm. Một thoáng đôi mắt long lanh ngấn lệ Em nhín tôi, tính tôi sẽ lâu dài Ví đã muốn giữ em suốt đời em làm ơn cười lên tì coi. Trước năm 1975, Rien qu‟une larme / Chỉ cần một giọt lệ đã được Julie trính bày song ngữ trong băng Nhạc Trẻ 5. Sau này tại hải ngoại, nhiều ca sĩ đã thu vào Cassette hoặc CD, trong số đó được nghe nhiều nhất có lẽ là của Kiều Nga và Duy Quang & Billy Shane.▄

332 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Je n’pourrai jamais t’oublier (Mưa trên biển vắng) Emil Dimitrov & Patricia Carli

333 | H Ò A I N A M

Sau loạt bài viết về những ca khúc Pháp được ưa chuộng tại miền Nam VN và được đặt lời Việt trước năm 1975, chúng tôi xin giới thiệu thêm một số ca khúc Pháp điển hính của thời kỳ ―hậu 1975‖, trước hết là bản Je n‟pourrai jamais t‟oublier, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Nhớ anh mà thôi, và Nhật Ngân với tựa Mưa trên biển vắng. Trở lại với những năm sau biến cố 30/4/1975, mọi nguồn cung cấp sản phẩm văn hóa Pháp nói chung, ca nhạc Pháp nói riêng, cho người Việt ở miền Nam VN không còn nữa: tiệm bán đĩa hát Anna, nhà sách Xuân Thu bị đóng cửa, Trung tâm Văn hóa Pháp (Centre Culturel Français) ngưng hoạt động (sau này tái hoạt động với danh xưng mới: Institut Français), còn đài phát thanh RFI (Radio France Internationale) lúc đó mới được thành lập, chưa phát sóng tới Việt Nam… Trong khi đó, giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại, có điều kiện, phương tiện nghe nhạc Pháp thí đa số đã bị ―Mỹ hóa‖, cho nên cũng không còn mấy người tím nghe các ca khúc Pháp, của những tên tuổi nổi tiếng trước năm 1975 cũng như những tài danh mới nổi sau này như Jean-Jacques Goldman, Claude Barzotti, Patricia Kaas, Lara Fabian… Phải đợi hơn 10 năm sau, tới cuối thập niên 1980, khi đã an cư lạc nghiệp, một số nhạc sĩ tên tuổi của miền Nam trước đây, như Phạm Duy, Anh Bằng, Nhật Ngân, mới bỏ công sưu tập những ca khúc Pháp nổi tiếng quốc tế sau năm 1975 và đặt lời Việt để phổ biến tới người yêu nhạc. [Riêng Phạm Duy còn đặt lời Việt cho một số ca khúc Pháp được ưa chuộng trước năm 1975 nhưng chưa có ai đặt lời Việt, và cả một số ca khúc đã được các tác giả khác đặt lời Việt] Một trong những ca khúc Pháp đầu tiên được đặt lời Việt tại hải ngoại là bản Je n‟pourrai jamais t‟oublier (nghĩa tiếng Việt: Em chẳng bao giờ có thể quên được anh). Một cách chình xác, phải viết: Je n‟pourrai jamais t‟oublier là một ca khúc Pháp do Nicoletta thu đĩa trước năm 1975, nhưng phải đợi tới đầu thập niên 1980 mới được nhiều người biết tới và… lên Top!

334 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Trước khi viết về sự kiện khác thường này, chúng tôi xin có đôi dòng về hai tác giả của ca khúc: Emil Dimitrov, người soạn nhạc, và Patricia Carli, người đặt lời. Emil Dimitrov (1940-2005) là một ca nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc, nhà viết ca khúc nổi tiếng của Bảo-gia-lợi (Bulgaria).

Emil Dimitrov (1940-2005) Emil Dimitrov sinh trưởng trong một gia đính nghệ sĩ làm xiệc, từ nhỏ đã ôm mộng trở thành diễn viên. Tuy nhiên tới tuổi trưởng thành, sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, anh lại chọn nghiệp cầm ca, trở nên nổi tiếng, rất được ái mộ tại Liên Xô và các quốc gia Đông Âu khác, với số album bán ra lên tới trên 40 triệu (con số do tạp chì ca nhạc Billboard của Mỹ ghi nhận). Trong số những ca khúc do Emil Dimitrov sáng tác và thu đĩa, nổi tiếng nhất phải là bản Moya Strana, Moya Bălgaria (My Country, my Bulgaria), sáng tác năm 1970 trong thời gian sống ở Pháp, với lời hát của Vasil Andreev, nói lên tâm tính của một người con sống xa quê mẹ nhưng vẫn mang nặng tính cố hương, và hẹn ngày trở lại. [Vasil Andreev: không có bất cứ tài liệu nào trên Wikipedia cũng như các trang mạng chuyên ngành Allmusic, TMDb, Songfacts... cho biết

335 | H Ò A I N A M

thân thế của Vasil Andreev; còn theo bài viết của Tuấn Thảo, đài RFI, Vasil Andreev là ông bầu của Emil Dimitrov] Moya Strana, Moya Bălgaria về sau đã được người yêu nhạc ở Bảo-gialợi bính chọn là ca khúc hay nhất của thế kỷ 20, được xem là ―quốc ca không chình thức‖ (unofficial anthem) của Bảo-gia-lợi; thế nhưng trước đó, từ thập niên 1970 cho tới khi chế độ cộng sản sụp đổ, ca khúc này đã bị cấm phổ biến ví bị gán ―có tư tưởng phản động, thân tây phương‖. Tại ngoại quốc, Strana, Moya Bălgaria cũng lên Top ở nhiều quốc gia, bán được trên nửa triệu đĩa ở Đức và 100.000 đĩa ở Bỉ (một quốc gia chưa tới 10 triệu dân). Lời hát của Strana, Moya Bălgaria được trang mạng Google dịch sang tiếng Anh như sau:

My Country, my Bulgaria So many nights I did not sleep, So many roads I have walked – To come back. So many songs I have sung, So many torments I‟ve suffered To come back. In my beautiful country Mother, father, and wife To embrace. There under my native sky My child is waiting For me to come back. CHORUS My country, my Bulgaria; My love, my Bulgaria; My sadness, my Bulgaria, Love always pulls me back to you.

336 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Even if elsewhere in the world I were to perish, unknown, I‟d still be back, so that In my beautiful country, The grass, and the earth I would embrace. There let me become a flower blade Let the wind so familiar Embrace me. May the fields of my home Come meet me with their song When I come back. CHORUS My country, my Bulgaria, My beautiful country, I will be back. Trở lại với mùa thu năm 1968, trong thời gian thăm Pháp, Emil Dimitrov được giới thiệu với ông Hristo Kurtev, một người tỵ nạn Bảo-gia-lợi sống ở Paris, người đã có công sáng lập Trường Nghệ thuật Quốc tế (Académie Internationale Des Arts) tại Paris; ông Kurtev rất có uy tìn và quen biết nhiều văn nghệ sĩ ở kinh thành ánh sáng. Qua sự ―tiến cử‖ của ông, chàng ca sĩ 28 tuổi điển trai bắt đầu được trính diễn trên các chương trính ca nhạc của truyền hính Pháp. Cùng với việc ca hát, Emil Dimitrov còn được thu nhận làm một thành viên trong nhóm sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Léo Missir, giám đốc nghệ thuật của hãng đĩa Barclay. Trong nhóm sáng tác này có nữ ca sĩ Bỉ gốc Ý Patricia Carli, người sẽ đặt lời cho bản Je n‟pourrai jamais t‟oublier, ca khúc chúng tôi giới thiệu trong bài viết này.

337 | H Ò A I N A M

Patricia Carli tên thật là Rosetta Ardito, sinh năm 1938 tại Taranto, miền Nam nước Ý, nhưng lớn lên ở Vương quốc Bỉ, nơi gia đính cô di dân tới ví sinh kế (tương tự trường hợp của Salvatore Adamo mấy năm sau đó). Được học nhạc và ca hát từ nhỏ, lớn lên Patricia Carli trở thành một ca sĩ khá nổi tiếng ở Bỉ, và sau đó tại Pháp, nơi cô từng được mời trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris. Năm 1964, cùng với nữ ca sĩ trẻ Gigliola Cinquetti, Patricia Carli trính bày ca khúc Non ho l‟età (I‘m Not Old Enough) tại liên hoan ca nhạc Sanremo của Ý, và ca khúc này đã đoạt giải. VIẾT THÊM: Sanremo Music Festival được tổ chức lần đầu vào năm 1951 tại thành phố Sanremo, Ý-đại-lợi. Khác với giải Eurovision (Ca khúc Âu châu) nơi mà giải thưởng được trao cho ca sĩ, tại liên hoan ca nhạc Sanremo, giải thưởng được trao cho tác giả ca khúc. Từ năm 1953 tới năm 1971 (ngoại trừ năm 1956), mỗi ca khúc dự thi đều được trính diễn hai lần với hai ca sĩ và hai dàn nhạc đệm khác nhau; theo truyền thống của liên hoan ca nhạc này, hai ca sĩ một là người Ý, một là người ngoại quốc (hát tiếng Ý).

338 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

*** Việc ca khúc Non ho l‟età đoạt giải Sanremo 1964 đã mở đầu cho bước đường sự nghiệp rực rỡ của cô bé Gigliola Cinquetti 16 tuổi: cô được chọn đại diện nước Ý tại giải Ca khúc Âu châu cùng năm, cũng trính bày ca khúc Non ho l‟età, và đoạt giải Grand Prix đầu tiên cho Ý; 7 năm sau, Gigliola Cinquetti lại đại diện Ý tại giải Eurovision 1971 và đoạt giải nhí, chỉ đứng sau ban ABBA của Thụy-điển (với ca khúc Waterloo). Ngoài ca hát, sau này Gigliola Cinquetti còn trở thành một nữ xướng ngôn viên truyền hính tên tuổi. Trong khi đó với Patricia Carli, hính như việc hát ca khúc đoạt giải Sanremo 1964 cũng chẳng ìch lợi gí cho sự nghiệp ca hát của cô tại Pháp, nơi những thần tượng trẻ ăn khách đua nhau xuất hiện: Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Sheila, France Gall… Biết mính khó lòng trở thành một nữ ca sĩ hạng A, tới những năm cuối thập niên 1960, Patricia Carli quyết định chuyển sang sáng tác ca khúc cho các ca sĩ khác. Từ đó, Patricia Carli trở thành một thành viên trong nhóm sáng tác ca khúc của hãng đĩa Barclay. Năm 1969, Patricia Carli được trao trách nhiệm soạn nguyên một album cho nữ ca sĩ Nicoletta. Nicoletta, như chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết về ca khúc bất hủ Il est mort le soleil (The Sun Died), là một bông hoa lạ trong vườn ca nhạc Pháp quốc ngày ấy. Sau khi Il est mort le soleil, một ca khúc ―pop mang âm hưởng jazz‖ của hai tác giả Pierre Delanoë & Hubert Giraud (Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Nắng đã tắt) do Nicoletta thu đĩa, làm mưa gió trên bảng xếp hạng trong năm 1968, cô đã trở thành nữ ca sĩ đầu tiên được hãng đĩa Barclay ký hợp đồng độc quyền 10 năm. Sau khi sáng tác các ca khúc mới cho album của Nicoletta, thấy vẫn còn thiếu một bản, Patricia Carli đã lấy một nhạc khúc nguyên tác của Emil Dimitrov đặt lời hát bằng tiếng Pháp với tựa Je n‟pourrai jamais t‟oublier cho đủ số bài. Khi chọn bản nhạc này của Emil Dimitrov, không hiểu Patricia Carli có nhận ra nét độc đáo, sức thu hút trong giai điệu hay không, nhưng riêng vị giám đốc nghệ thuật của hãng đĩa Barclay thí chắc hẳn là không. Bởi

339 | H Ò A I N A M

khi được phát hành dưới hính thức đĩa đơn (45 vòng), Je n‟pourrai jamais t‟oublier đã chỉ được nằm ở mặt B, tức là một bài hát phụ! [Thông thường, để giới thiệu một album sắp phát hành, hãng đĩa sẽ tung ra một số đĩa 45 vòng với những ca khúc chọn lọc từ album đó] Cho nên cũng là một điều dễ hiểu khi ca khúc Je n‟pourrai jamais t‟oublier do Nicoletta thu đĩa đã chẳng được mấy người yêu nhạc chú ý tới. Về phần Emil Dimitrov, có lẽ ví không đạt thành công ở Pháp và buồn nhớ quê hương, sau này đã trở về sống tại Bảo-gia-lợi, cho dù tại đây ông không bao giờ được kết nạp vào Hiệp hội các tác giả (ví lý lịch ―thân tây phương‖), trong khi lại có tên trong Sacem (Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique: Hiệp hội các nhà viết lời hát, soạn nhạc, biên tập nhạc – gọi tắt là Hiệp hội các Tác giả) của Pháp, và nhận được tiền tác quyền từ những ca khúc do ông soạn nhạc, được đặt lời hát bằng tiếng Pháp, Ý, Đức, Hòa-lan, Li-băng… Emil Dimitrov qua đời vào tuổi 64 tại thủ đô Sofia năm 2005, khi chế độ cộng sản đã sụp đổ. Trở lại với ca khúc Je n‟pourrai jamais t‟oublier do Nicoletta thu đĩa năm 1969, sau khi được phát hành vào 1970 và không gây được sự chú ý, đã chím dần vào quên lãng. Nhưng 11 năm sau, sau khi được dàn nhạc Paul Mauriat thu đĩa, Je n‟pourrai jamais t‟oublier đã được đón nhận nồng nhiệt – tương tự trường hợp ca khúc L‟amour est bleu hơn 10 năm về trước. [L’amour est bleu, đã được chúng tôi giới thiệu trong một bài trước đây, của hai tác giả André Popp và Pierre Cour, được Vicky Leandros đại diện Lục-xâm-bảo trính diễn tại cuộc thi Eurovision năm 1967 và chỉ đứng hạng tư. Cùng thời gian, Vicky Leandros đã thu đĩa cả nguyên tác lời Pháp lẫn phiên bản lời Anh Love Is Blue nhưng cả hai đĩa này đều không đạt thành công quốc tế. Nhưng tới khi được dàn nhạc Paul Mauriat thu đĩa vào cuối năm đó dưới dạng nhạc không lời, L‟amour est bleu / Love Is Blue đã trở thành một hiện tượng, vào đầu năm 1968 đứng No.1 liên tục trong 5 tuần lễ trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (cho tất cả mọi thể loại) và 11 tuần lễ trên bảng xếp hạng Easy Listening ở Hoa Kỳ, và sau đó được đứng hạng nhí cho cả năm 1968, chỉ sau ca khúc Hey Jude của “Tứ Quái” The Beatles]

340 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Từ đó, Je n‟pourrai jamais t‟oublier do Paul Mauriat soạn hòa âm rất được người đàn dương cầm cũng như giới thưởng ngoạn yêu thìch. Ít lâu sau, Je n‟pourrai jamais t‟oublier được dàn nhạc Raymond Lefèvre, một dàn nhạc Pháp có tầm vóc hơn dàn nhạc Paul Mauriat, thu đĩa và cũng đạt thành công đáng kể. Đặc biệt, Je n‟pourrai jamais t‟oublier dưới hính thức hòa tấu rất được ưa chuộng tại Nhật Bản, nơi phiên bản lời Nhật đã được hầu hết các nữ danh ca của Nhật, như Yosiko, Akiko Okuda, Yukari Kaneko thu đĩa. Quay trở lại Pháp quốc, sau khi hai đĩa hòa tấu Je n‟pourrai jamais t‟oublier của các dàn nhạc Paul Mauriat, Raymond Lefèvre trở nên phổ biến, được yêu chuộng, người ta mới nhớ lại và tím nghe đĩa do Nicoletta thu âm 11 năm về trước!

341 | H Ò A I N A M

Je n’pourrai jamais t’oublier Tiens ! Bonjour, comment vas-tu, dis-moi ? Dis, te souviens-tu encore de moi ? Moi, il m‟arrive souvent de penser à toi Mais à part ça comment ça va ? Toi, vraiment tu n‟as pas trop changé Moi, tu sais, j‟ai beaucoup voyagé Oui en effet j‟ai découvert d‟autres pays Et toi qu‟as-tu fait de ta vie ? Je parle trop Tu es pressé Je ne voudrais pas te déranger Si j‟en dis trop C‟est pour t‟aider À retrouver le temps passé Est-il vrai qu‟elle me ressemble un peu ? On dit qu‟elle a aussi les yeux bleus Es-tu certain d‟être plus heureux maintenant ? Moi, je t‟aime, je t‟aime toujours autant C‟est la vie, on n‟y peut rien changer Nous sommes aujourd‟hui des étrangers Je vois très bien, dans tes yeux, qu‟il n‟en reste rien Notre amour que tu es loin ! Je parle trop Tu es pressé Je sais, je ne veux plus te retarder {x2:} Encore un mot Et je m‟en vais, tu sais Je ne pourrai jamais t‟oublier

342 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tới khoảng cuối thập niên 1980, Je n‟pourrai jamais t‟oublier đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa đề Nhớ anh mà thôi. Nhớ Anh Mà Thôi Này người yêu, Còn nhớ không tháng năm đã quen nhau? Và người yêu, Còn nhớ anh không ngày hôm nào? Anh vẫn yêu người, Và còn nhớ mãi khi ta yêu đời… Cuộc đời vui, đôi ta song chơi… Người tính ơi, Ngày tháng qua thấy em vẫn như xưa Và giờ anh, Tính vẫn không ngơi, vẫn yêu người Vẫn đa tính, Vẫn tỏa sắc như hoa trên cành Em ơi, em ra sao trong đời em?? Đời em giống như là một giấc mơ Nên anh không muốn kéo em là đà… Và anh dứt đi để khỏi ngát tan Bức tranh tính yêu giữ yên thời gian… Cuộc tính ơi, rồi trái tim em trao hết cho ai?? Người tính ơi đẹp ngất ngây hơn anh nhiều Và bây giờ niềm hạnh phúc trong tim em rồi Anh yêu người, anh yêu em như xưa thôi… Này người yêu, ngày tháng qua thấy em vẫn im lím Mà mình nhìn nhau, Cớ sao như người xa lạ anh vẫn đa tính, Vẫn tỏa sắc như hoa trên cành Bên em, sao như muôn năm xa em? Còn muốn nói thêm, thí em nói đi… Nên anh không muốn, giữ em làm gí…

343 | H Ò A I N A M

Vài phút nữa thôi, là ta chia phôi Suốt trong đời anh, nhớ em mà thôi… Ngọc Lan là nữ ca sĩ đầu tiên thu đĩa phiên bản lời Việt của Phạm Duy. Tới năm 1991, Je n‟pourrai jamais t‟oublier được nhạc sĩ Nhật Ngân đặt một lời Việt khác với tựa Mưa trên biển vắng. So với nguyên tác, tuy lời Việt của Nhật Ngân đặt không sát nghĩa bằng phiên bản của Phạm Duy, nhưng Mưa trên biển vắng lại phổ biến và được người yêu nhạc ưa chuộng hơn. Mưa trên biển vắng Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm Ôi biển vắng đêm nao tính trao êm đềm Cơn sóng nào gợi lên nỗi đau trong em Bao nhiêu chiều lang thang một mính. Anh giờ đã như mây dạt trôi phương nào? Em còn mãi nơi đây ngồi ôm kỷ niệm Ôi cách biệt đêm nào bước chân đôi ta Âm thầm sóng đã xóa nhòa những bước êm Tính như bóng mây, ngàn năm vẫn bay Mây ơi mây hỡi, cánh mây giang hồ Ngày tháng lênh đênh, bờ bến nơi đâu ? Biết chăng tính em, mãi luôn chờ mong ! Bao ngày tháng nên thơ tính yêu đâu rồi Nay tính đã xa xăm mù khơi phương trời Ôi nỗi buồn như mây kìn che đôi ta bao ngày Cô đơn, lạnh lùng Anh còn nhớ hay quên tính xưa êm đềm Anh còn nhớ hay quên vòng tay ân tính Son phấn nào xui anh lãng quên đi bao kỷ niệm Bên nhau với tính yêu ngất ngây Người yêu dấu ơi, tính em vẫn xanh Anh nơi phương đó, biết chăng em chờ ?

344 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ngày tháng cô đơn, lặng lẽ đi qua Với bao sầu thương kìn dâng hồn em. Ký giả Tuấn Thảo (Tạp Chì Âm Nhạc, RFI) giải thìch nguyên nhân: “...Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm Ôi biển vắng đêm nao tính trao êm đềm Cơn sóng nào, gợi lên nỗi đau trong em Bao nhiêu chiều lang thang…. một mính Trong phiên bản tiếng Pháp, bài hát không có mãi rơi hạt mưa mà cũng chẳng có âm thầm biển xưa. Nội dung của bài Je n‟pourrai jamais t‟oublier nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ trên đường phố, hai tính nhân cũ gặp lại nhau sau bao năm tháng xa cách. Thế nhưng giây phút tái ngộ ấy lại diễn ra trong nỗi ngỡ ngàng, thực tế hơi phũ phàng cho thấy mối nhân duyên thật sự bẽ bàng. Tính sử tưởng chừng sống mãi với năm tháng, nào ngờ từ lâu đã sang trang… Bài Mưa Trên Biển Vắng còn cho thấy một điều khác lạ. Đó là lúc sinh tiền, tài nghệ của Emil Dimitrov chưa được công nhận đúng mức. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Có lẽ đây cũng là dịp để viết bài nhắc nhở tài nghệ của Patricia Carli và Emil Dimitrov nói riêng, của những nghệ sĩ dày công sáng tác nói chung. Bởi ví đằng sau những nét chấm phá sắc sảo của giai điệu Mưa Trên Biển Vắng, tiềm ẩn cả một chân trời giai thoại bập bùng, nhạt nhoà mông lung…” (ngưng trìch) Ngọc Lan cũng là nữ ca sĩ đầu tiên thu đĩa Mưa trên biển vắng, và bản này đã trở thành một trong những ―ca khúc cầu chứng‖ của cô; sau đó, nhiều nữ ca sĩ khác, ở hải ngoại cũng như trong nước, đã nối gót Ngọc Lan và đều đạt thành công đáng kể, như Khánh Hà, Lâm Thúy Vân, Như Quỳnh, Thu Phuơng, Cẩm Ly…▄

345 | H Ò A I N A M

Notre Tango d’Amour (Tango Tình) Leo Leandros & Klaus Munro Il pleut sur Bruxelles (Tình Đến Rồi Đi) Jeff Barnell & Michel Jouveaux

346 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp điển hính của thời kỳ ―hậu 1975‖ được đặt lời Việt, bài này chúng tôi viết về hai bản Notre tango d‟amour (Tango Tình) và Il pleut sur Bruxelles (Tính đến rồi đi). Nhắc tới Notre tango d‟amour là nhắc tới nhạc trưởng Leo Leandros, đồng tác giả, và cô con gái Vicky Leandros, ca sĩ thu đĩa ca khúc này. Tiểu sử và sự nghiệp của Leo & Vicky Leandros trước đây chúng tôi đã viết khá chi tiết khi giới thiệu ca khúc Après toi (Vắng bóng người yêu), trong bài này chỉ xin ngắn gọn: Leandros Papathanasiou, sinh năm 1926 tại Hy-lạp, được biết tới dưới nghệ danh Leo Leandros và đôi khi Mario Panas, là một ca nhạc sĩ, nhà soạn nhạc kiêm nhà sản xuất đĩa nhạc hành nghề tại Đức từ đầu thập niên 1950. Trong lĩnh vực soạn nhạc, ông nổi tiếng qua việc phối hợp giai điệu truyền thống Hy-lạp với âm hưởng Tây Âu mà kết quả là những khúc nhạc độc đáo, đầy nghệ thuật. Tới đầu thập niên 1960, ông đã bỏ hẳn nghề ca hát để chỉ còn sáng tác ca khúc và dành trọn thí giờ còn lại để díu dắt cô con gái 13 tuổi mà ông tin rồi đây sẽ thành công rực rỡ. Cô con gái ấy chình là Vicky Leandros, sinh năm 1949, về sau trở thành một nữ danh ca quốc tế, bán được trên 150 triệu đĩa hát bằng 8 ngôn ngữ khác nhau. Năm 18 tuổi, Vicky được đại diện Đại công quốc Lục-xâm-bảo tham dự giải Eurovision 1967 với ca khúc L‟amour est bleu của André Popp và Pierre Cour, được đứng hạng tư. Tới năm 1972, Vicky được mời đại diện Lục-xâm-bảo lần thứ hai để tham dự cuộc thi Eurovision, và lần này đã đoạt giải nhất với ca khúc Après toi, một sáng tác do Leo Leandros soạn nhạc, Klaus Munro viết lời hát tiếng Đức, Yves Dessca soạn lời hát tiếng Pháp (lời Việt của Phạm Duy: Vắng bóng người yêu). Giữa thập niên 1970, trào lưu ―disco‖ bắt đầu làm mưa gió tại Âu Châu, ví thế hai album của Vicky Leandros phát hành trong năm 1975, một hát bằng tiếng Đức, một gồm các ca khúc Giáng Sinh truyền thống, đã chỉ đạt thành công khiêm nhượng.

347 | H Ò A I N A M

Trước tính thế ấy, các nhà sản xuất đĩa hát đã khuyên Vicky Leandros nếu không chuyển hướng thí cũng nên ―hòa mính‖ vào trào lưu disco, nhưng cô dứt khoát từ chối, bởi cô tin rằng những ca khúc phổ thông vẫn còn chỗ đứng. Thật vậy, tháng 1 năm 1976, đĩa 45 vòng với ca khúc chủ đề Notre tango d‟amour (Bản tango tính của đôi ta) được tung ra đã làm mưa gió trên các bảng xếp hạng ở Pháp, Hy-lạp, Nhật Bản, và sau khi Vicky Leandros thu đĩa phiên bản tiếng Đức, đã lên Top tại Đức, Hòa-lan… Xét về giai điệu và nét nhạc, đây là một bản ―tango Á-căn-đính‖ dồn dập, vũ bão mà chỉ có La Cumparsita do dàn nhạc James Last hòa tấu mới có thể so sánh. Cũng như đa số đĩa hát của Vicky Leandros, đĩa Notre tango d‟amour cũng do ông bố Leo Leandros đứng ra sản xuất. Về tác giả của ca khúc này, có khi được ghi là Leo Leandros và Klaus Munro (cũng là đồng tác giả của bản Après toi do Vicky Leandros trính bày, đoạt giải Ca khúc Âu châu 1972), có khi lại ghi là Leo Leandros và Nick Munro, hoặc N. Munro. Tuy nhiên, nếu tím hiểu tới nơi tới chốn, chúng ta sẽ biết ―Nick Munro‖ và ―N. Munro‖ chỉ là hai trong nhiều bút hiệu khác Klaus Munro. Một cách chi tiết, Notre tango d‟amour được gọi là một bản ―tango Ácăn-đính lục địa‖ (continental argentine tango: do người Âu châu sáng tác); trong loạt bài này, trước đây chúng tôi đã từng giới thiệu một bản ―tango Á-căn-đính lục địa‖ nổi tiếng khác là Ole Guapa (Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Mộng vàng) của Antonio Malando – nghệ danh của công dân Hòa-lan Arie Massland. Chình nhờ thành công của đĩa Notre tango d‟amour mà sau đó Vicky Leandros đã chinh phục được người yêu nhạc ở châu Mỹ la-tinh với những ca khúc hát bằng tiếng Tây-ban-nha. Về sau, Notre tango d‟amour (nhiều ấn bản ngoại quốc ghi ngắn gọn là Tango d‟amour) đã được xếp hạng tư trong số 5 đĩa đơn (45 vòng) có số bán cao nhất trong sự nghiệp của Vicky Leandros, gồm: 1- Après toi 2- L‘amour est bleu (lời Pháp)

348 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

3- Love is blue (lời Anh) 4- Notre tango d‘amour 5- L‘amore è blu (lời Ý) Notre tango d’amour C‟est notre danse, c‟est la dernière danse Qui met fin à notre romance Regarde sur mon visage Coulent des larmes remplies de souvenirs Ce soir sur mon corsage, la vague à l‟âme vient de m‟envahir Rapelle-toi notre tango d‟amour Trois musiciens, nous avaient fait danser Tu m‟avais dit je t‟aimerai toujours Et tu m‟avais embrassée Le temps efface, même les plus belles traces Comme la buée sur une glace Ce soir, il y a un voile qui nous sépare Et qu‟on ne peut franchir Ce soir ma main est froide Il est trop tard pour changer l‟avenir Rapelle-toi notre tango d‟amour Trois musiciens, nous avaient fait danser Tu m‟avais dit je t‟aimerai toujours Et tu m‟avais embrassée C‟est sur ce tango que j‟ai mes souvenirs Et sur ce tango, notre histoire va finir La,la,la….. Danse avec moi notre tango d‟amour Dans ce café, où l‟on s‟est rencontrés Enlace-moi jusqu‟au lever du jour Et fais moi encore tourner Sur notre tango d‟amour Notre tango d‟amour được nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời Việt vào khoảng đầu thập niên 1990 với tựa Tango Tình.

349 | H Ò A I N A M

Trong số những nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ nhất của nền tân nhạc Việt Nam, Anh Bằng (1926 – 2015) phải được xem là một trong những tác giả tính ca có nhiều tác phẩm nhất (khoảng 650 bản). Không chỉ nhiều mà còn đa dạng, từ những ca khúc thời trang đại chúng trước năm 1975 cho tới những ca khúc phổ từ thơ, những ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt sau năm 1975 tại hải ngoại, như Roule s‟enroule (Tính nồng cháy), El Choclo (Tính yêu như mũi tên), Notre tango d‟amour (Tango Tính)… Riêng trong giai đoạn sau năm 1975 tại hải ngoại, có thể viết Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ ―già‖ thành công nhất, ăn khách nhất. Hính như tài hoa của ông không mai một theo thời gian. Riêng với bản Tango Tình, Anh Bằng đã dịch rất sát lời hát trong nguyên tác Notre tango d‟amour: một người con gái hồi tưởng lại mối tính xưa, nhớ tới bản Tango Tính mà lúc ôm nàng trong vòng tay, chàng đã thí thầm – Je t‘aimerai toujours – Anh sẽ yêu em suốt đời. Nào ngờ bản Tango Tính ấy không chỉ là bản nhạc cuối cùng của đêm khiêu vũ mà còn là bản cuối cùng của hai người trong vòng tay nhau.

Tango Tình 1.Quên sao đêm đó anh đêm khiêu vũ bên anh Đêm tango kết se duyên đôi mính Anh yêu! Mắt em lệ rơi đầy Nỗi vui nào hơn kỷ niệm bên nhau biến thành hạnh phúc Anh yêu! Nhớ chăng tính đêm đầu Đó đây ngủ yên suối lệ hồn em rớt bên đời nhau ĐK: Kỷ niệm còn đây anh có nhớ tango tính? Bước chân mơ mộng như đưa lối cho duyên lành Quyện tròn bên nhau cho tới nắng lên bính minh Trắng đêm vũ trường em có anh

350 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

2. Quên sao đêm đó anh ! Em trong cánh tay anh Yêu thương ân ái đêm tango tính Anh yêu, bóng anh rồi xa dần Nỗi vui ngày nao, kỷ niệm bên nhau biến thành mây khói Anh yêu, mắt em lệ tuôn trào Đó đây hồn ai ngậm ngùi chờ anh khóc cho niềm đau Bóng anh dấu yêu dần khuất trong bóng đêm cuộc đời Tiếng em nhớ anh hờn dỗi trong bóng đêm lẻ loi Khúc tango tính em với anh. Tango Tình (Notre tango d‘amour) đã được nhiều nữ ca sĩ tại hải ngoại thu đĩa, trong số này có Loan Châu, Kiều Nga, Thanh Lan. CD của Loan Châu và Kiều Nga có phần hòa âm giống nguyên tác Notre tango d‟amour, và cách hát cũng giống Vicky Leandros. Có khác chăng là Loan Châu chỉ hát lời Việt còn Kiều Nga hát cả lời Pháp lẫn lời Việt. Thanh Lan cũng hát lời Pháp và Việt, nhưng với phần hòa âm khác hoàn toàn, không còn những nét đặc thù của tango Á-căn-đính, mà là tango quốc tế. Tùy sở thìch, cảm quan cá nhân, mỗi người có thể yêu thìch nhất một trong ba CD nói trên; riêng cá nhân chúng tôi chọn nghe Loan Châu hát lời Việt, và Thanh Lan hát lời Pháp.

351 | H Ò A I N A M

Tiếp theo, chúng tôi viết về bản Il pleut sur Bruxelles của hai tác giả Jeff Barnell & Michel Jouveaux, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Tình đến rồi đi. Jeff Barnell, tên thật là Joseph Barnoti, là một nhà soạn nhạc & đặt lời hát người Pháp gốc Ý; khi sáng tác ca khúc tiếng Ý, ông sử dụng bút hiệu Georges Barnoti. Tiểu sử Jeff Barnell không cho biết ông sinh năm nào, tuy nhiên căn cứ vào thời điểm tung ra album đầu tay (năm 1971), người ta có thể đoán ông thuộc thế hệ ―baby boomers‖ thứ nhí. Xuất thân là một ca sĩ, nhưng về sau nói tới Jeff Barnell, người ta thường chỉ chú trọng tới sự nghiệp đặt lời hát & soạn nhạc (auteur & compositeur) của ông. Sáng tác nổi tiếng đầu tiên của Jeff Barnell là ca khúc Et bonjour à toi l‟artiste, do Pierre Delanoë đặt lời hát, cho nữ ca sĩ Nicole Rieu đại diện Pháp trính bày trong giải Eurovision năm 1975. Mặc dù chỉ đứng hạng tư trong tổng số 19 ca khúc dự thi, Et bonjour à toi l‟artiste sau khi được Nicole Rieu thu đĩa bằng tiếng Ý, Anh, Đức, Tây-ban-nha, Nhật, đã đạt thành công quốc tế. Tiếp theo, Jeff Barnell đã soạn nhiều ca khúc (thường do Pierre Delanoë đặt lời hát) cho các ca sĩ nổi tiếng của Pháp, như Marie Laforêt, Claude François, Jean-Jacques Lafon…, hoặc ca sĩ ngoại quốc hát tiếng Pháp,

352 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

tiếng Ý, như Demis Roussos của Hy-lạp. Ngoài ra, Jeff Barnell còn soạn các vở ca nhạc kịch… Tuy nhiên thành công lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Jeff Barnell phải là những ca khúc viết cho Dalida – người mà Jeff Barnell trở thành bạn thân trong suốt hơn 10 năm cuối đời của người nữ danh ca huyền thoại (Dalida tự tử vào năm 1987). Những ca khúc này được tác giả Michel Jouveaux đặt lời. Michel Jouveaux là một tác giả đặt lời hát rất nổi tiếng của Pháp trong hai thập niên 1980, 1990, tuy nhiên tiểu sử của anh trên Internet chỉ cho biết một chi tiết duy nhất: anh có tên đầy đủ là Michel Jean Marie Jouveaux.

Michel Jouveaux Về sự nghiệp, tình tới nay Michel Jouveaux đã đặt lời cho trên 150 ca khúc Pháp, trong đó có những bản nổi tiếng như Cours après le temps, do nữ ca sĩ Svetlana đại diện Pháp quốc trính bày trong giải Eurovision 1982, Flash do (Công chúa Monaco) Stéphanie hát trong album đầu tay của cô, đứng No.1 tại Thụy-điển và lên Top ở nhiều quốc gia khác, Pour lui cho nữ danh ca Thổ-nhĩ-kỳ Ajda Pekkan… Tới khi Michel Jouveaux hợp tác với Jeff Barnell, hai người đã được xưng tụng là một cặp bài trùng. Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Michel Jouveaux & Jeff Barnell có tới hai ca khúc viết riêng cho

353 | H Ò A I N A M

Dalida: Il pleut sur Bruxelles (Mưa trên thành phố Bruxelles) và Mourir sur scène (đôi khi còn được viết là Je veux mourir sur scène: Tôi muốn được chết trên sân khấu, hoặc văn hoa hơn, Tôi muốn được chết dưới ánh đèn màu). Trước khi viết về Il pleut sur Bruxelles, chúng tôi cũng xin có đôi hàng về Mourir sur scène. Đây không chỉ là một trong những ca khúc thành công nhất trong sự nghiệp ca hát của Dalida mà còn được xem là một sự tiên đoán, dẫu chỉ vô tính, về cái chết của Dalida – chết trên đỉnh cao danh vọng. Từ khi được tung ra vào năm 1983, Mourir sur scène đã trở thành ca khúc đi liền với tên tuổi của Dalida, được người nữ danh ca huyền thoại trính diễn hàng nghín lần, bằng bốn ngôn ngữ khác nhau (Pháp, Anh, Ý, Tây-ban-nha), mà lần thành công nhất, đáng ghi nhớ nhất, và cũng là lần cuối cùng, là tại thành phố du lịch Antalya của Thổ-nhĩ-kỳ vào cuối tháng 4/1987. Mấy ngày sau, trở về Paris, vào đêm mồng 2 tháng 5, Dalida uống thuốc ngủ tự tử chết, để lại dòng chữ tuyệt mạng ―La vie m‟est insupportable… Pardonnez-moi.‖

Jeff Barnel và Dalida (1977)

354 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Mourir sur scène Viens, mais ne viens pas quand je serai seule Quand le rideau un jour tombera Je veux qu‟il tombe derrière moi Viens, mais ne viens pas quand je serai seul Moi qui ai tout choisi dans ma vie Je veux choisir ma mort aussi Il y a ceux qui veulent mourir un jour de pluie Et d‟autres en plein soleil Il y a ceux qui veulent mourir seuls dans leur lit Tranquilles dans leur sommeil Moi je veux mourir sur scène Devant les projecteurs Oui je veux mourir sur scène Le coeur ouvert tout en couleurs Mourir sans la moindre peine Au dernier rendez-vous Moi je veux mourir sur scène En chantant jusqu‟au bout Viens, mais ne vient pas quand je serai seule Tous les deux on se connaît déjà On s‟est vu de près souviens-toi Viens, mais ne viens pas quand je serai seule Choisis plutôt… Tới đây chúng tôi viết về Il pleut sur Bruxelles, ca khúc nổi tiếng nhất, thành công nhất trìch từ album ―Olympia 81‖ của Dalida. Sở dĩ album này được đặt tên ―Olympia 81‖ là ví gồm những ca khúc vừa được Dalida hát trong các buổi trính diễn tại đại hì viện Olympia, Paris trong năm 1981, thời điểm đánh dấu 25 năm ca hát của người nữ danh ca huyền thoại. Với album ―Olympia 81‖, Dalida đã đạt tới đỉnh cao của cả thành công lẫn danh vọng: album đoạt ―Album Vàng‖ và người hát được kỹ nghệ ca nhạc Âu châu trao tặng giải ―Đĩa Kim Cương‖ trong một buổi lễ trọng

355 | H Ò A I N A M

thể để vinh danh Dalida; tình cho tới lúc đó, Dalida là ca sĩ duy nhất được trao tặng vinh dự này. Sau đó, bảy trong tổng số 12 ca khúc của album ―Olympia 81‖ được phát hành dưới dạng đĩa 45 vòng và đều lên bảng xếp hạng. Trong số này, Il pleut sur Bruxelles – ca khúc được Dalida hát để tưởng niệm Jacques Brel – là đĩa bán chạy nhất. Bruxelles (tiếng Anh viết là Brussels) là thủ đô Vương quốc Bỉ, cũng là nơi xuất thân và khởi nghiệp của Jacques Brel (1929-1978), người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất mà chúng tôi đã từng nhắc tới trong bài viết về các sáng tác bất hủ của ông, như Ne me quitte pas (If You Go Away), Le Moribond (Seasons In the Sun)… Thời gian này (năm 1981) cái chết và cuộc tính cuối của Jacques Brel với nữ diễn viên Maddly Bamy vẫn còn là đề tài sôi nổi của truyền thông, vẫn gây xúc động mạnh trong lòng người ái mộ. Cho nên có thể viết một trong những yếu tố đưa tới thành công vượt bực của Il pleut sur Bruxelles chình là việc Dalida đã hát ca khúc này để tưởng niệm Jacques Brel. Il pleut sur Bruxelles Y‟a Jeff qui fait la gueule Assis sur le trottoir Depuis qu‟il est tout seul Il est pas beau à voir Y‟a aussi la Mathilde Qu‟est jamais revenue Y‟a aussi la Mathilde Qui ne reviendra plus Et puis y‟a la Frida qui n‟a aimé que lui Chez ces gens-là, on est jamais parti Mais lui il s‟en fout bien Mais lui il dort tranquille Il n‟a besoin de rien Il a trouvé son île Une île de soleil et de vagues de ciel Et il pleut sur Bruxelles

356 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Les marins d‟Amsterdam S‟mouchent plus dans les étoiles La Marie qu‟a des larmes A noyé un canal Et puis y‟a les Flamandes Qui n‟oublient rien du tout De Vesoul à Oostende On s‟habitue, c‟est tout Seules Titine et Madeleine Croient qu‟il est encore là Elles vont souvent l‟attendre au train 33 Mais lui il s‟en fout bien Mais lui il dort tranquille Il n‟a besoin de rien Il a trouvé son île Une île de soleil et de vagues de ciel Et il pleut sur Bruxelles A force de dire “j‟arrive” A force d‟en parler A force de dire “J‟arrive” Il y est quand même allé Il a rejoint Jojo, La Fanette et Fernand Peut-être un peu trop tôt Mais lui il est content Il n‟a pas entendu Que des milliers de voix Lui chantait “Jacky ne nous quitte pas!” Mais lui il s‟en fout bien Mais lui il dort tranquille Il n‟a besoin de rien Il a trouvé son île Une île de soleil et de vagues de ciel Et il pleut sur Bruxelles

357 | H Ò A I N A M

Mais lui il s‟en fout bienis lui il dort tranquille Il n‟a besoin de rien Il a trouvé son île Une île de soleil et de vagues de ciel Et il pleut sur Bruxelles Il pleut sur Bruxelles được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Tính đến rồi đi vào khoảng năm 1986-1987. Giai điệu thu hút của ca khúc nguyên thủy cùng với ca từ phong phú của Phạm Duy đã khiến Tính đến rồi đi trở thành một trong những bản nhạc ngoại quốc lời Việt được cả người hát lẫn người nghe, trong nước cũng như tại hải ngoại, ưa chuộng nhất sau năm 1975. Có lẽ chỉ những tác giả đạt tới trính độ nhạc ngữ thượng thừa như Phạm Duy mới có thể biến một ca khúc dành cho đối tượng chình là người Bỉ, người Pháp và những người chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, thành một tính khúc lời Việt dành cho tất cả những ai đã từng trải nghiệm… tính đến rồi đi! Tình Đến Rồi Đi Tính đến như bão, như gió… thời tối tăm, lúc hoang dã Xác xơ như kiếp hoa lá, tính yêu hồng hoang thuở xa. Tính đến như những giông tố, ùa tới cho thác nghiêng lũ, Cuốn đi muôn nỗi thương nhớ, tính thu lẻ loi ngẩn ngơ… Tính cũ rưng rức thương tiếc, lắng nghe tính xa, rồi quên. Tính mới thao thức khao khát, đắm say tím đến. ĐIỆP KHÚC: Ta nìu tay kéo mộng mơ, tính yêu đã đến với ta Ta trói ta với tính xa, tính yêu đã đến với ta Ta biết ta sẽ chua xót, tính vừa mới đến với ta, Để ta đắm say… Rồi đi! .... Tính đến như sóng đêm tối, biển vắng le lói trăng mới Ánh trăng như mắt ma quái, nhín ta một đêm tả tơi. Tính đến như nắng trên cát

358 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Làm cháy thêm những cơn khát, Khát yêu đương, khát môi mát Làn môi ngổn ngang tính hoang. Tính cũ rưng rức thương tiếc, lắng nghe tính xa, đời quên. Tính mới thao thức khao khát, đắm say tím đến. (ĐIỆP KHÚC) Tính đến như những con thú rừng rú, khi thú hung dữ Cắn cho tan nát câu hứa, tính yêu dở dang nghín thu. Tính đến như tiếng giun dế, lả lướt ru tiếng dương thế, Hãy yêu cho hết ơn nghĩa, tính đây còn qua tính kia. Tính cũ rưng rức thương tiếc, lắng nghe tính xa, rồi quên. Tính mới thao thức khao khát, đắm say tím đến. (ĐIỆP KHÚC) Từ ngày ấy tới nay, đã có rất nhiều ca sĩ ở hải ngoại và trong nước thu đĩa Tính đến rồi đi, trong đó có một số giọng nam, tuy nhiên ví ca khúc nguyên thủy được viết riêng cho Dalida, chúng cho rằng phiên bản lời Việt cũng chỉ đạt khi được trính bày qua các giọng nữ, đặc biệt là tiếng hát Ngọc Lan. Càng về sau, Tính đến rồi đi càng được ưa chuộng, phổ biến, và trong một số trường hợp đã được soạn lại hòa âm cho khác lạ, mất đi một phần không nhỏ sức thu hút so với hòa âm của nguyên tác.▄

359 | H Ò A I N A M

Nostalgie (Niềm Thương Nhớ) Julio Iglesias

360 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Một trong những ca khúc Pháp lời Việt của thời kỳ ―hậu 1975‖ được ưa chuộng nhất tại hải ngoại phải là bản Nostalgie của Julio Iglesias, được Duy Quang đặt lời Việt với tựa Niềm thương nhớ. Cho tới nay, Julio Iglesias vẫn được xem là nam ca sĩ kiêm nhà viết ca khúc gốc Tây-ban-nha nổi tiếng nhất, thành công nhất. Năm 1983, ông được ghi nhận là ca sĩ hát bằng nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới (14 thứ tiếng). Tới năm 2013, ông trở thành ca sĩ la-tinh (Tâyban-nha hoặc gốc Tây-ban-nha) có số đĩa hát bán ra nhiều nhất (trên 350 triệu), và nằm trong danh sách Top 10 ca sĩ quốc tế đạt số bán cao nhất. Riêng với thình giả ở Hoa Kỳ, vào năm 1984, tên tuổi của Julio Iglesias đã đi liền với ca khúc To All the Girls I‟ve Loved Before, hát chung với danh ca nhạc country Willie Nelson, đứng No.1 trên bảng xếp hạng nhạc Country, và hạng 5 trong danh sách Billboard Hot 100 dành cho mọi thể loại.

Julio Iglesias tên đầy đủ là Julio José Iglesias de la Cueva, ra chào đời ngày 23 tháng 9 năm 1943 tại Madrid trong một gia đính khá giả. Cha ông, Julio Iglesias Sr., được ghi nhận là một trong những bác sĩ phụ khoa trẻ tuổi nhất của Tây-ban-nha.

361 | H Ò A I N A M

Từ thưở thiếu thời, Julio Iglesias đã mê bộ môn túc cầu và ôm mộng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Trong thời gian theo học Luật tại Đại học San Pablo, Julio Iglesias là thủ môn của đội Real Madrid Castilla, tức đội dự bị của Real Madrid. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, một tai nạn xe hơi xảy ra đã khiến Julio Iglesias phải bỏ mộng. Chàng trẻ tuổi bị chấn thương cột sống, hậu quả là tứ chi, nhất là hai chân, bị yếu suốt đời. Trong thời gian Julio Iglesias nằm bệnh viện, một người y tá đã trao cho chàng một cây đàn ghi-ta với mục đìch phục hồi khả năng hoạt động của hai bàn tay; và Julio Iglesias… bỗng nhận ra mính có khiếu về ca nhạc! Xuất viện, Julio Iglesias sang Cambridge, Anh quốc, trau dồi ngoại ngữ tại trường Bell Education Trust‘s Language School trong ba tháng, sau đó trở về Madrid học cho xong cái bằng Cử nhân Luật để làm đẹp lòng thân phụ, rồi bắt đầu theo đuổi… nghiệp cầm ca! Năm 1968, vào tuổi 25, Julio Iglesias tham dự cuộc thi ca khúc Benidorm International Song Festival của Tây-ban-nha (tương đương Sanremo Song Festival của Ý), và đoạt giải với ca khúc “La vida sigue igual” (dịch sang tiếng Anh là ―Life Goes On The Same‖). Ngay sau đó, Julio Iglesias được hãng đĩa Colombia Records chi nhánh Tây-ban-nha ký hợp đồng, rồi tung ra album đầu tay của chàng: Yo Canto (I Sing), lên tới No.3 trên bảng xếp hạng. Năm 1970, Julio Iglesias đại diện Tây-ban-nha tham dự cuộc Eurovision và đứng hạng tư. Tiếp theo là thành công quốc tế đầu tiên của Julio Iglesias: ca khúc Un canto a Galicia, viết để tặng cha của mính, một người xuất thân từ vùng Galicia (ở miền duyên hải phìa tây Tây-ban-nha, nơi có nhiều di tìch từ thời La-mã và thời Trung cổ). Un canto a Galicia, được Julio Iglesias hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đứng No.1 tại một số quốc gia Âu Châu; riêng tại Đức đã bán ra trên một triệu đĩa. Trong thập niên 1970, Julio Iglesias đạt thêm nhiều thành công khác tại Âu châu: làm mưa gió tại Ý với ca khúc Se mi lasci non vale (If You

362 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Leave Me, It Can‘t Be), chinh phục khán thình giả Pháp với Je n‟ai pas changé (Anh vẫn không đổi thay)… Năm 1976, Julio Iglesias thu âm một chương trính hát ―live‖ tại đại hì viện Olympia, Paris (nhưng không phát hành), trong đó chàng không chỉ hát mà còn giới thiệu các ca khúc, dàn nhạc đệm cho mính bằng tiếng Pháp rất lưu loát. Ba mươi lăm năm sau (2011), một ca khúc trong chương trính này là bản La Mer (The Sea) đã được sử dụng trong cuốn phim điệp báo Tinker, Tailor, Soldier, Spy của Anh (phỏng theo cốt truyện của John Le Carré); và tới cuối năm 2015, chương trính hát ―live‖ đó đã được phát hành dưới hính thức album (39 năm sau ngày thu âm!) Năm 1979, Julio Iglesias sang Miami, Florida, trung tâm văn hóa, ca nhạc Mỹ la-tinh ở Hoa Kỳ, ký hợp đồng với CBS International, thu đĩa, trính diễn bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Tây-ban-nha, Bồ-đàonha… Năm 1981, Julio Iglesias tung ra album đầu tiên hát bằng tiếng Anh trong sự nghiệp của mính, Begin the Beguine, lên No.1 tại Anh quốc. Năm 1983, album Julio, một tuyển tập gồm 10 ca khúc được ưa chuộng nhất do Julio Iglesias sáng tác hoặc của người xưa để lại, như Amor, Begin the Beguine, Nostalgie, Hey, La Paloma… được phát hành, và cho tới nay vẫn được ghi nhận là ―album cầu chứng‖ của Julio Iglesias. Qua năm 1984, Julio Iglesias tung ra 1100 Bel Air Place, album đã khẳng định vị trì của Julio Iglesias trong hàng ngũ ca sĩ chuyên hát tiếng Anh. Chỉ tình tại Hoa Kỳ, album này đã bán được ba triệu ấn bản. Ca khúc thành công nhất trong album này chình là bản To All the Girls I‟ve Loved Before chúng tôi đã giới thiệu ở đoạn đầu. Kế tiếp là bản All of You, song ca với Diana Ross, đứng No.2 trên bảng xếp hạng Adult Contemporary (trước kia gọi là Easy Listening). Năm 1988, album Un homber solo (A Man Alone) của Julio Iglesias đoạt giải Grammy ―Best Pop Latin Album‖. Mười năm sau (1998), những tưởng Julio Iglesias sẽ đoạt giải Grammy ―Best Pop Latin Album‖ lần thứ hai với album Tango, nhưng rốt cuộc đã

363 | H Ò A I N A M

phải nhường giải này cho album Romances của nam ca sĩ thời danh Luis Miguel của Mễ-tây-cơ. Tuy nhiên, với không ìt người yêu thìch thể điệu Tango (không nhất thiết phải biết khiêu vũ), album Tango đã được đón nhận nồng nhiệt hơn cả album Julio trước kia, vốn được xem là ―album cầu chứng‖ của Julio Iglesias. Album Tango gồm 12 bản Tango Mỹ la-tinh được ưa chuộng hàng đầu, như La Cumparsita, El Día Que Me Quieras, A Media Luz, Volver, El Choclo, Adiós Pampa Mía… nay được thể hiện qua giọng hát trầm ấm của Julio Iglesias càng thêm nét trữ tính, sức lôi cuốn… Bước sang thế kỷ 21, Julio Iglesias tiếp tục đạt nhiều thành công rực rỡ. Album Divorcio (Divorce) phát hành năm 2003 đã tạo kỷ lục với số bán 350,000 chỉ trong một ngày đầu tại Tây-ban-nha; và đứng No.1 tại Tâyban-nha, Bồ-đào-nha, Pháp, Ý và Nga. Năm 2006, Julio Iglesias thu album tiếng Anh tựa đề Romantic Classics (Những ca khúc lãng mạn bất hủ), gồm những tính khúc (của các ca sĩ khác) từng được yêu chuộng trong ba thập niên 1960, 70, và 80, trong đó có I Want to Know What Love Is của Foreigner, Careless Whisper của Wham!, Right Here Waiting của Richard Marx… Romantic Classics được ghi nhận là album của Julio Iglesias có thứ hạng bắt đầu cao nhất trên Top 50 Billboard: vừa tung ra đã đứng hạng 31, đồng thời đứng hạng 21 ở Anh, hạng 10 tại Úc, và trong Top ở nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu. Qua thành công của album Romantic Classics, Julio Iglesias được mời xuất hiện trên nhiều chương trính truyền hính khắp nơi trên thế giới; chỉ riêng tại Hoa Kỳ, chàng ca sĩ 63 tuổi đã hát bản I Want to Know What Love Is trên bốn show truyền hính hàng đầu: Dancing With the Stars, Good Morning America, The View, Fox and Friends. Tháng Tư năm 2013, trong thời gian trính diễn ở Bắc Kinh, Julio Iglesias Julio Iglesias cùng một lúc đã nhận được hai vinh dự mang tình cách lịch sử:

364 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

(1) Nghệ sĩ Quốc tế được ái mộ nhất tại Trung Hoa từ trước tới nay, do hãng đĩa Sony Musics tặng và được đệ nhất danh thủ dương cầm Lang Lãng (Lang Lang) trao. (2) Kỷ lục ―Nam nghệ sĩ la-tinh có số đĩa bán cao nhất‖ của Guinness World Records. Cũng trong năm 2013, với tư cách nhà soạn nhạc và đặt lời hát, Julio Iglesias đã được ghi danh bảng vàng trong Danh dự sảnh các nhà viết ca khúc của các nước la-tinh (Latin Songwriters Hall of Fame). Trong sự nghiệp của mính, Julio Iglesias đã đoạt vô số giải thưởng âm nhạc quan trọng, như Grammy, Latin Grammy, World Music Award, Billboard Music Award, American Music Award, Lo Nuestro Award (của hệ thống truyền hính tiếng Tây-ban-nha ở Hoa Kỳ)… Ngoài ra, Julio Iglesias còn được trao tặng huân chương Gold Medal for Merit in the Fine Arts của chình phủ Tây-ban-nha và Legion of Honour của chình phủ Pháp. Năm 1985, tên Julio Iglesias được khắc lên ngôi sao của chàng trên Lối đi Danh vọng ở Hồ-ly-vọng (Hollywood Walk of Fame); năm 1987, Julio Iglesias được Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) cử làm Đặc sứ trong các bộ môn Nghệ thuật trính diễn (Performing Arts)… VIẾT THÊM: Trong số ba người con trai của Julio Iglesias với đời vợ đầu tiên, có hai người theo nghiệp cầm ca: thứ nam Julio Iglesias Jr. và người em Enrique Iglesias, nổi tiếng hơn, hiện được mệnh danh là “King of Latin Pop”. Nếu chỉ tình đối tượng thuộc thế hệ trẻ, Enrique Iglesias phải được xem là “con hơn cha”. Sinh năm 1975, hiện nay Enrique Iglesias được xem là ca nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất đĩa hát thành công nhất trong số nghệ sĩ gốc la-tinh, với hợp đồng kỷ lục 68 triệu Mỹ kim ký với hãng đĩa Universal Music Latino vào năm 2001, với tổng số đĩa hát bán ra trên 159 triệu, với trên 150 ca khúc đứng No.1 trên các bảng xếp hạng của Billboard, trong đó có kỷ lục 27 bản đứng No.1 trên bảng xếp hạng Hot

365 | H Ò A I N A M

Latin Tracks (tiếng Tây-ban-nha), và kỷ lục 14 bản No.1 trên bảng Billboard Dance Charts… Lẽ dĩ nhiên, nhắc tới Enrique Iglesias không thể không nhắc tới nàng girlfriend nổi tiếng của chàng là người mẫu (cựu danh thủ quần vợt) gốc Nga Anna Kournikova, đã xuất hiện trong một số video nhạc của chàng. *** Tới đây viết về ca khúc Nostalgie (Hoài niệm) của Julio Iglesias. Nostalgie được Julio Iglesias sáng tác và hát trong album Et l‟amour créa la femme gồm 10 ca khúc bằng tiếng Pháp, phát hành năm 1982, trong đó có bản Et l‟amour créa la femme. Đọc cái tựa ―Et l‟amour créa la femme‖ (Và tính yêu đã tạo dựng người nữ), người yêu phim ảnh hẳn phải biết Julio Iglesias đã lấy cảm hứng từ tựa đề cuốn phim Et Dieu… créa la femme (And God… Created Woman – Và Thiên Chúa tạo dựng người nữ). Câu này trìch từ sách Sáng Thế Ký (Genesis) trong bộ Cựu Ước của Kinh Thánh kể về việc Thiên Chúa tạo dựng bà Eva, nhưng đã được đạo diễn Pháp gốc Nga Roger Vadim lấy để đặt tựa cho một cuốn phim nặng về tính dục thực hiện năm 1956, cuốn phim đã biến nàng tiểu minh tinh Pháp Brigitte Bardot thành thần tượng nhục thể (sex kitten) đầu tiên của điện ảnh thế giới. Thế nhưng ca khúc được yêu chuộng nhất trong album này lại không phải ca khúc chủ đề Et l‟amour créa la femme (bản số 6) mà là bản số 7: Nostalgie (Hoài niệm). Một số người có chút ìt kiến thức về ca nhạc cho rằng bản Nostalgie của Julio Iglesias sở dĩ được yêu chuộng tới mức ấy là ví ông đã sử dụng giai điệu của ca khúc dân gian Ukraine Đôi mắt huyền (Ochi Chernye) làm điệp khúc. Đồng ý hay không đồng ý với nhận xét trên là tùy mỗi người, ở đây chúng tôi chỉ làm công việc giới thiệu ca khúc Ukraine nổi tiếng ấy tới độc giả.

366 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Đôi mắt huyền – viết theo mẫu tự Nga là Очи чёрные, phát âm thành Ochi Chernye, cũng có khi Ochi Chyornye, dịch sang tiếng Anh là Dark Eyes hoặc Black Eyes tùy theo tác giả. Đôi mắt huyền đã được các nhạc sử gia quốc tế ghi nhận là ―ca khúc lãng mạn nhất của xứ Ukraine‖. [Ukraine là quốc gia trù phú nhất Đông Âu, được mệnh danh “vựa lúa mí của thế giới”. Năm 1919, Ukraine bị Hồng quân Nga xâm lược, và tới năm 1939, dưới thời Stalin, bị sát nhập vào Liên bang Xô-viết, trở thành cộng hòa có diện tìch và dân số đứng hàng thứ nhí (chỉ sau Nga) trong Liên bang; khoảng 17% dân số là người gốc Nga. Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu, Ukraine tuyên bố độc lập] Chúng tôi viết mấy chữ ―ca khúc lãng mạn nhất của xứ Ukraine‖ trong ngoặc kép bởi ví cho tới nay đa số vẫn gọi đây là một ca khúc dân gian Nga, trong khi những người bác bỏ thí lại không thể khẳng định ai, hoặc những ai là tác giả của dòng nhạc. Hiện nay, nói tới ca khúc Đôi mắt huyền (Ochi Chernye), người ta chỉ biết một điều chắc chắn: Lời hát là một bài thơ của thi sĩ kiêm văn sĩ thuộc trường phái lãng mạn Yevhen Hrebinka của Ukraine. Ông sinh năm 1812 tại Ukraine và mất

367 | H Ò A I N A M

năm 1848 ở Nga khi mới 36 tuổi. Ông có khả năng sáng tác bằng cả tiếng Ukraine lẫn tiếng Nga (dưới cái tên đã được Nga hóa: Evgeny Grebyonka).

Yevhen Hrebinka (1812-1848) Bài thơ Đôi mắt huyền của Yevhen Hrebinka được chình ông dịch sang tiếng Nga với tựa đề Ochi Chernye và cho phổ biến trên tuần báo văn học Literaturnaya Gazeta ngày 17 tháng 1 năm 1843. Sau đó được phổ thành một ca khúc mang âm hưởng dân gian, được nguời Nga hãnh diện gọi là một ―Russian Traditional song‖ (ca khúc truyền thống Nga) nhưng không một ai biết tên tác giả của các dòng nhạc! Mãi tới gần đây mới có một tên tuổi được được nhắc tới nhưng lại không phải người Nga mà là… người Đức! Nguyên trong cuốn ―The Book of World-famous Music: Classical, Popular, and Folk‖ xuất bản năm 2000, tác giả Mỹ J.Fuld kể lại ông đã được một nhà nghiên cứu âm nhạc người Nga cho biết như sau: Trong một tuyển tập ca khúc (songs book) do nhà xuất bản A. Gutheil ở Mạc-tư-khoa ấn hành năm 1897, ở trang 131 viết: Đôi mắt huyền không phải là một ca khúc truyền thống Nga mà là một khúc hát lãng mạn của

368 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

dân du mục với lời thơ của Evgeny Grebyonka đặt nền tảng trên một giai điệu của nhà soạn nhạc người Đức Florian Hermann. Thế nhưng cho tới nay không một ai tím được nguyên bản, dù chỉ là một mẩu giấy, ghi lại những nốt nhạc của Florian Hermann! Thành thử cho dù hiện nay đa số người hát cũng như người nghe đều gọi Đôi mắt huyền là tính khúc (ballad), ca khúc truyền thống (traditional), ca khúc dân gian (folk), hoặc bài hát du mục (Gypsy song) Nga, các trang mạng âm nhạc uy tìn vẫn ghi đây là ―một ca khúc lãng mạn của Ukraine‖. Phiên bản Đôi mắt huyền phổ biến nhất hiện nay là của nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ dương cầm Anh gốc Ý Adalgiso Ferraris (1890-1968). Vào đầu thế kỷ 20, Adalgiso Ferraris sang Nga học hỏi và nghiên cứu về thể loại ca khúc du mục, truyền thống của Nga và Hung-gia-lợi, cho tới khi xảy ra cuộc cách mạng lật đổ Sa hoàng (1915) mới trở về Tây Âu.

Adalgiso Ferraris (1890-1968) Năm 1910, khi còn ở Nga, ông hợp tác với nhà báo Đức Otto Kuhl hoàn thành và xuất bản Đôi mắt huyền với lời hát bằng tiếng Đức, tựa đề

369 | H Ò A I N A M

Schwarze Augen (Black Eyes). Năm 1931 tại Paris, với sự cộng tác của Jacques Liber, ông cho xuất bản phiên bản lời Pháp Tes yeux noirs (Đôi mắt huyền của em). Từ giữa thế kỷ 20 tới nay, đã có hàng trăm ca sĩ, nhạc sĩ, ban nhạc quốc tế thu âm phiên bản Đôi mắt huyền của Adalgiso Ferraris, trong số đó có danh cầm Chet Atkins (ghi-ta điện), Louis Amstrong (chơi kèn trumpet & hát) của Hoa Kỳ, đệ nhất nam danh ca opera Ivan Rebroff của Đức, The Three Tenors (Placido Domingo, Jose Carreras, Luciano Pavarotti)…, và gần đây nhất có Sophie Milman (Gia-nã-đại gốc Nga, sinh năm 1983), một bông hoa hiếm quý trong làng nhạc jazz quốc tế… Lẽ dĩ nhiên, không thể không nhắc tới ban hợp xướng Red Army Choir lừng danh của Nga. [Red Army Choir nguyên là ban hợp xướng chình thức của Hồng Quân Liên Xô, ví đã quá nổi tiếng cho nên sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, vẫn giữ danh xưng “Red Army Choir”] Đôi mắt huyền cũng là một trong những nhạc khúc được nhiều nữ động viên (hoặc cặp nam nữ) vũ trên băng, múa thể dục (floor exercise) ưa chuộng, sử dụng làm nhạc nền trong các cuộc thi diễn, như Sasha Cohen của Hoa Kỳ, Nastia Liukin của Nga, cặp Tessa Virtue & Scott Moir của Gia-nã-đại, v.v… Trở lại với ca khúc Nostalgie của Julio Iglesias, cứ tạm thời cho rằng sở dĩ nó được yêu chuộng hơn 9 ca khúc còn lại trong album Et l‟amour créa la femme là nhờ ông đã sử dụng giai điệu của Đôi mắt huyền làm phần nhạc cho điệp khúc, thí ìt ra ông cũng có công soạn nhạc cho phiên khúc. Viết một cách chi tiết, trong việc soạn nhạc cho phiên khúc, Julio Iglesias được sự cộng tác của đồng hương Ramon Arcusa (sinh năm 1936), một nhà soạn nhạc Tây-ban-nha đã hợp tác với Julio Iglesias từ năm 1977 tới năm 1995. Còn lời hát (tiếng Pháp) thí do Claude Lemesle đặt. Sinh năm 1945, Claude Lemesle là một trong những nhà đặt lời hát nổi tiếng cho thế hệ ca sĩ ―baby boomers‖ thứ nhí của Pháp, tức là từ Michel Sardou trở về sau.

370 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ví thế những trang mạng âm nhạc uy tìn, khi đề cập tới bản Nostalgie do Julio Iglesias thu đĩa, đã ghi đầy đủ tên ba tác giả: Claude Lemesle, Julio Iglesias, Ramon Arcusa. Nostalgie Nostalgie On se ressemble Tu es tendre Moi aussi Nostalgie Je pense à elle Je l‟appelle Dans la nuit Elle vivait là-bas Au pays du froid Où le vent, souvent M‟emporte en rêvant Il neigeait du feu Il pleuvait du bleu Elle était jolie Nostalgie! Nostalgie On se ressemble C‟est décembre Ton pays Nostalgie Tu joues tzigane Sur la gamme De l‟oubli Elle avait envie De brûler sa vie Sous un vrai printemps Elle avait vingt ans Elle a pris la mer Vers un… Sur la gamme De l‟oubli

371 | H Ò A I N A M

Elle avait envie De brûler sa vie Sous un vrai printemps Elle avait vingt ans Elle a pris la mer Vers un ciel plus clair Mais laissant le gris Nostalgie Un amour d‟hiver Le ciel à l‟envers C‟était la folie Nostalgie Parfois, sur la mer Quand la nuit est claire Son prénom revit Nostalgie Nostalgie Nostalgie! Trước thành công ngoài dự liệu của bản Nostalgie, ngay trong năm 1982, Julio Iglesias đã đặt lời hát tiếng Tây-ban-nha cho ca khúc này với tựa đề Nathalie, nội dung không còn là sự hoài niệm chốn cũ người xưa một cách chung chung, mà để hồi tưởng mối tính với Nathalie, một người con gái Pháp đã đi qua đời ông… Nathalie đã được Julio Iglesias cho đứng vị trì số 1 trong album (hát tiếng Tây-ban-nha) Momentos. Cũng xin viết thêm: với người yêu nhạc Pháp trước năm 1975, đã có một bản Nathalie nổi tiếng hơn do Gilbert Bécaud thu đĩa năm 1964. Ca khúc ―dễ thương‖ này do chình Gilbert Bécaud soạn nhạc và Pierere Delanoë đặt lời hát, nội dung nói về một nữ hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp, đáng yêu ở… Liên Xô – một cách chình xác là ở Quảng Trường Đỏ, Mạc-tư-khoa! Nhiều người tin rằng ca khúc này có mục đìch chình trị, bởi vào khoảng thời gian này, Pháp và Liên-Xô đang tím cách xìch lại gần nhau để giảm bớt tính trạng căng thẳng do cuộc Chiến Tranh Lạnh gây ra.

372 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Nathalie (Gilbert Bécaud) La place Rouge était vide Devant moi marchait Nathalie Il avait un joli nom, mon guide Nathalie La place Rouge était blanche La neige faisait un tapis Et je suivais par ce froid dimanche Nathalie Elle parlait en phrases sobres De la révolution d‟octobre Je pensais déjà Qu‟après le tombeau de Lénine On irait au café Pouchkine Boire un chocolat La place Rouge était vide J‟ai pris son bras, elle a souri Il avait des cheveux blonds, mon guide Nathalie, Nathalie Dans sa chambre à l‟université Une bande d‟étudiants L‟attendait impatiemment On a ri, on a beaucoup parlé Ils voulaient tout savoir Nathalie traduisait Moscou, les plaines d‟Ukraine Et les Champs-Élysées On a tout mélangé Et l‟on a chanté Et puis ils ont débouché En riant a l‟avance Du champagne de France Et l‟on a dansé

373 | H Ò A I N A M

Et quand la chambre fut vide Tous les amis étaient partis Je suis resté seul avec mon guide Nathalie Plus question de phrases sobres Ni de révolution d‟octobre On n‟en était plus là Fini le tombeau de Lénine Le chocolat de chez Pouchkine C‟est, c‟était loin déjà Que ma vie me semble vide Mais je sais qu‟un jour à Paris C‟est moi qui lui servirai de guide Nathalie, Nathalie Trở lại với bản Nostalgie do Julio Iglesias thu đĩa, ca khúc này được Duy Quang đặt lời Việt với tựa Niềm thương nhớ vào khoảng cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 (có tài liệu ghi là năm 1991). Thế nhưng, như đã xảy ra với không ìt ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt khác, Niềm thương nhớ cũng được một số trang mạng ghi tác giả là Phạm Duy (thân phụ của Duy Quang), cho dù trong danh sách 255 bản nhạc ngoại quốc lời Việt do chình ông ghi lại không hề có ca khúc này. Niềm thương nhớ (Duy Quang) Niềm thương nhớ em với anh còn đó em khóc u tính cũng như anh Niềm thương nhớ ta trói nhau vào đó xơ xác như đời giữa đêm thanh Ở đây chốn xa xôi một xứ tuyết đơn côi vùi thân trong lạnh lùng nghe gió than không ngưng em mắt xưa yêu kiều nay tóc mây tiêu điều

374 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

thời gian giết cuộc đời nhớ thương ơi Còn đâu nắng soi bóng trên thềm vắng chim hót trên cành lúc xuân xanh Còn đâu nữa thơm ngát hương mùi tóc môi má đa tính nép vai anh Thời gian đã trôi mau tính len lén đi sau chưa ấm êm cuộc đời nay đã như mây trôi em có nghe mưa về cho gió thêm ê chề thời gian đã tàn rồi nhớ thương ơi Em có mong hay chờ son phấn sẽ phai mờ thời gian sẽ nhạt nhòa nhớ thương ơi em khát khao yêu đời em bỗng dưng xa người rồi xa vắng cuộc đời nhớ thương ơi… Niềm thương nhớ được Duy Quang thu âm trong băng cassette ―Dạ Vũ Xanh‖ của Trung Tâm ASIA; tiếp theo là tiếng hát Ngọc Lan trong băng Ngọc Lan 4 ―Tính Xanh‖. Cả hai phiên bản đều rất được ưa chuộng tại hải ngoại.▄

375 | H Ò A I N A M

Comme Toi (Về Chốn Thiên Đường – Hãy Đến Với Em) Jean-Jacques Goldman

376 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp lời Việt của thời kỳ ―hậu 1975‖, bài này chúng tôi viết về bản Comme toi, một sáng tác của Jean-Jacques Goldman do chình anh thu đĩa, được Nhật Ngân đặt lời Việt với tựa Về chốn thiên đường, và Khúc Lan với tựa Hãy đến với em. Jean-Jacques Goldman là một trong những nghệ sĩ tài hoa nhất của làng ca nhạc Pháp quốc: anh vừa là ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác, đàn ghi-ta, vĩ cầm, dương cầm, nhà thực hiện đĩa hát…, từng đoạt giải âm nhạc Hoa Kỳ Grammy, được ghi nhận là nam ca sĩ Pháp ăn khách thứ nhí kể từ thập niên 1980, chỉ đứng sau Johnny Halliday. Jean-Jacques Goldman là tên thật, anh ra chào đời ngày 11 tháng 10 năm 1951 tại Paris, là người con thứ ba trong một gia đính trung lưu, cha mẹ đều là di dân gốc Do-thái: ông bố Alter Mojze Goldman tới từ Ba-lan, bà mẹ Ruth Ambrunn từ Đức quốc. Cô chị Évelyne, sinh năm 1950, sau này trở thành một bác sĩ, còn người em trai út Robert sau này là một nhà soạn nhạc, nhà viết ca khúc nổi tiếng của Pháp dưới bút hiệu J.Kapler, đã nhiều lần hợp tác với anh trai. Jean-Jacques Goldman theo học nhạc cổ điển từ năm 7 tuổi, bắt đầu với vĩ cầm rồi dương cầm. Nhưng càng ngày cậu bé càng bị nhạc ―Rock & Roll Mỹ‖ (American Rock & Roll) thu hút, để rồi tới năm 17 tuổi, bỏ hẳn nhạc cổ điển để quay sang nhạc rock và dân ca, nghe đĩa của các thần tượng The Beatles, Jimi Hendrix, Aretha Franklin…, và nhất là những ca khúc phản kháng của Bob Dylan. Trước đó, vào năm 14 tuổi, Jean-Jacques Goldman được vào ca đoàn nhà thờ Montrouge, một vùng ngoại ô Paris, phụ trách cây đàn organ điện tử, một nhạc cụ ―tân kỳ‖ vào thời đó. Ca đoàn này có một cái tên rất… Mỹ: Red Mountain Gospellers – Những người hát thánh ca vùng Núi Đỏ (―Montrouge‖ tiếng Pháp dịch sát nghĩa sang tiếng Anh là ―Red Mountain‖). Năm 1966, Linh mục Dufourmantelle, cha xứ và cũng là người lãnh đạo Red Mountain Gospellers, đã tuyển chọn bảy thành viên trong đó có Jean-Jacques Goldman để thu một đĩa 45 vòng: bản Colours của nam ca nhạc sĩ dân ca Anh Donovan. Trong đĩa này, Jean-Jacques Goldman chơi ghi-ta, khẩu cầm và organ.

377 | H Ò A I N A M

Đĩa hát này chỉ phát hành 1000 ấn bản dành cho người sưu tập; hiện nay giá lên tới 1000 đồng euros, nếu may mắn kiếm được. Trong những năm cuối bậc trung học, Jean-Jacques Goldman thành lập ban nhạc The Phalansters, chuyên chơi nhạc rock Pháp (rock français) ở hội quán Golf Drouot, cái nôi của nền nhạc rock Pháp. Tuy nhiên, The Phalansters đã không thọ được lâu bởi ví tới năm 1971, Jean-Jacques Goldman đã được lệnh thân phụ, vốn là một thương gia, tới Lille ở miền cực bắc nước Pháp để theo học Trường Cao Đẳng Thương Mại nổi tiếng EDHEC. Sau khi tốt nghiệp, Jean-Jacques Goldman thi hành nghĩa vụ quân dịch, phục vụ trong quân chủng Không Quân Pháp. Trở về với cuộc sống dân sự, Jean-Jacques Goldman trở thành một thành viên trong ban nhạc Taï Phong, một ban ―progressive rock‖ của Pháp do hai anh em người Việt Khanh Mai và Tai Sinh thành lập.

ban nhạc Taï Phong Tới đây chúng tôi xin có đôi dòng về ―progressive rock‖ và ban Taï Phong. ―Progressive rock‖ – chúng tôi tạm dịch là ―nhạc rock thăng tiến‖ – viết tắt là prog., đôi khi còn được gọi là art rock, classical rock, hoặc symphonic rock, theo định nghĩa của tự điển Oxford là một tiểu loại

378 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

(subgenre) trong nhạc rock, xuất phát từ Anh vào thập niên 1960, chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển hiện đại (modern classical), chủ trương nâng nhạc rock lên một tầm vóc nghệ thuật cao hơn. Các ca khúc theo thể loại này thường khá dài, đôi khi rất dài, so với các ca khúc pop, rock bính thường. Các ban ―progressive rock‖ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, rất được giới thưởng ngoạn trân trọng nhưng cũng hiếm khi đạt thành công thương mại. Trong số những ban ―progressive rock‖ nổi tiếng quốc tế như The Moody Blues, Pink Floyd, Queen, Genesis…, có lẽ chỉ có Queen thành công tương đối. Theo các trang mạng âm nhạc, ban ―Taï Phong‖ do hai anh em người Việt ở Pháp là Khanh Mai và Tai Sinh thành lập năm 1975. Ví các trang mạng này không sử dụng dấu tiếng Việt cho nên chúng tôi cũng không biết đìch xác tên tiếng Việt của hai anh em, chỉ có một điều chắc chắn là theo sự giải thìch của các trang mạng này, ―Taï Phong‖ có nghĩa là bão, là gió lớn, và căn cứ vào tên ban nhạc viết bằng chữ Hán, chúng tôi biết chắc chắn đây là cách người Pháp viết hai chữ ―Thái Phong‖ trong tiếng Hán Việt. Các trang mạng này cũng cho biết rất ìt về hai anh em Khanh Mai và Tai Sinh: Khanh Mai, người anh, sinh năm 1946, chơi ghi-ta và hát; Tai Sinh, người em, chơi ghi-ta, bass, keyboards và hát.

Khanh Mai

379 | H Ò A I N A M

Tai Sinh Thế hệ thứ nhất của Taï Phong gồm năm thành viên: hai anh em Khanh Mai, Tai Sinh và ba công dân Pháp Jean-Alain Gardet (keyboards), Stephan Caussarieu (trống, bộ gõ), và Jean-Jacques Goldman (ghi-ta, vĩ cầm kiêm ca sĩ chình).

380 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Một trong những điểm độc đáo của Taï Phong là một ban nhạc Pháp nhưng các sáng tác của họ lại có lời hát bằng tiếng Anh. Từ năm 1975 tới 1979, Taï Phong đã thu ba album: Taï Phong (1975), Windows (1976) và Last Flight (1979). Ngay trong năm 1975, ca khúc Sister Jane trong album đầu tiên của họ đã trở thành một ―radio hit‖ – tức là người nghe thí nhiều nhưng người mua đĩa chẳng được bao nhiêu! Năm 1978, ví Jean-Jacques Goldman không thể tham gia các chuyến lưu diễn, ban Taï Phong đã mời Michael Jones thay thế trong vị trì ca sĩ chính. [Michael Jones sinh năm 1952, là một ca sĩ kiêm tay đàn ghi-ta có hạng. Cha là người xứ Wales, mẹ là người Pháp, Michael Jones lớn lên và hành nghề tại Pháp] Nhưng qua năm sau, 1979, ban Taï Phong tan rã. Tới năm 2000, Khanh Mai và tay trống Stephan Caussarieu đứng ra tái thành lập, lưu diễn ở nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản, nơi họ rất được ái mộ và trân trọng. Tình tới năm 2007, Khanh Mai là thành viên sáng lập duy nhất còn lại trong Taï Phong; gần đây, qua những video clip được phổ biến trên

381 | H Ò A I N A M

YouTube, người ta được biết ca sĩ chình của ban Taï Phong là một bóng hồng, tuy là người ngoại quốc nhưng luôn mặc áo dài (VN) màu đỏ, quần trắng, trên ngực áo thêu hai con rồng vàng… *** Trở lại với Jean-Jacques Goldman, trong thời gian làm thành viên của ban Taï Phong, anh đã thu riêng ba đĩa 45 vòng, gồm C‟est pas grave papa (1976), Le Nuits de solitude (1977), và Back To The City Again (1978) nhưng không được mấy người chú ý tới. Sau khi rời ban Taï Phong, Jean-Jacques Goldman tiếp tục sáng tác, thu đĩa, và tới năm 1981, tự thực hiện album đầu tay mà anh đặt tựa là ―Démodé‖ (hết mốt, lỗi thời). Dĩ nhiên, chẳng có nhà phát hành nào nhận phân phối một album có cái tên hơi khác thường, nếu không muốn nói là… quái đản ấy, cho nên Jean-Jacques Goldman không còn lựa chọn nào khác hơn là dẹp bỏ cái tên ―Démodé‖, coi như một album vô đề. Nhưng trong khi album này không gây được chút tiếng vang nào thí nhà sản xuất đĩa nhạc Marc Lumbroso, giám đốc nghệ thuật của hãng đĩa Epic Records, lại tính cờ nghe được bản Il suffira d‟une signe (He suffers from a sign), ca khúc đầu tiên trong trong album, và ký ngay với JeanJacques Goldman một hợp đồng 5 năm. [Marc Lumbroso, sinh năm 1950, là một tên tuổi nổi tiếng trong làng ca nhạc Pháp quốc, từng giữ chức giám đốc nghệ thuật cho các hãng đĩa Epic, Polydor, EMI… Trong vị thế này, ông đã có công tạo dựng tên tuổi và giới thiệu tới người yêu nhạc tiếng hát của Jean-Jacques Goldman, Vanessa Paradis, Patricia Kaas… Năm 2013, Ông được trao tặng giải thưởng Grand Prix của Sacem – tức Hiệp hội các tác giả âm nhạc Pháp] Album thứ hai của Jean-Jacques Goldman (tức album thứ nhất mang nhãn hãng đĩa Epic) được chàng đặt tựa là ―Minoritaire‖ (thiểu số), nhưng cũng tương tự cái tựa ―Démodé‖ của album đầu tay, ―Minoritaire‖ đã bị hãng đĩa cho là thiếu sức lôi cuốn, cho nên trên bía album cũng chỉ ghi tên tác giả kiêm ca sĩ mà thôi! Tuy nhiên, khác với album ―vô đề‖ số 1, album ―vô đề‖ số 2 đã được nồng nhiệt đón nhận, với số bán ra trên 200.000. Sau đó, ba trong số 11 ca khúc trong album này đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn (45 vòng)

382 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

và đều lên Top: Au bout de mes rêves, Quand la musique est bonne, và Comme toi, ca khúc chúng tôi sẽ giới thiệu ở một phần sau. Album thứ ba của Jean-Jacques Goldman được phát hành năm 1984. Rút kinh nghiệm hai album trước, lần này chàng đã lấy một cái tên rất tốt đẹp để hãng đĩa khỏi làm khó dễ: Positif (lạc quan). Kết quả, Positif đã bán ra trên một triệu đĩa! Năm 1985, Jean-Jacques Goldman ra album thứ tư, tựa Non homologué, bán được 1.3 triệu đĩa, được giới phê bính xem là ―sự trưởng thành toàn diện‖ của chàng ca sĩ kiêm nhà viết ca khúc. Trong số những ca khúc trong album này được lên Top, có bản Je te donne, hát chung với Michael Jones (trước kia là người thay thế Jean-Jacques Goldman trong ban Taï Phong), đứng No.1 tám tuần lễ liên tiếp ở Pháp từ cuối tháng 11/1985 tới giữa tháng 1/1986. Cũng trong năm 1986, Jean-Jacques Goldman đã soạn toàn bộ ca khúc trong album Gang của Johnny Halliday, trong đó có những ca khúc sau này đi liền tới tên tuổi của đệ nhất thần tượng ca nhạc Pháp quốc: Je t‟attends, J‟oublierai ton nom, Je te promets, Laura, L‟envie… Cuối năm 1987, Jean-Jacques Goldman trính làng album thứ tư – một album ―đôi‖ có tựa Entre gris clair et gris foncé; tới giữa năm 1988, bốn ca khúc trong đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, và đều đạt thành công đáng kể, một bản đứng No.2 một bản đứng No.3 trên bảng xếp hạng ở Pháp. Bản đứng No.2 trong bốn tuần lễ liên tục (và đoạt đĩa vàng) là Là-bas, do Jean-Jacques Goldman hát chung với nữ ca sĩ gốc Anh Sirima. ** * Sirima, tên khai sinh: Sirima Wiratunga, là một tài năng hiếm quý. Sinh năm 1964, mẹ là người Anh, cha là người Sri Lanka, sau tuổi ấu thơ nơi quê cha, cô sang sống ở đất mẹ. Có năng khiếu ca hát từ nhỏ, có khả năng sử dụng nhiều loại nhạc cụ (bộ gõ, vĩ cầm, accordéon, dương cầm, ghita...), năm 1982, vừa tròn 18 tuổi, Sirima bỏ sang Pháp sống đời nghệ sĩ lang thang, đàn hát dưới ga xe điện ngầm. Trong thời gian này, Sirima gặp gỡ và hợp tác với một nghệ sĩ lang thang khác là tay kèn saxo

383 | H Ò A I N A M

Philippe Delettrez (sau trở thành nhà soạn nhạc & sản xuất đĩa nhạc nổi tiếng), vốn một người bạn thân của Jean-Jacques Goldman. Năm 1987, khi thực hiện album Entre gris clair et gris foncé, JeanJacques Goldman đã bỏ công tím kiếm một nữ ca sĩ để hát chung với mính bản Là-bas, nhưng không hài lòng với bất cứ giọng hát nào được giới thiệu. Thế rồi Philippe Delettrez chợt nhớ tới Sirima và rủ JeanJacques Goldman xuống dưới ga xe điện ngầm để nghe cô hát. Và... the rest is history! Hai năm sau, Sirima tung ra album đầu tay bằng tiếng Anh có tựa A Part of Me, trong đó bản I Need To Know hát chung với Jean-Jacques Goldman. Album này tạo được tiếng vang ngay, nhưng đồng thời cũng trở thành nguyên nhân đưa tới cái chết bi thảm của người nữ ca nhạc sĩ vắn số: ba tuần lễ sau khi album A Part of Me được phát hành, Sirima đã bị tính nhân là Kahatra Sasorith đâm chết, mà nguyên nhân (theo một số người) ví sợ cô sẽ bỏ anh ta sau khi nổi tiếng. Khi ấy, Sirima mới 25 tuổi, để lại một đứa con trai!

Sirima

384 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Còn bản đứng No.3 (trìch từ album Entre gris clair et gris foncé), là Puisque tu pars (Từ lúc em đi) đã trở thành một trong những tính khúc được yêu chuộng nhất của Jean-Jacques Goldman. Năm 1990, Jean-Jacques Goldman ngưng hát solo để cùng với Michael Jones (nguyên là người thay thế Jean-Jacques Goldman trong ban Taï Phong) và nữ ca sĩ Mỹ gốc Phi Châu Carole Fredericks hợp thành ban tam ca Fredericks Goldman Jones, rất nổi tiếng trong những năm đầu thập niên 1990. Năm 1995, Jean-Jacques Goldman trở lại với sự nghiệp hát solo và, quan trọng hơn, chú trọng việc sáng tác ca khúc và thực hiện đĩa hát cho các nghệ sĩ bạn, ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương: Johnny Halliday, Patricia Kaas, Marc Lavoine, Patrick Fiori, Khaled, Joe Cocker, Ray Charles…, và đặc biệt Céline Dion. Trong năm 1995, Jean-Jacques Goldman viết các ca khúc (lời Pháp) và thực hiện album D‟eux cho Céline Dion, được phát hành tại Hoa Kỳ và các xứ nói tiếng Anh dưới tựa The French Album. The French Album không chỉ đoạt giải Grammy ―Album of the Year‖ của Hoa Kỳ (tương đương giải Oscar ―Best Picture‖ bên điện ảnh) năm 1995, mà với số bán trên 10 triệu, cho tới nay vẫn giữ kỷ lục album lời Pháp có số bán cao nhất từ trước tới nay. Bốn năm sau (1998), S‟il suffisait d‟aimer, album thứ hai do JeanJacques Goldman viết ca khúc và thực hiện cho Céline, bán được trên 4 triệu ấn bản, đứng hạng nhí trong danh sách album lời Pháp có số bán cao nhất, chỉ sau sau D‟eux (The French Album) của chình Céline. S‟il suffisait d‟aimer (Nếu chúng ta yêu nhau cho đủ) cũng là ca khúc chủ đề của album, lên tới hạng 4 tại Pháp. Ngoài ra, Jean-Jacques Goldman còn viết và sản xuất một số ca khúc trong hai album tiếng Anh có số bán cao nhất của Céline Dion là Falling into You và Let‟s Talk About Love, trong đó có ca khúc chủ đề Let‟s Talk About Love do anh viết chung với ca nhạc sĩ Gia-nã-đại nổi tiếng Bryan Adams. Bên cạnh đó, Jean-Jacques Goldman còn soạn nhạc nền cho phim ảnh và các show truyền hính. Cuối cùng, không thể không nhắc tới ca khúc

385 | H Ò A I N A M

Restos du Coeur, viết cho tổ chức từ thiện có danh xưng ―Restos du Coeur‖ để ban Les Enfoirés trính diễn mở màn các đại nhạc hội gây quỹ thường niên. [Restos du Coeur – viết đầy đủ là Les Restaurants du Coeur – là một tổ chức từ thiện có mục đìch cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư. Cứ mỗi năm, một đại nhạc hội gây quỹ lại được tổ chức với sự tính nguyện tham gia của nhiều ca nhạc sĩ nổi tiếng; tập hợp ca nhạc sĩ tham gia được gọi là ban Les Enfoirés (The Bastards), trong đó Jean-Jacques Goldman là một thành viên sáng lập và tham gia thường xuyên nhất] Với tài năng muôn mặt và hoạt động từ thiện không biết mệt mỏi, cho tới nay, Jean-Jacques Goldman đã được ghi nhận là nghệ sĩ đứng hạng cao nhất trong danh sách ―công dân Pháp được yêu mến nhất‖ do tạp chì Journal du Dimanche thiết lập hàng năm. Từ khi danh sách này được thiết lập vào năm 1988 tới nay, đã có tổng cộng 1,010 công dân Pháp được vinh dự, trong đó Jean-Jacques Goldman đứng hạng 5 với sáu lần được nêu danh liên tiếp, trong khi Sophie Marceau, nữ diễn viên điện ảnh hàng đầu của Pháp cũng chỉ được một lần! Về cuộc sống cá nhân, Jean-Jacques Goldman kết hôn hai lần, lần thứ nhất với chuyên gia tâm lý Catherine Morlet, được một trai hai gái, và ly dị năm 1997. Bốn năm sau, Jean-Jacques Goldman bì mật bước thêm bước nữa với một người ái mộ: Nathalie Thu-Huong Lagier, một cô sinh viên toán học mang hai dòng máu Pháp – Việt kém chàng 28 tuổi (hiện nay là Giáo sư Đại học). Hai nguời có với nhau ba con gái, nhỏ nhất là bé Rose, sinh năm 2007 – năm Nathalie Thu-Huong lấy bằng Tiến sĩ Toán học. *** Tới đây, chúng tôi viết về ca khúc Comme toi, trìch từ album thứ hai của Jean-Jacques Goldman phát hành năm 1982, mà chàng đặt tựa ―Minoritaire‖ nhưng trên bía album chỉ có tên ca sĩ (Jean-Jacques Goldman). ―Nhân vật chình‖ trong Comme toi là cô bé Sarah, một nạn nhân của chính sách bài Do-thái của Đức Quốc Xã thời Đệ nhị Thế chiến. Jean-

386 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Jacques Goldman nảy sinh ý tưởng viết ca khúc này sau khi nhín thấy hính một cô bé (không nhất thiết có tên là Sarah) trong album hính gia đính của bà mẹ Ruth Ambrunn, vốn là một người Do-thái sinh trưởng ở Đức. Theo nội dung Comme toi (Cũng giống như bạn), cô bé Sarah là một người Do-thái ở Ba-lan chưa đầy 8 tuổi, có đôi mắt trong sáng, sống tuổi ấu thơ êm đềm, yêu nhạc cổ điển của Schumann, Mozart… Cô có những bạn bè thân thiết, như Ruth, Anna, và nhất là cậu Jérémie, người mà, theo ước mơ tuổi dại của cô, rồi đây sẽ cùng cô làm đám cưới, rất có thể tại thủ đô Varsovie (Warsaw). Điệp khúc cứ lập đi lập lại “Comme toi, Comme toi…”, có ý nhấn mạnh cô bé Sarah cũng giống như bạn vậy thôi. Thế nhưng trong phiên khúc cuối, Jean-Jacques Goldman viết: ―Nhưng người ta đã quyết định cho cô một tương lai khác hẳn, bởi ví, đây là điều duy nhất mà cô không giống bạn: cô đã không ra chào đời vào thời nay, tại chốn này.‖ Comme toi Elle avait les yeux clairs et la robe en velours À côté de sa mère et la famille autour Elle pose un peu distraite au doux soleil de la fin du jour La photo n‟est pas bonne mais l‟on peut y voir Le bonheur en personne et la douceur d‟un soir Elle aimait la musique surtout Schumann et puis Mozart Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi que je regarde tout bas Comme toi qui dors en rêvant à quoi Comme toi comme toi comme toi comme toi Elle allait à l‟école au village d‟en bas Elle apprenait les livres elle apprenait les lois Elle chantait les grenouilles et les princesses qui dorment au bois Elle aimait sa poupée elle aimait ses amis

387 | H Ò A I N A M

Surtout Ruth et Anna et surtout Jérémie Et ils se marieraient un jour peut-être à Varsovie Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi que je regarde tout bas Comme toi qui dors en rêvant à quoi Comme toi comme toi comme toi comme toi Elle s‟appelait Sarah elle n‟avait pas huit ans Sa vie c‟était douceur rêves et nuages blancs Mais d‟autres gens en avaient décidé autrement Elle avait tes yeux clairs et elle avait ton âge C‟était une petite fille sans histoires et très sage Mais elle n‟est pas née comme toi ici et maintenant Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi que je regarde tout bas Comme toi qui dors en rêvant à quoi Comme toi comme toi comme toi comme toi Comme toi, comme toi, comme toi, comme toi Bản dịch Anh ngữ trên Internet: Just Like You She had light-coloured eyes and a velvet dress [Sitting] next to her mother with the family around her She poses distractedly in the mild sun of the end of the day The picture is not good but you can see in it Happiness personified and the sweetness of the evening. She loved music, especially Schumann And also Mozart Just like you Just like you… Just like you, whom I‟m watching in silence Just like you, sleeping and dreaming of what?

388 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Just like you… She used to go to school in the village down below She learnt about books, she learnt about laws She sang about frogs and princesses Asleep in the woods [NB reference to Sleeping Beauty, which in French is called ‗La Belle au Bois Dormant‘, literally ‗the beauty in the sleeping woods‘] She loved her doll, she loved her friends Especially Ruth and Anna and especially Jeremy And the would get married, one day, in Warsaw maybe. [chorus] Her name was Sarah, she was not quite eight years old Her life was tenderness, dreams and white clouds But other people had decided otherwise. She had light-coloured eyes and she was your age She was a well-behaved little girl, with an ordinary life But she was not born – unlike you – here and now. Sau khi được phát hành dưới dạng đĩa 45 vòng, qua năm 1983, Comme toi đã đoạt đĩa vàng (bán trên nửa triệu đĩa, theo tiêu chuẩn ở Pháp). Tuy nhiên về sau, phiên bản Comme toi được ưa chộng nhất, phổ biến nhất lại không phải phiên bản đĩa 45 vòng này mà là phiên bản thu âm Jean-Jacques Goldman trính diễn ―live‖, trong đó có phần anh độc tấu vĩ cầm vào giữa bản (nhắc lại, gốc gác của Jean-Jacques Goldman là nhạc cổ điển: vĩ cầm và dương cầm). Chúng tôi cũng xin có đôi dòng ngoài lề để người yêu nhạc và yêu phim ảnh khỏi bị lẫn lộn. Năm 2007, cuốn tiểu thuyết Sarah‟s Key của nữ văn sĩ Anh Tatiana de Rosnay (sinh năm 1961) được nữ tác giả Agnès Michaux dịch sang tiếng Pháp. Ví trong nội dung truyện nói tới một cô bé Do-thái 10 tuổi trong thời Đệ nhị Thế chiến, cũng tên là Sarah, Agnès Michaux đã lấy mấy chữ ―Elle s‘appelait Sarah‖ (Cô tên là Sarah) trong lời hát của bản Comme toi (Elle s‘appelait Sarah elle n‘avait pas huit ans…) làm tựa đề tiếng Pháp cho cuốn tiểu thuyết.

389 | H Ò A I N A M

Trong khi nguyên tác Sarah‟s Key chỉ bán được 345,000 cuốn ở Hoa Kỳ thí bản dịch tiếng Pháp Elle s‟appelait Sarah bán ra trên khắp thế giới trong năm 2009 lên tới trên 2 triệu. Ngay trong năm 2009, Elle s‟appelait Sarah đã được người Pháp thực hiện thành phim với nữ diễn viên Anh Kristin Scott Thomas trong vai nhân vật chình. Hiện nay, một video clip Comme toi do Jean-Jacques Goldman hát (trong đĩa 45 vòng) được phổ biến trên các trang mạng đã sử dụng hính ảnh trong cuốn phim Elle s‟appelait Sarah, khiến một số người hiểu lầm là ca khúc này đã được sử dụng làm nhạc nền cho cuốn phim. Comme toi cũng là một trong những ca khúc Pháp được yêu chuộng nhất trong tập thể người Việt tại hải ngoại, và đã được hai tác giả đặt lời Việt: Khúc Lan với tựa Hãy đến với em, Nhật Ngân với tựa Về chốn thiên đường. Hãy đến với em Ngày đó cứ ngỡ với nhau ta muôn đời chung bước về Tính mới đã quá đắm say thoáng đã nghe những ê chề Người hỡi có nhớ tới em với những đêm xưa ta say ân tính Người mãi vẫn sống giữa em trong tim này anh vẫn đầy Nụ hôn đam mê ngất ngây vẫn mãi dâng những hương nồng Người hỡi có biết khúc ca đã in cho anh ấm áp đôi lòng Hỡi ơi người, đến đây người ! Hỡi ơi người, đến đây người Hỡi ơi người, đến đây người ! Hỡi ơi người, đến đây người Giờ này người đang phiêu du nơi nao hỡi anh Ở nơi phương đó có thoáng phút giây thương nhớ … những ân tính Hỡi ơi người ! Nhớ chăng người ? Hỡi ơi người … Mộng ước sẽ có sớm nao chân giang hồ quay bước về Tính cũ sẽ chất ngất say với những đêm ngát hương nồng Bài hát thắm thiết lúc xưa sẽ mãi say sưa không phai tàn Mộng ước vẫn mãi quá xa chân giang hồ chưa thấy ngừng Tiếng hát cứ mãi thiết tha cớ sao ai vẫn vô tính Để tiếng hát bỗng xót xa, nước mắt rơi rơi, rơi rơi trong chiều

390 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Hỡi ơi người, đến đây người ! Hỡi ơi người, đến đây người Hỡi ơi người, đến đây người ! Hỡi ơi người, đến đây người (Hãy đến với em của Khúc Lan đã bị một số trang mạng ca nhạc tự tiện đổi tựa thành Hãy đến bên anh và ghi tác giả là… Phạm Duy!) Hãy đến với em đã được nhiều giọng ca nữ tại hải ngoại thu vào CD trong đó có Ngọc Lan. Về chốn thiên đường Người đến với những dấu yêu cho đêm dài không nỗi buồn Hạnh phúc đến với em mãi đắm say chiếc hôn đầu Người hỡi hãy giữ hết bao yêu thương cho nhau trong tim muôn đời Ngồi hát với những giấc mơ mơ con đường chung lối về Ngoài phố thoáng bóng ai với trái tim đã u hoài Hính bóng mãi khuất xa vẫn biết nơi đây thương nhớ đêm ngày. Hãy quay về những con đường mãi như còn nhớ thương người! Hãy quay về, hãy quay về có em chờ suốt đêm dài. Hoàng hôn buông xuống dưới phố lất phất mưa rơi Ở nơi xa đó anh ơi có còn thương nhớ. Hãy quay về chốn thiên đường có đôi mính, hãy quay về! Người hỡi có nhớ những đêm em mong chờ anh trở về Dòng nước mãi cuốn trôi biết chốn nao sẽ quay về. Đừng có tiếc nuối dấu yêu

391 | H Ò A I N A M

ta trao cho nhau đêm xưa bên người. Dù biết đã lỡ cách xa như mây buồn bay cuối trời. Ngồi khóc với nỗi đau anh về đây đem dấu yêu Thầm hát với những ước ao sẽ mãi bên nhau thiên thu muôn đời. Hãy quay về những con đường mãi như còn nhớ thương người! Hãy quay về, hãy quay về có em chờ suốt đêm dài. Từng đêm thương nhớ dẫu biết mãi mãi cách xa. Người ơi xin giữ bao nhiêu ân tính xưa đó. Hãy quay về chốn thiên đường có đôi mính, hãy quay về! Việc đánh giá, so sánh hai phiên bản lời Việt, chúng tôi xin dành cho người thưởng ngoạn, tuy nhiên nếu cộng thêm yếu tố ca sĩ trính bày, chúng tôi xin được chấm Về chốn thiên đường do Mỹ Tâm, một nữ ca sĩ hàng đầu ở trong nước, thu âm. Cũng như Trần Thu Hà mà chúng tôi đã nhắc tới trong bài viết về bản Trưng Vương – khung cửa mùa thu, Mỹ Tâm, sinh năm 1981, là một ca sĩ có trính độ (thủ khoa Nhạc viện Sài Gòn). Giọng hát của cô là giọng nữ trung (mezzo-soprano) nhưng có thể lên rất cao, đồng thời cô có khả năng ngân một nốt nhạc kéo dài tới 13 giây đồng hồ (nên biết trước đây khi thu đĩa bản Woman in Love, Barbra Streisand cũng chỉ ngân 10 giây).

392 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Mỹ Tâm Rất tiếc, cho dù có bị độc giả trách là ―khó tình‖, chúng tôi cũng phải nêu ra một chi tiết nho nhỏ nhưng đã khiến nhiều người nghe không hài lòng, đó là việc Mỹ Tâm đã kết thúc bài Về chốn thiên đường bằng cách lập đi lập lại hai chữ Comme toi… Comme toi… Comme toi…, trong khi lời hát của Nhật Ngân không dình dáng gí tới nội dung ca khúc nguyên thủy. Chỉ có thể giải thìch là Mỹ Tâm muốn cho thình giả trong nước biết đây nguyên là một ca khúc Pháp có tựa đề ―Comme toi‖ – một việc hơi thừa thãi!▄

393 | H Ò A I N A M

Papa (Cha yêu) Claude Barzotti & Vincent Handrey

394 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Ca khúc Pháp lời Việt điển hính sau cùng của thời kỳ ―hậu 1975‖ chúng tôi giới thiệu là bản Papa, một sáng tác của Claude Barzotti và Vincent Handrey, được Lê Đức Long đặt lời Việt với tựa Cha Yêu. Như chúng tôi đã viết trong một bài trước đây, sau biến cố 30/4/1975, mọi nguồn cung cấp sản phẩm ca nhạc Pháp cho người yêu nhạc tại miền Nam VN không còn nữa, trong khi giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại, có điều kiện, phương tiện nghe nhạc Pháp thí đa số đã bị ―Mỹ hóa‖, số lượng người tím nghe các ca khúc Pháp do những tên tuổi nổi tiếng sau này như Jean-Jacques Goldman, Claude Barzotti, Patricia Kaas, Lara Fabian... thu đĩa chẳng có là bao. Cho nên cũng là một điều dễ hiểu khi tổng số ca khúc Pháp nổi tiếng sau năm 1975 được Phạm Duy, Anh Bằng, Nhật Ngân, Khúc Lan và các tác giả khác đặt lời Việt cũng chỉ đủ để đếm trên 10 đầu ngón tay. Thật là một điều đáng tiếc, bởi nếu so sánh với nền nhạc pop của Pháp trong thập niên 1960 và mấy năm đầu thập niên 1970, đa số ca khúc của thế hệ đàn em phải được đánh giá cao hơn, và trính độ nghệ thuật của người trính bày cũng được trân trọng hơn. Ví thế, sau khi viết về Jean-Jacques Goldman và trước khi đề cập tới Claude Barzotti, chúng tôi cũng xin có đôi dòng về hai ―bông hoa biết hát‖ nổi tiếng quốc tế điển hính của làng nhạc Pháp sau năm 1975: Patricia Kaas và Lara Fabian. Patricia Kaas, người mẫu kiêm ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh, sinh năm 1966, hiện được xem là một trong những nữ nghệ sĩ Pháp thành công nhất, được ái mộ nhất trên trường quốc tế. Patricia Kaas ra chào đời và lớn lên tại Forbach, vùng Lorraine, một thị trấn sát biên giới Pháp-Đức. Tên họ cũng như dung mạo của Patricia Kaas đã cho biết cô có nhiều máu Đức hơn là máu Pháp: cha cô, ông Joseph Kaas là một người Pháp nói tiếng Đức, còn bà mẹ Irmgard nguyên là một công dân Đức. [Ví xuất thân nói trên, một số trang mạng đã gọi Patricia Kaas là một nữ ca sĩ Đức; trong bài viết về ca khúc Ne me quitte pas (If You Go Away) của Jacques Brel, khi giới thiệu video clip Patricia Kaas hát bản này, chúng tôi cũng đã ghi sai như thế]

395 | H Ò A I N A M

Cho tới năm lên 6, Patricia Kaas vẫn chỉ nói tiếng ―francique lorrain‖, là thổ ngữ của vùng Lorraine, tuy nhiên ví thìch ca hát và được mẹ khuyến khìch, cô bé thường tập hát những ca khúc hát lời Pháp của Sylvie Vartan, Dalida, Claude François, Mireille Matthieu..., và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phong cách hát của Mireille Matthieu. Từ năm 8 tuổi, Patricia Kaas được mời trính diễn tại các buổi văn nghệ ―bỏ túi‖, và dĩ nhiên, trong đám cưới của các anh trai (cô là con út). Năm 13 tuổi, Patricia Kaas chình thức bước vào ―nghề‖: được mời hát tại các quán nhạc (cabaret) đồng thời trở thành thành viên của hai ban nhạc, với kết quả cô đã lọt vào mắt xanh của... các nhà thời trang, và trở thành người mẫu vào năm 16 tuổi. Nhưng Patricia Kaas vẫn không bỏ mộng trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, cho dù một vị giám đốc hãng đĩa nói thẳng vào mặt ông bầu Bernard Schwartz của cô: ―Thế giới này không cần một Mireille Matthieu thứ hai‖! May mắn chỉ tới với Patricia Kaas khi cô đã 19 tuổi: năm 1985, Bernard Schwartz có cơ hội giới thiệu Patricia Kaas với đệ nhất nam diễn viên Pháp lúc bấy giờ là Gérard Depardieu, và được chàng nhận lời đỡ đầu. Jalouse, đĩa 45 vòng đầu tiên của Patricia Kaas không gây được tiếng vang, nhưng lại may mắn lọt vào tai của Didier Barbelivien, nhà viết ca khúc ăn khách bậc nhất đương thời.

396 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm 1987, Didier Barbelivien trao ca khúc mới viết Mademoiselle chante le blues (Lady sings the blues) cho Patricia Kaas thu đĩa, và đã lên tới hạng 7 trên Top 10 ở Pháp. Qua năm 1988, album đầu tay của Patricia Kaas, cũng với tựa đề Mademoiselle chante le blues, đã đứng No.2 trên bảng xếp hạng trong suốt hai tháng, 64 tuần lễ liên tục nằm trong Top 10, và 118 tuần lễ trong Top 100. Đoạt đĩa platinum ở Pháp, Bỉ, Thụy-sĩ và Gia-nã-đại. Cũng trong năm 1988, Patricia Kaas được trao giải thưởng cao quý Victoires de la Musique của Pháp (tương đương giải Grammy của Hoa Kỳ) dành cho nghệ sĩ mới được khám phá. Năm 1991, Patricia Kaas đoạt thêm hai giải World Music Award (Monaco) và Bambi (Đức). Năm 1992, Patricia Kaas được xướng danh tại ECHO Award ở Cologne, Đức, cùng với những tên tuổi hàng đầu thế giới như Cher, Tina Turner, Madonna, Whitney Houston…, và được xếp hạng ba trong trong danh sách ―Nữ ca sĩ quốc tế hay nhất‖ (Best International Female Singer). Năm 1993, Je te dis vous, album thứ ba của Patricia Kaas đạt thành công rực rỡ, không chỉ đoạt đĩa platinum tại Pháp mà còn lên Top ở nhiều quốc gia khác, như Đức, Thụy-sĩ, Bỉ, Gia-nã-đại, Nga, Phần-lan, Ukraine, Nam Hàn… Nếu chỉ xét về mức đón nhận nơi giới mộ điệu, album Je te dis vous phải được xem là đỉnh cao sự nghiệp của Patricia Kaas, với chuyến lưu diễn kéo dài 2 năm tại 19 quốc gia. Năm 2002, Patricia Kaas bắt đầu sự nghiệp điện ảnh qua vai nữ nhân vật chình trong cuốn phim Pháp Valentin (còn có tựa tiếng Anh And now… Ladies and Gentlemen) bên cạnh nam diễn viên Anh Jemery Irons; cuốn phim đã được chọn để chiếu trong đêm bế mạc Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế Cannes 2002. Tình tới nay, với 10 album, số đĩa hát Patricia Kaas bán ra đã lên trên 17 triệu. Sở dĩ Patricia Kaas được nhiều người ái mộ bởi ví các ca khúc cô thu đĩa thuộc đủ mọi thể loại: pop, cabaret, jazz, chanson (ca khúc nghệ thuật của Pháp), và cô có sức thu hút khán thình giả mãnh liệt qua nghệ thuật trính diễn của mính (và ngoại hính lý tưởng!)

397 | H Ò A I N A M

Trong bài viết về bản Ne me quitte pas (If You Go Away) trước đây, chúng tôi đã giới thiệu video clip Patricia Kaas trính diễn ca khúc bất hủ ấy của Jacques Brel, trong bài này, chúng tôi viết về một ca khúc điển hính khác do Patricia Kaas thu đĩa, mà tác giả không ai khác hơn là chàng ca nhạc sĩ tài hoa Jean-Jacques Goldman đã được giới thiệu trong bài trước (Comme toi – Về chốn thiên đường). Đó là bản Il me dit que je suis belle (Chàng nói với tôi rằng tôi đẹp) trìch trong album thứ ba, Je te dis vous. Ca khúc này được Jean-Jacques Goldman ký tên Sam Brewski, một trong những bút hiệu của anh khi sáng tác. Về sau Jean-Jacques Goldman cho biết sở dĩ anh sáng tác bản này cho Patricia Kaas là vì anh ―đặt tin tưởng vào những lời hát được cô cất tiếng hát‖ – tức là biết cách lột tả. Nội dung Il me dit que je suis belle nói về giấc mơ yêu đương tuyệt hảo mà người hát xem là nơi ẩn náu trước thực tế phũ phàng của cuộc đời. Il me dit que je suis belle Et quand le temps se lasse De n‟être que tué Plus une seconde passe Dans les vies d‟uniformité Quand de peine en méfiance De larmes en plus jamais Puis de dépit en défiance On apprend à se résigner Viennent les heures sombres Où tout peut enfin s‟allumer Ou quand les vies ne sont plus qu‟ombres Restent nos rêves à inventer Il me dit que je suis belle Et qu‟il n‟attendait que moi Il me dit que je suis celle Juste faite pour ses bras Il parle comme on caresse De mots qui n‟existent pas

398 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

De toujours et de tendresse Et je n‟entends que sa voix Éviter les regards, prendre cet air absent Celui qu‟ont les gens sur les boulevards Cet air qui les rend transparents Apprendre à tourner les yeux Devant les gens qui s‟aiment Éviter tous ceux qui marchent à deux Ceux qui s‟embrassent à perdre haleine Y a-t-il un soir, un moment Où l‟on se dit c‟est plus pour moi Tous les mots doux, les coups de sang Mais dans mes rêves, j‟y ai droit Il me dit que je suis belle Et qu‟il n‟attendait que moi Il me dit que je suis celle Juste faite pour ses bras Des mensonges et des bêtises Qu‟un enfant ne croirait pas Mais les nuits sont mes églises Et dans mes rêves j‟y crois Il me dit que je suis belle Je le vois courir vers moi Ses mains me frôlent et m‟entraînent C‟est beau comme au cinéma Plus de trahison, de peines Mon scénario n‟en veut pas Il me dit que je suis reine Et pauvre de moi, j‟y crois Hmm, pauvre de moi, j‟y crois Tung ra vào tháng 7/1993, Il me dit que je suis belle đã trở thành ca khúc ở trên Top lâu nhất của Patricia Kaas, và cho tới nay vẫn là một trong những ca khúc cầu chứng của cô. Cũng cần viết thêm, Il me dit que je suis belle được Patricia Kaas thu âm hai lần, lần thứ nhất với âm thanh tự nhiên (acoustic) nhiều hơn là điện tử

399 | H Ò A I N A M

để đưa vào album Je te dis vous, lần thứ hai với âm thanh điện tử nhiều hơn để phát hành dưới dạng đĩa đơn, nhắm vào thành phần đối tượng trẻ. Phiên bản thứ hai này đã được sử dụng cho video clip (rất sexy!) thực hiện tại một bãi biển ở Miami, Florida, Hoa Kỳ. *** Tiếp theo, chúng tôi viết về ―bông hoa biết hát‖ Lara Fabian, một công dân song tịch Bỉ và Gia-nã-đại. Với một giọng soprano (nữ kim) trải hơn 3 bát độ, hát bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, cho tới nay, Lara Fabian đã bán được trên 13 triệu album, một kỷ lục đối với một nữ ca sĩ gốc Bỉ.

Lara Fabian tên thật là Lara Sophi Katy Crokaert, ra chào đời ngày 9/1/1970 tại Brussels, ông bố Pierre Crokaert là người Bỉ, bà mẹ Luisa Serio là người đảo Sicily (Ý); tên ―Lara‖ của cô được đặt theo nữ nhân vật chình trong cuốn truyện (được thực hiện thành phim) Dr Zhivago, còn họ ―Fabian‖ trong nghệ danh của cô sau này là lấy từ tên gọi ―Fabiano‖ của một người cậu. Là người con độc nhất trong gia đính, Lara sống tuổi ấu thơ ở thị trấn Catania, đảo Sicily, và tiếng Ý là ngôn ngữ đầu tiên của cô.

400 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Năm lên 5, Lara sang sống ở Brussels, được cho học dương cầm, hát, vũ, và tới năm lên 8, chình thức vào trường âm nhạc. Năm 12 tuổi, Lara bắt đầu sáng tác ca khúc để tự trính bày. Các ca khúc của Lara là sự phối hợp giữa giai điệu cổ điển (từ những ca khúc cổ điển để luyện giọng) và nét nhạc đương đại trong những ca khúc của Barbra Streisand… Trong thập niên 1980, Lara Fabian bắt đầu tham dự các cuộc thi ca nhạc và đoạt nhiều giải. Năm 1988, Lara Fabian được mời đại diện Lục-xâmbảo tham dự cuộc thi Eurovision và đứng hạng tư (năm đó, Céline Dion đại diện Thụy-sĩ và đoạt giải với ca khúc Ne partez pas sans moi). Năm 1990, với sự hợp tác của nhà viết ca khúc kiêm đồng hương Bỉ Rick Allison, Lara Fabian sang Montréal, Gia-nã-đại, bắt đầu sự nghiệp. Album đầu tay với tựa ―Lara Fabian‖ của cô ra mắt năm 1991 đạt thành công rực rỡ, qua năm 1992 đoạt đĩa vàng, một năm sau đoạt đĩa platinum... Năm 1995, Lara Fabian cùng một lúc đoạt hai giải Felix, một cho chương trính trính diễn (Best Show Of The Year), một cho ca hát (Best Female Singer Of The Year). [Felix là giải ca nhạc của Québec, tỉnh nói tiếng Pháp của Gia-nã-đại] Qua năm 1996, Lara Fabian được hãng Disney trao vai (nói và hát) vũ nữ du mục đầy sức quyến rũ Esmeralda trong phiên bản tiếng Pháp của cuốn phim ca nhạc hoạt họa The Hunchback of Notre Dame (Chàng gù nhà thờ Đức Bà). Năm 1997, Lara Fabian tung ra album thứ ba có tựa đề Pure gồm 12 ca khúc, trong có đó 11 ca khúc do Rick Allison viết nhạc và cô đặt lời. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, Pure đã đoạt đĩa platinum; tiếp theo là giải Felix cho album được ưa chuộng nhất trong năm, và hai giải Juno, một cho ca nữ ca sĩ hay nhất, một cho album bán chạy nhất trong năm. Về sau, với số bán trên 3 triệu, Pure đã đoạt đĩa kim cương ở Pháp, và được ghi nhận là một trong những album tiếng Pháp bán chạy nhất từ trước tới nay. [Juno Awards là giải thưởng âm nhạc cao quý nhất ở Gia-nã-đại, tương đương giải Grammy ở Hoa Kỳ, do Canadian Academy of Recording Arts and Sciences trao tặng].

401 | H Ò A I N A M

Tương tự đồng nghiệp Patricia Kaas, Lara Fabian đã nhận được hai giải thưởng cao quý Victoires de la Musique (dành cho nghệ sĩ mới được khám phá) của Pháp và World Music Award của tiểu vương quốc Monaco. Năm 2001, với tư cách một công dân Gia-nã-đại (song tịch), Lara Fabian được vinh dự thu đĩa bản quốc Gia-nã-đại (O Canada) lời Pháp, lời Anh, và song ngữ với nhạc đệm của Dàn nhạc giao hưởng Vancourer. Sau đây chúng tôi giới thiệu một trong số những ca khúc được ưa chuộng nhất của Lara Fabian là bản Je t‟aime. Je t‟aime do Rick Allison soạn nhạc và Lara Fabian đặt lời, trìch trong album Pure (đoạt đĩa platinum năm 1997), sau khi được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đã đoạt giải Felix ―Most Popular Song Of the Year‖ năm 1988. Je t’aime D‟accord, il existait d‟autres façons de se quitter Quelques éclats de verre auraient peut-être pu nous aider Dans ce silence amer, j‟ai décidé de pardonner Les erreurs qu‟on peut faire à trop s‟aimer D‟accord la petite fille en moi souvent te réclamait Presque comme une mère, tu me bordais, me protégeais Je t‟ai volé ce sang qu‟on n‟aurait pas dû partager A bout de mots, de rêves je vais crier Je t‟aime, je t‟aime Comme un fou, comme un soldat Comme une star de cinéma Je t‟aime, je t‟aime Comme un loup, comme un roi Comme un homme que je ne suis pas Tu vois, je t‟aime comme ça D‟accord je t‟ai confié tous mes sourires, tous mes secrets Même ceux, dont seul un frère est le gardien inavoué Dans cette maison de pierre, Satan nous regardait danser J‟ai tant voulu la guerre de corps qui se faisaient la paix

402 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Je t‟aime, je t‟aime Comme un fou, comme un soldat Comme une star de cinéma Je t‟aime, je t‟aime Comme un loup, comme un roi Comme un homme que je ne suis pas Tu vois, je t‟aime comme ça *** Tới đây chúng tôi viết về ca khúc Papa của Claude Barzotti. Ngay trong hai câu đầu (On parle souvent des mammas – On oublie parfois les papas), Claude Barzotti đã nói lên một thực tế khá... phũ phàng: xưa nay người ta chỉ nói tới các bà mẹ mà quên mất các ông bố ! Thực vậy, xét riêng trong lĩnh vực ca nhạc, trong thời gian hơn ba phần tư thế kỷ qua, cùng với Papa của Claude Barzotti, chỉ có bốn ca khúc khác viết về người cha tương đối nổi tiếng: O mein Papa (Paul Burkhard, 1939), Papa (Paul Anka, 1974), Papa, Can You Hear Me? (Barbra Streisand, 1983), và Parler à mon père (Céline Dion, 2012). Trong số bốn ca khúc nói trên, Papa của Paul Anka (chúng tôi đã có lần giới thiệu) là bản phổ biến nhất trong giới trẻ yêu nhạc ngoại quốc tại VN, nhưng trên trường quốc tế nói chung, O mein Papa mới là ca khúc nổi tiếng nhất. O mein Papa nguyên là một sáng tác của Paul Burkhard (1911-1977), nhà soạn nhạc gốc Do-thái nổi tiếng ở Thụy-sĩ (vùng nói tiếng Đức), kể về tâm tính của một cô gái khi nhớ tới người cha thân yêu trước kia là một tay hề nay đã khuất bóng, viết cho vở ca nhạc kịch Der schwarze Hecht (The Black Pike) năm 1939, tới năm 1950 được cải biên thành vở kịch Das Feuerwerk (The Firework), và vào năm 1954 được điện ảnh Mỹ thực hiện thành cuốn phim Fireworks với nữ minh tinh Lilli Palmer trong vai chính. Trong lúc O mein Papa đứng No.1 và ở trên Top suốt 26 tuần lễ liên tiếp ở Đức, thí tại Hoa Kỳ, phiên bản lời Anh Oh! My Papa cũng đem lại thành công cho nhiều ca sĩ và ban nhạc, giàn hòa tấu, như Eddie Fisher, Connie Francis, ban Everly Brothers…

403 | H Ò A I N A M

Trong số này, bản do Eddie Fisher thu đĩa đã đứng No.1 trên bảng xếp hạng của Billboard. [Eddie Fisher (1928-2010) từng kết hôn với các nữ diễn viên nổi tiếng Debbie Reynolds, Liz Taylor, Connie Stevens. Nữ diễn viên Carrie Fisher, vai Công chúa Leia trong bộ phim Star Wars, chình là con gái của Eddie Fisher với Debbie Reynolds] Riêng những độc giả thìch xem phim tập hoạt họa The Simpsons, vào năm 1991, đã được thưởng thức Oh! My Papa qua giọng hát ―khàn như giọng vịt đực‖ của tay hề Krusty the Clown trong tập ―Like Father, Like Clown‖. Tại miền nam Việt Nam trước kia, cùng với đĩa hát của Eddie Fisher và Connie Francis, Oh! My Papa còn được ưa chuộng qua tiếng trumpet của tay kèn Anh quốc nổi tiếng thế giới Eddie Calvert, đứng No.1 tại Anh và hạng 6 trong Top 10 của Mỹ năm 1954. *** Trở lại với ca khúc Papa của Claude Barzotti, đây không phải là một bản lên Top của anh, nhưng với không ìt người yêu nhạc Pháp, nói tới Claude Barzotti họ nghĩ ngay tới bản Papa. Claude Barzotti là một ca nhạc sĩ Bỉ gốc Ý, tên thật là Francesco Barzotti, ra chào đời ngày 23/7/1953 tại Châtelineau, một vùng nói tiếng Pháp ở Vương quốc Bỉ, nhưng sau đó được gia đính đưa về Ý sống. Năm 1981, vào tuổi 18, Francesco Barzotti trở lại Bỉ, sống ở thị trấn Court-Saint-Étienne và bắt đầu sự nghiệp soạn ca khúc và ca hát với nghệ danh Claude Barzotti, nhắm vào đối tượng chình là thình giả Pháp. Với một giọng hát độc đáo, khàn khàn (voix rauque), có sức thu hút đặc biệt, ngay trong năm đó, Claude Barzotti đã vụt nổi tiếng với bản Madame, do anh soạn nhạc và Anne-Marie Gaspard đặt lời, cũng là tựa đề album đầu tay của anh.

404 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Madame Je vous regardais tendrement J‟aurais bien voulu vous parler Mais le courage m‟a manqué J‟aurais voulu vous emmener Faire quelques pas à mes cotés Sans pour cela imaginer Imaginer un tas de choses Des choses que je n‟oses vous dire madame Et pourtant, je pense à vous bien souvent Souvent je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Je suis heureux j‟ai des idées Et peut-être à demain, vous me prendrez la main Souvent, je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Ne me dîtes pas de m‟en aller Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir J‟ai au coeur une vieille solitude Viendrez-vous do nord ou do sud Pour devenir mon habitude Vous serez mon premier été Ma rose et ma source cachée Laissez-moi donc imaginer Imaginer un tas de choses Des choses que je n‟oses vous dire Madame Et pourtant, je pense à vous bien souvent Souvent je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Je suis heureux j‟ai des idées Et peut-être à demain, vous me prendrez la main Souvent, je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Ne me dîtes pas de m‟en aller Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir

405 | H Ò A I N A M

Souvent je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Je suis heureux j‟ai des idées Et peut-être à demain, vous me prendrez la main Souvent, je pense à vous madame Souvent, je vous revois madame Ne me dîtes pas de m‟en aller Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir Madame bán được trên 400.000 đĩa. Tuy nhiên, phải đợi tới cuối năm đó, tên tuổi Claude Barzotti mới thực sự lên tới đỉnh cao với bản Le Rital, ca khúc sẽ đi liền với tên tuổi của anh nhưng không có mấy người Việt đủ khả năng thưởng thức; không phải ví trính độ ngoại ngữ kém mà chỉ ví đây là một ca khúc viết riêng cho người Pháp gốc Ý.

Trong ngôn ngữ Pháp, ―rital‖ là tiếng lóng để chỉ người Ý, hoặc gốc Ý, một cách thiếu trân trọng, nếu không muốn nói là có ý mỉa mai, khinh miệt. Cho nên ngay tự tựa đề Le Rital đã cho biết đây là một ca khúc châm biếm. Qua ca khúc này, cũng do Anne-Marie Gaspard đặt lời, Claude Barzotti kể lại rằng lúc thiếu thời, cậu bé chỉ muốn mính được mang họ ―Dupont‖ – một họ rất phổ biến của người Pháp, tuy nhiên qua phần kết, Claude

406 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Barzotti lại khẳng định niềm tự hào về nguồn gốc Ý của mính: ―Je suis rital et je le reste‖ (Tôi là người Ý và sẽ tiếp tục là người Ý). *** Có thể nói, với người yêu nhạc Pháp, thập niên 1980 là thập niên của Claude Barzotti, với hơn một chục album (trong đó có một album hát bằng tiếng Ý), với những ca khúc lên Top ở Âu Châu và Gia-nã-đại như Je te n‟écrirai plus (Anh sẽ chẳng viết thư cho em nữa), Elle me tue (Nàng giết chết hồn tôi), Aime-moi (Xin hãy yêu tôi), v.v… Đặc biệt, ca khúc Aime-moi còn được Claude Barzotti và Michelle Torr thu đĩa phiên bản tiếng Ý với tựa Amami, rất được yêu chuộng. Ngoài các ca khúc do anh tự trính bày và thu đĩa, Claude Barzotti còn sáng tác ca khúc cho các ca sĩ khác, như Dalida, Franck Olivier, và soạn nhạc phim, nhạc kịch… Đặc biệt vào năm 1992, Claude Barzotti đã sáng tác ca khúc Nous, on veut des violons (lời hát của Anne-Marie Gaspard) cho nữ ca sĩ Morgane đại diện Lục-xâm-bảo trính bày tại cuộc thi Eurovision 1992. Claude Barzotti cũng có một số sáng tác hợp soạn với các đồng nghiệp, trong đó có Vincent Handrey, nhạc sĩ kiêm nhà soạn ca nhạc kịch thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng bậc nhất của Pháp (sinh năm 1969), trong đó có bản Papa, do Vincent soạn nhạc, Claude đặt lời, nằm trong album Émotions (Những tính cảm xúc động) của anh, phát hành năm 1997. Qua lời hát trong Papa, người nghe có thể nhận ra những xúc động chân thật từ đáy lòng người viết, khi anh liên tưởng tới những người cha thuộc giai cấp lao động tay chân (thợ nề, phu mỏ) gốc Ý, trong đó có ông bố thân yêu của mính… Papa On parle souvent des mammas On oublie parfois les papas Venus du fond de l‟Italie De Pescara, de Napoli Ils étaient bien souvent maçons Devenus des mineurs de fond

407 | H Ò A I N A M

Ils mettaient du coeur à l‟ouvrage Tout au bout de ce long voyage On a grandi avec l‟amour Y avait jamais de mauvais jours Les fins de mois étaient fragiles Et c‟était parfois difficile Mais quand on a au fond du coeur Des jardins parfumés de fleurs Ils nous apportaient le soleil Un nouveau pays des merveilles Papa, papa, papa Si tu n‟avais pas été là Dis-moi qu‟aurais-je fait sans toi ? Papa, papa Si tu n‟avais pas été là Qu‟aurais-je fait de mes dix doigts ? Les cheveux noirs devenus blancs Avec la pluie, avec le temps Ils n‟ont pas perdu leur accent Et leurs mains parlent encore vraiment Elle est arrivée enfin l‟heure De ne plus se fatiguer le coeur De se reposer en famille Les papas ont les yeux qui brillent On n‟a pas tous la même histoire Non mais ça y ressemble un peu Qui n‟a pas eu envie un soir De dire : «Papa, je suis heureux Je suis heureux, je te le dois Je suis ici c‟est grâce à toi Je trouve pas les mots pour dire merci A toi et à maman aussi» Papa, papa, papa Si tu n‟avais pas été là Dis-moi qu‟aurais-je fait sans toi ? Papa, papa Si tu n‟avais pas été là Qu‟aurais-je fait de mes dix doigts ? Toi tu m‟as donné la musique

408 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Le coeur et l‟âme romantique Avec ces instants si magiques De tes souvenirs nostalgiques Papa, Papa, papa Et si un jour tu n‟es plus là Comment vais-je vivre sans toi ? Papa của Claude Marzotti được nhạc sĩ Lê Đức Long đặt lời Việt với tựa Cha Yêu (có khi ghi là Ba Yêu, Người Cha). Trên các trang mạng hiện nay, chúng tôi không tím được nhiều thông tin liên quan tới Lê Đức Long. Chỉ biết anh còn tương đối trẻ, thường xuyên hợp tác với Trung Tâm ASIA. Nhạc phẩm được ưa chuộng nhất của anh là bản Tiễn Đưa, phổ từ bài thơ có cùng tựa của Đặng Hiền, đã được hàng chục ca sĩ hải ngoại và trong nước thu đĩa.

Thiên Kim

409 | H Ò A I N A M

Cha Yêu Người đời thường hay nói đến mẹ hiền yêu dấu Với bao điều tríu mến trong tính yêu mỗi ngày Người đời thường quên nhắc đến một người cao quì Vẫn âm thầm lo lắng trong cuộc đời hôm nay Từ ngày ta biết cười, từ ngày ta biết buồn Cha vòng tay giữ gín, cha một đời bao dung Người dạy ta những điều, làm người trên cõi đời Cho tròn câu chữ tính, tính người yêu thương [ĐK1:] Papa! Papa! Papa! Ha ha… Nhớ đến cha dẫu con tóc phai hai màu Những tiếng yêu thương dạy dỗ Vẫn trong lòng con Dẫu vắng cha chúng con vẫn không quên lời Dẫu khó khăn trên đường đời [ĐK2:] Papa! Papa! Papa! Ha ha… Tiếng nói ấm êm vẫn vang mãi trong tâm hồn Tiếng nói yêu thương ngày ấy mãi trong trì con Tháng năm lá bay đã bao nhiêu mùa Nhớ đến cha đâu còn nữa Nghe đâu đây tiếng cha êm êm trong bóng đêm Cha yêu dấu ơi! Con thương nhớ cha Từ lúc vắng cha đời điên xót xa Có đau chi bằng cha đã không còn nữa Cha Yêu được Thiên Kim thu âm năm 2002 trong CD/DVD ASIA 38.▄

410 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

■ Tất cả những hình ảnh sử dụng trong bài đều chỉ nhằm mục đích minh họa và chúng hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu theo luật quốc tế hiện hành của các tác giả hợp pháp của những hình ảnh này.■

all images © their rightful owners

411 | H Ò A I N A M

NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (Tập Ba)

HOÀI NAM (Biên Soạn)

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu 2018

412 | N H Ạ C N G Ọ A I Q U Ố C L Ờ I V I Ệ T I I I

Cùng Tác Giả Đã Xuất Bản