Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương diễn ra như thế nào

Dân tộc ta là dân tộc kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm. Lịch sử chói lọi hơn bốn nghìn năm dựng và giữ nước của ông cha ta là truyền thống quý báu như tiếp thêm tinh thần yêu nước rạng ngời cho con người Việt Nam  một lòng sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tự hào về những thành quả của người đi trước, ông cha ta vẫn không quên nhắc nhở con cháu đời sau phải biết tiếp nối và giữ gìn giang sơn luôn tươi đẹp, vững bền cho đến ngàn đời. Đi đôi với quá trình dựng nước là giữ nước với những chiến công vẻ vang đầy tự hào của dân tộc. Tuy nhiên, có những triều đại đi qua trong lịch sử đã để mất nước và lưu lại những bài học quý báu đối với những ai ngủ quên trong chiến thắng, lơ là việc nước việc dân, kiêu hãnh với những thành quả mình tạo dựng. Vua An Dương Vương để mất nước Âu Lạc vì ỷ lại có nỏ thần và lầm tin đối với kẻ thù xâm lược là quân Triệu Đà.

Sự việc bắt đầu từ khi Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, dời đô từ vùng núi trung du phía Bắc xuống vùng đồng bằng [nay là vùng châu thổ sông Hồng]. Vùng đất này là Việt Thường cao ráo nằm kề bên dòng sông Hoàng Giang [nay là một nhánh của sông Hồng] vừa tránh được lụt lội vừa thông đường thủy thuận lợi cho việc đi lại và mua bán. Nhà vua chọn nơi đây để xây thành làm kinh đô nước Âu Lạc. Hàng nghìn thợ thủ công điêu khắc, đến hàng vạn nhân công được nhà vua huy động đến đào đất, khuân đá bất kể ngày đêm đắp thành bức tường cao sừng sững. Nhìn bức tường thành, nhà vua vô cùng bằng lòng và định ngày làm lễ khánh thành nhưng chỉ trong một đêm bức tường đổ sập. Ba lần xây thành thì ba lần bị đổ sập và nhà vua cũng không tìm ra được nguyên nhân. Vua bèn lập đàng trai giới cầu đảo bách thần. Một bàn hương án nghi ngút khói được lập bên bờ sông Hoàng Giang. Vua làm lễ tế thần rất long trọng, khấn vái trời đất chứng minh lòng thành của một đấng minh quân hết lòng vì nước. Sau lễ tế, đột nhiên nhà vua thấy một ông lão râu tóc bạc phơ từ hướng phương Đông tới. Ông lão tự xưng là Thổ thần của vùng đất này và nói “Vua xây thành như thế này không bao giờ xong đâu”. An Dương Vương lo âu và trả lời “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành. Thế là cớ làm sao?”. “Nhà vua đừng lo, ngày mai hãy ra bờ sông chờ đợi. Sứ Thanh Giang sẽ đến giúp”. Ngày hôm sau, nhà vua ra bờ sông đợi. Rùa Vàng vâng mệnh trời, như đã hẹn, đến gặp nhà vua. Thấy cụ, nhà vua vui mừng và cho quân hầu rước cụ Rùa vào cung. Sau đó, Rùa Vàng cùng nhà vua đi xem vòng thành đã bị đổ mà không khỏi xót xa. Con mắt thần thánh của cụ Rùa nhìn xung quanh mảnh đất này có nhiều oan hồn của người chết và có con gà trống trắng sống ngàn năm thành tinh thường đến đây quấy phá lúc nửa đêm và phá thành. Với phép thuật thần thông, cụ đã diệt trừ được ma quỷ và chúng không dám bén mảng tới vùng đất này nữa. Thế là, nhà vua triệu tập người dân đến để xây thành, người người khẩn trương miệt mài đào đắp không biết mệt mỏi. Rùa Vàng và nhà vua đứng quan sát việc xây thành mà lòng vui mừng khôn xiết. Chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã xây xong với kiến trúc hoa văn tinh xảo và bề thế vững chắc “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc nên gọi là Loa Thành”.  Nhà vua rất hài lòng và mãn nguyện với thành quả của nước Âu Lạc. Rùa Vàng ở lại với nhà vua ba năm rồi từ biệt để về biển cả sau khi đã hoàn thành xong sứ mệnh nhà trời giao phó. Nhà vua vô cùng quyến luyến muốn giữ Rùa Vàng lại nhưng không được đành cảm tạ “Nhờ ơn thần ta mới xây được thành. Sau này nếu có giặc giã xâm lấn bờ cõi ta phải làm gì?”. Tôi đáp lại “Ta xin tặng nhà vua vật này để có thể đẩy lui quân giặc”. Rùa Vàng bèn tháo vuốt trao cho nhà vua và nói “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”.  Vua sai tướng Cao Lỗ lấy vuốt làm lẫy gọi là nỏ “Linh quang Kim quy thần cơ” vì nỏ có sức mạnh thần thánh, một phát bắn ra thành trăm phát, tiêu diệt hàng ngàn tên giặc. Để giữ gìn biên cương bờ cõi, Cao Lỗ còn huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ tạo thành quân đội hùng mạnh. Ở phương Bắc, Triệu Đà đã nuôi mộng xâm lăng muốn lấn bờ cõi, thu phục đất đai phương Nam nên cho hàng vạn quân sang xâm lược nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương đem nỏ thần ra bắn, tên ra như mưa, thây chết đầy nội và buộc hắn phải tháo chạy lui binh thua trận và xin cầu hòa nhưng trong lòng hắn vẫn giữ mối hận với Âu Lạc. Mọi việc diễn ra trong thành Cổ Loa, Rùa Vàng dùng đôi mắt thần của mình theo dõi hằng ngày thấy nước Âu Lạc bình yên nên cụ yên tâm lo việc cai quản dưới biển cả.

Từ khi có nỏ thần, nhà vua có tính ỷ lại, xao lãng việc nước, tìm thú vui tiêu khiển đánh cờ trong triều chính, không đề phòng, cảnh giác với ngoại bang. Trong khi đó, Triệu Đà đang thực hiện âm mưu cướp nước Âu Lạc để thỏa mộng cuồng chinh. Xâm lược bằng quân sự không được, hắn dùng chiêu cầu hôn Mị Châu công chúa cho con trai hắn-Trọng Thủy. Biết được âm mưu này, tướng Cao Lỗ hết sức can ngăn nhưng nhà vua vẫn một mực gả Mị Châu để giữa mối giao hòa giữa hai nước. Hôn lễ Mị Châu-Trọng Thủy được tổ chức ở nước Âu Lạc thật long trọng trong cung vua dưới sự chứng kiến của bá quan văn võ quần thần và dân chúng Âu Lạc. Vì không muốn gả con gái đi xa, nhà vua cho Trọng Thủy ở rể và xem hắn như người một nhà mà không nghi ngờ về chàng rể là con kẻ thù xâm lược. Trọng Thủy vì làm theo âm mưu của cha nên dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần và đánh tráo nỏ giả rồi nói dối là về phương Bắc thăm cha. Mị Châu vẫn tin là tình nghĩa vợ chồng thủy chung nên trước khi chia tay có giao ước với Trọng Thủy sau này nếu hai nước có thất hòa thì Mị Châu sẽ rứt lông ngỗng trên áo rắc ở ngã ba đường làm dấu để cứu nhau. Nàng công chúa ngây thơ, cả tin người chồng kia đâu có biết rằng đó là mối họa dẫn đường cho kẻ thù xâm lược. Được nỏ thần trong tay, Triệu Đà cử binh sang đánh nước Âu Lạc. Nhà vua cậy có nỏ thần vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ. Ba bên bốn phía giặc đã vây thành, tiếng quân reo, tiếng ngựa hí vang trời. Đến lúc này, nhà vua vẫn chưa ra lệnh xuất chinh. Khi quân Đà tiến sát vào thành, nhà vua chạy lên đài nỏ lấy nỏ thần ra bắn nhưng không còn linh nghiệm nữa. Giặc đã tràn vào thành qua cửa Bắc như nước lũ, tiếng kêu la chết chóc thảm thiết, tiếng gươm chém loảng xoảng rợn người. Trong lúc hoảng loạn, thấy cửa Nam còn chưa bị tấn công, nhà vua mới tức tốc lên ngựa đặt Mị Châu ngồi sau lưng chạy thẳng về phương Nam tới bờ biển cùng đường. Trong lúc tuyệt vọng, nhà vua cầu cứu Rùa Vàng với giọng thảm thiết “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau lại cứu”. Giữa mênh mông đại dương, gió cuộn sóng trào như bão tố, Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước, không kìm được giận dữ trong lòng thét lớn “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!Chính con gái nhà ngươi vì nặng chữ tình mà xem nhẹ việc nước. Nỏ thần vào tay giặc cũng là do con gái ngươi cho người chồng phản bội xem trộm và đánh tráo. Giặc rượt đuổi theo ngươi trên đường tháo chạy là do con gái ngươi rắc lông ngỗng dẫn đường cho quân Triệu Đà truy đuổi…”. Tiếng thét của Rùa Vàng như tiếng sấm vang chớp giật làm nhà vua bàng hoàng sực tỉnh nhận ra sự việc đã quá muộn màng không thể cứu vãn được khi nước Âu Lạc đang đắm chìm trong khói lửa chiến tranh và đang nằm trong tay của Triệu Đà. Đứng trước sự lựa chọn đau đớn giữa nghĩa nước và tình nhà, nhà vua đau đớn rơi lệ khi rút gươm ra chém Mị Châu đầm đìa máu chảy. Đó là cách xử lí đúng đắn của nhà vua để giữ gìn danh dự và sự sống còn của một quốc gia dân tộc. Xót thương cho nhà vua, Rùa vàng đã rẽ nước dẫn nhà vua đi xuống biển để bảo toàn tính mạng và bất tử hóa tên tuổi của An Dương Vương nơi trần gian.

Thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương và am thờ Mị Châu ngày nay vẫn còn ở huyện Đông Anh, Hà Nội là minh chứng cho sự ra đời và tiêu vong của nước Âu Lạc. Qua câu chuyện này, người xưa muốn rút ra bài học xương máu ngàn năm cho thế hệ mai sau: luôn đề cao, cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù xâm lược, vũ khí chống kẻ thù không dựa vào sự linh thiêng, toàn dân phải đoàn kết nội bộ trên dưới một lòng, dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.

Sau khi ta nỗ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.

Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: “Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc”. Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.

Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu – đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.

Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.

Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất giấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.

Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy – chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: “Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy”. Rùa Vàng hiện ra và nói: “Giặc ở ngay sau lưng ngươi”. Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.

Dù không muốn nhưng khi nghĩ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: “Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc”. Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.

Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.

Video liên quan

Chủ Đề