Lens góc rộng là gì

Ống Kính Góc Rộng chuyên chụp đại cảnh, nội thất và bất kỳ ảnh nào khác trong đó bạn cần có góc xem rộng. Tuy nhiên, chúng cũng có xu hướng khuếch đại khoảng cách, có nghĩa là những vật hoặc các bộ phận của vật thể có thể trông xa hơn thực tế. 

Ống kính góc cực rộng rất hiệu quả để chụp đại cảnh, nội thất và bất kỳ ảnh nào khác trong đó bạn cần có góc xem rộng. Tuy nhiên, chúng cũng có xu hướng khuếch đại khoảng cách, có nghĩa là những vật hoặc các bộ phận của vật thể có thể trông xa hơn thực tế. Khả năng phóng đại phối cảnh này có thể là một công cụ sáng tạo khá hữu ích, nhưng cũng có thể khó thành thạo. Hãy tìm hiểu thêm về nó trong loại 2 bài viết này. [Biên tập bởi studio9]

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/13/ 1/80 giây/ ISO 640

Ống kính góc rộng là gì?

Lens góc rộng thường có độ dài tiêu cự tương đương full-frame [phim 35mm] nằm trong khoảng 35mm trở xuống. [24mm trở xuống trên máy ảnh có cảm biến APS-C]

Lens góc cực rộng thường là các ống kính góc rộng có độ dài tiêu cự tương đương full-frame là 24mm trở xuống [16mm trở xuống trên máy ảnh có cảm biến APS-C]

Những lợi ích của ống kính góc rộng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở đây trở nên càng rõ khi độ dài tiêu cự càng ngắn, đó là lý do tại sao chúng có hiệu quả nhất trên các ống kính góc cực rộng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trải nghiệm chúng dùng đầu góc rộng của một ống kính zoom tiêu chuẩn [thường là tương đương 24mm hoặc 28mm].

Đặc điểm chính 1: Góc xem rộng

Vì chúng có góc xem rộng, ống kính góc rộng chụp được một phần lớn của cảnh, đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia phong cảnh lại thích chúng. [Xem: Các Ống Kính Tốt Nhất Của Canon Để Chụp Ảnh Phong Cảnh]

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có nghĩa là các vật thể bạn không muốn chụp cũng có thể được đưa vào khung hình, làm cho khó kiểm soát những gì có trong bố cục của bạn.

Đặc điểm chính 2: Góp phần phóng đại phối cảnh

Ở những ảnh chụp bằng ống kính góc rộng, phối cảnh có vẻ bị phóng đại: Những vật ở gần có thể trông lớn hơn nhiều [và do đó gần hơn] so với thực tế, và những vật ở xa trông nhỏ hơn và xa hơn nữa.

Hiệu ứng này cũng khuếch đại khoảng cách giữa các vật thể, có nghĩa là các vật thể trông cách nhau xa hơn. Độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng phóng đại phối cảnh càng mạnh.

Hiệu ứng phóng đại phối cảnh là lý do tại sao các ống kính góc rộng không phải là lý tưởng để chụp chân dung hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong đó điều quan trọng là hình dạng của đối tượng được chụp lại một cách trung thực. Nhưng hiệu ứng này có các tác dụng của nó, và chúng tôi mong rằng bài viết này giúp bạn kiểm soát nó hiệu quả hơn.

*Đọc thêm: Độ dài tiêu cự, hiệu ứng nén ống kính và méo phối cảnh

Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc liệu ống kính có thực sự gây ra hiện tượng méo phối cảnh hay không, hay nó là ảo giác tạo ra bởi khoảng cách chụp.

Đọc thêm về chủ đề này ở đây: Cách Hoạt Động của Hiệu Ứng Nén Của Ống Kính và Méo Phối Cảnh [Phiên bản tiếng Anh]

Khái niệm #1: Phối cảnh làm cho các đường thẳng hội tụ về phía nhau

Các quy tắc phối cảnh quy định như sau:

Vật thể ở càng xa, thì nó trông càng nhỏ. 

Vật thể ở càng gần, thì nó trông càng lớn.

Bạn có từng nghĩ đến tác động của nó đối với các đường thẳng không?

Hãy xem ảnh sau đây, chụp một hành lang đơn giản, bằng ống kính góc cực rộng ở 16mm. Bạn nhận thấy gì về các đường thẳng tạo bởi sàn nhà?

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/4,5/ 1/20 giây/ ISO 1600

Trong đời thực, những đường thẳng ở cả hai bên hành lang chạy song song nhau. Nhưng trong ảnh, các đường thẳng chụm vào nhau [hội tụ] theo cách làm cho chỗ cuối hành lang có vẻ như biến mất vào giữa. Điểm nơi các đường thẳng cuối cùng gặp nhau và "biến mất" được gọi là “điểm ảo”.

"Hiệu ứng hội tụ" này không chỉ có ở ống kính góc rộng. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó trong những tấm ảnh được chụp bằng các loại ống kính khác. Tuy nhiên, độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng càng mạnh, và điểm ảo sẽ xuất hiện càng gần.

Các đường thẳng hội tụ về phía đỉnh

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở đáy ảnh.

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ f/8/ 1/800 giây/ ISO 200 

Các đường thẳng của tòa tháp thuôn dần về phía đỉnh vì đáy của tòa tháp ở gần máy ảnh hơn [có vẻ lớn hơn], trong khi đỉnh của nó nằm xa hơn [có vẻ nhỏ hơn]. Nó là một điểm mà nhiều người không suy nghĩ nhiều khi họ nhìn qua khung ngắm, nhưng đó là phối cảnh trên thực tế!     Các đường thẳng hội tụ từ một bên/các góc

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/320 giây/ ISO 3200

A: Góc trên và dưới của ảnh [hoặc đầu gần]

Chiếc xe lửa trong ảnh bên trên ở gần chúng ta hơn về bên trái cảnh, do đó các đường thẳng hội tụ về bên phải.

Cách áp dụng hiệu ứng này

Nó liên quan nhiều đến việc xử lý các khoảng cách theo cảm nhận: Khoảng cách của đối tượng [hoặc một phần nhất định của nó] theo cảm nhận của bạn so với phần còn lại của ảnh. Nghiêng máy ảnh, thay đổi góc máy, hoặc điều chỉnh vị trí của đối tượng cho khác. Quan sát điều này làm thay đổi gradient của các đường thẳng, vị trí của điểm ảo và ấn tượng của ảnh cuối cùng như thế nào.

Khái niệm #2: Hiệu ứng phối cảnh ít rõ hơn ở các vật thể nằm ở giữa khung hình

Sau đây là một điểm hiếm khi được nhận thấy: Khi sử dụng ống kính góc rộng, những vật ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, trong khi những vật ở giữa bị ảnh hưởng ít hơn.

Điều này là vì các vật ở rìa ảnh hội tụ nhiều hơn, trong khi các vật ở giữa hội tụ ít hơn.

Sau đây là 2 ví dụ minh họa.  Ví dụ 1:

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/16/ 1/125 giây/ ISO 500

Tôi chụp ảnh này khi đứng giữa các tòa nhà ở Manhattan. Vì tôi đứng khá gần các đối tượng và ngước lên, có hiệu ứng phối cảnh mạnh cho biết ngay là góc rộng: Các tòa nhà có vẻ nghiêng về phía nhau ở giữa phía trên đỉnh. Nhưng ngay cả khi đó, tòa nhà ở giữa tỏ ra thuôn lại tương đối ít hơn.

Ví dụ 2:

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/500 giây/ ISO 250

Ảnh này cũng là Manhattan, và được chụp bằng cùng một ống kính, lần này chụp từ xa trên mặt nước.

Vì các tòa nhà được đặt gần tâm ảnh, hiệu ứng phóng đại phối cảnh ở chúng không mạnh bằng như trong ảnh trước đó. Tuy nhiên, hãy để ý các tòa nhà ở hai bên có vẻ như hơi nghiêng về giữa, trong khi các tòa nhà ở giữa có vẻ đứng thẳng hơn. Cũng có hiệu ứng phối cảnh mạnh ở biển và bầu trời, cả hai kéo dài ra tận rìa khung hình.

Cách áp dụng

Để tránh làm cho các vật thể có vẻ bị méo do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt chúng ở giữa khung hình. 

Để nhấn mạnh hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt đối tượng gần rìa ảnh.

Để chụp các tòa nhà cao tầng không bị méo phối cảnh, bạn sẽ cần phải sử dụng ống kính tilt-shift. Tìm hiểu cách hoạt động của chúng ở đây:

Bạn Không Biết Gì Về Chức Năng Shift trên Ống Kính Tilt-Shift

Nhấp vào đây để đến Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 2: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Đối Với Ống Kính Góc Rộng

Các ống kính được khuyên dùng

Ống kính tôi thường sử dụng là EF16-35mm. Tôi thực sự thích ống kính này vì có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp mà tôi có thể tạo ra với mặt trời hoặc đèn đường khi tôi khép khẩu. Khẩu độ lớn có nghĩa là nó cũng có thể được sử dụng để chụp sao.

Tham khảo ống kính góc rộng cho Fullframe:

+ =>  //mayanh24h.com/canon-16-35mm-f-4l-is-usm-moi.html

+ => //mayanh24h.com/canon-16-35mm-f2-8-cu.html

+ => //mayanh24h.com/canon-ef-14mm-f2-8l-ii-usm-cu.html

+ => //mayanh24h.com/canon-11-24mm-f4-cu.html

Bạn cũng có thể tham khảo các dòng ống kính Wide hãng khác giá tiết kiệm hơn như Tokina, Tamron...

Nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C, tôi khuyên dùng ống kính EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM, hiện nay là ống kính EF-S có góc xem rộng nhất. Hệ số crop 1,6x APS-C có nghĩa là đầu góc rộng của nó là 10mm, bạn cũng có thể có được góc xem tương đương phim 35mm là 16mm.

Nguồn tin: //snapshot.canon-asia.com/vietnam/article/vi/exploring-wide-angle-lenses-part-1-photo-effects-of-wide-angle-lenses 

Hầu hết chúng ta bắt đầu với ống kit 18-55mm đi kèm máy ảnh, sau đó mua thêm ống kính khẩu lớn, rồi đến góc rộng hoặc tele. Vậy có nên mua thêm ống góc rộng không, mua loại nào, mua rồi thì kỹ thuật sử dụng thế nào để bức ảnh không bị loãng, và thậm chí tăng thêm sức mạnh cho nội dung.

Canon EOS 70D – Ống: 10.0 mm

Ống góc rộng [wide lens] là loại ống kính có chiều dài tiêu cự dưới 35 mm, nếu quy đổi trên hệ full-frame. Điều này đồng nghĩa với việc, khi sử dụng loại ống kính này, bạn sẽ có những bức ảnh với trường nhìn lớn hơn 55 độ. Ống cực rộng [ultra-wide lens] thường có tiêu cự trong khoảng 20 – 24 mm hoặc thấp hơn nữa.

Đối với các máy crop frame [DX], tiêu cự ghi trên ống kính nhỏ hơn 24mm mới được coi là góc rộng do phải nhân với hệ số 1.5 hoặc 1.6 của sensor nhỏ hơn. Bạn nào sử dụng ống kit 18-55mm thì tiêu cự góc rộng sẽ nằm trong dải từ 18mm đến 24mm.

Tính chất đặc thù của chụp ảnh ở góc rộng:

– Méo hình, đặc biệt ở bốn góc, ống kính càng rộng thì càng dễ méo.

– Nhấn mạnh tỷ lệ kích thước hình ảnh, vật thể càng gần ống kính thì càng lớn và ngược lại.

– Trường ảnh sâu, ví dụ để khẩu f4 nhưng toàn ảnh vẫn có khả năng nét toàn bộ, ngược với ống tele.

Sự khác biệt giữa tiêu cự và khung hình thu được

Sử dụng góc rộng cho ảnh phong cảnh

Ống góc rộng có khả năng thu lại tối đa không gian hình ảnh nên đây là loại ống kính được yêu thích đặc biệt của các nhiếp ảnh gia phong cảnh và các phóng viên ảnh. Ống kính góc rộng có lẽ là chiếc ống kính phổ biến nhất cho việc chụp phong cảnh, đơn thuần vì nó thu được tối đa không gian vào khuôn hình; trời xanh, mây trắng, nắng vàng, lấy được hết.

Tuy nhiên, người chụp phong cảnh với ống kính góc rộng cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

Phối cảnh: có thể hiểu nôm na, phối cảnh trong nhiếp ảnh phong cảnh chính là tỷ lệ dành cho tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Ví dụ, bức ảnh phong cảnh đẹp thì nên có các lớp cảnh khác nhau, tiền cảnh có thể là ngọn cây, con suối, trung cảnh là hàng cây rặng núi và hậu cảnh chính là bầu trời. Tất nhiên, không phải bức ảnh phong cảnh nào cũng cần có đủ ba yếu tố này; nhưng khi chúng ta sử dụng ống góc rộng, với không gian hình ảnh lớn như vậy, khả năng tồn tại cả ba yếu tố này rất cao. Lỗi lầm lớn nhất của các tay máy ít kinh nghiệm nằm ở khả năng phân chia phối cảnh. Thông thường, do chưa quen, nên họ hay bỏ quên tiền cảnh, hoặc có lấy tiền cảnh nhưng tiền cảnh hoàn toànkhông có nội dung gì.

Méo hình: Đặt máy ảnh quá thấp hoặc quá cao so với đường chân trời ảo của cảnh sẽ làm ảnh bị mất đối xứng. Đặc biệt, khi chúng ta chụp các tòa nhà hoặc nội thất, bắt buộc phải chú ý đến vị trí của máy ảnh. Để tránh cho các tòa nhà không bị cảm giác đổ nghiêng do tác động của ống góc rộng. Ống kính phải để ở vị trí song song với mặt đất, không chúc xuống và cũng không hướng lên trên. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì nhiều khả năng không thể lấy hết được các tòa nhà. Nếu chĩa máy lên trên thì tòa nhà lại bị đổ do hiệu ứng ống kính góc rộng. Do đó, chúng ta buộc phải lùi ra xa và đứng ở vị trí cao hơn hoặc cứ chụp rồi về sử dụng photoshop để sửa méo cho ảnh, “kéo” cho các tòa nhà thẳng lên. Tất nhiên nếu muốn chuyên nghiệp tối đa, chúng ta phải sử dụng loại ống kính tilt/shift đặc biệt để kiểm soát.

Ảnh phong cảnh có tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh sẽ có chiều sâu hơn

Thiết bị chụp phong cảnh

Đối với nhiếp ảnh phong cảnh phổ thông, chúng ta thường khép khẩu sâu [f11] để toàn ảnh được nét, phải để ISO thấp nhất, để ảnh được mịn, do đó, tốc độ màn chập sẽ rất chậm và chân máy [tripod] luôn là người bạn đồng hành của nhiếp ảnh gia phong cảnh. Vì vậy, chúng ta không cần thiết phải mua những ống kính góc rộng khẩu lớn quá đắt tiền như 24mm f1.4 vì chúng ta không cần khẩu lớn.

Đối với người dùng máy ảnh crop-frame [DX] thì nên dùng ống kính góc rộng nào để chụp phong cảnh? Thực ra mà nói, ống kính kit 18-55mm là đủ wide cho phần lớn thời gian, kéo hết về 18mm cũng rộng tương đương như 24mm trên full-frame. Người mới tập chụp ảnh vẫn nên làm theo cách này để tập luyện cho quen và không tốn nhiều chi phí. Sau khi đa thành thạo và vẫn có nhu cầu với góc rộng hơn thì những ống kính như Tokina 12-24mm f4 là gải pháp không hề tệ chút nào. Lens này nét, nhẹ, độ méo hoàn toàn chấp nhận được. Có nên bỏ thêm 4-5 triệu nữa để mua lens 11-16mm f2.8 có độ mở lớn hơn hay không thì tùy yêu cầu, nhưng có lẽ không cần thiết lắm cho chụp phong cảnh vì ống kính super wide thì khả năng bị rung tay mất nét thấp hơn normal và tele nhiều. Có thiệt một khẩu cũng ko sao.

Các phụ kiện hỗ trợ cũng rất cần thiết trong một số trường hợp chụp phong cảnh góc rộng, cụ thể như ND filter có chức năng làm tối ánh sáng để chụp phơi sáng lúc ban ngày, CPL filter để tạo tương phản tốt hơn cho trời xanh mây trắng nổi bật hay như dây bấm để máy không bị rung.

Các tòa nhà ở rìa cảnh bị nghiêng do hiệu ứng của lens góc rộng

Sử dụng góc rộng cho ảnh phóng sự

Tùy vào từng đặc thù khác nhau của công việc mà các phóng viên ảnh chọn cho mình một dàn ống kính khác nhau. Trái ngược với những phóng viên thể thao khi các ống tele là bắt buộc thì những phóng viên thời sự xã hội luôn phải có những ống kính góc rộng với hai lý do chính:

Không gian chật hẹp

Chỉ có ống góc rộng mới có thể lấy được toàn bộ khung hình cần thiết khi phóng viên không còn chỗ để lùi, đặc biệt ở khung cảnh trong nhà, những sự kiện diễn ra nơi chật hẹp hay khi làm phóng sự trong phố cổ. Ngoài ra, ở những sự kiện thời sự nóng hổi khi rất đông phóng viên chen lên phía trước để tiếp cận với chủ thể thì ống góc rộng sẽ phát huy lợi thế rõ ràng.

Một lợi thế nhỏ nữa của ống góc rộng là khả năng “đánh lừa” các chủ thể phụ khi họ nghĩ rằng phóng viên quay lệch ống kính đi chỗ khác, chụp người khác chứ không lấy họ vào khung hình. Điều đó giúp chúng ta dễ nắm bắt được những khoảnh khắc tự nhiên.

Hiệu ứng tương tác

Như các phóng viên thường nói, càng đứng gần chủ thể thì ta sẽ “thấy” được càng nhiều hơn. Từ đó, bức ảnh có thêm sức mạnh trong việc truyền tải thông điệp. Hiệu ứng góc rộng còn mang đến cho người xem sự tương tác mạnh mẽ hơn với các nhân vật trong bức ảnh.

Khác với việc méo hình của phong cảnh, phóng sự liên quan đến con người nhiều hơn. Chúng ta cố gắng bố cục tránh đưa đầu người vào bốn góc của khung hình. Nếu sử dụng hợp lý thì hiệu ứng méo hình còn làm tăng hiệu quả của bức ảnh. Ví dụ như khi chụp một người với một vật thể, có thể dùng ống góc rộng để nhấn mạnh vào nhân vật hay đồ vật để tạo ra sự méo hình – đem lại cảm giác so sánh lớn nhỏ tương tác giữa người và vật, tạo xúc cảm cho bức ảnh.

Bố cục

Sử dụng ống góc rộng không hề dễ dàng, đòi hỏi quá trình làm việc để có thể rút ra những kinh nghiệm sử dụng. Tại tiêu cự 16 – 17mm, điều khó khăn trước mắt là với khung hình quá rộng, bố cục dễ dàng trở nên lỏng lẻo nếu khoảng cách của phóng viên với chủ thể không hợp lý, chúng ta có thể khắc phục bằng cách tiến gần lại hoặc zoom in.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhất là việc làm phóng sự, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm như vậy, có thể khung cảnh không đủ ba lớp hoặc thời gian không cho phép khi khoảnh khắc đến quá nhanh. Cách hợp lý nhất là việc kiểm soát không gian thừa. Nếu không gian thừa không giúp gì cho bức ảnh trong việc truyền tải nội dung thì ta nên cắt bỏ.

Chụp thể thao toàn cảnh với ống góc siêu rộng

Thiết bị

Đối với máy ảnh full-frame, ống kính zoom16-35mm f2.8 là loại ống kính được các phóng viên rất ưa chuộng. Ngoài ra, còn có ống 24mm f1.4 cực kỳ thích hợp khi làm các phóng sự buổi tối. Đây không phải là những ống kính nhẹ cân nhưng đối với các phóng viên, họ buộc phải chấp nhận tập tạ để có thể mang một máy nhà nghề có gắn những ống kính này. Những người dùng máy ảnh loại crop-frame hoàn toàn có thể xem xét ống Tokina 11-16mm f2.8. Ngược với chụp phong cảnh góc rộng, chụp phóng sự bằng ống góc rộng cần nhanh, linh hoạt cao và thường chụp trong môi trường thiếu sáng nên và không thể dùng tripod như phong cảnh được nên độ mở của lens càng lớn càng tốt, tức là f2.8 sẽ hợp lý hơn f4.

Nói tóm lại, ống kính góc rộng đôi khi “gây nghiện” cho người dùng, đặc biệt khi chúng ta làm chủ được nó. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta quá lạm dụng góc rộng để gây kịch tính cho bức ảnh, nhất là khi chụp phóng sự. Là loại ống kính rất phổ biến, ống kính góc rộng là thiết bị chủ đạo cho ảnh phong cảnh và là “ngòi bút” độc đáo. sinh động để viết nên câu chuyện cho phóng sự ấn tượng.

Sưu tầm

Tags: kiến thứcNhiếp ảnhỐng kính

Video liên quan

Chủ Đề