Phương pháp steam la gì

Ngày nay phương pháp giáo dục STEAM được nhắc đến nhiều, nhưng bản chất của STEAM là gì? Lợi ích của giáo dục steam so với các phương pháp, môn học truyền thống? Làm sao để học STEAM hiệu quả? Mời ba mẹ cũng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Phương pháp steam la gì

Steam là gì mà lại được nhiều phụ huynh quan tâm?

STEAM là gì?

Steam là một phương pháp giảng dạy liên ngành hiện đại kết hợp giữa Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Đây là phương pháp giảng dạy tích hợp, trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 bộ môn trên cho người học. Thay vì dạy từng môn học riêng biệt, phương pháp giáo dục STEAM tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, giúp học sinh rèn luyện tư duy đa chiều, hiểu rõ bản chất vấn đề và dễ dàng ứng dụng được kiến thức vào thực tế, thông qua những điều mắt thấy – tai nghe – tay chạm.

Trường thiết kế Rhode Island – Hoa Kỳ là nơi đầu tiên có ý tưởng về việc kết hợp các môn học một cách đa chiều và đổi mới từ phương pháp học tập từ lý thuyết sang thực hành, giúp học sinh tự chủ động tìm tòi, khám phá và tự mình làm ra kiến thức thông qua các thí nghiệm.

STEAM là môn học mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng cho học sinh. Hơn nữa giáo dục STEAM còn giúp các em học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống thực tiễn, được nhiều ngôi trường có tư duy đổi mới, sáng tạo áp dụng sau đó được lan rộng ra khắp nơi trên thế giới

Giáo dục STEAM chú trọng hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Mỗi bài học sẽ là những chủ đề, tình huống có liên quan đến thực tiễn cần vận dụng kiến thức đa dạng của nhiều lĩnh vực để tìm tòi, nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Với phong cách học tập đề cao tính sáng tạo góp phần kích thích và phát triển tư duy của học sinh một cách toàn diện. 

Vậy những lợi ích của giáo dục STEAM là gì? Vì sao môn học này ngày càng được ưa chuộng và làm cách nào để giúp trẻ có đam mê với môn học thú vị này? Mời ba mẹ cùng phân tích những lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM.

Lợi ích của giáo dục STEAM mang lại cho người học

Lợi ích của giáo dục STEAM chính là việc kết hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực vào trong một hoạt động học động học tập. Điều này đồng nghĩa với lượng kiến thức, kỹ năng mà trẻ học được cũng tăng lên. 

Giáo dục STEAM – Bước tiến lớn từ giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại

Khác với mô hình giáo dục truyền thống là thầy giảng giải, trò ghi chép và học thuộc thì mô hình giáo dục hiện đại đã chuyển dịch sang thực hành để học sinh tự khám phá, tự mình học được tri thức mới. Phương pháp giáo dục STEAM cũng đồng nhất với triết lý giáo dục thực nghiệm của John Dewey – nhà triết học, nhà cải cách giáo dục khai sinh ra phương pháp giáo dục Learning by doing – học qua việc làm.

Phương pháp Learning by doing của John Dewey đã được hình thành và áp dụng rộng rãi từ 100 năm trước, nó đã mang lại hiệu quả bất ngờ đến nỗi đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục.

Ngày nay “Learning by doing” đã được biết đến và phát triển rộng rãi với nhiều cách thức học tập khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là đề cao việc tự học, tự trải nghiệm của mỗi học sinh. Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cũng tương tự vậy khi giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.

Hình thành và phát triển kỹ năng cần thiết

Chính nhờ việc kết hợp nhiều môn học mà lợi ích của giáo dục STEAM là rất lớn. Môn học này giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng này chính là nền tảng để trẻ có thể tự học hỏi, tự tìm tòi, khám phá bất kỳ môn học hay lĩnh vực nào.

Môn STEAM thường được tổ chức bằng các dự án, thí nghiệm hoặc trình diễn để học sinh tìm ra hoặc chứng minh những kiến thức liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và cả nghệ thuật. Chính nhờ sự kết hợp liên môn này mà STEAM giúp người học rèn luyện được các kỹ năng cần thiết:

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Để bắt đầu một dự án hoặc thí nghiệm, người học phải đặt ra được bài toán trước khi đi tìm câu trả lời. Kỹ năng đặt vấn đề trong giáo dục STEAM sẽ giúp học sinh biết nhìn nhận, phân tích và dự báo.
  • Kỹ năng truy vấn: Để tìm ra lời giải cho bài toán được đặt ra, học sinh sẽ phải dùng đến phương pháp học qua truy vấn để vừa đặt câu hỏi, vừa tìm đáp án. Việc này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện được kỹ năng truy vấn, tư duy phản biện cho mọi vấn đề, mọi tình huống.
  • Kỹ năng quan sát: Giáo dục STEAM đòi hỏi người học phải rèn luyện được khả năng quan sát để từ đó phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng. 
  • Kỹ năng phối hợp để tìm ra giải pháp: Giáo dục STEAM luôn yêu cầu người học làm việc nhóm để các vấn đề và nội dung bài học được nhìn nhận dưới góc độ đa chiều, mỗi cá nhân sẽ đóng góp những ý tưởng, ý kiến để cùng nhau tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề. Đây là kỹ năng rất quan trọng mà một cá nhân cần có trong thế kỷ 21.

Ngoài các kỹ năng kể trên thì lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ rất đa dạng, nó kích thích đồng thời cả bán cầu não phải và bán cầu não trái, giúp người học tận dụng và phát huy tối đa khả năng của bản thân khi tham gia môn học này.

>>> Tham khảo thêm:

  • Thế nào là phương pháp STEAM đạt chuẩn?
  • So sánh ưu nhược điểm của phương pháp STEAM và STEM
  • Top 6 lợi ích của phương pháp STEAM đối với trẻ

Lợi ích của giáo dục STEAM truyền cảm hứng học tập cho học sinh

Khi nói về một học thú vị này, ông Richard Sherwood – Chủ tịch AEG cho rằng lí do chương trình giáo dục STEAM thành công là nhờ khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Trong quá trình học, các em say mê tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm trong niềm vui và sự tò mò. Các em không nhận ra mình đang tiếp thu một lượng kiến thức và kĩ năng lớn, đa chiều và rất hữu ích trong cuộc sống.

Khác với rất nhiều môn học mang tính lý thuyết, giáo dục STEAM có tính thực tiễn cao. Học sinh sau khi học xong có thể tự mình ứng dụng kiến thức đã học trong cuộc sống hằng ngày. Chính nhờ sự đam mê vô hình đó mà STEAM đã trở thành một học được trẻ em yêu thích.

Phương pháp steam la gì

Vừa học vừa thực hành giúp trẻ thích thú hơn

Trẻ học qua tình huống cụ thể

Như đã nói ở trên phương pháp STEAM hoàn toàn khác biệt với phương pháp truyền thống. Trước đây học sinh chủ yếu chỉ được nghe giảng với những bài học bằng lý thuyết và rất hiếm khi được thực hành trong thực tế. Tuy nhiên khi học theo phương pháp STEAM các em sẽ được học qua các tình huống cụ thể và nhiệm vụ đặt ra là các em phải vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mà bài học đặt ra. 

Với phương pháp này giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết làm nền tảng cho trẻ tự học hỏi, tìm tòi và khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau. Mang đến cho trẻ cơ hội tự mình học được những tri thức mới, được trải nghiệm những điều mới mẻ, mở rộng hơn thế giới quan. Những kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức trong những tình huống thực tế sẽ giúp các em thành công trong tương lai.

Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ở trẻ

Không giống với mô hình giáo dục truyền thống với cách thức thầy giảng bài, trò ghi chép khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và không mang đến hiệu quả cao. Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục hiện đại chú trọng vào thực hành để học sinh tự khám phá, tự học hỏi. Chính vì vậy sẽ truyền cảm hứng học tập đến các em học sinh khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ở trẻ. 

Niềm đam mê, sự yêu thích và mong muốn được khám phá những điều mới lạ tạo nên hứng thú học tập cho trẻ. Trẻ sẽ tự chủ động tìm hiểu kiến thức để vận dụng vào trong thực tế, say mê khám phá, phát minh giúp phát huy năng lực tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.

Phương pháp steam la gì

Phương pháp STEAM kích thích niềm đam mê tìm tòi ở trẻ

Trẻ được vừa học vừa chơi

Một trong những điều hữu ích mà phương pháp STEAM mang đến cho trẻ trong quá trình học tập được đánh giá cao đó chính là tạo môi trường để trẻ vừa học vừa chơi. Các em sẽ không bị áp lực và gò bó bởi những bài học mang tính lý thuyết nặng nề. Thay vào đó trẻ thoải mái được thể hiện những ý tưởng của mình trong niềm vui và sự khích lệ. 

Chính vì đem đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi qua những bài tập thực hành đem đến hiệu quả giáo dục cao hơn rất nhiều. Nhờ vậy các em có thể tiếp thu lượng kiến thức và kỹ năng quan trọng và đặc biệt hữu ích cho chính mỗi học sinh.

Học STEAM ở đâu uy tín?

Hiện nay có nhiều trung tâm, trường lớp chú trọng phương pháp giáo dục STEAM. Ba mẹ có thể cho con học STEAM tại các trung tâm ngoại khóa hoặc các trường học có triết lý và phương pháp giáo dục đề cao việc học thông qua việc làm.

Tại The Dewey Schools, ngôi trường được đặt tên theo nhà triết học John Dewey – cha đẻ của triết lý giáo dục thực nghiệm, có 4 phương pháp học tập đa dạng: Học qua việc làm, học qua dự án, học qua truy vấn và tư duy thiết kế. 4 phương pháp này sẽ giúp học sinh hình thành được kỹ năng và chiếm lĩnh được kiến thức thông qua con đường tự học, tự giáo dục.

Bên cạnh 4 phương pháp học hiện đại, thì chương trình học tại The Dewey Schools cũng rất đa dạng với 4 chương trình học khác nhau: Chương trình Nâng cao Dewey, Chương trình Song ngữ Dewey, Chương trình Quốc tế Adventure, Chương trình Quốc tế Journey.

Các chương trình tại The Dewey Schools được tích hợp với chương trình của trường đối tác liên kết Mount Vernon – ngôi trường nổi tiếng vì sự ưu tú, sáng tạo và tư duy thiết kế. Mount Vernon nằm trong top 10 ngôi trường đổi mới và sáng tạo nhất Hoa Kỳ.

Nhờ việc liên kết với Mount Vernon, chương trình học tại The Dewey Schools có nhiều môn học đổi mới sáng tạo bên cạnh STEAM như nghệ thuật thị giác, nghệ thuật trình trình diễn, sáng chế – thiết kế & sáng tạo… Các môn học này sẽ giúp các em học sinh được trang bị đầy đủ tri thức và kĩ năng để sẵn sàng cho bậc đại học ở trong nước và quốc tế, cũng như giúp các em làm chủ được thế giới tương lai.

Để trải nghiệm chương trình và phương pháp học tập tại The Dewey Schools, nhất là với môn học STEAM tại ngôi trường mang đẳng cấp quốc tế. Mời ba mẹ đăng ký tham gia: